Thông tin: Tình Trạng Bệnh Tiêu Hóa Dễ Xảy Ra Ở Trẻ Do Nguyên Nhân Gì?

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi debehettaoboninfabiotix, 11/11/2021.

  1. debehettaoboninfabiotix

    debehettaoboninfabiotix Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    22/3/2021
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Một trong nhưng vấn đề sức khỏe thường xảy ra ở trẻ sơ sinh là tình trạng bệnh đường tiêu hóa. Các bệnh tiêu hóa khiến trẻ gặp phải nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt và sức khỏe của con. Hãy tìm hiểu bài viết sau để biết rõ hơn về các lý do mà trẻ sơ sinh dễ mắc bệnh tiêu hóa.

    Trẻ mắc bệnh bẩm sinh ở đường tiêu hóa

    Một tỉ lệ nhỏ trẻ mắc bệnh đường tiêu hóa bẩm sinh như tắc ruột, dính ruột, viêm loét dạ dày - tá tràng, u dạ dày,... có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên đây là hiện tượng không quá phổ biến và cần được theo dõi và điều trị chuyên khoa để bé được đảm bảo an toàn.

    Thực đơn không phù hợp

    Thực đơn hàng ngày không phù hợp với lứa tuổi của bé cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh dễ mắc bệnh tiêu hóa. Tùy thuộc vào từng độ tuổi, giai đoạn của trẻ để mẹ lựa chọn các loại thức ăn và cách chế biến sao cho phù hợp, vẫn đảm bảo được lượng dưỡng chất cần thiết, phù hợp với khả năng tiêu hóa và nhu cầu sinh lý của trẻ.

    · Chỉ cung cấp cho trẻ ăn dặm lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu, ăn quá nhiều không chỉ khiến bé bị béo phì mà còn là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa.

    · Cho trẻ ăn chín uống sôi, ăn từ lỏng đến đặc, từ ngọt đến mặn, từ một món đến nhiều món để trẻ làm quen dần với quá trình ăn dặm và điều chỉnh khả năng tiêu hóa thức ăn sao cho phù hợp với nhu cầu.

    · Cho trẻ ăn đúng bữa, không ăn quá nhiều, không cho trẻ ăn rong, vừa ăn vừa xem điện thoại, tivi,... cũng là cách giúp giảm tỉ lệ trẻ bị rối loạn tiêu hóa hiệu quả.

    · Trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ nên bú mẹ hoặc sử dụng sữa công thức phù hợp với tháng tuổi, được pha theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất in trên bao bì.

    · Trẻ sinh thiếu tháng cần có chế độ dinh dưỡng đặc biệt, thực hiện theo hướng dẫn hoặc sự giám sát của bác sĩ để có thể bổ sung cho trẻ lượng dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu hóa.

    Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện

    Khi mới chào đời hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện cả về cấu tạo và chức năng. Cụ thể:

    · Thực quản của trẻ ngắn, thành mỏng, dung tích dạ dày nhỏ, nằm cao trong thành bụng nên chứa được ít thức ăn. Đồng thời dạ dày có ít sợi cơ đàn hồi cũng khiến trẻ dễ bị trào ngược khi cơ thắt thực quản hoạt động không tốt.

    · Gan chưa hoàn thiện, chưa chuyển háo và hấp thụ được tất cả các loại thức ăn

    · Cơ bụng, cơ đáy chậu và cơ hậu môn chưa có sự phối hợp nhịp nhàng khiến trẻ dễ bị táo bón.

    · Khi mới chào đời bé có miệng nhỏ, lưỡi to, môi dày, chưa mọc răng, chỉ thích hợp bú mẹ hoặc sử dụng các loại sữa công thức phù hợp nếu mẹ không có sữa.

    · Từ tháng thứ 6 trở đi bé có thể bắt đầu ăn dặm nhờ hệ tiêu hóa dần hoàn thiện, răng bắt đầu mọc, nhu cầu bổ sung dinh dưỡng thiết yếu tăng cao mà sữa mẹ không cung cấp đủ. Giai đoạn này nếu bé không được chăm sóc phù hợp rất dễ mắc bệnh đường tiêu hóa.

    Trường hợp các bé được sinh thường, đủ tháng thì cấu tạo hệ tiêu hóa sẽ có mức độ hoàn thiện cao hơn so với các bé sinh mổ, sinh thiếu tháng nhòe hệ vi sinh được bổ sung lợi khuẩn có trong cơ thể mẹ tại quá trình vượt cạn. Nhờ đó hệ vi sinh đường ruột của trẻ khỏe mạnh, cân bằng, tăng khả năng tiêu hóa.

    Trẻ sơ sinh được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu không chỉ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết ở dạng dễ hấp thụ cho quá trình phát triển mà còn được bổ sung một lượng lớn lợi khuẩn, kháng thể có trong sữa mẹ. Nhờ đó tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ cũng được giảm đáng kể so với trẻ sử dụng sữa công thức.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi debehettaoboninfabiotix
    Đang tải...


Chia sẻ trang này