Kinh nghiệm: “ Tôi Dạy Con” – Tự Tin Chia Sẻ Cách Dạy Con Của Riêng Mình - Nhận Ngay Nhuận Bút Từ Ban Biên Tập

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi support14, 9/8/2017.

  1. ami86hd

    ami86hd Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    7/12/2010
    Bài viết:
    373
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    18
    Kinh nghiệm của mình đây ạ!
    Mình cũng có con 2,5 tuổi (bé đầu), con mình cũng rất bướng, lười ăn. Lúc đầu thì cũng lo lắng, ép ăn các kiểu nhưng từ lúc con đi học (trường tư) thì về mình ko ép ăn nữa, ăn bao nhiêu thì ăn, ăn theo nhu cầu, mình cho ăn cơm tự xúc, kể cả bỏ dở nhưng nếu ko muốn ăn nữa thì thôi, sau 3 tháng thì ko thấy con tăng cân nhưng trộm vía không ốm đau nên mình cũng chả lo lắng lắm. Còn về vấn đề bướng hay mè nheo thì em bé nào chả thế, lúc đầu mình cũng dùng roi, đánh rất đau nhưng hắn không khóc cũng ko nghe lời, giờ mình thay đổi chiến thuật
    1. Nếu khóc thì cho khóc thoải mái, ko dỗ, khóc chán tự nín (mặc dù gào to lắm, mình cũng xót ruột sợ con viêm họng nhưng cố nhịn). Lần sau biết khóc không hiệu quả sẽ hạn chế khóc :))
    2. Đòi đồ chơi hoặc bất cứ thứ gì ngay lần đầu tiên nếu ko hợp lý không đáp ứng, lần thứ 2 không đáp ứng, giải thích cho con hiểu, lần sau sẽ không đòi nữa và chỉ cần lừ mắt là thôi (VD: trên đường đi học về đi bộ qua 1 cửa hàng đồ chơi, lần nào hắn cũng xà vào đòi cái nọ cái kia nhưng chưa bao giờ mình mua cho hắn và giải thích mẹ đi làm chưa có lương nên ko có tiền mua rồi mấy cái này ở nhà Bi có hết rồi, các lần sau con hiểu và đi qua chỉ đứng xem, chỉ trỏ rồi bảo cái này ở nhà Bi có rồi, mẹ không có tiền mua và không đòi nữa.
    3. Có những việc rất bướng mẹ nói không nghe hoặc ăn vạ quá chớn, cáu giận ném các thứ và đồ chơi, mẹ sẽ nhốt ra ban công, không cho ngủ với mẹ, hắn rất sợ và im ngay xin lỗi mẹ rồi phải làm theo những gì mẹ bảo.
    Mình thấy mình áp dụng những cách trên cũng thấy hiệu quả, hy vọng các mẹ có kinh nghiệm hay và bổ ích hơn chia sẻ ở đây :)
     
    Đang tải...


  2. tudongdn

    tudongdn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    14/4/2016
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    33
    Điểm thành tích:
    28
    Chương trình này râts hay, mn nên theo dõi. Cảm ơn bạn.
     
  3. Toannhansu

    Toannhansu HR Development

    Tham gia:
    10/9/2017
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    8
    mong những chia sẻ tâm huyết của các bậc cha mẹ quá
     
  4. Đèn Phúc Lộc

    Đèn Phúc Lộc Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/3/2017
    Bài viết:
    2,105
    Đã được thích:
    255
    Điểm thành tích:
    173
    Chương trình này hay quá! Vừa chia sẻ kinh nghiệm lại vừa có thêm thu nhập :D
    Tìm hiểu thôi
     
  5. tranlennewvisionlaw

    tranlennewvisionlaw Mít Yêu cố lên

    Tham gia:
    5/9/2017
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    Cảm ơn chia sẻ của các bậc cha mẹ!
     
  6. mecanlong

    mecanlong Thành viên chính thức

    Tham gia:
    21/11/2008
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Con trai mình học lớp 4 mà rất lười làm việc nhà, sai việc gì cu cậu cũng trốn tránh, không chịu làm hoặc làm qua quýt, vừa làm vừa hậm hực. Mình quát tháo không được, dỗ dành không được, kỷ luật cũng không hiệu quả. Cuối cùng mình chọn giải pháp "dạy con cách kiếm tiền bằng chính sức lao động của mình, như một người đàn ông trưởng thành". Sau khi trao đổi, đưa ra mọi cách kiếm tiền cho con như: đi bán rau, đi bán tăm, đi quyét dọn vệ sinh thuê, đi rửa bát đĩa cho các nhà hàng...cu cậu đều sợ xanh mắt, lắc đầu "có lẽ con không làm được đâu mẹ ạ". Và mình chốt hạ: "vậy thì từ giờ mẹ không bắt con làm việc nhà không công nữa, mỗi một việc con làm mẹ đều trả công cho con vd quyét nhà 5k, rửa bát 10k, trông em 10k...con tính xem 1 tháng con sẽ làm được bao nhiêu tiền, 1 năm con làm được bao nhiêu tiền, 10 năm nữa con làm được bao nhiêu tiền?" Cu cậu mắt sáng trưng và từ hôm đó lao vào làm việc nhà chăm chỉ.
     
  7. tranlennewvisionlaw

    tranlennewvisionlaw Mít Yêu cố lên

    Tham gia:
    5/9/2017
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    Nội dung chia sẻ rất hay, rất bổ ích...
     
  8. mẹ cu Kéo

    mẹ cu Kéo Thành viên tích cực

    Tham gia:
    9/1/2009
    Bài viết:
    996
    Đã được thích:
    333
    Điểm thành tích:
    153
    Mình xin chia sẻ bài viết của Viet Future:

    Có 4 yếu tố quan trọng giúp con bạn xây dựng hình ảnh tích cực về bản thân:

    Thứ nhất, cha mẹ yêu thương con và con cảm nhận được tình yêu đó một cách trọn vẹn.
    Nếu đứa trẻ lúc nào cũng bị la mắng và bị đóng khung trong những lời lẽ tiêu cực từ cha mẹ thì trẻ sẽ cảm thấy mình không xứng đáng với kỳ vọng của cha mẹ.

    Thứ hai, hãy tin rằng con của bạn có những khả năng tuyệt vời.
    Trẻ sẽ đánh giá bản thân dựa trên những gì chúng có thể làm được. Vì vậy, ban phải giúp con nâng cao khả năng của mình trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu bạn đánh giá con bằng những tiêu chuẩn quá khắt khe, con sẽ dễ nhụt chí.

    Trái lại, nếu bạn cho rằng “Con không làm được một vài thứ là chuyện bình thường” thì khi con đạt được điều gì đó, bạn và con sẽ cùng cảm thấy tuyệt vời hơn.

    Dần dần, càng ngày, con sẽ càng làm tốt hơn nữa. Nếu bạn luôn đánh giá con mình một cách tích cực thì năng lực của con bạn sẽ được cải thiện.

    Thứ ba, cha mẹ cần giúp con thấm nhuần những chuẩn mực đạo đức
    Chúng ta nên cố gắng giáo dục con theo chiều hướng giúp con nhận thức được trách nhiệm xã hội của bản thân. Con cần có nhận thức rõ ràng về đạo đức và tinh thần trách nhiệm.

    Thứ tư, cha mẹ nên nuôi dạy con trở thành người có sức ảnh hưởng.
    Hãy nuôi dạy con và giúp con cảm nhận được rằng sự tồn tại của con có ảnh hưởng tích cực lên những người xung quanh con. Vì nếu trẻ cảm thấy chúng chẳng có khả năng ảnh hưởng gì đến cuộc sống của người khác hoặc nhận thấy bản thân là một người tẻ nhạt thì lớn lên chúng sẽ trở thành một người thụ động và thờ ơ.

    Để nuôi dạy được một đứa trẻ tự tin, cha mẹ cần thể hiện tình yêu thương dành cho con một cách rõ ràng.

    Mỗi người cha mẹ hãy giúp con của mình sống có ý chí và can đảm phấn đấu nhằm đạt được những mục đích cao xa nhưng khả thi. Nếu cha mẹ cầu toàn, đòi hỏi sự hoàn hảo và hay trách mắng từng lỗi nhỏ của con thì cha mẹ chỉ có thể tạo nên những đứa trẻ nóng nảy và căm ghét bản thân mình.

    Ngược lại, nếu cha mẹ giúp con sống vô tư, cho con cơ hội trải nghiệm phong phú và chú tâm phát triển năng lực của con thì cha mẹ sẽ tạo nên những đứa trẻ mạnh mẽ và tự tin vào chính bản thân mình. Ngay cả khi con gặp vấn đề, cha mẹ vẫn cần phải kiên nhẫn hỗ trợ con để giúp con có được nghị lực, sức mạnh tinh thần và xây dựng được hình ảnh vững chắc về bản thân.
     
  9. nguyenlananh131193

    nguyenlananh131193 Thành viên mới

    Tham gia:
    25/10/2017
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    8
    Cảm ơn vì bài viết hay!!!
     
  10. Banagau

    Banagau Bò sữa nhập khẩu

    Tham gia:
    23/11/2017
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Mình thì thấy dậy con không quá khó vì bây giờ các phương pháp dạy con phổ biến đầy trên mạng. Cái khó với mình là người lớn trong nhà phải thống nhất phương pháp dạy. Chứ không người thì nghiêm người thì chiều thì khó bảo lắm. Do mình sinh đôi nên cả nhà mình xác định ngay từ đầu là không được chiều. Chứ nhìn cảnh ông bà, bố mẹ chở con đi ăn rong cả buổi mới hết nửa bát cháo mà hãi. Nhà mình mà thế thì ăn xong bữa sáng thì đến bữa trưa mất.
     
  11. GrowMan

    GrowMan Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    15/1/2017
    Bài viết:
    446
    Đã được thích:
    106
    Điểm thành tích:
    43
    Sau đây mình chia sẻ về trải nghiệm chăm sóc và dạy bé nhà mình năm nay là gần 5 tuổi.

    Lúc đầu vẫn hơi có một chút không đồng nhất giữa vợ và chồng về cách cho con ăn. Mình là đàn ông nên không ép con ăn cũng như một số tài liệu nói phương pháp của người nhật. Tuy nhiên vợ thì rất chăm con, chuẩn bị đồ ăn uống đa dạng các kiểu, và hay ép con ăn. (có điều khi bé việc hấp thu và vận động của bé không nhiều). Tuy nhiên mâu thuẫn có nhiều dạng và nhiều mức khác nhau, ở đây nó không có vấn đề gì lớn lắm. Cả hai cùng vui vẻ tất cả vì con cơ mà. Cho nên mâu thuẫn không còn là mâu thuẫn nữa.

    Từ bé đi lớp thì bé nhà mình theo học lớp dạy phương pháp montesori.

    Lớn thêm chút bắt đầu có liên quan đến học tập ở lớp như học chữ, học hát, học võ và các hoạt động khác.

    Mình cũng không ép bé học chỉ hỏi và khuyến khích bé làm được đến đâu thì làm. Mình có suy nghĩ sẽ không ép gì ngay cả khi lớn, khi bé còn nhỏ chưa hiểu mình nói thì để bé tự nhiên, khi bé bắt đầu hiểu biết nhận thức được thì nói giải thích.

    Qua trắc nghiệm vân tay biết được tính cách của bé nên có những điều chỉnh trong dạy con. Bé nhà mình thiên hướng học tập qua hình ảnh.

    Đúng là bé nhà mình nhìn thấy quyển chữ là không học, mua sách gì cũng đều phải có hình. Được cái khi đúng sở thích đúng cái bé muốn thì bé cũng hăm hở học tập lắm.

    Bé cũng thích học tiếng anh theo hình ảnh và hoạt động như trong một số của tivi, của ứng dụng monkey junior.

    Bé lớn một chút lúc hơn 4 tuổi là biết ăn rồi, đỡ vất và có sự hấp thụ tốt hơn, một phần do thể chất của bé đã ổn định về mặt phát triển, mặt khác là bé ở tuổi này cũng có thể tham gia nhiều hoạt động tiêu hao năng lượng nên việc hấp thụ và chuyển hóa cũng tốt. Việc ăn uống cũng không phải ép nhưng sẽ chú ý hơn về những món bé thích.

    Bé nhà mình rất tình cảm với bố mẹ, biết cách thể hiện, tuy là con trai ham chơi, rất biết gạ gẫm bố mẹ hoặc người nhà về vấn đề gì đó, cũng thi thoảng ỉ lại như chơi đồ chơi xong không cất. Cũng dễ khóc theo kiểu ăn vạ, xong có thể cười được luôn.

    Về những tính xấu này thì quan điểm của mình là kết hợp cả gia đình như bố mẹ, ông bà đều cùng phối hợp.

    Việc bé mà ỉ lại không cất đồ chơi thì có lúc mình cất có lúc nêu điều kiện phải cất đồ chơi thì mới được làm cái gì đó bé thích như đi chơi cùng, như xem tivi, như làm món ăn bé thích.

    Bé cũng có tính ưa lịnh. Tuy nhiên mình không lạm dụng việc lịnh mà không đúng vấn đề, vì bé sẽ không cảm thấy có giá trị của lời khen nếu nó không thực sự xứng đáng.

    Bé nhà mình đi ngủ là đòi bật điện ngủ để nằm chơi, để không ngủ vì nhiều lý do sợ bóng tối, hoặc đơn giản câu con thích bật đèn :)

    Thường thì mình sẽ bật cho một lúc và đồng thời nói, ba bật cho nằm chơi một lúc xong tắt đi ngủ nha, bé đồng ý. Thường thì bé sẽ dễ dàng chấp nhận một điều gì đó nếu nó được chiều lòng trước một chút.

    Có buổi muộn rồi thì kiên quyết một chút và kèm theo giải thích rằng bây giờ muộn rồi, mai ba mẹ còn đi làm, con chơi cả tối rồi(nói sự xứng đáng), mai con dậy rồi chơi tiếp cơ mà, không là ba cho ra ngoài ngủ một mình. Bé cũng phản ứng một tý nữa rồi cũng ngủ.

    Bé nhà mình còn việc thường đòi bật quạt khi ngủ mặc dù ba mẹ đắp chăn bông. Tiếp tục ca khúc, con thích bật quạt cơ. Nếu không lạnh lắm thì nhượng bộ cho bật quạt nhưng chếch đi chỗ khác, chỉ để phe phẩy qua, nhiều khi bé chỉ cần nghe tiếng quạt chạy không cần biết nó có chĩa vào người hay không khi mà có sự phản đối ban đầu của bố mẹ.

    Trường hợp khi mà rét quá thì kiên quyết không cho bật, nói giải thích con bị ho bị tiêm đau, không nghe lời cho ra ngoài ngủ một mình. Bé nhà mình gần 5 tuổi mẹ nó vẫn cho ti :)

    Được cái bé luôn được phát triển trong sự vui vẻ và ân cần của ba mẹ, ông bà và người thân, không bao giờ bị quát mắng thái quá hoặc vô căn cứ. (quan điểm con mình đẻ ra là niềm vui chứ không phải trách nhiệm, chăm sóc bé cũng là niềm vui vì đó là mong ước ban đầu mà nhiều cha mẹ quên khi phải lo cơm áo gạo tiền hoặc có mục đích sinh con ra là chuyện bình thường, là chuyện trách nhiệm trước sau, là nghĩa vụ phải sinh con cho ai đó...)

    Bé được lớn lên trong tình yêu và hạnh phúc, cũng có nhiều lần bé khóc đó là vì bị người lớn tỏ phản ứng nghiêm túc, không đồng tình với vấn đề không đúng của bé để chấn chỉnh tính xấu, không phải là sự chê bai con hay cảm thấy gánh nặng hoặc xấu hổ vì con.

    Bé lớn hơn nên việc ăn uống cũng tốt hơn, bé ăn được và hấp thụ được và có sức đề kháng tốt hơn, ba mẹ càng cảm thấy vui, và vui hơn nữa khi bé vô cùng tình cảm với ba mẹ, nhiều khi còn gạ gẫm chuyên nghiệp để muốn được một điều gì đó bé thích :)

    Bé lớn hơn nên cảm nhận về nóng lạnh cũng gần như người lớn, bé đã tự biết co chăn đắp chứ không xông pha như trước, bố mẹ co ro con cứ phơi phới cả nhà hốt hoảng :)

    Ngoài vấn đề bé rất tình cảm thì đó là bé muốn bố mẹ chơi cùng, ví dụ bố tắt máy tính đi bố ra đây chơi với con... tuyệt vời phải không các bạn, tiếng gọi của bé nó thân thương lắm. Mình đang dở việc thật nhưng cũng chờ ba một tý ba ra chơi, thế là bé đứng cạnh chờ ba tắt máy, xong lại hỏi cái này là tắt à, ba sắp tắt chưa, máy tính tắt chưa... rất chi là thú vị. Xong hai ba con chơi với nhau, ba thế này..., con thế này... Bé rất muốn bố mẹ chơi cùng, nếu bố mẹ chơi cùng thì bố mẹ có thể trở thành bạn của bé có thể hỏi và nói bất cứ điều gì vì lúc đó bé rất cởi mở và thoải mái với ba mẹ. Vậy mình nghĩ rằng khi ba mẹ chơi với bé đừng nghĩ đó là trách nhiệm, mà đó là cơ hội trở thành bạn của bé, để giáo dục bé qua chơi cùng và bé thực sự nghe lời hoặc tiếp thu, là cơ hội để hiểu về bé nhiều hơn về tính cách, thói quen, sở thích và tiềm năng nào đó, sở trường nào đó...

    Như vậy tóm lại có mấy cái tổng kết của mình như sau:

    Một là: Bố mẹ đừng để có mâu thuẫn hoặc cố gắng làm trầm trọng mâu thuẫn nào đó lên cao, tất cả đều phải xuất phát từ thương và yêu con trong dạy dỗ và chăm sóc.

    Hai là: Cần sớm nhận biết về khả năng tính cách, sở trường, sở đoản của bé để có phương pháp và hỗ trợ chăm sóc cũng như giáo dục bé tốt nhất. Có sinh trắc học vân tay hoặc một số phương pháp khác giúp xác định những điều đó ở thời điểm ban đầu mà bố mẹ di truyền cho bé. Phần còn lại là chăm sóc tốt giáo dục đúng và ở trong môi trường thuận lợi để bé phát triển tốt nhất có thể trong điều kiện của ba mẹ.

    Ba là: Giáo dục bé cần kết hợp cả toàn thể gia đình, bằng tình yêu thương giành cho bé, bé chính là niềm vui của mọi người.

    Bốn là: Lời khen có tác dụng mạnh trong việc ghi nhận sự cố gắng của bé và là sự động viên khuyến khích kịp thời giúp bé làm tốt hơn. Tuy nhiên không được lạm dụng điều này nếu không xứng đáng.

    Năm là: Hãy sử dụng phương pháp đáp ứng hài lòng trước, yêu cầu sau. Đây còn là phương pháp marketing vô cùng mạnh mẽ của mọi thời đại :)

    Sáu là: Đôi khi cần phải kiên quyết với hành động sai hoặc tính xấu của bé, kèm theo sự giải thích, nhắc nhở về việc xứng đáng, quyền lợi sắp được hưởng. Thái độ nghiêm và quyên quyết nhưng ẩn sau nó là tình thương, không phải là là xả giận.

    Bảy là: Chăm sóc nuôi dạy bé bằng sự ân cần, yêu thương, vui vẻ và hạnh phúc. Luôn nhớ bé là sợi nối tình cảm, bé là niềm vui của các bậc ông bà và cha mẹ.

    Tám là: Hãy luôn là bạn của bé, là một người bạn tuyệt vời của bé, làm cho bé cười hả hê khi chơi cùng bạn, là người hiểu bé nhất, là người mà bé muốn thể hiện tình cảm nhiều nhất. Ví dụ con đưa tay lên trên không khí và nói con vẽ hình vuông này, con vẽ trái tim này, con vẽ cho mẹ đấy thế mai mẹ có đi làm không? Vô cùng đáng yêu phải không các bạn :)
     
  12. minhnt92

    minhnt92 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    1/7/2017
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
    Cảm ơn bạn đã chia sẻ
     
  13. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Thiết bị vệ sinh nhập khẩu Hàn Quốc

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,434
    Đã được thích:
    930
    Điểm thành tích:
    823
    cảm ơn bạn đã chia sẻ kinh nghiệm
     

Chia sẻ trang này