Thông tin: Tìm Hiểu Về Kẽm Oxyd: Thành Phần Quen Thuộc Của Các Thuốc Bôi Da

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi tramy98, 29/6/2021.

  1. tramy98

    tramy98 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    4/3/2021
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Kẽm oxyd là thành phần quen thuộc có trong các thuốc bôi ngoài da. Kẽm oxyd được dùng độc lập hoặc phối hợp với các hoạt chất khác trong một loại chế phẩm. Để giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về kẽm oxyd, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
    I. Giới thiệu chung về kẽm oxyd
    1. Công thức hóa học
    Kẽm oxyd có công thức hóa học là ZnO. Trước đây được gọi là kẽm trắng do được dùng để làm chất màu trắng hay kẽm hoa là chất bột mịn sau khi ngưng tụ kẽm ở trạng thái hơi.
    2. Lịch sử
    Kẽm oxyd là một sản phẩm phụ trong quá trình luyện đồng.
    Giữa thế kỉ XIII, nhà hóa học Đức Cramer khám phá ra rằng đốt cháy kẽm kim loại sẽ thu được kẽm oxyd.
    Năm 1781 tại Pháp, Courtois mới bắt đầu điều chế kẽm oxyd. Năm 1840, phương pháp sản xuất kẽm oxyd mới được áp dụng rộng rãi.
    Nửa sau thế kỉ XIX, kẽm oxyd được sử dụng trong sản xuất cao su để giảm bớt thời gian trong quá trình lưu hóa cao su.
    Năm 1906, kẽm oxyd là một trong những hóa chất góp phần điều chế chất xúc tác hữu cơ đầu tiên cho phản ứng lưu huỳnh cao su.
    3. Tính chất vật lý
    • Ở điều kiện thường, kẽm oxyd có dạng bột trắng mịn, chuyển sang vàng khi nung trên 300 độ C, trở lại màu trắng sau làm lạnh.
    • Hấp thụ tia cực tím và ánh sáng có bước sóng nhỏ hơn 366nm.
    • Ở dạng hơi, ZnO rất độc.
    • Độ tan: không tan trong nước, độ tan chỉ khoảng 0,16mg trong 100ml nước tại nhiệt độ 30 độ C.
    • Nhiệt độ nóng chảy: 1975 độ C.
    • Nhiệt độ sôi: 2360 độ C.
    4. Tính chất hóa học
    • Bị phân hủy dưới tác động của nhiệt độ cao và phát ra khí độc.
    • Là chất lưỡng tính: phản ứng với acid để tạo muối của kẽm, phản ứng với kiềm để tạo các zincate.
    • Phản ứng với CO2 trong không khí ẩm để tạo thành các oxy carbonat, phản ứng với hơi acid như HCl, SO2, chlorine.
    • Bị khử bởi khí CO và các hydrogen tạo lại dạng kim loại.
    5. Dạng bào chế
    Hiện nay, trên thị trường, kẽm oxyd có thể được sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với các thành phần hoạt chất khác. Thông thường các sản phẩm chứa kẽm oxyd được bào chế dưới dạng kem bôi da, thuốc mỡ, một số ở dạng thuốc đạn trực tràng, bột phấn trẻ em,….
    II. Công dụng – chỉ định của kẽm oxyd
    1. Kẽm oxyd có tác dụng làm săn da, sát khuẩn nhẹ, thường được sử dụng để bôi tại chỗ.
    Vì vậy, kẽm oxyd dùng để điều trị các bệnh da như chàm, viêm da,…
    Đồng thời, kem oxyd cũng được nhắc đến với vai trò điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như: vết bỏng nông, không rộng; trị mụn trứng cá; chứng lở loét vì nằm lâu liệt giường, loét xương cùng cụt, loét hông...
    2. Kẽm oxyd có khả năng phản xạ lại tia cực tím nên có mặt trong các sản phẩm chống nắng.
    Kẽm oxyd đóng vai trò là chất chống nắng vật lý có tác dụng phản xạ, tán xạ lại ánh nắng khi chiếu đến làn da. Kẽm oxyd được dùng khi bị cháy nắng, hồng ban do bị chiếu nắng, bảo vệ da do nắng
    3. Kẽm oxyd có tác dụng làm mềm, thoa dịu làn da
    Với việc hình thành một lớp phủ bên ngoài da, kẽm oxyd ngăn chặn việc bay hơi nước. Kẽm oxyd có tác dụng tốt trong các trường hợp làn da bị khô hay nứt nẻ.
    III. Cách dùng, liều dùng
    Cách sử dụng chung nhất đối với kem bôi da có chứa kẽm oxyd như sau:
    • Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ làn da tổn thương. Lau bằng khăn bông sạch.
    • Bước 2: Rửa tay bằng xà phòng trước khi bôi thuốc.
    • Bước 3: Dùng một lượng thuốc mỡ/kem/gel phù hợp bôi lên vùng da vừa làm sạch. Trải đều thành lớp mỏng, massage nhẹ nhàng cho thuốc thẩm thấu đều vào da.
    • Bước 4: Rửa tay lại sau khi bôi thuốc.
    Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà tần suất sử dụng sản phẩm chứa kẽm oxyd khác nhau:
    • Tổn thương trên da: 1-2 lần/ngày, có thể dùng một miếng gạc vô khuẩn che lại, không nên băng quá chặt.
    • Chàm (eczema): 2-3 lần/ngày.
    • Đau ngứa hậu môn, nhất là trong những đợt trĩ: 2-3 lần/ngày, sau mỗi lần đi vệ sinh. Không sử dụng dài ngày, sau 7-10 ngày không đỡ phải thăm khám hậu môn trực tràng để tìm nguyên nhân.
    IV. Tác dụng không mong muốn
    Các tác dụng phụ liên quan đến kẽm oxyd tương đối hiếm gặp. Một số phản ứng dị ứng với thuốc như:
    • Phát ban
    • Ngứa ngáy, sưng đỏ
    • Chóng mặt nghiêm trọng
    • Khó thở
    Các biểu hiện ở trên chỉ mang tính tương đối. Vì vậy, trong khi sử dụng thuốc, nếu gặp bất kỳ phản ứng có hại nào, bạn cần ngừng thuốc và đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và theo dõi.
    V. Chống chỉ định – Thận trọng – Tương tác khi dùng
    1. Chống chỉ định
    • Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc
    • Tổn thương da bị nhiễm khuẩn.
    2. Thận trọng
    • Tuân thủ đúng các bước dùng thuốc. Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ vùng da được bôi thuốc để tránh nguy cơ bội nhiễm ở các vùng bị thuốc che phủ.
    • Các đối tượng đặc biệt: phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú cần tham khảo ý kiến của cán bộ y tế trước khi sử dụng.
    • Tránh bôi thuốc lên mắt, cần rửa ngay với nước sạch nếu dính phải.
    • Chỉ dùng bôi ngoài da, không được uống.
    3. Tương tác thuốc
    Hiện tại chưa phát hiện được thông tin tương tác nào khi sử dụng trên da. Tuy nhiên, bạn nên nói rõ với bác sĩ về các loại thuốc cũng như thực phẩm chức năng đang sử dụng để họ giúp bạn quản lý tương tác thuốc một cách dễ dàng hơn.
    VI. Giới thiệu một số sản phẩm chứa kẽm oxyd
    1. Kẽm oxyd
    Xuất xứ: Việt Nam
    Thành phần chính kẽm oxyd có tác dụng làm săn da, sát khuẩn nhẹ, làm dịu tổn thương, phản xạ tia UV.
    Chỉ định:
    • Điều trị các bệnh về da và nhiễm khuẩn da: vùng da bị kích ứng do lỗ dò tiêu hóa, hậu môn nhân tạo, mở thông bàng quang.
    • Điều trị hỗ trợ chàm (eczema)
    • Vết bỏng nông, mức độ nhẹ.
    • Cháy nắng, hồng ban bị chiếu nắng.
    • Mụn trứng cá.
    Cách dùng – liều dùng:
    • Vệ sinh sạch sẽ vùng da tổn thương.
    • Bôi một lượng phù hợp, dàn thành lớp mỏng cho thuốc thẩm thấu đều vào da.
    • Tần suất 1-3 lần/ngày tùy tình trạng bệnh.
    Lưu ý:
    • Không dùng cho vết thương hở có dấu hiệu bội nhiễm.
    • Bảo quản nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30oC, tránh ánh sáng.
    • Đậy nắp cẩn thận, để xa tầm tay trẻ em và vật nuôi trong nhà.
    Giá tham khảo: 12.000 VNĐ/tuýp 15g.
    2. Hỗn dịch hồ nước
    Xuất xứ:
    Việt Nam
    Thành phần gồm có kẽm oxyd, calci carbonat, glycerine và nước tinh khiết với tác dụng:
    • Kẽm oxyd: làm se da, tăng cường khả năng kháng khuẩn, giảm viêm ngứa, bảo vệ vùng da tránh tác động của ánh sáng.
    • Calci carbonat: hợp chất chứa các nguyên tố: canxi, cacbon, oxy có tác dụng bảo vệ tế bào do tạo ra gốc HCO3- đồng thời cung cấp canxi cho cơ thể.
    • Glycerine: hút ẩm từ bên ngoài vào, tạo một lớp màng ẩm trên da, giúp da luôn đạt độ ẩm cần thiết, mềm mại, mịn màng.
    Chỉ định: với các tác dụng kể trên, hỗn dịch hồ nước được chỉ định dùng trong các trường hợp:
    • Trị mụn trứng cá.
    • Trị vết thương, vết bỏng nhẹ
    • Muỗi đốt, côn trùng cắn.
    • Các bệnh lý về da: hăm tã, viêm da cơ địa (chàm),….
    Lưu ý trong quá trình sử dụng hỗn dịch hồ nước:
    • Vệ sinh tay và vùng da tổn thương sạch sẽ trước khi dùng.
    • Do ở dạng hỗn dịch nên cần lắc đều trước khi bôi thuốc để tránh các tiểu phân kẽm oxyd sa lắng, làm mất tác dụng của thuốc.
    • Bảo quản cẩn thận, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
    • Đối với trẻ nhỏ: chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Cần thực hiện một số xét nghiệm trước khi dùng thuốc đồng thời test thử một lượng nhỏ trước khi dùng trên diện rộng.
    Giá tham khảo: 6.000 VNĐ/lọ 20g.
    >>> Xem thêm: Hỗn dịch hồ nước: Ưu điểm, nhược điểm và 5 công dụng phổ biến nhất
    3. Kem chống nắng Anessa Perfect UV Sunscreen Aqua Booster Mild SPF50+ PA++++
    Xuất xứ từ thương hiệu nổi tiếng Anessa của Nhật Bản
    Thành phần kem chống nắng chứa:
    • Titanium dioxide, dimethicone, zinc oxyd (kẽm oxyd): là chất chống nắng vật lý giúp ngăn cản bước sóng của tia UV.
    • Ethylhexyl, methoxycinnamate, octocrylene: là chất chống nắng hóa học giúp hấp thụ tia UV, chuyển thành chất không độc với da.
    • Tinosorb: kết hợp giữa cả hai cơ chế chống nắng hóa học và vật lý
    • Sodium hyaluronate: duy trì độ ẩm cần thiết cho da.
    Đánh giá sản phẩm kem chống nắng Anessa:
    Ưu điểm:
    • Thiết kế nhỏ gọn, thuận tiện trong quá trình sử dụng.
    • Kết cấu dạng sữa lỏng, màu trắng đục, thấm rất nhanh không tạo cảm giác nhờn dính trên da.
    • Thành phần chứa nhiều chất chống nắng với cơ chế khác nhau, nâng cao hiệu quả bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời.
    • Khả năng dưỡng ẩm tốt, không làm khô da, đặc biệt những ai hay ngồi trong phòng điều hòa.
    Nhược điểm: sản phẩm chứa cồn, mùi khá nồng nên không thích hợp với những người có làn da nhạy cảm, có tiền sử dị ứng với cồn trong mỹ phẩm.
    Giá tham khảo: khoảng 500.000 VNĐ/ lọ 60ml.
    VII. Kết luận
    Như vậy bài viết trên đã giúp bạn có được hiệu biết tổng quan nhất về kẽm oxyd – một thành phần rất quen thuộc có mặt trong cả các sản phẩm hỗ trợ điều trị và chăm sóc da liễu khác.
    Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về thành phần kẽm oxyd này, bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 1900 9482 để được giải đáp cụ thể hơn.

    Theo viendalieu.com.vn tổng hợp
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi tramy98
    Đang tải...


Chia sẻ trang này