Để có thêm những thông tin và kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc - giáo dục con em nên người - mới các mẹ bỏ chút thì giờ đến tham dự buổi toạ đàm có chủ đề : Dạy con làm người : Dễ hay khó ? Buổi tọa đàm là sự trao đổi và trò chuyện vối các nhà trí thức : Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Chuyên gia Giản Tư Trung - nhà nghiên cứu triết học Bùì văn Nam Sơn - nhà văn Nguyên Ngọc - Đạo Diễn Việt Linh - Tiến sĩ Quách Thu Nguyệt - Nhà báo Nguyễn Minh Hiền .v.v. Buổi toạ đàm do trường Quản Trị Cuộc Đời LIMA ( Life Management Academy) tổ chức vào lúc 8g30 - 11g30 - sáng thứ năm 17/12/2009 tại tòa nhà PACE ( cơ sở II ) - số 42/4 Hồ Hảo Hớn Q.1 TP.HCM Đây là một buổi toạ đàm thú vị và bổ ích, hoàn toàn miễn phí - mong các mẹ thu xếp chút thì giờ quý báu để tham dự - để giúp cho việc đón tiếp được chu đáo, các mẹ có thể liên hệ qua điện thoại trước : gặp cô Thanh Dung - số DT : 3837.0890 hoặc số DĐ : 0937.052.708. Từ thứ hai 14/12/2009.
Bác Khanh ơi , Ko có ở Hà Nội ạ . Nếu có em đăng kí tham gia ạ Cảm ơn Bác vì những bài viết hữu ích và rất có giá trị . Chúc Bác và gia đình luôn mạnh khỏe và Bác có thời gian cống hiến cho cộng đồng nhiều hơn thế nữa để những bà mẹ trẻ như chúng cháu có điều kiện học hỏi và trau dồi kiến thức
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc có phải từng làm chuyên gia tư vấn chuyên giải đáp thắc mắc cho bạn trẻ trên báo Mực Tím không nhỉ?
Dạy con thành người... bình thường - “Khi nghe tin con tôi bị điểm 0 môn Văn, tôi rất hốt hoảng. Thật là bi kịch!”. Nhà báo Nguyễn Minh Hiền mở đầu câu chuyện mình đã trải qua như vậy. Cùng với chị Minh Hiền, nhiều chuyên gia đã chia sẻ những kinh nghiệm dạy con, những câu chuyện “người thật - việc thật” tại buổi Tọa đàm “Dạy con làm người: Dễ hay khó?” do Trường Quản trị Cuộc đời LiMA (Life Management Academy) vừa tổ chức tại TP.HCM. Ảnh minh họa. Bi kịch khi con bị điểm 0 Sau khi biết điểm thi của con, chị Minh Hiền vội vã đến gặp thầy giáo môn Văn tìm hiểu lý do. Chị phát hiện nguyên nhân con bị điểm 0 rất đơn giản: Đề bài ra là “chép một bài ca dao…” thì có 22 học sinh trong lớp chép bài ca dao giống nhau. Trong khi con chị chép một bài ca dao khác ở ngoài sách giáo khoa (SGK). Thấy chị không vui, đứa con xoa dịu: - Không sao đâu, lần sau con sẽ cố gỡ lại mà. Con sẽ cố gắng học đúng như SGK. Nghe tới đây, chị Minh Hiển buồn lòng nghĩ “Vì sao con mình phải học giống 22 bạn kia?”, rồi trả lời con: - Con cứ học những gì con hiểu và học theo cách của con. Thế nhưng, cuộc ganh đua lấy điểm trong lớp khiến con chị phải học và làm theo những bài văn mẫu, rồi tham dự và đạt nhiều giải học sinh giỏi cấp trường, cấp thành... Nhưng theo chị, “bi kịch điểm 0” không bi kịch bằng khi đứa con của chị không còn vẻ hồn nhiên của một đứa trẻ 7 tuổi. Chị Minh Hiển chia sẻ: Hiện nay, nhiều gia đình, cha mẹ luôn muốn con mình giỏi giang, đi học ít nhất cũng phải đạt học sinh tiên tiến. Thế nhưng, theo tôi, chỉ cần dạy con cho con thành một người bình thường, không cần nổi tiếng hay siêu sao. Chỉ cần con có lòng tự trọng cá nhân, biết ứng xử, biết sống và chọn lọc những gì là của chính mình. Theo nhà văn Nguyên Ngọc, ở Việt Nam bây giờ, cha mẹ nào cũng muốn con mình thành đạt, họ áp đặt nhiều thứ để mong con thành tài. Nhưng họ không hiểu, dạy con là dạy để con cái trở thành một con người bình thường trong xã hội. Để con trở thành ông này, bà nọ chỉ là phim cổ tích. 99,9% công dân là người bình thường và điều quan trọng là cha mẹ biết cách làm cho “người bình thường” ấy trở thành người tốt trong xã hội. Cũng vì tâm lý dạy con là muốn con thành đạt, nên hầu hết phụ huynh kỳ vọng vào sự giáo dục nơi nhà trường. Tuy nhiên, nhà văn Nguyên Ngọc nhận xét: “Nhiều người có vẻ không tin tưởng vào nền giáo dục này. Vì vậy mới xảy ra tình trạng nhiều gia đình cho con mình “chạy” ra nước ngoài để học”. Tuy nhiên nhà văn Nguyên Ngọc cũng bộc bạch: Tôi thì đang băn khoăn, vì đứa con tôi hoiện tại lại chỉ muốn làm người bình thường mà không thèm khát danh vọng, thậm chí nó dị ứng với sự đua chen trong xã hội. Vậy có nên dạy trẻ khát vọng hay không? Nuôi con thành người Việt trên đất Pháp Khi cho con “chạy” ra nước ngoài, nhiều người lại vật lộn với cuộc đấu tranh để con cái mình là người Việt Nam. Chị Việt Linh, một đạo diễn cho nhiều bộ phim có cả của người lớn, trẻ em và có nhiều năm sống trên đất Pháp kể lại câu chuyện nuôi con thành người Việt trên đất Pháp. Khi con chưa đầy 3 tuổi, bất kể con hiểu hay không chị vẫn nói tiếng Việt. Đến năm 3 tuổi mới cho con vào học mẫu giáo. Ngày đầu tiên bé vào mẫu giáo khóc rất nhiều vì không biết tiếng Tây. Sau một tuần, bé mới làm quen được với lớp học. Khi con lớn thêm tí nữa, chị đưa con về Việt Nam. Sợ con có ấn tượng không đẹp về quê hương, đầu tiên chị cho con tham quan thành phố rồi sau đó mới đưa đi xa hơn, đến những vùng quê mộc mạc. “Bây giờ, khi đang ở Pháp, nó gọi điện cho tôi bảo con nhớ Việt Nam quá” - chị kể. Mỗi ngày, chị dành thời gian trò chuyện với con về một đề tài trên tờ báo. Ở Pháp, có một tờ báo viết cả những vấn đề thời sự mang tính “người lớn” với ngôn ngữ dành cho trẻ con. Đó cũng là tờ báo được trẻ con yêu thích. Chị còn chọn những bài nói về những đứa trẻ bất hạnh ở Việt Nam rồi cho con kể lại như một bài học đạo đức. Phòng ngủ của con chị có một điều đặc biệt là không có khóa trong. Đến khi lớn lên con chị thắc mắc: - Sao phòng ba mẹ có khóa trong, phòng con lại không? - Không có khóa trong sẽ an toàn cho con. Để có chuyện gì, ba mẹ có thể vào kịp. Nhưng khi nào muốn vào phòng con, ba mẹ sẽ gõ cửa. “Điều đó đã khiến con bé cảm thấy việc không có khóa cửa bên trong là bình thường. Và tôi cũng khuyên các bậc cha mẹ không gây xáo trộn, để lại dấu vết gì khi thâm nhập vào phòng của con” - Chị bật mí. Không chỉ dạy con, chị Việt Linh thừa nhận đã được “học” ở con rất nhiều thứ. Năm con 6 tuổi, không hiểu tại sao cháu liên tục bị ho, chữa trị thế nào cũng không khỏi, nhưng khi được nghe ba nói vẫn yêu mẹ thì con bỗng nhiên hết bệnh. Lúc đó chị mới hiểu con bị ức chế từ một lần cãi nhau của ba mẹ. TS. Quách Thu Nguyệt: Nếu nói dạy con khó hay dễ, tôi khẳng định là khó. Theo khảo sát của một nhà khoa học, các bậc cha mẹ được phân làm 3 loại: cha mẹ độc tài, cha mẹ dân chủ và cha mẹ nuông chiều. Đối với con trai tôi là người mẹ độc tài, nhưng với con gái tôi là người mẹ dân chủ. Dạy con như thế nào là tùy thuộc vào tính cách của trẻ và trước hết là chúng ta phải hiểu trẻ. Có lúc tôi cũng rất “phát xít” với con. Khi con chưa đầy 5 tuổi tôi đánh con vì tôi từng như vậy và thấy mình ngoan hơn. Nhưng sau 5 tuổi thì tôi không đánh nữa. Dạy con, tôi dạy 3 chữ “Tự”: Tự trọng, tự lập và tự do trong suy nghĩ. Giám đốc Trường Doanh nhân PACE Giản Tư Trung: Dạy trẻ là sự hợp lực của gia đình, nhà trường và xã hội. Gia đình và nhà trường có cố gắng mấy mà xã hội ô nhiễm sẽ rất khó. Một trong những yếu tố quyết định tính cách của trẻ là cha mẹ. Về cơ bản, dạy con như thế nào đó để khi lớn trẻ hiểu rằng nó là sản phẩm của chính nó. Nhà nghiên cứu Triết học Bùi Văn Nam Sơn: Thế hệ con trẻ sắp tới phải được dạy những điều: - Xây dựng nền giáo dục gia đình không dựa trên bạo lực mà bằng sự thuyết phục và lý lẽ; - Yêu chuộng hoàn hảo; - Dạy con lòng yêu thiên nhiên, yêu môi trường xung quanh. Đạo diễn Việt Linh: Cha mẹ không nên nói xấu người lớn trước mặt con, không dùng lời lẽ miệt thị để con bắt chước. Không gọi người lớn là thằng này, thằng nọ. Minh Quyên ( Vietnamnet)
Hôm nọ em đọc một bài viết trên báo Sinh viên Việt Nam về một người bố đã dẫn đường cho con đi học như sau.. Thời tiểu học và THCS, con học giỏi và luôn đứng đầu lớp. Khi thi vào THPT con trượt vào trường chuyên ngữ. Bố cho con nghỉ học và con xin vào một trường dạy lập trình viên với kết quả rất cao. Rồi con đã có thể đi làm nhưng vẫn không có bằng THPT. Bố đăng ký cho con vào một Trung tâm giáo dục thường xuyên để có bằng THPT nhanh nhất Rồi bố đăng ký cho con vào một trường đại học để có bằng nhanh nhất chỉ trong 2,5 năm..
Cùng trao đổi về đề tài dạy con Theo quan điểm của bạn, thì : 1. Bạn mong muốn con mình khi trưởng thành là người thế nào ? 2. KHi nào thì ta sẽ là bạn của con, khi nào ta sẽ làm thày con và khi nào ta phải là người chỉ huy con ? Mời bạn cùng trao đổi và có thể đưa ra những câu hỏi khác xoay quanh vấn đề này !
1. Bạn mong muốn con mình khi trưởng thành là người thế nào ? Là một người tự lập có thể tự giải quyết mọi vướng mắc của cuộc sống.
Nói chung bất cứ một người cha người mẹ nào cũng mong muôn con mình sẽ là một người thành đạt trong cuộc sống. Thành đạt đây có nghĩa rất rộng, về học thức, về sự nghiệp, về gia đình... Với suy nghĩ của mình, tôi nghĩ, khi cháu còn nhỏ thời kỳ tiểu học nên là một người chỉ huy với con, cấp II là một người thày, còn cấp II nên là một người bạn với con, bởi vì mỗi giai đoạn các cháu có sự chuyển biến khác nhau. Nhất là giai đoạn cấp III, sự phát triển của các cháu nếu không sát sao là một người bạn của con để tâm sự, để lắng nghe, để động viên, gân gũi bên con thì rất không tốt cho các cháu
1. Bạn mong muốn con mình khi trưởng thành là người thế nào ? Tự lập, tự tin,sáng suốt trong mọi hoàn cảnh. 2. KHi nào thì ta sẽ là bạn của con, khi nào ta sẽ làm thày con và khi nào ta phải là người chỉ huy con ? Có lẽ tùy vào từng hoàn cảnh, từng ngữ cảnh mà ta chọn lựa cho mình vai phù hợp nhất sao cho con luôn tin tưởng vào mình và gần gũi mình hơn.
Người khôn thì bé đã khôn Người dại thì đến già vẫn dại Mà khôn hay dại thì ai cũng đều trải qua_có dại mới nên khôn Khôn là biết nhìn kinh nghiệm của mọi người để làm bài học cho bản thân và để làm gương phấn đấu không phạm phải sai lầm Mà em nghĩ cuộc đời được khỏe mạnh là có tất cả >>Em cần con em khỏe mạnh_Cảm ơn cuộc đời vì những điều đơn giản vậy thôi!
1. Tôi mong muốn con mình là một người có bản lĩnh và trên thực tế, cháu đã là một cô gái có bản lĩnh. Cháu sống có mục đích, mục tiêu rõ ràng, cụ thể; cháu biết mơ ước và biết thực hiện bằng được các dự định của mình; biết sử dụng thời gian hữu ích nhất cho học, làm, chơi, việc nhà. Cháu biết kiếm tiền và biết tiêu tiền, thích và biết mua sắm . Cháu biết ăn ngon và nấu ăn không tồi. Cháu biết yêu bản thân và biết quan tâm giúp đỡ người khác; cháu ứng xử chân thành, biết bảo vệ quan điểm của mình nhưng cũng biết thỏa hiệp ... 2. Ranh giới giữa làm bạn, làm thấy, làm chỉ huy khá mong manh. Tôi luôn đề cao vai trò làm bạn. Có lẽ chính cách cư sử như bạn bè đã giúp tôi chuyển tải những ' thông điệp' mà tôi cần dạy dỗ hoặc ' ra lệnh' cho con mình.
em cũng phải lót dép vào đây học tập về cách dạy con mới đc, chỗ em thì chả bao h có tọa đàm hay cái gì tương tự cả, chán
Tôi đồng ý với nhiều điểm trong bài viết của gs NVT. Tuy ông viết về vai trò của nhà trường, nhưng thiết nghĩ, tất cả những điều nên dây cho hs đó cũng chính là những điều mà những người làm cha mẹ nên 'MONG MUÔN' ở con mình khi trưởng thành. Học sinh cần học điều gì ? Tôi có nhiều câu chuyện cá nhân rất vui. Hàng ngày tôi nhận được vài email (không nhiều lắm) từ các bạn trong nước hỏi về đủ thứ chuyện, có những chuyện tôi chẳng biết mô tê gì cả. Tuy nhiên, điều làm tôi chú ý là ngôn ngữ và thái độ trong email. Thôi thì đủ thứ: từ lịch sự, nhún nhường, đến lên lớp, và cao độ nhất là cách viết cứ như là ra lệnh. Không ngạc nhiên khi thấy không có lời cám ơn (và thật sự thì tôi cũng không cần). Nhưng đặc biệt ngạc nhiên là hầu hết thư đều không hề xưng danh tính. Tôi thấy lúng túng với những thư như thế và đành im lặng. Có lần tôi chuyển một thư của một bạn trẻ cho một người bạn có liên quan, người bạn này kêu lên: sao nó vô lễ thế! Người mình có câu "tiên học lễ, hậu học văn". Nếu có vô lễ thì chắc phải xét đến nền giáo dục của ta. Thời gian gần đây có nhiều tiếng nói đòi cải cách giáo dục ở nước ta. Người ta cho rằng nhiều vấn nạn xã hội mà nước ta gánh phải ngày nay là do hệ thống giáo dục tồi tệ. Tôi cũng thấy như thế và cũng từng lên tiếng nhiều lần. Tuy nhiên, nay thì tôi thấy chán rồi, vì nói hoài mà chẳng có thay đổi gì. Lực lượng trì trệ đã chiến thắng, đã làm cho những người có tâm huyết nản lòng. Trong bài "Việt Nam đang đi theo triết lý giáo dục nào?", Gs Chu Hảo viết: "Điều lạ lùng là, mặc cho dư luận xã hội có vẻ như ngày càng bức xúc, nhưng mọi việc vẫn đâu ở đấy. Hình như các kiến nghị của nhóm Giáo sư Hoàng Tụy (2004), của nhóm Trí thức Việt kiều (2005 và 2008), của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (2006), của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp (2007), của nhóm Bà Nguyễn Thị Bình (2008) đều cứ như là 'đấm vào bị bông'." http://www.tuanvietnam.net/vn/tulieusuyngam/4845/index.aspx Tôi không quan tâm đến chuyện triết lí này nọ, nhưng chỉ quan tâm đến những chuyện nhỏ và thực tế. Hôm trước, nhân đọc trên máy bay một bài viết rất hay của ông hiệu trưởng trường Yale về giáo dục, tôi nảy ý định viết bài này. Bốn trăm năm trước Công nguyên, khi được hỏi học sinh nên được dạy điều gì, triết gia Aristippus của Hi Lạp trả lời: "Những điều mà họ sẽ sử dụng khi họ trở thành người lớn". Kĩ năng gì học sinh sẽ sử dụng khi các em trưởng thành? Có hai điều chắc chắn trong cuộc đời: cái chết và thuế má. Chúng ta có dạy cho các em về cái chết hay những điều liên quan đến thuế và tài chính hay không? Thú thật, khi Ba Má tôi qua đời, trong nỗi niềm đau khổ, tôi cảm thấy lúng túng trong việc tổ chức tang lễ. Tôi cần phải thông báo cho ai? Nhiệm vụ của tôi trong gia đình là gì? Cũng may là có bà con và các dì tôi cố vấn, chứ không thì tôi cũng bí. Lúc đó tôi mới nhận ra mình quá khờ dại trong cuộc sống thực tế. Rồi đến thuế má, một chủ đề rất quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Giới trẻ ngày nay với những bê bối, lem nhem về tài chính, khi họ trở thành nạn nhân của những vụ lường gạt thẻ tín dụng. Chẳng nói đâu xa, ngay cả đứa con lớn của tôi nó không phân biệt được các chương trình khuyến mãi, không quyết định được nên sử dụng công ti điện thoại nào, và không biết tiết kiệm tiền bạc. Có cái gì đó hụt hẫng trong giáo dục kĩ năng đời sống ở bậc trung học. Thật ra, nhà trường ngày nay chẳng quan tâm đến các vấn đề thực tế như tôi vừa mô tả, những vấn đề mà thanh thiếu niên sẽ phải đối phó khi họ trưởng thành. Các chương trình giáo dục hiện hành được soạn thảo nhằm mục tiêu giúp cho học sinh chuyển tiếp vào hệ thống đại học và chuẩn bị thi cử, chứ không phải để chuẩn bị cho các em bước vào cuộc sống thực tế. Thế thì câu hỏi đặt ra là học sinh cần học những gì để khi trưởng thành họ có thể áp dụng? Bất cứ một câu trả lời nghiêm chỉnh nào cũng không thể bỏ qua các kĩ năng sau đây: * sống trong cộng đồng và vun đắp quan hệ cộng đồng; * kĩ năng thông tin; * tự biết chính mình và có lập trường; * đối phó với các vấn đề cá nhân, kể cả sex; * kiểm soát cảm tính;* quản lí tài chính; * làm những việc thực tế như lau dọn nhà, nấu ăn, sửa đồ đạc trong nhà; * có thái độ tốt, tử tế, và biết cư xử với người ngoài gia đình; * nhận lãnh trách nhiệm; * có khả năng đối phó với những mất mát và khổ đau. Thật ra, còn biết bao nhiêu chủ đề có thể đưa vào danh sách trên, nhưng một danh sách dài như thế có lẽ cũng đủ để minh họa cho những chasm học sinh cần biết khi lớn và những gì thường được dạy ở nhà trường. Có vài ngoại lệ glorious, dĩ nhiên, và phần lớn trường học sẽ xem xét đến các vấn đề vừa nêu, nhưng tôi tin rằng hệ thống giáo dục phương Tây nói chung đã thất bại trong việc cung cấp cho học sinh những kĩ năng thực tế thiết yếu. Trường học cần phải huấn luyện nhiều hơn nữa cho học sinh, chứ không phải chỉ là bốn bức tường của nhà giữ trẻ. Trường học nên huấn luyện trái tim và bộ óc, và thực hiện qua các môn học. Tôi đề nghị trường học xem xét đến các kĩ năng sau đây: 1. Cộng đồng. Ngày nay học sinh bị cuốn hút theo những trò chơi điện tử và những trò chơi hay quan hệ trên hệ thống internet. Đây những trò chơi làm cho họ xa lánh với môi trường sống thực tế, và thiếu sự tương tác giữa con người với con người. Kĩ năng xã hội (social skills) của học sinh càng ngày càng kém. Và, điều này dẫn đến tình trạng học sinh trở nên ích kỉ, không quan tâm đến nhu cầu của người khác, không có khả năng liên kết suy nghĩ của người khác vào quĩ đạo suy nghĩ của mình. Nói ngắn gọn, họ trở nên một gánh nặng cho xã hội và cộng đồng. Điều mà học sinh cần phải biết là kinh nghiệm sống trong cộng đồng, chứ không phải chỉ trong bốn bức tường của trường học. Họ phải có kinh nghiệm sống ngoài trường học, sống với 24 giờ trong cái thế giới hỗn độn và cộng đồng phức tạp. Họ cần phải học cách trở nên tử tế với những người chung quanh. 2. Kĩ năng thông tin. Học sinh, đặc biệt là nam học sinh, cần được rèn luyện kĩ năng thông tin tốt hơn. Họ cần phải học cách diễn tả và lí giải một cách hoạt bát qua viết văn và nói chuyện. Mặc dù các kĩ năng này không phải là nhu cầu gì mới trong giáo dục nhà trường, nhưng cái thách thức là làm sao nâng cao kĩ năng thông tin cho học sinh một cách hữu hiệu hơn. Tuy nhiên, nhà trường cần phải nhận thức rằng nội dung thông tin chỉ chiếm khoảng 7% độ ảnh hưởng của thông tin. Phần còn lại là do thái độ và thể diện (57%) và âm lượng của người nói chuyện (36%). Học sinh cần phải được dạy để đọc ngôn ngữ cơ thể (body language) của người đối diện để cảm nhận tâm trạng, để diễn giải cảm giác mà không thể mô tả bằng ngôn ngữ, của người đối thoại. Họ cần phải cải tiến khả năng chuyển tải và tiếp nhận thông tin qua ngôn ngữ cơ thể và thái độ, hơn là chửi bới vô duyên. 3. Tự biết mình. Ngày nay, có quá nhiều thanh thiếu niên không có chính kiến, không có lập trường, không biết họ đứng ở vị trí nào và cũng chẳng biết họ tin tưởng vào cái gì. Một số khác thì đáng ngại hơn là họ tỏ ra hài lòng với với sự cuộc sống nhưng không có cứu cánh gì cả, không có lập trường vững chắc. Thậm chí tồi tệ hơn, một số học sinh còn không biết họ là ai, không biết mình có khả năng gì đặc biệt. Do đó, một yêu cầu cơ bản cho tất cả học sinh là họ phải là chủ nhân của những gì họ tin tưởng hay lập trường cá nhân. Họ có thể bắt chước, có thể nói theo ý kiến của người khác, hay tin theo một niềm tin từ cha mẹ hay thầy cô ở nhà trường, nhưng mỗi học sinh phải tìm cho mình một tiếng nói riêng hay một lập trường cá nhân, chứ không phải cứ nghe theo người khác một cách mù quáng. 4. Vấn đề riêng tư. Nói chung, hệ thống giáo dục nước ta không thành công mấy trong việc chuẩn bị cho học sinh để đương đầu với các vấn đề riêng tư, kể cả sex. Chúng ta đang có những chương trình giáo dục về sex, nhưng hình như vẫn chưa có hiệu quả vì giới thầy cô miễn cưỡng giảng dạy chủ đề này. Trong khi đó, học sinh liên tục tiếp thu nhiều thông điệp trái ngược nhau. Cha mẹ thì nói thế này, còn trường thì nói thế khác, nhưng các website thì tuyên bố hoàn toàn khác với cha mẹ và thầy cô. Người có tư cách để giáo dục học sinh về sex chính là cha mẹ các em. Một số cha mẹ không ngần ngại nói về sex với con em mình, nhưng đại đa số cha mẹ không bao giờ muốn nói đến những chuyện tế nhị này. 5. Kiểm soát cảm tính. Có người chỉ ra rằng nhà tù ngày nay đầy rẩy thanh niên và đàn ông, nhưng nếu họ có kĩ năng và nghệ thuật đếm từ 1 đến 10 trước khi hành động thì có lẽ không cần đến nhà tù. Hành động một cách nông nỗi, bốc đồng thường có nghĩa là chỉ có một phần của bộ não được khởi động, còn phần khác của não cần thiết để phòng chống những quyết định thiếu sáng suốt chưa được khởi động. Hành động "chiến đấu hay là chạy" (fight or flight) có thể mang tính di truyền và cần thiết vào từ thời tiền sử, thời mà người đàn ông phải bảo vệ hang động từ các nhóm xâm lăng, nhưng không có hiệu quả trong thế giới hiện tại, thế giới chỉ chấp nhận những hành động và con người trưởng thành trong xã hội hiện đại. 6. Tài chính. Mức độ dốt của học sinh về tài chính thật là đáng sợ. Điều này được biểu hiện qua phần lớn những thanh thiếu niên và học sinh gặp trở ngại trong các vấn đề tài chính vì họ không có khả năng cân đối ngân sách, không hiểu những bẫy trực chờ của các thẻ tín dụng và không có khả năng trả nợ. Sống và chi tiêu quá khả năng (vung tay quá trán) hay quá lệ thuộc vào cha mẹ là nguyên nhân dẫn đến những thảm nạn tài chính cho học sinh. Trong một xã hội mà nợ nần càng ngày càng trở nên một gánh nặng, vấn đề tài chính cần phải được giảng dạy cho học sinh. Cần phải nói cho học sinh biết những điều kiện hay cạm bẫy để tránh mượn tiền quá nhiều, tránh những chương trình khuyến mãi làm giàu nhanh chóng, và biết chi tiêu một cách thỏa đánh, thích hợp với thu nhập của mình và của gia đình. 7. Thực tế. Thảo luận về tình trạng thiếu các kĩ năng sống ở thanh thiếu niên thường được thêu dệt bằng những câu chuyện kinh khủng về phòng tắm dơ bẩn, nhà bếp với chồng chất chén đĩa dơ dáy, và phòng ngủ lượm thượm. Một số học sinh không bao giờ được dạy nấu ăn, hay nếu được dạy, họ có lẽ chưa được dạy cách rửa nồi niêu, chén đũa sau khi nấu ăn. Do đó, không ngạc nhiên chút nào học sinh ngày nay thiếu hàng loạt kĩ năng sống trong nhà, từ những việc đơn giản nhất (như cắt cỏ, thay nhớt xe, thay ống nước) đến những việc có phần tính toán hơn như cách tiết kiệm điện lực. 8. Lịch thiệp. Thiếu niên có thể ăn như một con heo, nhưng họ cần phải nhận thức được rằng họ ăn uống như heo và có khả năng ngưng ăn khi tình thế đòi hỏi. Tiếc thay những phép lịch sự căn bản như cách xưng hô trong khi nói hay viết là những kĩ năng có nguy cơ bị tuyệt tự ở những thanh thiếu niên ngày nay. Không học các hành vi lịch thiệp trong xã hội có thể dẫn đến bất lợi cho học sinh. Do đó, học sinh cần phải được dạy những kĩ năng căn bản như cách xưng hô, gửi một lời cám ơn, bắt tay một cách thích hợp. 9. Trách nhiệm. Nhiều học sinh có một cuộc sống qua khung cửa sổ. Họ chỉ thích nhìn. Nhìn là điều an toàn. Họ không có trách nhiệm, hay không nhận lãnh trách nhiệm. Khoanh tay nhìn xe bị tai nạn mà không làm gì giúp nạn nhân. Lối sống này rất phổ biến trong thanh thiếu niên ngày nay, phổ biến đến nổi chúng ta có thể nói họ sống thụ động. Họ nhìn, họ xem, họ phê phán từ ghế salon tiện nghi trong phòng khách. Khi trưởng thành, họ sẽ thấy khó làm gì hơn là nhìn và trở nên vô trách nhiệm. Vì thế, học sinh cần phải được dạy cách thức làm chủ thái độ và hành vi của họ, cách làm lãnh đạo, cách quyết định thích hợp, và cách phục vụ người khác. 10. Sức bật. Thanh thiếu niên nói chung thích được khen tặng, tán dương. Có em thậm chí cảm thấy mình bị ngã gục vì họ không được khen ngợi! Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng hay toàn những điều tốt đẹp. Lòng tự trọng cần phải được phát triển và bồi đắp. Những thành công tầm thường không thể tâng bốc là phi thường được. Học sinh không nên tùy thuộc vào những lời khen tặng. Những bất mãn, thất vọng có thể xảy ra trong đời sống. Học sinh cần phải được trang bị cho mình nội lực để và can đảm cần thiết để đương đầu với những bất trắc trong cuộc sống. Trên đây là những kĩ năng sống mà tôi nghĩ học sinh cần phải được dạy trong trường học. Học sinh cần tình cảm và nghị lực. Ở nước ta có câu "Tiên học lễ, hậu học văn" nghe rất hay nhưng tôi nghĩ khá trừu tượng. Trong số những kĩ năng trên đây liên quan đến lễ, nhưng cũng có kĩ năng mà phương châm đó chưa nhắc tới: kĩ năng xã hội. Người ta thường nói chúng ta được sinh ra trần truồng, ướt át, và đói khát, và vấn đề có thể trở nên tồi tệ hơn. Nhưng may mắn thay, vấn đề vẫn có thể trở nên tốt hơn qua giáo dục. http://tuanvannguyen.blogspot.com/2008/09/hc-sinh-cn-hc-iu-g.html
Nhân dịp Năm mới, xin chúc những người LÀM CHA MẸ chúng ta: nuôi con khỏe - dạy con có bản lĩnh! Thiết nghĩ, mong muốn con mình là người CÓ BẢN LĨNH phải là ước muốn cao nhất mà cha mẹ cần dành nhiều thời gian công sức để thực hiện. Tôi đọc được một bài báo có những ý viết về chuyện này, tuy đó là tâm sự của một người mẹ có con tật nguyền nhưng qua đó, có lẽ mọi ông bố bà mẹ đều có thể rút ra được bài học cho mình, dù con họ hoàn toàn khỏe mạnh; với tôi, đó chính là câu cuối trong bái: "Phấn đấu để có sự chấp nhận và tôn trọng dành cho các cháu cũng chính là phương pháp để chúng ta có hạnh phúc và yên bình trong tâm." Chấp nhận (Tâm sự của một người mẹ Úc có con bị tật nguyền) Nuôi nấng một đứa trẻ có tật nguyền là một công việc toàn thời của cha mẹ. Là người mẹ của cậu con trai tật nguyền, kiêm luôn chuyên gia điều trị chứng chậm nói của trẻ tự kỷ, tôi hiểu rất rõ công việc này. Nuôi cho con tôi khôn lớn là cả một quá trình đầy ngẹn cảm xúc, mà bản thân tôi đôi khi cũng cảm thấy mệt mỏi và ngờ vực khả năng của bản thân. Con trai tôi giờ đây đã thành người lớn. Cháu vẫn không tự đi lại, ăn uống hay đi vệ sinh được. Cháu cần được trông nom toàn thời. Đôi khi tôi tự hỏi: “tại sao tôi lại có đứa con như vậy?” Câu trả lời đã đến, khi một đồng nghiệp mắng vào mặt tôi: “Câu hỏi không phải là ‘tại sao lại có đứa con như vậy?’ mà phải là ‘tôi phải làm gì khi có đứa con như vậy.’” Câu mắng mỏ như mở ra cho tôi một con đường mới. Khi cháu còn ấu thơ, khi đi chơi với người khác cùng con cái của họ, tôi cảm thấy tủi thân: tôi biết mọi người xung quanh có thể thấy cháu chậm lớn mặc dù cháu hồn nhiên đáng yêu lắm. Cháu càng lớn thì bệnh của cháu càng nặng. Đôi khi giữa chốn công cộng, tôi thấy xấu hổ khi cháu kêu khóc trong cơn đau. Vì sao gia đình, bè bạn và bản thân tôi cảm thấy khó khăn khi đối phó hay chịu đựng với những biểu hiện bệnh lý của con tôi? Có thể vì cảm giác thương hại? Hay sợ hãi? (Liệu rồi con mình rồi có giống như vậy không?) Hay ghê tởm? Hoặc tuyệt vọng cáu giận? (Vì sao cái thân tôi lại khổ đến thế này!) Xin thú nhận, lúc đầu trông nom con, tôi mang nặng trong tâm cảm giác thương hại. Tâm lý đó khiến tôi xuê xoa, không áp dụng kỷ luật đối với cháu như đối với trẻ khác. Tôi đã không cho con tôi tham gia vào các trò chơi mà trong đó [tôi nghĩ] cháu sẽ bị đào thải. Cảm giác đó cũng khiến tôi dấu diếm, không cho họ hàng biết nhiều về cháu – tôi sợ cháu “phiền” người khác. Con trai tôi nay đã 32 tuổi. Cháu tiếp tục tập để thành người và bản thân tôi cũng học hỏi không ngừng. Mới tuần trước, tôi chợt nhận ra rằng hình như tôi vẫn chưa thực sự chấp nhận cháu đã lớn. Một bạn đồng nghiệp nhận xét rằng tôi vẫn coi cu cậu còn thơ ấu, chưa thực chấp nhận nó đã trưởng thành. Sự thực cho thấy, dù bị tật nguyền, con tôi vẫn là con người. Điều làm khổ tôi chính là nỗi mặc cảm của bản thân tôi, sợ rằng cháu sẽ phiền người này hay người khác. Khi quan sát chuyên viên điều trị ứng xử với cháu đúng mực và tương xứng như giữa người lớn với nhau, tôi nhận ra rằng mình vẫn chưa thực sự cảm nhận và công nhận con mình đúng mức. …sợ cháu “phiền” người khác. Điều tôi rút ra ở đây thật đơn giản: chừng nào tôi chưa chấp nhận con tôi là thế đó, chừng nào tôi chưa cho phép cháu được tự do vào đời và không sợ bị người khác chê bôi, thì cháu vẫn chưa thể thực sự trưởng thành. Ngược lại nếu “phá rào” trong suy nghĩ, tận dụng mọi cơ hội và bỏ đi cái lối bao biện, làm hộ và chăm chăm “cải thiện” cho con mình, thì khi đó tôi mới thực sự chấp nhận cháu nên người. Là một chuyên viên chữa trị chứng chậm nói cho trẻ nhỏ, tôi đã dành hàng trăm giờ giúp đỡ cho con người khác, dạy dỗ hay “dạy đời” cha mẹ chúng phải tôn trọng và chấp nhận con mình. Đó là bổn phận của người lớn và của giới chuyên viên như tôi: dành cho trẻ những dịch vụ tốt nhất. Nhưng đối với bản thân tôi và con trai, thì thái độ và sự ứng xử giữa hai mẹ con quan trọng hơn các liệu pháp chuyên môn. Thưa các bậc cha mẹ, các bậc họ hàng, bè bạn, nhân viên chăm sóc trẻ bị khuyết tật, tôi xin có lời thách thức: quý vị hãy tự vấn xem quý vị đã chấp nhận con cái của mình đến đâu? Phấn đấu để có sự chấp nhận và tôn trọng dành cho các cháu cũng chính là phương pháp để chúng ta có hạnh phúc và yên bình trong tâm. (Reaching Acceptance của Donna Wexler, tạp chí Sydney’s Child 9.09.)