Tỏi Có Tác Dụng Đối Với Gan Như Thế Nào

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi ptn2406, 17/8/2019.

  1. ptn2406

    ptn2406 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    4/2/2017
    Bài viết:
    1,773
    Đã được thích:
    122
    Điểm thành tích:
    103
    Tỏi là một cái tên không hề xa lạ đối với mỗi người dân Việt Nam bởi cái vị thơm ngon trong những món ăn hàng ngày. Không chỉ đơn thuần là một loại gia vị, tỏi còn có rất nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe. Ngoài tác dụng chống oxy hóa giúp cơ thể khỏe mạnh thì thường xuyên ăn tỏi còn giúp hồi phục sức khỏe và chống sự già nua.


    Hiện nay nhiều nước trên thế giới, các nhà khoa học đã nghiên cứu phát hiện ra trong tỏi có selen và các nguyên tố vi lượng chứa kháng khuẩn alliin làm tăng cường khả năng của hệ thống miễn dịch , làm giảm huyết áp cao và nhiều bệnh giúp nâng cao sức khỏe

    Tỏi được chứng minh là có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol và lipid trong máu cũng như ức chế sự tổng hợp cholesterol ở gan. Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, có công dụng hành khí trệ, làm ấm tỳ vị, giải độc và sát trùng. Tỏi có tác dụng bảo vệ lá gan của bạn trong các trường hợp nhiễm độc gan. Sau khi uống chất chiết tỏi 6 giờ, lượng lipid peroxides cao và sự tích tụ triglycerides trong gan sẽ hạ xuống.

    Dùng tỏi thế nào cho đúng?

    Tỏi có thể ăn tươi, ngâm dấm, đường hoặc pha trà. Tuy nhiên, trong môi trường axit, tác dụng của tỏi tăng gấp 4 lần nên dùng tỏi ngâm dấm là tốt nhất.

    Tỏi tươi là dạng dễ dùng nhất, có thể ăn sống hoặc dầm vào nước chấm. Tỏi sống giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng. Mỗi ngày nên ăn 2 tép tỏi, nhiều hơn hoặc ít hơn một chút đều được. Tuy nhiên, ăn nhiều quá sẽ không có lợi cho dạ dày, dễ gây kích thích và chất axilin có trong tỏi có thể gây ra chứng tan máu. Theo các nhà dinh dưỡng, mỗi ngày ăn khoảng 10 gam tỏi là vô hại. Nhưng ăn tỏi tươi hay để lại mùi hôi. Do đó, người ta thường hay chế biến thành các dạng khác.

    Tỏi ngâm có thể là ngâm dấm hoặc ngâm đường. Trong môi trường axit tác dụng của tỏi tăng gấp 4 lần nên dùng tỏi ngâm dấm là rất tốt.

    Chế biến tỏi ngâm dấm: Lấy 50 gam tỏi tươi bóc vỏ rồi ngâm với 100 ml giấm gạo, sau chừng mười ngày là dùng được ( để đủ 30 ngày thì càng tốt). Nước dấm thơm thơm cay cay hòa quyện với mùi tỏi thơm cuốn hút cả những người không thích mùi tỏi, cho ta cảm giác thích thú hơn với các món canh, bún hay nước chấm.

    Chế biến tỏi ngâm đường: Lấy 50 gam tỏi đem ngâm nước trong 7 ngày, mỗi ngày thay nước một lần, sau đó bóc vỏ rồi ngâm với muối một lúc cho chảy hết nước. Hoaà 800 gam đường trắng trong một cái liễn miệng nhỏ với lượng nước chín vừa đủ, đổ tỏi vào ngâm trong 1 tháng là có thể ăn được. Tỏi ngâm đường có vị mặn ngọt, mùi thơm rất thú vị nên rất dễ ăn.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi ptn2406
    Đang tải...


  2. Hệ thống messenger

    Hệ thống messenger Thành viên tích cực

    Tham gia:
    10/5/2018
    Bài viết:
    671
    Đã được thích:
    64
    Điểm thành tích:
    28
    Bài viết rất hữu ích cho tất cả mn
     
  3. haiianh

    haiianh Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    16/8/2019
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Tỏi được chứng minh là có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol và lipid trong máu cũng như ức chế sự tổng hợp cholesterol ở gan
     

Chia sẻ trang này