Thông tin: Tổng hợp các địa chỉ ăn uống ngon, nổi tiếng

Thảo luận trong 'Du lịch' bởi dulichgiare29, 1/9/2015.

  1. huykevin

    huykevin Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    3/3/2017
    Bài viết:
    350
    Đã được thích:
    47
    Điểm thành tích:
    28
  2. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Bún nước lèo làm nên thương hiệu ẩm thực Cà Mau
    Nước dùng thoang thoảng mùi mắm cá đồng hòa quyện cùng vị ngọt thơm của tép bạc đất khiến tô bún nước lèo Cà Mau trở thành món ăn khó quên.


    [​IMG]
    Tại miền Tây Nam bộ, bún nước lèo không phải chỉ được nấu ở Cà Mau, song theo nhiều thực khách sành ăn, vị thơm ngọt của nước lèo và cách phối nguyên liệu của các đầu bếp vùng cực Nam đất nước đã khiến bún nước lèo nơi đây mang hương vị đặc trưng.

    [​IMG]
    Nước lèo được nấu từ mắm cá linh, cá sặc tạo nên mùi vị chung của món ăn, tuy nhiên để vị ngọt trở nên tự nhiên thì cá lóc đồng, tép bạc đất, củ ngải bún là những loại nguyên liệu cơ bản mà đầu bếp dùng đến. Ở Cà Mau, cá lóc nấu món bún nước lèo phải là cá lóc tự nhiên sống ngoài sông, cá dùng để nấu phải còn sống.

    [​IMG]
    Vốn là vùng đất có nhiều tôm tép thiên nhiên, Cà Mau nổi tiếng bởi con tép bạc đất. Loại tép thân nhỏ nhưng ngọn thịt và thơm lừng lại chính là một trong những bí quyết làm nên hương vị bún nước lèo.

    [​IMG]
    Đầu cá lóc được xem là thứ chỉ dành cho bậc trưởng lão của dân miền Nam bởi vị ngọt béo, đặc biệt là bộ lòng cá. Ở các quán bún nước lèo Cà Mau, phần đầu cá luộc chính được để riêng, khách có yêu cầu phải trả tiền thêm mới được thưởng thức. Theo các tín đồ bún nước lèo, hôm nào đến quán mà thấy còn đầu cá thì hôm đó tô bún mới thực sự trở nên ngon lành.

    [​IMG]
    Bì heo (da heo xắt trộn với thịt heo luộc và gạo xay rang) là một trong những nguyên liệu làm nên nét riêng của tô bún nước lèo miền Tây nói chung và Cà Mau nói riêng. Bì heo trộn khi vào tô bún sẽ tạo nên độ sánh và mùi thơm rất khó quên.

    [​IMG]
    Bún ăn cùng với nước lèo là loại bún tươi làm từ gạo. Sợi bún ở Cà Mau không quá mềm, trắng, mỗi tô là một vắt bún to bằng nắm tay, được chần qua với nước lèo trước khi cho tất cả các loại nguyên liệu khác vào cùng rồi chan nước lèo đang sôi.

    [​IMG]
    Giá và hẹ là hai thứ ăn kèm không thể thiếu.

    [​IMG]
    Cùng đó, bắp chuối bào sợi, rau răm, húng cây cũng là những loại rau tạo nên hương vị của món bún nước lèo.

    [​IMG]
    Không quan trọng hình thức nên tô bún nước lèo Cà Mau trông không bắt mắt nhưng cái chất thì khó có thể chê. Tại các quán bún nước lèo nổi tiếng ở Cà Mau, tô bún cầu kỳ nhất cũng chỉ thấy vài con tép bạc đất, miếng cá lóc đồng, vài sợi bì, dưới lót đầy rau sống phủ kín cả bún, thế nhưng chỉ cần cho thêm tí ớt, vắt thêm xíu chanh rồi đưa muỗng húp thử, thực khách sẽ cảm nhận được đủ đầy hương vị của món ăn này. Nói như nhiều người con Cà Mau sống xa xứ sở: "Dù đi đến đâu thì bún nước lèo vẫn là món quà quê không thể nào quên".

    >> Cách nấu bún nước lèo Cà Mau

    Mr. True
     
  3. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Những món bún đặc trưng chỉ nghe tên là nhớ về Hà Nội
    Bạn đi khắp bốn phương trời, nhưng dù ở đâu, chỉ cần nghe đến bún chả, bún thang, bún ốc... hẳn bạn sẽ nhớ về Hà Nội.


    Một trong những nét đặc trưng nhất mỗi khi nhắc đến ẩm thực Hà Nội chính là các món bún. Với hương vị rất riêng, phong phú về số lượng, không ai có thể bỏ qua các món bún ngon đặc trưng nhất của Hà Nội dưới đây.

    Bún chả

    [​IMG]
    Nhắc đến ẩm thực Hà Nội là nói đến bún chả, một món ăn truyền thống đã có từ rất lâu đời. Thịt để làm bún chả ngon nhất là thịt lợn nạc vai, được chế biến thành hai loại là chả miếng và chả băm, sau đó nướng trên than hoa. Bạn có thể ăn một loại chả hoặc cả hai, tùy khẩu vị. Bún chả ngon nhất khi ăn với bún lá, chấm nước mắm pha chua mặn ngọt, có kèm tỏi và ớt, một ít dưa góp từ đu đủ xanh và không thể thiếu đĩa rau sống.

    Làm bún chả đơn giản, nhưng để ngon phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và bí quyết gia truyền, đặc biệt trong cách pha nước chấm. Bún chả có nét tương tự món bún thịt nướng ở miền Trung và miền Nam, nhưng khác nhau trong cách ăn và mùi vị của nước chấm. Người Hà Nội thường ăn bún chả nhiều vào buổi trưa. Ở Hà Nội, bún chả nổi tiếng nhất là ở Hàng Mành, nhưng giờ đây bạn có thể bắt gặp món ăn này ở khắp mọi nơi và có thể ăn kèm nem rán. Giá mỗi phần ăn dao động từ 30.000 đồng đến 60.000 đồng.

    Bún đậu mắm tôm

    [​IMG]

    Bún đậu mắm tôm là một món ăn bình dân được nhiều thực khách yêu thích. Bún đậu mắm tôm có thể được phục vụ ngay trên vỉa hè với đôi quang gánh của chị bán hàng, cũng có thể được phục vụ trong các nhà hàng, nhưng phổ biến nhất là một vài quán nhỏ trong các ngõ nhỏ ở Hà Nội. Bún đậu mắm tôm gồm đậu phụ rán vàng, mắm tôm pha chanh, ớt, xíu mì chính và một ít mỡ đánh bông. Bún ăn kèm là loại bún lá cắt thành từng miếng nhỏ. Rau sống cũng không thể thiếu trong món ăn này.

    Bún đậu mắm tôm trước đây thường được phục vụ như một bữa nhẹ, nhưng nay có thể ăn no vì người bán thường kèm nhiều đồ ăn khác nữa như chả cốm, thịt luộc... Bún đậu là món ăn bình dân nên cũng như bún chả, bạn có thể thưởng thức ở bất kỳ đâu, nổi tiếng nhất là bún đậu ngõ Phất Lộc, Hà Nội. Bún đậu mắm tôm cũng đã có mặt ở nhiều tỉnh thành, trong đó có TP HCM và thu hút rất đông thực khách. Giá cho mỗi suất bún dao động từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng tùy đồ ăn kèm.

    Bún thang

    [​IMG]
    Bún thang là một món ăn tinh túy của người Hà Nội. Bún thang rất phổ biến ở Hà Nội, nhưng không có nhiều hàng ngon bởi làm bún thang là một quá trình đòi hỏi sự cầu kỳ, từ phần chuẩn bị đến chế biến, với rất nhiều nguyên liệu. Rau răm, rau mùi, tôm bông, trứng gà rán mỏng, lườn gà, giò lụa thái sợi rải đều trong bát bún sợi nhỏ. Một bát bút thang đầy đủ cũng không thể thiếu củ cải ngâm.

    Nước dùng phải là loại nước trong, chan khi còn nóng hổi. Một nồi nước dùng ngon cũng là một sự tổng hợp từ xương gà, tôm khô, sá sùng (nếu có) để ngọt nước. Ăn bún thang là phải kèm gia vị như giấm, ớt, tỏi, hạt tiêu và thêm chút mắm tôm. Sẽ thật là thiếu khi nói về bún thang Hà Nội mà không nói đến tinh dầu cà cuống, nếu có sẽ rất dậy mùi. Nhưng rất tiếc hiện nay hầu như không còn nguyên liệu này.

    Một bát bún thang dao động từ 40.000 đến 60.000 đồng. Bạn có thể ăn ở đầu chợ Hàng Bè.

    Bún ngan

    [​IMG]
    Đây cũng là một trong những món ăn nổi tiếng ở Hà Nội. Nguyên liệu tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể chế biến và làm ra một tô bún ngan ngon đúng vị. Bún ngan ngon phải cẩn thận từng chi tiết, từ nước dùng ninh từ xương ngan, có nấm khô, ngọt mà không gắt, không quá béo, luôn luôn nóng hổi... Miếng thịt ngan đầy đặn, béo, mềm, măng ăn kèm đúng kiểu là măng khô nấu kỹ mềm, ngấm đủ gia vị, miếng tiết luộc không bị nát Thịt mọc hay những thứ khác ăn kèm phải đậm đà. Nước chấm bún ngan cũng phải rất đặc biệt, được pha chua ngọt vừa miệng với tỏi ớt. Nhiều quán bún miến ngan được đánh giá ngon hay không phụ thuộc rất nhiều vào bát nước chấm.

    Một hàng bán ngan thông thường sẽ có những món chủ đạo như bún, miến (nước hoặc chấm hay trộn), măng tiết luộc, ngan chặt, ngan nướng... Nên nếu bạn chỉ ăn bún hay miến nước thì giá cả dao động từ 30.000 đến 40.000 đồng/bát, còn nếu ăn thêm nhiều món, trung bình mỗi người hết hơn 100.000 đồng. Nổi tiếng ở Hà Nội có hàng bún miến ngan Nhàn trong ngõ Trung Yên, chợ Hàng Bè. Nhưng ngoài ra, bạn cũng có thể tìm được bún miến ngan ở rất nhiều nơi khác nữa.

    Bún riêu cua

    [​IMG]
    Bún riêu cua là món bún truyền thống lâu đời của người miền Bắc. Riêu cua là dạng canh chua được nấu từ gạch cua, thân cua giã và lọc cùng với cà chua, mỡ nước, dấm bỗng và các loại gia vị khác. Ăn bún riêu cua sẽ không thể thiếu rau sống và một chút mắm tôm cùng ớt chưng. Món ăn sẽ rất tuyệt vào bữa sáng mùa hè để bạn cảm thấy tràn trề năng lượng cho cả ngày mới.

    Bún riêu cua Hà Nội đã thay đổi khá nhiều theo thời gian. Nếu trước đây, bát bún truyền thống chỉ đơn giản những nguyên liệu kể trên, thì nay bát bún đầy đặn hơn rất nhiều với đủ các loại đồ ăn kèm như giò tai, đậu phụ, thịt bò... Dù vậy, ngày nay nhiều người vẫn thích hương vị xưa và tìm đến những hàng quán có hương vị của quá khứ. Giá mỗi bát bún riêu cua dao động từ 20.000 đến 40.000 đồng.

    Bún ốc

    [​IMG]
    Bún ốc là món cũng thường được bán cùng với bún riêu bởi có sự tương đồng trong cách chế biến và hương vị. Bún ốc sử dụng bún rối, sợi nhỏ. Nước dùng là nước ninh xương lấy nước trong, có dấm bỗng, thêm cà chua. Người Hà Nội thường ăn bún ốc với hai loại ốc được gọi tên dân dã là ốc to (ốc mít, ốc nhồi) và ốc nhỏ (ốc vặn hay ốc đá) chọn con to vừa, luộc vừa chín, khêu ruột để sẵn trên bát. Ăn bún ốc cần có ớt chưng, ăn cùng rau sống. Bún ốc có thể ăn nóng hoặc nguội, chấm hoặc chan.

    Hà Nội có rất nhiều hàng bún ốc nổi tiếng như bún ốc Bà Sáu, bún ốc chị Thêm, bún ốc Khương Thượng, bún ốc tóp mỡ Bạch Mai, bún ốc nguội Ô Quan Chưởng hay các hàng bún ốc trong ngõ chợ Đồng Xuân... Giá mỗi bát bún ốc cũng dao động, từ khoảng 25.000 đồng.

    Bún giả cầy

    [​IMG]
    Đây là một trong những món ăn ngon ở Hà Nội, nhất là vào mùa đông. Nguyên liệu chính làm bún giả cầy là chân giò lợn, gồm cả phần thịt chân giò và móng giò, trải qua nhiều công đoạn chế biến khá phức tạp. Bát giả cầy thành phẩm có vị béo của miếng thịt móng giò quyện với cái chua của măng, nước sánh ngọt, thơm của đủ các vị riềng, mẻ. Bún giả cầy cũng cần phải có cả mắm tôm thì mới dậy mùi, mới chỉ ngửi thôi là đã không thể nhầm lẫn với bất kỳ món ăn nào khác. Món ăn thường được dùng kèm bún lá cắt nhỏ thành miếng. Khi ăn, bạn sẽ trộn lên để bát thịt lẫn đều rau thơm, cho thêm vài lát ớt nếu muốn cay.

    Một bát bún giả cầy thường được bán với giá khoảng từ 30.000 đồng một suất, thường được phục vụ vào các bữa ăn trưa. Hầu như ở bất kỳ đâu tại Hà Nội, các bạn đều có thể tìm được món ăn này, nhất là các quán ăn nhỏ, quán vỉa hè.

    Bún dọc mùng thịt mọc

    [​IMG]

    Đây là món ăn khá thanh mát, thích hợp vào những ngày trời nóng. Thành phần của món ăn đúng như tên gọi gồm dọc mùng được làm sạch để tránh bị ngứa, thịt chân giò thái mỏng và mọc làm từ giò sống có mộc nhĩ. Nhiều nơi, người bán có phục vụ thêm cả sườn non hay móng giò. Vị chủ đạo của món bún dọc mùng là chua thanh, ngọt mát nhờ nước dùng được ninh xương kỹ và nêm nếm để có hương vị vừa. Khi luộc móng giò và thịt chân giò, người ta thường cho thêm một ít nghệ để món ăn nhìn hấp dẫn. Thịt luộc vừa chín tới, ăn giòn, hơi dai và ngọt thịt.

    Khi bún mọc dọc mùng vào Sài Gòn, các quán ăn ở đây thường cho thêm hành phi, giá đỗ. Tùy khẩu vị của gia đình, bạn có thể biến tấu món ăn một chút để cảm thấy ngon miệng. Giá mỗi bát bún cũng khoảng 30.000 đồng. Bạn có thể ăn cả sáng, cả trưa.

    Linh Hương - Vĩnh Hy
     
  4. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Những món bún đặc trưng chỉ nghe tên là nhớ về Hà Nội
    Bạn đi khắp bốn phương trời, nhưng dù ở đâu, chỉ cần nghe đến bún chả, bún thang, bún ốc... hẳn bạn sẽ nhớ về Hà Nội.
    Một trong những nét đặc trưng nhất mỗi khi nhắc đến ẩm thực Hà Nội chính là các món bún. Với hương vị rất riêng, phong phú về số lượng, không ai có thể bỏ qua các món bún ngon đặc trưng nhất của Hà Nội dưới đây.

    Bún chả

    [​IMG]
    Nhắc đến ẩm thực Hà Nội là nói đến bún chả, một món ăn truyền thống đã có từ rất lâu đời. Thịt để làm bún chả ngon nhất là thịt lợn nạc vai, được chế biến thành hai loại là chả miếng và chả băm, sau đó nướng trên than hoa. Bạn có thể ăn một loại chả hoặc cả hai, tùy khẩu vị. Bún chả ngon nhất khi ăn với bún lá, chấm nước mắm pha chua mặn ngọt, có kèm tỏi và ớt, một ít dưa góp từ đu đủ xanh và không thể thiếu đĩa rau sống.

    Làm bún chả đơn giản, nhưng để ngon phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và bí quyết gia truyền, đặc biệt trong cách pha nước chấm. Bún chả có nét tương tự món bún thịt nướng ở miền Trung và miền Nam, nhưng khác nhau trong cách ăn và mùi vị của nước chấm. Người Hà Nội thường ăn bún chả nhiều vào buổi trưa. Ở Hà Nội, bún chả nổi tiếng nhất là ở Hàng Mành, nhưng giờ đây bạn có thể bắt gặp món ăn này ở khắp mọi nơi và có thể ăn kèm nem rán. Giá mỗi phần ăn dao động từ 30.000 đồng đến 60.000 đồng.

    Bún đậu mắm tôm

    [​IMG]

    Bún đậu mắm tôm là một món ăn bình dân được nhiều thực khách yêu thích. Bún đậu mắm tôm có thể được phục vụ ngay trên vỉa hè với đôi quang gánh của chị bán hàng, cũng có thể được phục vụ trong các nhà hàng, nhưng phổ biến nhất là một vài quán nhỏ trong các ngõ nhỏ ở Hà Nội. Bún đậu mắm tôm gồm đậu phụ rán vàng, mắm tôm pha chanh, ớt, xíu mì chính và một ít mỡ đánh bông. Bún ăn kèm là loại bún lá cắt thành từng miếng nhỏ. Rau sống cũng không thể thiếu trong món ăn này.

    Bún đậu mắm tôm trước đây thường được phục vụ như một bữa nhẹ, nhưng nay có thể ăn no vì người bán thường kèm nhiều đồ ăn khác nữa như chả cốm, thịt luộc... Bún đậu là món ăn bình dân nên cũng như bún chả, bạn có thể thưởng thức ở bất kỳ đâu, nổi tiếng nhất là bún đậu ngõ Phất Lộc, Hà Nội. Bún đậu mắm tôm cũng đã có mặt ở nhiều tỉnh thành, trong đó có TP HCM và thu hút rất đông thực khách. Giá cho mỗi suất bún dao động từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng tùy đồ ăn kèm.

    Bún thang

    [​IMG]
    Bún thang là một món ăn tinh túy của người Hà Nội. Bún thang rất phổ biến ở Hà Nội, nhưng không có nhiều hàng ngon bởi làm bún thang là một quá trình đòi hỏi sự cầu kỳ, từ phần chuẩn bị đến chế biến, với rất nhiều nguyên liệu. Rau răm, rau mùi, tôm bông, trứng gà rán mỏng, lườn gà, giò lụa thái sợi rải đều trong bát bún sợi nhỏ. Một bát bút thang đầy đủ cũng không thể thiếu củ cải ngâm.

    Nước dùng phải là loại nước trong, chan khi còn nóng hổi. Một nồi nước dùng ngon cũng là một sự tổng hợp từ xương gà, tôm khô, sá sùng (nếu có) để ngọt nước. Ăn bún thang là phải kèm gia vị như giấm, ớt, tỏi, hạt tiêu và thêm chút mắm tôm. Sẽ thật là thiếu khi nói về bún thang Hà Nội mà không nói đến tinh dầu cà cuống, nếu có sẽ rất dậy mùi. Nhưng rất tiếc hiện nay hầu như không còn nguyên liệu này.

    Một bát bún thang dao động từ 40.000 đến 60.000 đồng. Bạn có thể ăn ở đầu chợ Hàng Bè.

    Bún ngan

    [​IMG]
    Đây cũng là một trong những món ăn nổi tiếng ở Hà Nội. Nguyên liệu tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể chế biến và làm ra một tô bún ngan ngon đúng vị. Bún ngan ngon phải cẩn thận từng chi tiết, từ nước dùng ninh từ xương ngan, có nấm khô, ngọt mà không gắt, không quá béo, luôn luôn nóng hổi... Miếng thịt ngan đầy đặn, béo, mềm, măng ăn kèm đúng kiểu là măng khô nấu kỹ mềm, ngấm đủ gia vị, miếng tiết luộc không bị nát Thịt mọc hay những thứ khác ăn kèm phải đậm đà. Nước chấm bún ngan cũng phải rất đặc biệt, được pha chua ngọt vừa miệng với tỏi ớt. Nhiều quán bún miến ngan được đánh giá ngon hay không phụ thuộc rất nhiều vào bát nước chấm.

    Một hàng bán ngan thông thường sẽ có những món chủ đạo như bún, miến (nước hoặc chấm hay trộn), măng tiết luộc, ngan chặt, ngan nướng... Nên nếu bạn chỉ ăn bún hay miến nước thì giá cả dao động từ 30.000 đến 40.000 đồng/bát, còn nếu ăn thêm nhiều món, trung bình mỗi người hết hơn 100.000 đồng. Nổi tiếng ở Hà Nội có hàng bún miến ngan Nhàn trong ngõ Trung Yên, chợ Hàng Bè. Nhưng ngoài ra, bạn cũng có thể tìm được bún miến ngan ở rất nhiều nơi khác nữa.

    Bún riêu cua

    [​IMG]
    Bún riêu cua là món bún truyền thống lâu đời của người miền Bắc. Riêu cua là dạng canh chua được nấu từ gạch cua, thân cua giã và lọc cùng với cà chua, mỡ nước, dấm bỗng và các loại gia vị khác. Ăn bún riêu cua sẽ không thể thiếu rau sống và một chút mắm tôm cùng ớt chưng. Món ăn sẽ rất tuyệt vào bữa sáng mùa hè để bạn cảm thấy tràn trề năng lượng cho cả ngày mới.

    Bún riêu cua Hà Nội đã thay đổi khá nhiều theo thời gian. Nếu trước đây, bát bún truyền thống chỉ đơn giản những nguyên liệu kể trên, thì nay bát bún đầy đặn hơn rất nhiều với đủ các loại đồ ăn kèm như giò tai, đậu phụ, thịt bò... Dù vậy, ngày nay nhiều người vẫn thích hương vị xưa và tìm đến những hàng quán có hương vị của quá khứ. Giá mỗi bát bún riêu cua dao động từ 20.000 đến 40.000 đồng.

    Bún ốc

    [​IMG]
    Bún ốc là món cũng thường được bán cùng với bún riêu bởi có sự tương đồng trong cách chế biến và hương vị. Bún ốc sử dụng bún rối, sợi nhỏ. Nước dùng là nước ninh xương lấy nước trong, có dấm bỗng, thêm cà chua. Người Hà Nội thường ăn bún ốc với hai loại ốc được gọi tên dân dã là ốc to (ốc mít, ốc nhồi) và ốc nhỏ (ốc vặn hay ốc đá) chọn con to vừa, luộc vừa chín, khêu ruột để sẵn trên bát. Ăn bún ốc cần có ớt chưng, ăn cùng rau sống. Bún ốc có thể ăn nóng hoặc nguội, chấm hoặc chan.

    Hà Nội có rất nhiều hàng bún ốc nổi tiếng như bún ốc Bà Sáu, bún ốc chị Thêm, bún ốc Khương Thượng, bún ốc tóp mỡ Bạch Mai, bún ốc nguội Ô Quan Chưởng hay các hàng bún ốc trong ngõ chợ Đồng Xuân... Giá mỗi bát bún ốc cũng dao động, từ khoảng 25.000 đồng.

    Bún giả cầy

    [​IMG]
    Đây là một trong những món ăn ngon ở Hà Nội, nhất là vào mùa đông. Nguyên liệu chính làm bún giả cầy là chân giò lợn, gồm cả phần thịt chân giò và móng giò, trải qua nhiều công đoạn chế biến khá phức tạp. Bát giả cầy thành phẩm có vị béo của miếng thịt móng giò quyện với cái chua của măng, nước sánh ngọt, thơm của đủ các vị riềng, mẻ. Bún giả cầy cũng cần phải có cả mắm tôm thì mới dậy mùi, mới chỉ ngửi thôi là đã không thể nhầm lẫn với bất kỳ món ăn nào khác. Món ăn thường được dùng kèm bún lá cắt nhỏ thành miếng. Khi ăn, bạn sẽ trộn lên để bát thịt lẫn đều rau thơm, cho thêm vài lát ớt nếu muốn cay.

    Một bát bún giả cầy thường được bán với giá khoảng từ 30.000 đồng một suất, thường được phục vụ vào các bữa ăn trưa. Hầu như ở bất kỳ đâu tại Hà Nội, các bạn đều có thể tìm được món ăn này, nhất là các quán ăn nhỏ, quán vỉa hè.

    Bún dọc mùng thịt mọc

    [​IMG]

    Đây là món ăn khá thanh mát, thích hợp vào những ngày trời nóng. Thành phần của món ăn đúng như tên gọi gồm dọc mùng được làm sạch để tránh bị ngứa, thịt chân giò thái mỏng và mọc làm từ giò sống có mộc nhĩ. Nhiều nơi, người bán có phục vụ thêm cả sườn non hay móng giò. Vị chủ đạo của món bún dọc mùng là chua thanh, ngọt mát nhờ nước dùng được ninh xương kỹ và nêm nếm để có hương vị vừa. Khi luộc móng giò và thịt chân giò, người ta thường cho thêm một ít nghệ để món ăn nhìn hấp dẫn. Thịt luộc vừa chín tới, ăn giòn, hơi dai và ngọt thịt.

    Khi bún mọc dọc mùng vào Sài Gòn, các quán ăn ở đây thường cho thêm hành phi, giá đỗ. Tùy khẩu vị của gia đình, bạn có thể biến tấu món ăn một chút để cảm thấy ngon miệng. Giá mỗi bát bún cũng khoảng 30.000 đồng. Bạn có thể ăn cả sáng, cả trưa.

    Linh Hương - Vĩnh Hy
     
  5. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Những biến tấu độc đáo với trứng
    Luộc trứng hay trứng ốp la đã 'xưa như trái đất' rồi, bạn hãy thử chế biến nguyên liệu này theo các gợi ý thú vị để có món ăn lạ mà quen.

    Trước khi bắt tay vào chế biến các món ăn từ trứng, bạn cần nắm được các nguyên tắc chọn quả trứng sao cho tươi và ngon nhất. Cách tốt nhất để chọn được quả trứng ưng ý đó là hãy thả tất cả chúng vào chậu nước lớn, quả nào nổi lên là trứng cũ. Các quả chìm xuống là trứng mới, tiếp xúc bề ngang xuống đáy chậu là trứng khoảng một tuần, trứng chúc đầu xuống đáy là khoảng 3 tuần.


    Tương tự, cũng có nhiều cách để bóc trứng nhưng cách dễ nhất chính là dùng lực tay lăn nhẹ quả trứng trên nền cứng, sau đó nhẹ nhàng tách lớp vỏ ra. Ngoài ra, nếu bạn định ăn trứng luộc mà không chế biến thì có thể cắt đôi quả trứng (cả vỏ), sau đó dùng thìa khéo léo tách vỏ với trứng ra dễ dàng.


    Trứng ốp la với khuôn sáng tạo

    Trứng ốp la kiểu bình thường không còn khiến cả nhà hứng thú thì bạn có thể đổi kiểu bằng món trứng ốp la với khuôn độc đáo, bằng ớt chuông hoặc hành tây. Bạn cắt một lớp khoảng 1 cm, sau đó thả trứng vào là đã có ngay một món ăn lạ mà quen.

    Bánh mì đúc trứng

    Bánh mì kẹp trứng "xưa như trái đất" rồi thì bạn có thể chế biến món bánh mì đúc trứng mới lạ, mùi vị hòa quyện và đậm đà hơn. Bạn đục một hình tròn giữa chiếc bánh mì, sau đó đổ trứng vào giữa và chiên đều, bạn sẽ có một chiếc bánh mì nướng, đúc trứng thơm ngon.

    Hamburger trứng bông

    Chiếc bánh hamburger sẽ trở nên mới lạ hơn với cách làm cầu kỳ. Bạn đánh bông lòng trắng trứng với một chút muối thành một lớp kem bông, dùng khuôn sắt làm thành chiếc bánh với lòng đỏ trứng bên trong. Cuối cùng, kẹp thành chiếc hamburger đầy đặn.

    Hoa xúc xích trứng

    Một biến tấu khác với trứng và xúc xích sẽ khiến bé thích mê. Xúc xíc khía răng cưa, uốn cong, đổ trứng vào giữa, chiên cho chín, trang trí thêm dưa chuột thành một bông hoa đẹp mắt, ngon miệng.

    Luộc trứng bằng lò vi sóng

    Nếu muốn luộc trứng nhanh, bạn có thể cân nhắc phương pháp bằng lò vi sóng. Bạn đập trứng vào cốc, đổ nước lọc, sau đó cho vào lò vi sóng khoảng một phút, bạn sẽ có một quả trứng chần chín tới, nhanh gọn.

    Trứng nhiều màu

    Trứng ốp la cũng có thể có màu sắc bắt mắt thay vì màu trắng nguyên thủy. Bạn sử dụng màu nhuộm là bắp cải tím, xay nhỏ, vắt nước và hòa lòng trắng trứng, sẽ ra màu xanh, vắt thêm chanh sẽ ra màu tím. Bạn đổ trứng vào chảo nóng và chiên như bình thường sẽ ra thành phẩm.


    Trứng trái tim

    Những quả trứng hình trái tim tưởng như cần cách làm cầu kỳ lắm nhưng thực tế lại có thể hoàn thành "trong một nốt nhạc" với dụng cụ dễ kiếm. Bạn luộc chín quả trứng, lưu ý là luộc chín già và để nóng, buộc hai đầu miếng bìa bằng dây chun, sau đó chèn một chiếc đũa ở giữa, để một lúc là đã có một quả trứng hình trái tim, tha hồ trang trí.

    Video: Mr. Hacker
     
  6. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Các địa chỉ ẩm thực bán xuyên đêm ở Sài Gòn
    Cơm tấm "ma" trứ danh, chợ Bà Chiểu, ngã tư Hàng Xanh hay phố Tây (Bùi Viện) là những địa chỉ dành cho du khách muốn khám phá ẩm thực đêm khuya ở TP HCM.
    [​IMG]
    Chợ Bà Chiểu

    Khu chợ đêm nhộn nhịp này là địa chỉ hàng đầu cho thực khách ở khu trung tâm. Từ 8h tối đến 4h sáng, các hàng, quán, xe bán rong luôn nhộn nhịp với nhiều món như xôi gà, bánh mỳ, sữa đậu nành… Trong đó đông khách nhất là các quán xôi gà, với giá từ 20.000 đồng một phần. Ảnh: Nguyễn Huyền.

    [​IMG]
    Cơm tấm "ma"

    Cơm tấm đêm là đặc sản nổi tiếng của Sài Gòn, bán ở mọi vỉa hè, bán xuyên đêm nên nhiều người gọi vui là “cơm tấm ma”. Cơm tấm ăn kèm sườn nướng, trứng ốp-la, chả, bì… giá một phần từ 18.000 đồng. Cơm tấm “ma” ở đường Đinh Tiên Hoàng (quận 1) và cơm tấm đêm Cao Đạt (quận 5) được coi là nổi tiếng nhất, bán lâu năm và hút khách. Ảnh: Thiên Chương.

    [​IMG]
    Bún bò vỉa hè

    Với những thực khách không muốn ăn cơm khuya, các quán bún bò, hủ tiếu là lựa chọn hợp lý. Góc đường Nguyễn Văn Đậu - Lê Quang Định (quận Bình Thạnh) bạn sẽ luôn tìm được quán bún bò Huế vào bất cứ giờ nào. Quán vỉa hè với bàn ghế nhựa sơ sài nhưng món bún bò, bánh canh luôn thu hút những vị khách ăn đêm. Giá một tô từ 20.000 đến 35.000 đồng. Ảnh: Huấn Phan.

    [​IMG]
    Cháo trắng Hàng Xanh

    TP HCM có nhiều quán cháo trắng buổi tối, trong đó cháo trắng gần ngã tư Hàng Xanh là địa chỉ được nhắc nhiều cho những ai muốn ăn cháo nửa đêm. Món nổi tiếng ở đây là cháo trắng ăn kèm lá dứa và đậu đỏ. Ngoài ra cháo còn có các vị ăn kèm như trứng muối, củ cải, tôm rim... Giá khoảng 10.000 – 30.000 đồng tùy phần ăn kèm. Ảnh: Thiên Chương.

    [​IMG]
    Phố Tây Bùi Viện

    Nằm ngay trung tâm TP HCM, con phố sôi động từ chiều tối đến sáng sớm này là địa chỉ ẩm thực cho những người đói bụng mà không muốn đi xa. Bùi Viện là nơi hội tụ đầy đủ các nền ẩm thực khác nhau, không chỉ là món Việt mà còn có cả món Thái, Âu, Ấn… Ở đây có đủ món từ ăn nhẹ như chè, sinh tố đến các quán nướng, cơm lá sen, xiên que… được bày bán suốt đêm. Giá đồ ăn ở Bùi Viện cao hơn mặt chung khá nhiều, thậm chí vào đây bạn cũng phải gửi xe với giá 15.000 đồng. Ảnh: SuZi.

    Má Lúm
     
  7. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Gỏi cá đãi khách quý của người Thái ở Điện Biên
    Gỏi cá là món ăn trong những dịp đặc biệt, thời khắc sum họp gia đình, hoặc đón khách quý... của mỗi gia đình người Thái tỉnh Điện Biên.


    Người dân Tây Bắc vẫn luôn truyền miệng câu nói “Người Xá ăn theo lửa, người Thái ăn theo nước”, để chỉ phong tục sinh hoạt của các dân tộc. Người Thái thường sống bám theo sông nước, biết trồng lúa, đào ao thả cá, đánh bắt tôm cá, nên những món ăn, ẩm thực đa dạng và có nét riêng.

    " id="vne_slide_image_0" style="-x-ignore: 1">
    Người dân Tây Bắc vẫn luôn truyền miệng câu nói “Người Xá ăn theo lửa, người Thái ăn theo nước”, để chỉ phong tục sinh hoạt của các dân tộc. Người Thái thường sống bám theo sông nước, biết trồng lúa, đào ao thả cá, đánh bắt tôm cá, nên những món ăn, ẩm thực đa dạng và có nét riêng.


    Mỗi dịp Tết, khi gia đình sum họp hay nhà có khách quý, người Thái lại tiếp đãi bằng món gỏi cá (cá sống làm nộm với hoa chuối rừng, tiếng Thái gọi là Cỏi Tà). Cá thường bắt ở suối hoặc ao nhà. Những con cá lớn hơn 1 kg sẽ được chọn để làm món này.

    " id="vne_slide_image_1" style="-x-ignore: 1">
    Mỗi dịp Tết, khi gia đình sum họp hay nhà có khách quý, người Thái lại tiếp đãi bằng món gỏi cá (cá sống làm nộm với hoa chuối rừng, tiếng Thái gọi là Cỏi Tà). Cá thường bắt ở suối hoặc ao nhà. Những con cá lớn hơn 1 kg sẽ được chọn để làm món này.


    Để làm món gỏi, nguyên liệu phải chuẩn bị rất cầu kỳ và mất thời gian. Nhiều loại rau thơm và gia vị được chuẩn bị sẵn.

    " id="vne_slide_image_2" style="-x-ignore: 1">
    Để làm món gỏi, nguyên liệu phải chuẩn bị rất cầu kỳ và mất thời gian. Nhiều loại rau thơm và gia vị được chuẩn bị sẵn.


    Cá chép, cá trắm, cá trôi loại to đánh vảy lọc bỏ xương, lấy phần thịt và thấm hết nước cá, dùng dao thái lát nhỏ, mỏng. Mục đích để khử mùi tanh, giúp cá nhanh ngấm gia vị.

    " id="vne_slide_image_3" style="-x-ignore: 1">
    Cá chép, cá trắm, cá trôi loại to đánh vảy lọc bỏ xương, lấy phần thịt và thấm hết nước cá, dùng dao thái lát nhỏ, mỏng. Mục đích để khử mùi tanh, giúp cá nhanh ngấm gia vị.


    Hoa chuối rừng là loại hoa chuối có nhiều hạt, vị chát và không đắng. Mang về thái nhỏ và ướp muối khử nhựa rồi ngâm hơn 2 tiếng. Hoa chuối giúp trung hòa để tránh đau bụng với người không quen ăn đồ sống.

    " id="vne_slide_image_4" style="-x-ignore: 1">
    Hoa chuối rừng là loại hoa chuối có nhiều hạt, vị chát và không đắng. Mang về thái nhỏ và ướp muối khử nhựa rồi ngâm hơn 2 tiếng. Hoa chuối giúp trung hòa để tránh đau bụng với người không quen ăn đồ sống.


    Người Thái vẫn gọi vui món ăn này là món ăn "Sum vầy" bởi đông người cùng chế biến, cùng thưởng thức mang đến cảm giác sum họp, ấm cúng của gia đình.

    " id="vne_slide_image_5" style="-x-ignore: 1">
    Người Thái vẫn gọi vui món ăn này là món ăn "Sum vầy" bởi đông người cùng chế biến, cùng thưởng thức mang đến cảm giác sum họp, ấm cúng của gia đình.


    Sau khi cho đầy đủ gia vị, cá được bóp với nước măng chua. Nước chua sẽ làm thịt cá chín. Yêu cầu của hỗn hợp ăn kèm này là có độ chua vừa đủ nhưng phải cay, nồng và có mùi thơm đặc trưng, không tanh.

    " id="vne_slide_image_6" style="-x-ignore: 1">
    Sau khi cho đầy đủ gia vị, cá được bóp với nước măng chua. Nước chua sẽ làm thịt cá chín. Yêu cầu của hỗn hợp ăn kèm này là có độ chua vừa đủ nhưng phải cay, nồng và có mùi thơm đặc trưng, không tanh.


    Với đầy đủ nguyên liệu, người ăn cảm nhận được mùi vị khác nhau: giòn của hoa chuối, thơm của các loại rau, ngọt của thịt cá, chua của nước măng, cay của tỏi, ớt, tê nồng của hạt mắc khén.

    " id="vne_slide_image_7" style="-x-ignore: 1">
    Với đầy đủ nguyên liệu, người ăn cảm nhận được mùi vị khác nhau: giòn của hoa chuối, thơm của các loại rau, ngọt của thịt cá, chua của nước măng, cay của tỏi, ớt, tê nồng của hạt mắc khén.


    Trong mâm cỗ của người Thái luôn có đủ các món nộm, nướng, gỏi, luộc và hấp. Người Thái ở Tây Bắc nói chung và người Thái ở Điện Biên nói riêng luôn có cách sử dụng gia vị trong ẩm thực rất đặc trưng, cầu kỳ. Gia vị để ướp chủ yếu là tiêu rừng hay còn gọi là “mắc khén”, ớt, tỏi, gừng, muối… nhưng cách họ tạo ra món ăn, thứ tự gia giảm các loại thì không phải ai cũng biết.

    " id="vne_slide_image_8" style="-x-ignore: 1">
    Trong mâm cỗ của người Thái luôn có đủ các món nộm, nướng, gỏi, luộc và hấp. Người Thái ở Tây Bắc nói chung và người Thái ở Điện Biên nói riêng luôn có cách sử dụng gia vị trong ẩm thực rất đặc trưng, cầu kỳ. Gia vị để ướp chủ yếu là tiêu rừng hay còn gọi là “mắc khén”, ớt, tỏi, gừng, muối… nhưng cách họ tạo ra món ăn, thứ tự gia giảm các loại thì không phải ai cũng biết.


    Ông Lò Văn Chóc (Thanh Nưa, Điện Biên) cho biết:" Cá có thể làm được nhiều món như Pa pỉnh tộp, cá hấp, cá hun khói, nhưng món gỏi cá thì không phải ai cũng được thử. Món ăn làm mất thời gian, đặc biệt là khâu chuẩn bị gia vị nên phải là khách quý mới được thiết đãi".

    " id="vne_slide_image_9" style="-x-ignore: 1">
    Ông Lò Văn Chóc (Thanh Nưa, Điện Biên) cho biết:" Cá có thể làm được nhiều món như Pa pỉnh tộp, cá hấp, cá hun khói, nhưng món gỏi cá thì không phải ai cũng được thử. Món ăn làm mất thời gian, đặc biệt là khâu chuẩn bị gia vị nên phải là khách quý mới được thiết đãi".


    Theo VnExpress
     
  8. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Bữa trưa kiểu Nhật cho 3 người từ 196.000 đồng
    Ưu đãi áp dụng cho khách đến nhà hàng Sushi Kei - Vincom Bà Triệu, Hà Nội thưởng thức combo đúng phong cách Nhật dành cho 3 người.


    Chương trình áp dụng mức giá từ 196.000 đồng cho bàn ăn đa dạng các món ăn tươi ngon, chất lượng từ xứ sở hoa anh đào. Trong đó, set sushi 7 vị với nắm cơm chặt tay, dẻo thơm đặc trưng của gạo Nhật hòa quyện với vị chua thanh của giấm, phủ lên trên là lát cá ngừ, cá hồi, tôm, bạch tuộc hay trứng tôm... tươi ngọt. Ăn kèm là tương chấm, mù tạt và vài lát gừng muối.

    [​IMG]
    Set sushi 7 vị - sushi cá ngừ, tôm, trứng cuộn, cá hồi, thanh cua, bạch tuộc…

    Thịt cốt lết lợn được đánh mềm, áo một lớp bột mì mỏng, thêm lớp lòng đỏ trứng, ngoài cùng là bột chiên xù rồi đem chiên vàng ruộm (gọi là katsu). Cắn một miếng katsu, thực khách sẽ cảm nhận sức hấp dẫn của lớp vỏ giòn béo ngậy, bên trong là thịt heo chín vừa mọng nước. Món dùng kèm cơm trắng dẻo thơm và xốt cà ri Nhật đậm vị. Set ăn còn có súp Miso và trứng hấp tôm nấm nóng hổi.

    [​IMG]
    Thịt heo cốt lết chiên xù.

    Điểm nhấn là món gà áp chảo sốt Ponzu với thịt gà mềm thơm ăn kèm nước sốt ponzu chua ngọt và củ cải bào. Ăn kèm với món là salad bắp cải kiểu Nhật, cơm trắng, súp Miso và trứng hấp tôm nấm.

    Ngoài ra, thực khách còn nhiều sự lựa chọn khác như món mì soba ăn kèm tempura tôm giòn rụm; cơm mực tươi xốt gừng cay cay; set cơm gà nướng xốt teriyaki…

    [​IMG]
    Set cơm gà áp chảo sốt ponzu.

    Nằm trong chuỗi các thương hiệu nổi tiếng của Redsun ITI bao gồm King BBQ, Seoul Garden, ThaiExpress, Hotpot Story, Capricciosa…, Sushi Kei là địa chỉ quen thuộc của những thực khách yêu thích các món ăn Nhật. Với thực đơn phong phú món, set ăn hấp dẫn, chuẩn hương vị Nhật, Sushi Kei thu hút cả những khách hàng khó tính.

    Nhà hàng Sushi Kei: tầng 4 Vincom Bà Triệu, Hà Nội; tầng 5 Aeon Mall Long Biên. Hotline: 1800 1277. Website. Fanpage.

    (Nguồn: Nhà hàng Sushi Kei)
     
  9. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Vịt luộc chấm mắm gừng đậm chất miền Nam
    Miếng thịt vịt mềm thơm, da béo ngậy, nóng hổi hòa cùng vị cay nồng của nước mắm gừng dễ gây nghiện nếu một lần nếm thử.
    Các món ăn chế biến từ vịt xiêm không còn lạ và thậm chí khá đa dạng với người miền Nam. Và trong số các món ăn từ vịt thì vịt luộc chấm nước mắm gừng vẫn là món dân dã được nhiều người ưa thích nhất bởi vừa dễ chế biến lại vừa ngon miệng.

    [​IMG]
    Theo các đầu bếp gia đình ở miệt vườn miền Nam, muốn có món ăn ngon đầu tiên phải biết chọn vịt. Vịt xiêm ngon mỗi con chừng ký rưỡi, sờ thử phần bụng của vịt không thấy có nhiều mỡ, vịt phải còn sống và khỏe mạnh.

    Luộc vịt là một trong những công đoạn quan trọng. Để vịt không bị hôi, sau khi làm sạch lông, người nấu thường tắm rượu rồi chà gừng, muối bên ngoài lớp da, sau đó rửa sạch lại bằng nước. Bắc nồi nước lên đun sôi, cho gừng nướng, củ hành tím nướng đập dập, một nhánh sả vào, nước sôi bùng lên thì cho vịt vào luộc.

    Để thịt vịt không quá mềm bở cũng không quá dai cứng, cần luộc chừng 10 phút sau đó dùng đũa xăm thử. Nếu vịt mềm thì tắt lửa, vớt vịt ra, tưới nước lạnh lên để da vịt giòn hơn. Vịt sau đó được chặt ra từng miếng vừa ăn.

    [​IMG]
    Nước mắm gừng là linh hồn của món ăn. Mắm gừng miền Nam pha chua ngọt gồm tỏi ớt bằm, chanh, đường cát, bột ngọt, ít nước lọc và nước mắm. Nước mắm chấm vịt đậm đà nên lượng nước lọc không pha nhiều như nước mắm ăn bún hay ăn gỏi cuốn. Gừng được bằm nhuyễn, vắt bỏ nước cho bớt đắng, sau đó cho vào tô nước mắm trộn đều.

    Thịt vịt vừa chặt xong, chỉ cần chấm vào chén nước mắm gừng là đủ để người ăn cảm thấy thú vị bởi miếng thịt mềm ngọt, phần da giòn giòn thấm vào nước mắm vừa mặn vừa chua ngọt vừa nồng cay hương gừng.

    [​IMG]
    Để món ăn tròn vị và không ngán, người miền Nam thường trộn thêm dĩa gỏi bắp cải trắng với rau thơm. Gỏi được chế thêm ít giấm chua chua rồi rưới nước mắm gừng trộn đều, trên có ít đậu phộng rang. Món gỏi ăn kèm thịt vịt luộc rất ngon miệng.

    Không chỉ đĩa gỏi, nước luộc vịt còn được tận dụng để nấu cháo. Chỉ cần vo nắm gạo, thả vào đun lửa riu riu chừng mươi phút, gạo nở bung thì nêm tí muối, xắt thêm miếng hành lá, ngò rí cho vào thì sẽ có ngay nồi cháo thơm lừng.

    Mr. True
     
  10. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    City House Café giảm giá 50% thức uống
    Ưu đãi áp dụng cho tất cả thức uống từ thứ Hai đến thứ Sáu khi khách nhận được voucher tại quán, kéo dài hết ngày 10/4.


    [​IMG]
    City House cafe có không gian thoáng mát, hiện đại, mang lại cho thực khách sự thoải mái, thư giãn bên cạnh vườn hoa nhiều màu sắc. Đây được xem là chốn hẹn hò bình yên đầy lắng đọng, một "châu Âu thu nhỏ" trong lòng thành phố.

    [​IMG]
    Đây được xem là chốn hẹn hò bình yên đầy lắng đọng với những kiến trúc độc đáo của châu Âu xưa cũ.

    [​IMG]
    Ánh sáng vàng ấm áp cùng từng chi tiết thiết kế độc đáo của quán cũng là yếu tố hỗ trợ cho những bức ảnh độc đáo để khoe với bạn bè trên Facebook hay Instagram.

    [​IMG]
    Mỗi góc nhỏ ở City House Café như bãi cỏ mướt mắt, từng tán cây xanh hay khung cửa sổ trắng điểm xuyết những chậu hoa be bé đủ màu sắc được sắp đặt tỉ mỉ, để từng chỗ ngồi đều là không gian đẹp.

    [​IMG]
    Với sự kết hợp sắc màu tinh tế từ những chiếc gối ôm hay là đồ vật trang trí nhỏ xinh xắn, quán sẽ là nơi dừng chân mỗi khi bạn cần một góc nhỏ gần gũi, bình yên để nhấm nháp ly cà phê, cảm nhận một bài hát ý nghĩa, chia sẻ mọi buồn vui với người bạn tâm giao.

    [​IMG]
    Từng chi tiết nhỏ với bảng chỉ dẫn đường mang tên những loại hoa hay con suối nằm ngay giữa khuôn viên cũng đủ để bạn cảm nhận sự tinh tế của kiến trúc hòa cùng thiên nhiên.

    [​IMG]
    Các mỗi thức uống của quán dao động 30.000 - 70.000 đồng. Tuy nhiên, khi đến quán trong tháng 3 này, bạn sẽ được giảm giá thức uống chỉ còn một nửa.

    [​IMG]
    Đến City House Café, bạn có thể chọn ngay một góc nhỏ bình yên như ý thích, tận hưởng giây phút thư giãn thoải mái nhất cùng những người thương yêu.

    Liên hệ City House Café:
    21 Huỳnh Khương An, phường 5, quận Gò Vấp, TP HCM (Bên hông chợ Gò Vấp, cổng sau Đại học Công nghiệp TP HCM).
    Tel: (08) 35 888 030 - (08) 35 888 034. Facebook.

    (Nguồn: City House Café)
     
  11. mebeduc342

    mebeduc342 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/8/2016
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    28
    văn hóa ẩm thực ở đây có vẻ đa dạng ra phết.
     
  12. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Bánh tiêu giò chéo quẩy - món ăn chơi bình dân trăm năm tại Sài Gòn
    Chiên trong chảo dầu đen ngòm, thế nhưng món bánh tiêu giò chéo quẩy nóng giòn thơm phức cả thế kỷ qua vẫn là món ăn vặt quen thuộc của nhiều người Sài Gòn.


    Bánh tiêu - giò chéo quẩy là hai món bánh khác nhau nhưng đều do những người Hoa đến Sài Gòn từ gần trăm năm trước mang đến. Cùng làm bằng bột mì nhưng bánh tiêu sử dụng thêm phần bột nở nhiều hơn. Nguyên liệu kèm theo là vani, muối, dầu ăn, đường, mè trắng.

    Bánh tiêu - giò chéo quẩy là hai món bánh khác nhau nhưng đều do những người Hoa đến Sài Gòn từ gần trăm năm trước mang đến. Cùng làm bằng bột mì nhưng bánh tiêu sử dụng thêm phần bột nở nhiều hơn. Nguyên liệu kèm theo là vani, muối, dầu ăn, đường, mè trắng.


    Bột bánh tiêu sau khi trộn chung các loại gia vị sẽ nắn thành hình tròn bằng quả cam, rắc bột khô bên ngoài để không bị dính.


    Bột bánh tiêu sau khi trộn chung các loại gia vị sẽ nắn thành hình tròn bằng quả cam, rắc bột khô bên ngoài để không bị dính.


    Phần bột, rắc mè trắng lên một mặt trước khi mang đi chiên. Bánh được cho vào chảo dầu to, dầu đun ở nhiệt độ cao. Khi chiên, bánh phồng to lên, khi bên ngoài vừa ngả màu vàng thì vớt ra để cho ráo dầu.

    Phần bột, rắc mè trắng lên một mặt trước khi mang đi chiên. Bánh được cho vào chảo dầu to, dầu đun ở nhiệt độ cao. Khi chiên, bánh phồng to lên, khi bên ngoài vừa ngả màu vàng thì vớt ra để cho ráo dầu.


    Bánh tiêu sau chiên to bằng cái chén, ngoài giòn thơm, trong xốp mềm, vị ngọt ngọt mặn mặn. Bánh tiêu thường được người miền Nam ăn kèm với bánh bò khiến cụm từ "bánh bò bánh tiêu" một thời trở thành tiếng reo quen thuộc trên mọi con phố Sài Gòn.


    Bánh tiêu sau chiên to bằng cái chén, ngoài giòn thơm, trong xốp mềm, vị ngọt ngọt mặn mặn. Bánh tiêu thường được người miền Nam ăn kèm với bánh bò khiến cụm từ "bánh bò bánh tiêu" một thời trở thành tiếng reo quen thuộc trên mọi con phố Sài Gòn.


    Giò chéo quẩy còn gọi là bánh quẩy. Giò chéo quẩy miền Nam to hơn nhiều lần so với quẩy miền Bắc và mềm xốp chứ không cứng giòn như nhiều loại quẩy vẫn thường ăn với phở ở miền Bắc.


    Giò chéo quẩy còn gọi là bánh quẩy. Giò chéo quẩy miền Nam to hơn nhiều lần so với quẩy miền Bắc và mềm xốp chứ không cứng giòn như nhiều loại quẩy vẫn thường ăn với phở ở miền Bắc.


    Bột mì là nguyên liệu chính, người làm bánh cũng pha ít bột nở, ít muối để bánh phồng to. Bột bánh tươi được cán mỏng và dài khoảng 30 cm, người làm bánh kẽ giữa để bánh tách làm hai mảnh dính nhau. Giò chéo quẩy cũng được chiên trong dầu nóng.


    Bột mì là nguyên liệu chính, người làm bánh cũng pha ít bột nở, ít muối để bánh phồng to. Bột bánh tươi được cán mỏng và dài khoảng 30 cm, người làm bánh kẽ giữa để bánh tách làm hai mảnh dính nhau. Giò chéo quẩy cũng được chiên trong dầu nóng.


    Sau khi chiên, giò chéo quẩy phồng to, bánh ăn nóng sẽ rất ngon. Người Sài Gòn thường ăn giò chéo quẩy chấm với bạc xỉu nóng (sữa pha cà phê), ăn không lúc vừa mới chiên, hoặc ăn cùng cháo, hủ tíu.


    Sau khi chiên, giò chéo quẩy phồng to, bánh ăn nóng sẽ rất ngon. Người Sài Gòn thường ăn giò chéo quẩy chấm với bạc xỉu nóng (sữa pha cà phê), ăn không lúc vừa mới chiên, hoặc ăn cùng cháo, hủ tíu.


    Riêng bánh tiêu thì chỉ ăn không hoặc ăn cùng tách cà phê chứ không ăn kèm các món khác. Giá một cái bánh tiêu hoặc bánh giò chéo quẩy chỉ khoảng 3.000 đồng.


    Riêng bánh tiêu thì chỉ ăn không hoặc ăn cùng tách cà phê chứ không ăn kèm các món khác. Giá một cái bánh tiêu hoặc bánh giò chéo quẩy chỉ khoảng 3.000 đồng.


    Mr. True
     
  13. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    5 món hải sản tiền triệu ở biển đảo Việt Nam
    Đến đảo Bình Ba, du khách có cơ hội được thưởng thức món tôm hùm đắt đỏ với giá 1-1,2 triệu đồng, rẻ hơn rất nhiều so với các nơi khác
    Bào ngư, tôm hùm, cua huỳnh đế, sá sùng... là những món ăn dành cho dân nhà giàu vì giá thành đắt đỏ. Tuy nhiên nếu đến đúng nơi, bạn có thể mua với giá rẻ hơn nhiều.

    [​IMG]
    Tôm mũ ni đỏ

    Ở các nhà hàng tại TP HCM, tôm mũ ni đỏ có giá 1,8-2 triệu đồng một kg (2-4 con một kg). Loại tôm này không có cặp càng to như tôm hùm, thay vào đó là vỏ mỏng và dẹt như chiếc mũ ni. Thịt tôm trắng, mềm và thơm, thường được ăn kèm với muối ớt. Ảnh: Má Lúm.

    Tại Nha Trang, du khách có thể mua tôm mũ ni trong các nhà hàng, hoặc chợ cá với giá 400.000-600.000 đồng một kg tùy kích thước. Video: Má Lúm.

    [​IMG]
    Tôm hùm

    Loại tôm đắt tiền này có nhiều ở các vùng biển miền trung, nổi tiếng nhất ở đảo Bình Ba (Cam Ranh, Khánh Hòa). Đây là món ăn được nhiều du khách thưởng thức nhất khi đến đảo vì độ tươi ngon cũng như giá cả rẻ hơn nhiều nơi khác.

    Đi dọc bến tàu hay hỏi bất kỳ nhà dân nào trên đảo, bạn đều có thể mua được tôm hùm sống hoặc đã chế biến sẵn. Giá tôm tươi sống khoảng 1-1,2 triệu đồng một kg, tôm ngộp giá 800.000 đồng. Tôm hùm nướng phô mai hoặc nấu cháo là hai món được nhiều du khách ưa chuộng nhất. Ảnh: dulichbinhba.

    [​IMG]
    Cua huỳnh đế

    Có hình dạng lạ mắt, thịt chắc và thơm ngon, cua huỳnh đế luôn được yêu thích dù giá cả triệu đồng một kg. Loại cua này chỉ có nhiều từ tháng 12 đến tháng 4 âm lịch, sống ở xa bờ, vùng biển sạch, nước sâu, nơi có đất cát và sỏi. Nếu đến đảo Phú Quý (Bình Thuận) hoặc Lý Sơn (Quảng Ngãi) dịp này, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức cua huỳnh đế với giá rẻ hơn rất nhiều so với các nhà hàng ở TP HCM, Hà Nội. Giá cua sống từ 400.000 đến 1.000.000 đồng một kg tùy kích thước. Ảnh: Mimi.

    [​IMG]
    Bào ngư

    Bào ngư được coi là món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, trước đây dùng để tiến vua, ngày nay được nhân giống, nuôi trồng nhiều ở Cô Tô. Du khách tới đảo có thể tham quan lồng bè nuôi bào ngư của người dân nơi đây, mua bào ngư sống giá từ 800.000 đến 1,2 triệu đồng một kg. Cách chế biến thường là nấu súp, hầm nấm đông cô, nấu cháo… Ngoài Cô Tô, các đảo phía nam cũng có bào ngư thu hút khách du lịch là Phú Quốc, Côn Đảo. Ảnh: Sher Yip.

    [​IMG]
    Sá sùng

    Sá sùng, còn được gọi là sâm đất hay “món nhà giàu”, có giá từ 2-4 triệu đồng một kg khi được sấy khô. 10 kg sá sùng tươi mới sấy được 1 kg sá sùng khô.

    Sá sùng sinh sống và phát triển nhiều nhất ở cùng biển Vân Đồn, Móng Cái (Quảng Ninh), Hải Phòng, Cam Ranh (Khánh Hòa), Cần Giờ (TP HCM), là thứ đặc sản được chào bán nhiều cho du khách. Ảnh: loca.

    Ngư dân Khánh Hòa săn sá sùng vào sáng sớm. Video: Xuân Ngọc.

    Má Lúm
     
  14. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Đầu bếp Hollywood nấu ăn phục vụ 200 khách ở Hà Nội


    Jack Lee là đầu bếp người Mỹ gốc Việt nổi tiếng, chuyên chuẩn bị bữa ăn cho nhiều ngôi sao Hollywood, những tỷ phú giàu có trên thế giới. Anh đồng thời cũng được giới mê ẩm thực trong nước biết đến trong vai trò giám khảo của chương trình Vua đầu bếp nhí.

    Sang Mỹ từ năm 10 tuổi cùng gia đình, Jack Lee đã phải bươn chải sống khá chật vật với nhiều công việc khác nhau. Tuy nhiên, trong những ngày tháng khó khăn đó, anh vẫn luôn dành tình yêu cho những món ăn quê hương, đặc biệt là qua bàn tay chế biến đầy tình yêu thương của mẹ.

    Để đến với căn bếp đầy danh tiếng bây giờ, Jack đã phải xin việc đến 13 lần mới có một cơ hội thực tập không trả lương ở Bel Air- một khách sạn hạng sang nổi tiếng ở Beverly Hills. Cũng từ đây, anh có cơ hội chuẩn bị bữa ăn cho nhiều tỷ phú và những ngôi sao của Hollywood, trong đó có Steve Jobs, Angelina Jolie, Oprah Winfrey, Randy Jackson, nam diễn viên Stephen Baldwin, nữ minh tinh Charlize Theron…

    [​IMG]
    Jack Lee là một đầu bếp nổi tiếng cho các ngôi sao Hollywood, phong cách nấu nướng của anh là pha trộn của sự sáng tạo của bản thân cùng với sự lắng nghe sở thích, tâm tư của thực khách.

    Vị đầu bếp nổi tiếng cũng rất quan tâm đến ẩm thực Việt, anh từng dành ra 3 ngày đi khắp chợ Bến Thành để thử hết các món ăn. Sử dụng tài nghệ và kinh nghiệm nấu nướng qua nhiều năm, Jack Lee đã chế biến ra các món ăn đầy sáng tạo, kết hợp thú vị giữa nguyên liệu Việt và phong cách ẩm thực quốc tế như canh dưa hấu, nướt sốt kiwi, nước sốt vú sữa… mang một sự khác biệt.

    Phong cách nấu nướng fusion này khá thịnh hành trên thế giới. Ngay cả ở các quốc gia có nền ẩm thực danh tiếng như Thái Lan, các đầu bếp cũng bắt đầu không chỉ nấu các món thuần theo hương vị địa phương mà luôn có sự thay đổi, pha trộn để đem tới trải nghiệm mới lạ cho người ăn.

    Tháng 4, vị đầu bếp tài ba sẽ có mặt ở Hà Nội, sẽ đích thân nấu các "bữa ăn ngôi sao" với nhiều món ăn từng được anh phục vụ cho ngôi sao Hollywood. Bữa ăn dành cho 200 thực khách, có bán vé, mỗi ngày Jack Lee sẽ nấu và biểu diễn theo các phong cách ẩm thực Á, Âu và Việt.

    [​IMG]
    Sự kiện nằm trong Lễ hội ẩm thực quốc tế Food Fest 2017 diễn ra từ ngày 7/4 đến ngày 9/4 tại quảng trường Royal City, Hà Nội. Thực khách cũng được nếm thử hơn 1.000 món ăn và 200 loại nước uống trên toàn thế giới, thông qua gần 200 gian hàng ẩm thực từ các thương hiệu Việt Nam và quốc tế như Mỹ, Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản... Giá vé vào cửa là 300.000 - 500.000 đồng (vé này bao gồm một đồ uống miễn phí và quyền lợi ăn uống tại một số gian hàng cụ thể).

    Trong 3 ngày lễ hội, người dân Hà Nội và du khách quốc tế cũng có thể tham gia các show diễn pha chế đồ uống, không gian rượu vang, tiệc nướng ngoài trời cùng nhiều cuộc thi ẩm thực. Đặc biệt, khách tham dự còn có thể thưởng thức chương trình ca nhạc đặc sắc vào buổi tối với sự tham gia của các ca sĩ nổi tiếng nhất hiện nay như Sơn Tùng M-TP, Noo Phước Thịnh, Đông Nhi, Janice Phương, Nhật Thuỷ, Trọng Hiếu...
     
  15. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Quán cà phê lung linh ngắm toàn cảnh Đà Lạt


    [​IMG]
    Đà Lạt có rất nhiều quán cà phê thiết kế đẹp, và Panorama, một quán có vị trí độc đáo như căn nhà kính treo lơ lửng giữa trời, là một trong số đó. Đúng như tên gọi, từ bất kỳ chỗ ngồi nào của quán, bạn cũng có thể phóng mắt ra 360 độ xung quanh mà không hề bị khuất tầm nhìn.

    [​IMG]
    Quán mới mở chưa lâu nhưng đã khá có tiếng trong làng cà phê Đà Lạt. Từ sáng sớm đến tối khuya, bạn cũng đều có thể có những khoảnh khắc lãng mạn đáng nhớ ở nơi này. Phía trước Panorama cafe là khu đồi thoai thoải với những lồng kính trồng hoa. Ảnh: minhth26

    [​IMG]
    Từ lúc hoàng hôn trở đi mới là thời khắc vàng để ghé quán, khi tất cả các lồng kính đều thắp sáng lung linh, bừng lên cả một khoảng trời xa tít tắp, tựa như những cao ốc sáng đèn ở thành phố. Ảnh: Nguyễn Hồng Sang

    [​IMG]
    Nếu ghé quán ban ngày, bạn sẽ khó mà hình dung được ban đêm, Panorama lại đẹp đến vậy. Tuy là cái tên mới mẻ nhưng quán đã nằm trong những điểm không thể bỏ qua ở thành phố sương của dân du lịch.

    [​IMG]
    Địa điểm này nằm khá gần trung tâm thành phố, dễ đi vì nằm ngay bên tay trái vòng xoay 723 Trại Mát, rất thuận tiện cho bạn lên kế hoạch vui chơi cả ngày ở Đà Lạt. Ảnh: FB Nguyễn Hoàng Tú Uyên

    [​IMG]
    Điểm trừ duy nhất là không gian không rộng, chỉ là một căn gác cao với vài dãy bàn nhỏ. Nhưng cũng chính điều này mang tới cảm giác riêng tư, thư thái cho những người đang đi tìm cảm giác bình yên, chạy trốn khỏi ồn ào phố thị. Ảnh: princesscongchua

    [​IMG]
    Menu được đánh giá là khá phong phú, không kém gì các quán cà phê trong khu trung tâm. Ảnh: milk-npq

    [​IMG]
    Ảnh: linhnguyen0694

    [​IMG]
    [​IMG]
    Ảnh: aaaabird

    [​IMG]
    Ảnh: hiii-miiu

    [​IMG]
    Ảnh: tinuetic

    Ảnh: Instagram, Facebook
     
  16. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Mì và hủ tiếu gõ ngon miệng, no lòng người Sài Gòn


    [​IMG]
    Mì gõ, hủ tiếu gõ có mặt trên phố Sài Gòn từ những năm trước 1975. Thời đó, hình ảnh các cậu bé cầm hai thanh tre dày gõ vào nhau nghe tiếng lốc cốc kèm tiếng rao "xực tắc..xực tắc", khi có khách gọi thì quay về xe hủ tíu nấu rồi bưng đến cho khách, đã không còn lạ. Từ tiếng gõ vốn quen thuộc nơi góc phố, chính danh ẩm thực mì gõ, hủ tiếu gõ ra đời.

    [​IMG]
    Xe mì gõ xưa thường do các ông chủ người Việt hoặc người Hoa đứng bán, bẵng đi nhiều năm, món ăn này không còn thịnh hành. Tuy nhiên từ những năm 1990, mì gõ hủ tiếu lại tái xuất, chỉ khác một điều, tô mì thời này không phải do người Sài Gòn đứng bán mà đầu bếp là dân miền Trung vào Nam. Giá bán ngày ấy cho mỗi tô là 2.000 đồng. Một tô mì gõ cơ bản chỉ có vắt mì hoặc hủ tíu, hành lá, hẹ tươi, hành phi.

    [​IMG]
    Giá rẻ, thế nên dù miếng thịt xắt mỏng tang, nhúm hủ tiếu được độn thêm nhiều giá, món ăn vẫn được giới bình dân ưa chuộng bậc nhất. Thợ thuyền đi làm về đói bụng thì ghé ngang làm tô hủ tíu, ăn xong có bình trà đã miễn phí để sẵn. Nằm nhà thấy đói, làm biếng ăn cơm, chỉ chờ tiếng gõ lốc cốc thì gọi, chờ chừng dăm mười phút, tô hủ tiếu đã được mang đến tận nơi. Lười lười, khách chỉ việc đưa tiền trước, ăn xong để cái tô ngoài ngạch cửa, thằng gõ mì cứ thế lấy mang về.

    [​IMG]
    Từ ban đầu chỉ với mấy miếng thịt mỏng, món ăn dần nâng cấp, người bán luộc thêm móng heo, giò heo, tô mì nhích dần lên 5.000 đồng, 7.000 đồng, rồi đứng nguyên ở giá từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng một tô trong hiện tại.

    [​IMG]
    Không chỉ bán mì và hủ tiếu, nhiều xe còn trang bị cả thịt bằm để làm món mì hoành thánh nếu có khách yêu cầu. Giá một tô hoành thánh gần chục viên cũng chỉ khoảng chục nghìn, tương đương một ổ bánh mình bình dân nhưng dễ nuốt hơn nhờ có nước húp.

    [​IMG]
    Cải xà lách, tí lá húng quế, tí hẹ xanh, hành phi và tóp mỡ đã làm nên vị thơm đặc trưng của tô mì gõ. Người thích ăn béo thì xin thêm tóp mỡ, người ăn kiêng thì dặn chủ xe hủ tiếu không cho thêm vào.

    [​IMG]
    Nồi nước lèo xe hủ tiếu gõ từng và luôn là tâm điểm của dư luận. Nhiều người từng nghi ngờ rằng, do được bán với giá quá rẻ nên nước lèo hủ tiếu gõ không được hầm từ xương heo, mà nấu từ thịt chuột cống hoặc trùng chỉ. Tin đồn từng khiến không ít người e ngại, thế nhưng theo những người nấu hủ tiếu gõ lâu năm ở quận 5, quận 8 hay quận Bình Thạnh, đây chỉ là thông tin thất thiệt.

    [​IMG]
    Thực hư chuyện nước lèo mì gõ vẫn chưa bao giờ rõ ràng, thế nhưng từ nhiều năm nay và cho đến hiện tại, tô mì gõ, hủ tiếu gõ nóng hổi vẫn là sự lựa chọn của nhiều người bình dân khi đói lòng. Sài Gòn ngày nay dọn dẹp vỉa hè, mì gõ không còn bày bán trên phố, thế nhưng vì nhu cầu thực khách và kế mưu sinh, xe mì vẫn tìm cách nép mình trong những con hẻm, chiếc xe đẩy vẫn bốc khói nước lèo và tiếng gõ lốc cốc vẫn còn vang trên nhiều con phố cho đến tận đêm khuya.

    Mr. True
     
  17. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Phố bắp nướng mỡ hành ngay bên bờ sông Hương


    Không khó để tìm địa chỉ bắp nướng mỡ hành hút khách nhất ở cố đô, bởi bạn sẽ gặp một dãy gần chục quang gánh đối diện cổng trường Đại học Sư Phạm Huế, trên vỉa hè trục đường Lê Lợi, gần phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu và cầu Tràng Tiền. Địa điểm lý tưởng là điều đầu tiên khiến dãy phố này đắt khách.

    [​IMG]
    Thực khách có thể lựa bắp non hoặc bắp hơi già theo ý thích trước khi nướng. Ảnh: foody

    Những bắp ngô đã được nướng sơ một lượt và xếp thành dãy gọn gàng. Chỉ khi khách gọi, người bán hàng mới cầm chiếc chổi lông nho nhỏ được chế từ vỏ bắp, nhanh nhẹn quết một lớp mỡ hành lên những hạt bắp non căng mẩy. Sau vài phút quạt lửa, cời than, lật qua lật lại, bắp chín đều bên trong, lớp gia vị óng ánh bên ngoài, dậy mùi thơm nức mũi.

    Các dì, các mệ xếp những gánh hàng san sát nhau thành một đoạn “phố bắp nướng” chỉ dài chừng 200 mét nhưng luôn tấp nập, nhộn nhịp. Nhiều khách quen ăn ở hàng nào thì chỉ đến đúng hàng đó, bởi mỗi hàng có một cách chế hỗn hợp mỡ hành riêng. Bơ vàng, hành lá xắt nhỏ, tỏi, ớt, nước mắm được pha loãng tạo nên vị mặn ngọt, cay nồng. Bắp được rưới mỡ hành cũng thơm hơn hẳn so với bắp chỉ nướng không như ngoài bắc. Lớp gia vị còn có thêm tác dụng tiết chế lửa than, tránh bị cháy xém bên ngoài khi bên trong vẫn chưa chín hẳn.

    Ngoài bắp, những gánh hàng ở đây còn nướng cả khoai lang, mực, cá khô phục vụ khách. Do đó, dù chỉ mấy mét vuông vỉa hè cũng có từng nhóm khách hàng túm tụm trò chuyện rôm rả, chiếc ghế nhựa đặt ở giữa đựng mỗi đĩa một loại đồ nướng khác nhau cùng bát nước chấm tương ớt cay xé lưỡi.

    [​IMG]
    Khoai lang nướng thường có giá 7.000 – 10.000 đồng/củ. Ảnh: tintuchue

    Khoai được chọn thường là khoai lang mật, bóc lớp vỏ nướng xém sẽ thấy phần thịt vàng ươm, ngọt bùi. Cá bò, cá mực, cá chỉ vàng được nướng hơi mềm chứ không khô hẳn, khi ăn vẫn còn cảm nhận được độ ươn ướt. Cá sau khi nướng được cắt sẵn thành miếng vuông vừa miệng. Món ăn vặt này sẽ rất tốn nước bởi phần tương ớt cay đặc trưng của người Huế.

    Những quang gánh được dọn ra từ lúc trời chập choạng cho đến tầm nửa đêm, thu hút nhiều khách du lịch bởi ở Huế có rất ít hàng quán mở khuya. Bắp và cá bò có giá 8.000 đồng, trong khi khoai có thể đắt hoặc rẻ hơn tùy kích cỡ. Ngồi lai rai các món nướng bình dân khi trời đã khuya, lắng nghe những câu chuyện vu vơ bằng chất giọng ngọt ngào là trải nghiệm lý thú của nhiều du khách khi ở cố đô.

    Theo VnExpress
     
  18. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    DU LỊCH SINGAPORE - LẠC VÀO KHU ĂN UỐNG LAU PA SAT KHÔNG MUỐN VỀ
    du lịch singapore 3 ngày 2 đêm - Được xây dựng vào thế kỷ 19, khu ăn uống Lau Pa Sat hay còn gọi là chợ Telok Ayer từ lâu đã có tên trên bản đồ du lịch Singapore và là điểm đến không thể bỏ qua của nhiều du khách. Là một công trình nổi tiếng mang nhiều đặc điểm của địa phương, Lau Pa Sat còn được xếp hạng là di tích quốc gia vào năm 1973.

    Lau Pa Sat tọa lạc tại ngay trung tâm của khu tài chính, có hình dạng bát giác rất riêng biệt, không giống bất kỳ tòa nhà nào quanh khu vực. Công trình ban đầu do kiến trúc sư người Anh, George Coleman, thiết kế. Vị kiến trúc sư này cũng chính là người phác thảo nhiều tòa nhà nổi bật của Singapore thời thuộc địa vẫn còn tồn tại đến này hôm nay. Lau Pa Sat từng có thời gian phải di dời khỏi vị trí ban đầu ở ven sông và được xây lại vào năm 1894. Các kỹ sư xây dựng của Singapore đã quyết định giữ lại hình dáng cơ bản ban đầu, nhưng có bổ sung một tòa tháp đồng hồ và một cấu trúc chống đỡ mới. Phần khung công trình còn được đúc ở Glasgow (Scotland) trước khi vận chuyển và lắp ráp tại Singapore.

    Sau nhiều lần cải tổ và khôi phục (gần nhất là tháng 6/2014), khu chợ hiện nay vẫn gần như không khác nhiều với thiết kế ban đầu. Công trình rộng, có các mái vòm cao, mái ngói xếp lớp và những cây cột theo phong cách Victoria, với những chi tiết hoa văn trang trí tinh xảo...

    Ngày nay, khu chợ Lau Pa Sat nổi tiếng là một trong những khu ăn uống sầm uất nhất ở trung tâm Singapore. Bạn rất dễ dàng tìm được khu chợ này bằng cách đi MRT đến ga Raffles Place sau đó đi bộ khoảng 5 phút. Ở đây, có vô số món ăn địa phương với giá cả phù hợp. Vì có rất nhiều quầy đồ ăn nên bạn hãy dạo quanh một vòng xem người ta bán và ăn những gì để không bỏ lỡ những món ngon và hợp khẩu vị nhất.

    Nhiều người Singapore cho rằng, Lau Pa Sat không phải là nơi lý tưởng nhất để thử những món ăn đậm chất Singapore, nhưng với tư cách là một khách du lịch, thì đây là địa điểm phù hợp vì bạn không có nhiều thời gian để đi đến nhiều nơi trong thành phố. Ngoài ra, chất lượng đồ ăn ở đây theo đánh giá là khá ổn, lại mở cửa 24/24 suốt 7 ngày trong tuần. Hơn nữa, không khí vui vẻ tại Lau Pa Sat rất thích hợp với khách du lịch singapore.

    Bạn có thể ăn cua sốt ớt và các loại hải sản khác, cháo ếch, cơm gà Hải Nam, canh sườn heo Bak Kut Teh, dim sum... hay món phở dành cho những du khách Việt nhớ nhà. Bạn có thể ngồi ở khu có mái che hoặc ngoài trời, chọn một chỗ thoải mái, gọi một cốc bia mát lạnh và thưởng thức món ăn khoái khẩu vừa chọn. Có thể khi quay lại Singapore lần thứ hai, bạn theo thói quen vẫn tìm đường đến đây.

    Một số món ngon tiêu biểu ở Lau Pa Sat:

    [​IMG]
    Cơm gà Hải Nam.
    [​IMG]
    Cua sốt ớt.
    Cháo ếch Singapore
    Xem thêm
    Du lịch Thái Lan - Tham quan Toà nhà tỷ phú - Alcazar Show - Chùa Thuyền Wat Yannawa
    Khởi hành: Hàng ngày_Giá 5.400.000đ/khách
    ==========
    Hè 2017_Khởi hành Hàng ngày_Tháng 5/2017: Giá 5.700.000đ/khách
    Giá ưu đãi đặc biệt: 2,8,9,14,15,16,20/5. Giá 5.400.000đ/khách

    Hè 2017_Khởi hành Hàng ngày_Tháng 6,7/2017: Giá 5.900.000đ/khách
    =============================================================
    tour 3 nước singapore malaysia indonesia: trọn gói 9.980.000đ/khách
    -------------------------------------------------
     
    Sửa lần cuối: 30/3/2017
  19. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Quán bún riêu 'ruột' của nhà Đăng Khôi gần chợ Bến Thành


    Bún riêu là món ăn bình dị, dân dã, quen thuộc với người Sài Gòn. Bát bún riêu đầy ắp, đỏ au màu của cà chua, của nước dùng đậm đà luôn khiến thực khách xao xuyến chỉ cần đi ngang qua hay nhìn một tấm ảnh post lên mạng lúc nửa đêm cũng làm ứa nước miếng.

    [​IMG]
    Bát bún gồm tiết, chả cua hoặc chả cá, miếng riêu cua to chắc, một số loại rau sống. Ảnh: 123dzo

    Ở Sài Gòn, không khó để kiếm một tiệm bún riêu, với các biến tấu như bún riêu tôm... Một trong số những địa điểm nổi danh nhất nằm trong khu trung tâm chính là quán bún riêu gánh Bến Thành. Quán mở đã khá lâu, ban đầu chỉ là gánh ngồi vỉa hè, nay đã có cửa hàng khang trang. Chưa bàn về độ ngon, quán đã thu hút khách qua đường bởi lượng khách lúc nào cũng đông đúc. Nếu may mắn bạn còn có thể gặp một số sao Việt đang xuống phố, lê la ăn hàng nữa.

    Mới đây, Đăng Khôi - Thủy Anh cũng bật mí mình là khách ruột của tiệm bún nổi tiếng này. Hai vợ chồng được giới thiệu và ăn từ cách đây nhiều năm, đôi khi còn rủ cả vợ chồng em trai là Đăng Nguyên và Xari Nguyễn đi cùng.

    [​IMG]
    Vợ chồng Thủy Anh - Đăng Khôi cùng vợ chồng em trai Đăng Nguyên rủ nhau đi ăn bún riêu gánh Bến Thành.

    Là người gốc Bắc, hai vợ chồng mới đầu cũng chưa quen với hương vị bún riêu của người Nam nhưng về sau cũng bắt đầu "ghiền". Bà xã Đăng Khôi mách nhỏ trên trang cá nhân: "Bún riêu bên hông chợ Bến Thành, Thủy Anh và anh Khôi ăn từ hồi mới vào Sài Gòn, hồi đó tiệm còn ở vỉa hè, giờ được nâng cấp vào nhà rồi. Hồi đó, hai vợ chồng lượn lờ bằng xe máy, có thêm cả Ken nữa vẫn cân đủ. Bún riêu kiểu miền Nam ngon nhất Sài Gòn mà Thủy Anh từng được ăn. Bao năm vẫn ngon quá!".

    Quán từng được đánh giá là sang chảnh với mức giá hơi cao so với mặt bằng chung ở Sài Gòn nhưng lại có ưu điểm là vị trí không thể trung tâm hơn. Bát bún có hương và sắc quyến rũ thực khách, bát nhỏ nên ăn không ngấy, nước dùng đậm đà, gồm tiết, chả cua hoặc chả cá, riêu cua đều cho cục to đầy đặn. Tuy nhiên với một số người khó tính thì bát bún ở đây chưa thể làm hài lòng họ hoàn toàn.

    [​IMG]
    Nồi bún với màu sắc hấp dẫn, hương thơm mời gọi thực khách. Ảnh: xuongrong296

    Người Bắc khi mới vào Nam sẽ cảm thấy không quen với bát bún chế biến kiểu khác. Cùng là bún riêu nhưng bún riêu Hà Nội thanh nhẹ, có lượng ăn vừa đủ hơn. Điểm quan trọng là nước chua dùng để nấu bún ngoài Bắc thường là mẻ, còn người miền Nam thường cho vào nồi nước dùng một tô nước me pha sẵn, hoặc cho trực tiếp khi ăn. Họ còn dùng thêm hạt điều để nước lèo có màu tươi đỏ đẹp mắt nữa.

    Nếu như lớp riêu cua trong bát bún riêu xứ Bắc vừa mềm, xốp lại thơm vị cua đồng và chỉ chế biến từ gạch cua, thân cua giã thì riêu cua miền Nam thường được ép thành bánh dày, chắc nịch, pha thêm lòng đỏ trứng và có cả thịt băm để lớp riêu dày dặn hơn mà vẫn giữ được độ xốp, mềm. Khi khách gọi, chủ quán mới cho từng thành phần và dùng muỗng xắn từng miếng gạch cua dày, ăn đã miệng. Đi kèm với bát bún là chén nước mắm ớt me đặc trưng, khác với phong cách ăn của người Bắc.

    Quán nằm ở đường Phan Bội Châu, đối diện cổng chợ Bến Thành, bạn có thể gọi thêm nước mía, nước dừa hoặc một số loại nước giải khát khác.

    [​IMG]
    Bát bún có giá khoảng 35.000 đồng. Ảnh: 123dzo



    =============================================================
    tour 3 nước singapore malaysia indonesia: trọn gói 9.980.000đ/khách
    ------------------------------------------------- =============================================================
    Du lịch Đài Loan CAO CẤP_Đài Bắc _ Đài Trung_Nam Đầu: 8.700.000đ/khách
    =============================================================
    Du lịch Thái Lan - Tham quan Toà nhà tỷ phú - Alcazar Show - Chùa Thuyền Wat Yannawa
    Khởi hành: Hàng ngày_Giá 5.400.000đ/khách
    ==========
     
  20. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Khu chợ cho người bán hàng rong đầu tiên ở Sài Gòn
    Hơn một năm nay, quận Tân Bình (TP HCM) đã bố trí cho hàng chục người bán hàng rong kinh doanh cố định ở mặt tiền chợ Phạm Văn Hai để họ yên ổn làm ăn..

    Tại mặt tiền chợ Phạm Văn Hai (quận Tân Bình, TP HCM) từ một năm nay, có một khu chợ buôn bán sầm uất mỗi buổi tối. Đủ loại món ăn đường phố được bán trong không gian của chợ, người ăn có chỗ để xe riêng, không còn cảnh bán hàng, đậu xe ngay trên vỉa hè.

    Ông Thái Bình Sơn, Trưởng ban quản lý chợ Phạm Văn Hai, cho biết tại khu vực này, khoảng 20 hộ buôn bán hàng rong trước đây có hoàn cảnh khó khăn đã được UBND quận Tân Bình sắp xếp cho vào chợ kinh doanh. Khu chợ bắt đầu từ 18h30 đến 23h mỗi ngày và đã hoạt động được một năm.



    Chị Nguyễn Thị Kim Ánh (31 tuổi, phường 3, quận Tân Bình) dọn hàng, đẩy xe xôi vào khu vực của mình. "Trước kia tôi bán xôi trên vỉa hè đường Hoàng Sa. Khi ấy vừa bán vừa hồi hộp, sợ bị trật tự đô thị đuổi. Hai tháng trước, nghe khu này có chỗ bán nên tôi xin vô. Thời gian đầu, không còn khách quen nên ế ẩm nhưng tôi có chỗ cố định bán là vui lắm, từ từ sẽ ổn định", chị chia sẻ.



    Mức phí mặt bằng áp dụng theo quy định của UBND TP nhưng những người bán ở đây được miễn các loại phí về điện, nước, vệ sinh…, cũng như được đào tạo về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Ban quản lý chợ cũng cung cấp bạt, dù che chắn cho từng gian hàng.

    Ngay sát mép vỉa hè là các thanh chắn cao khoảng 30 cm để ngăn không cho các tiểu thương lấn ra ngoài.



    Trời mưa nhỏ, bà Nguyễn Thị Gái (46 tuổi) căng dù cho gian hàng ốc của mình. Bà nói: "Tôi bán ở đây được một năm rồi, trước kia cứ đẩy xe đi khắp nơi. Nguyên nửa năm đầu vào đây hầu như bán lỗ vì không còn mối. Dù vậy, tôi vẫn muốn buôn bán ở đây lâu dài vì có chỗ làm ăn ổn định. Mỗi tháng tôi chỉ mất khoảng 500.000 đồng tiền thuế, phí cho chợ".



    Còn chị Lưu (40 tuổi) trước kia bán cháo trắng ở vỉa hè đường Phạm Văn Hai. "Khi chính quyền vận động vô đây tôi đồng ý ngay, đến giờ cũng được gần năm rồi. Do trước kia tôi bán gần đây nên không mất khách, việc kinh doanh diễn ra ổn định, mình lại có chỗ bán đàng hoàng nên hài lòng lắm", chị bộc bạch.



    "Thực ra chúng tôi cũng không muốn bán vỉa hè, lề đường đâu nhưng vì không tìm được mặt bằng buôn bán hợp lý nên mới buộc phải thế. Giờ có chỗ cố định để bán dù thời gian đầu có lỗ tôi cũng chấp nhận", chị Kiều Oanh (30 tuổi) chia sẻ.

    Ông Lê Thanh Bình - Phó chủ tịch quận Tân Bình - cho biết: "Quận kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm nhưng vẫn tìm các phương án nhằm tạo điều kiện cho người dân có điều kiện kinh doanh phù hợp. Những người bán rong đều có hoàn cảnh khó khăn nên chính quyền cố gắng giúp họ ổn định cuộc sống, không phải dựa vào vỉa hè", ông giải thích.



    Theo ông Bình, để giúp các tiểu thương ở đây có điều kiện buôn bán tốt nhất, ngoài bố trí không gian rộng, có chỗ để xe, hệ thống mái che, chiếu thì còn sắp xếp để mỗi người kinh doanh một mặt hàng khác nhau. "Việc này giúp họ hạn chế được cảnh buôn bán ế ẩm thời gian đầu", Phó chủ tịch quận nói.



    Ông Bình cho biết phương án bố trí người bán hàng rong có nơi kinh doanh ổn định đang tiếp tục được UBND quận Tân Bình nghiên cứu, khảo sát địa điểm mới và có thể triển khai ở khu vực chợ Tân Bình và Bầu Cát.

    Ngoài quận Tân Bình, nhiều quận huyện ở TP HCM đang tìm cách bố trí, sắp xếp khu vực cho những người bán hàng rong. Quận 10 đang khảo sát các tuyến đường như: Tô Hiến Thành, Bắc Hải, công viên Lê Thị Riêng và một số tuyến đường có vỉa hè rộng trên 6 m để có phương án thí điểm thành các khu phố ẩm thực, phố hàng rong có quy hoạch.

    Quận 8 cũng sẽ sắp xếp cho những người mua bán lấn chiếm lòng lề đường, mua bán hàng rong vào các chợ trên địa bàn. Quận 2 dự kiến sẽ chọn một khu đất khoảng 10.000 m2 gần cầu Rạch Chiếc để xây dựng chợ, bố trí người bán hàng rong vào buôn bán.

    Trước đó, quận 1 đề xuất 3 khu vực thí điểm phố hàng rong gồm: đường Nguyễn Văn Chiêm (dài 40 m, dành cho 20 hộ kinh doanh từ 6 đến 9h và 11-13h ); Công viên Bách Tùng Diệp (dài 30 m, bố trí cho 15 hộ với thời gian kinh doanh từ 6 đến 9h) và đường Chu Mạnh Trinh (dài 120 m, bố trí cho 35 hộ kinh doanh).




    Quỳnh Trần

    =============================================================
    tour 3 nước singapore malaysia indonesia: trọn gói 9.980.000đ/khách
    ------------------------------------------------- =============================================================
    Du lịch Đài Loan CAO CẤP_Đài Bắc _ Đài Trung_Nam Đầu: 8.700.000đ/khách
    =============================================================
    Du lịch Thái Lan - Tham quan Toà nhà tỷ phú - Alcazar Show - Chùa Thuyền Wat Yannawa
    Khởi hành: Hàng ngày_Giá 5.400.000đ/khách
    ==========
     

Chia sẻ trang này