Tìm Hiểu Vị Trí, Cấu Tạo, Chức Năng Của Buồng Trứng Ở Phụ Nữ

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi pkdk52nguyentrai, 15/5/2020.

  1. pkdk52nguyentrai

    pkdk52nguyentrai Thành viên mới

    Tham gia:
    5/3/2020
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    [​IMG]
    Buồng trứng là cơ quan sinh sản rất quan trọng đối với người phụ nữ. Vậy buồng trứng phụ nữ nằm ở đâu, được hình thành khi nào, cấu tạo và chức năng là gì? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây, bạn hãy cùng tham khảo nhé!

    BUỒNG TRỨNG PHỤ NỮ ĐƯỢC HÌNH THÀNH KHI NÀO?
    Bạn có biết buồng trứng hình thành khi thai nhi còn ở trong bụng mẹ. Vào tháng thứ 5 của thai kỳ, buồng trứng bào thai chứa khoảng 7 triệu trứng.

    Tuy nhiên, khi sinh ra buồng trứng của bé gái chỉ chứa khoảng 2 triệu chứng và tới độ tuổi dậy thì chỉ còn chứa khoảng 400.000 trứng.

    Số lượng trứng trưởng thành sẽ phát triển từ đó trở thành tế bào trứng trưởng thành hay nang noãn bào. Mỗi một tháng, bạn sẽ có 1 trứng chín và rụng.

    Tuy nhiên, trong quá trình phát triển cũng giống với hành trình gian khó của tinh trùng, có rất nhiều nang noãn không thể phát triển thành tế bào trứng trưởng thành, và từ đó bị thoái hóa.

    [Tìm hiểu] Một số bệnh thường gặp ở buồng trứng nữ giới


    Buồng trứng là cơ quan sinh sản rất quan trọng đối với nữ giới. Vì thế, khi cơ quan này gặp vấn đề, nữ giới cần thăm khám và điều trị ngay. Sau đây là một số bệnh thường gặp ở buồng trứng, chị em tuyệt đối không được bỏ qua.

    CẤU TẠO CỦA BUỒNG TRỨNG NỮ GIỚI
    Buồng trứng ở người phụ nữ được cấu tạo bao gồm:

    • Mặt trong và mặt ngoài
    • Bờ tự do và bờ mạc treo
    • Đầu vòi và đầu tử cung
    Do buồng trứng không có lớp phúc mạc bao bọc bên ngoài nên cơ quan này được phủ bởi một lớp áo trắng. Phần dưới của lớp áo trắng chính là lớp vỏ buồng trứng. Tại phần trung tâm, dưới lớp vỏ buồng trứng chính là phần tủy của buồng trứng.

    Vùng tủy buồng trứng
    Đây là bộ phận được cấu tạo bởi mô liên kết thưa, gồm các sợi chun, sợi cơ trơn, động mạch xoắn cùng cuộn tĩnh mạch.

    Các thành phần trên tạo nên mô cương của buồng trứng. Thường vùng tủy của buồng trứng sẽ chứa nhiều mạch máu hơn so với phần vỏ bên ngoài.

    Vùng vỏ buồng trứng
    Buồng trứng được phủ một lớp áo trắng. Tại đây, buồng trứng thường có màu xám đục. Nơi chuyển tiếp của lớp vỏ trứng mô dẹt của phúc mạc cùng tế bào trụ phủ buồng trứng chính là đường màu trắng mảnh. Chúng được hình thành bởi bờ mạc treo của buồng trứng.

    Trong lớp vỏ chứa thể vàng và nang buồng trứng. Và lớp mô đệm của vỏ buồng trứng chứa những sợi liên kết lưới cùng tế bào cơ trơn, tế bào hình thoi.

    Mỗi nang trứng ở trong lớp vỏ buồng trứng sẽ chứa noãn hay còn gọi là tế bào trung tâm, bao quanh lớp tế bào trụ nhỏ hay tế bào nang (dẹt).

    Sau độ tuổi dậy thì, những tế bào nang trứng sẽ dần bị thoái hóa, nang chín vỡ ra, từ đó tạo nên hiện tượng rụng trứng.

    Buồng trứng đa nang là bệnh gì, nguyên nhân dấu hiệu nhận biết


    Bệnh buồng trứng đa nang chắc hẳn bạn đã từng nghe nói đến. Tuy nhiên bạn có biết được rằng đây là bệnh lý không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng sống, sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản…

    GIAI ĐOẠN RỤNG TRỨNG DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?
    Trong giai đoạn dậy thì ở nữ giới, các nang trứng sẽ tiến triển thông qua nhiều giai đoạn khác nhau và cứ tới giữa chu kỳ sẽ có 1 (trường hợp 2 – 3) nang trứng phát triển, chín (trưởng thành).

    Quá trình rụng trứng sẽ diễn ra khi nang trứng vỡ và phóng thích noãn. Trong đó, phần còn lại của nang trứng đã mất noãn được gọi là hoàng thể.

    Hoàng thể hay còn gọi là thể vàng
    Khi tới giai đoạn trưởng thành, nang trứng sẽ tiếp cận gần tới bề mặt buồng trứng, sau đó đẩy trứng qua vết vỡ của nang đến tua vòi trứng khi đã sẵn sàng chờ đón trứng.

    [​IMG]

    Phần còn lại của nang trứng sẽ nhanh chóng chuyển thành hoàng thể, tác dụng là tiết ra hormone progesterone, từ đó chuẩn bị cho sự làm tổ nếu trứng được thụ tinh.

    Bạch thể hay còn gọi là thể trắng
    Ở trong chu kỳ sinh lý tiến triển, tình trạng thoái hóa sẽ dần xuất hiện và cuối cùng đó là sự thoái hóa của hoàng thể thành bạch thể.

    Đây chính là hiện tượng giải thích cho việc buồng trứng xuất hiện mặt lồi lõm ở những người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

    Ở những bé gái thì buồng trứng sẽ chứa nhiều nang trứng gấp nhiều lần so với phụ nữ ở độ tuổi trưởng thành. Song chỉ khoảng 1 nửa nang trứng có thể phát triển thành nang trưởng thành cũng như có khả năng kết hợp với tinh trùng tạo thành hợp tử.

    KÍCH THƯỚC CỦA BUỒNG TRỨNG LÀ BAO NHIÊU?
    Ở trẻ sơ sinh và các bé gái buồng trứng là một khối mô thon dài nằm ở trong xương chậu. Buồng trứng sẽ dần phát triển và có sự thay đổi về hình dạng khi tới độ tuổi dậy thì.

    Buồng trứng trưởng thành sẽ có hình dáng như quả hạnh nhân hay tương đương với 1 hạt thị, bề mặt không nhẵn nhịu, có các vùng mô sẹo.

    Kích thước của buồng trứng là 4cm x 3cm x 1cm. Hai buồng trứng sẽ có cân nặng trung bình khoảng 4gram.

    Kích thước buồng trứng to nhỏ có ảnh hưởng đến mang thai không?


    Kích thước buồng trứng to nhỏ có ảnh hưởng tới mang thai không là băn khoăn của rất nhiều chị em phụ nữ. Để giải đáp thắc mắc này, chị em hãy tham khảo ngay bài viết để có câu trả lời.

    BUỒNG TRỨNG CÓ CHỨC NĂNG GÌ VỚI PHỤ NỮ?
    Thực tế, buồng trứng đảm nhiệm 2 chức năng chính đó là chức năng nội tiết và chức năng ngoại tiết.

    Cả hai chức năng này tồn tại song song, hỗ trợ lẫn nhau để cùng ổn định và phát triển với mức độ nhất định, từ đó hỗ trợ vấn đề sinh sản ở nữ giới. Từng chức năng cụ thể của buồng trứng như sau:

    Chức năng ngoại tiết của buồng trứng
    Thường sau độ tuổi dậy thì, buồng trứng sẽ thay phiên nhau nhằm phóng thích trứng. Thường chu kỳ mỗi tháng trung bình là 1 lần. Quá trình này sẽ lặp đi lặp lại thường xuyên có tính chu kỳ hay còn được gọi là chu kỳ hành kinh của nữ giới.

    Nếu như trứng gặp tinh trùng, sự thu thai sẽ nhanh chóng xảy ra. Và đây chính là chức năng ngoại tiết nổi bật của buồng trứng đối với cơ thể nữ giới.

    Chức năng nội tiết của buồng trứng
    Buồng trứng chứa hormone estrogen và progesterone, đây là 2 hormone sinh dục quan trọng của nữ giới.

    Mỗi hormone sẽ đảm nhiệm và duy trì một chức năng riêng, từ đó đảm bảo đặc tính sinh dục nữ và hỗ trợ trứng đã thụ tinh di chuyển về tử cung làm tổ một cách dễ dàng, giảm co bóp cơ tử cung, cũng như ngăn cản việc đẩy trứng đã thụ tinh ra ngoài.

    Hormone estrogen được tổng hợp từ cholesteronl ở buồng trứng. Thường có 3 loại estrogen xuất hiện, tồn tại trong huyết tương đó là estriol, estron, estradiol,…

    Nhờ những thành phần này mà người phụ nữ có giọng nói trong, thanh thoát, vai hẹp không nở và dáng đi uyển chuyển, mềm mại,…

    Hormone progesterone có khả năng kích thích bài tiết niêm mạc tử cung khi nữ giới bước vào chu kỳ kinh nguyệt, sẵn sàng đón nhận trứng đã thụ tinh vào làm tổ, phát triển.

    Hormone progesterone còn có khả năng tác động lên những cơ quan khác của cơ thể như tuyến vú, vòng trứng,…

    NHỮNG LƯU Ý CỦA CHUYÊN GIA ĐỂ CÓ BUỒNG TRỨNG KHỎE MẠNH
    Để buồng trứng phát triển tốt, khỏe mạnh, nữ giới cần phòng tránh các bệnh phụ khoa, nhất là những bệnh viêm nhiễm để ngăn ngừa nguy cơ lây lan ngược dòng lên buồng trứng.

    Không những thế, chị em cũng cần tránh sự va đập, tác động mạnh vào vùng bụng để buồng trứng không bị tổn thương.

    Để làm được những điều này chị em nên giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, có chế độ ăn uống khoa học, đời sống tình dục lành mạnh, giữ tâm trạng thoải mái, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao,…

    Nguyên nhân & dấu hiệu nhận biết bệnh viêm buồng trứng chị em cần chú ý


    Viêm buồng trứng là một trong những bệnh viêm nhiễm phụ khoa có khá nhiều chị em đã và đang mắc phải. Tuy nhiên viêm buồng trứng là gì thì hầu hết chị em đều không nắm rõ? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết là như thế nào?

    Trên đây là những thông tin cơ bản về buồng trứng như vị trí, cấu tạo, chức năng,…Hy vọng những chia sẻ này có thể giúp chị em hiểu rõ hơn về cơ quan sinh sản của mình, từ đó bảo vệ đúng cách, đảm bảo khả năng sinh sản.

    Nếu bạn vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào cần chuyên gia giải đáp, bạn hãy trao đổi trực tiếp [TẠI ĐÂY] hoặc gọi tới hotline: 03.56.56.52.52-03.59.56.52.52 để được giải đáp nhanh chóng và chính xác.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi pkdk52nguyentrai
    Đang tải...


Chia sẻ trang này