Thông tin: Tổng hợp các vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ nhỏ

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi Finger.vn, 2/11/2015.

  1. Finger.vn

    Finger.vn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/10/2015
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    Con là điều quý giá nhất của mình và đối với các cha mẹ khác chắc cũng vậy. Mình muốn chuẩn bị kiến thức để chăm con cho tốt nên có đọc và sưu tầm lại các bài viết về các bệnh thường gặp ở trẻ. Thông tin hữu ích nên muốn chia sẻ rộng rãi để các con được hưởng những điều tốt đẹp nhất và luôn khỏe mạnh ^^
    1. Chăm sóc dây rốn sau xuất viện
    2. Các phản ứng sau tiêm chủng
    3. Chích ngừa/ Tiêm phòng - đúng & đủ
    4. Vaccin và những thông tin đa chiều
    5. Rụng tóc hình vành khăn
    6. 5 điều quan trọng về uống vitamin D (cho cả gia đình)
    7. Những điều nên biết khi sử dụng Canxi & Vitamin D cho con
    8. Có nên bổ sung Kẽm cho trẻ?
    9. Sốt và những điều cần biết
    10. Chuyện đi cầu ở trẻ sơ sinh
    11. Táo bón
    12. Tiêu chảy
    13. Thuốc bổ sung men sinh học
    14. Phân sống & men vi sinh
    15. Tăng cân những năm đầu đời
    16. Chuyện cân nặng
    17. Chuyện những con heo bị ép ăn
    18. Những con heo con chìm ngập trong sữa công thức
    19. Sữa thô & sữa tiệt trùng
    20. Dị ứng đạm sữa bò
    21. Viêm ruột thừa
    22. Hăm tã
    23. Thủy đậu
    24. Ho gà
    25. Sởi
    26. Sốt co giật
    27. Giải mã cơn ho
    28. Đổ mồ hôi trộm
    29. Chậm mọc răng
    30. Chậm mọc răng 2
    31. Quá trình mọc răng ở trẻ nhỏ
    32. Trẻ vặn mình
    33. Tay – Chân – Miêng
    34. Viêm tiểu phế quản
    35. Đừng chủ quan với thuốc ho cảm của trẻ em
    36. Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh & thuốc hạ sốt
    37. Bệnh lồng ruột
    38. Trào ngược
    39. Cứt trâu
    40. Viêm tai giữa cấp
    41. Keo tai (Viêm tai giữa có dịch)
    42. Khuỷu tay bị kéo
    43. Hội chứng rung lắc trẻ
    44. Hẹp bao quy đầu
    45. Tinh hoàn ẩn
    46. Thức đêm ở trẻ 6-18 tháng
    47. Hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh
    48. Vì sao không nên lạm dụng nước muối sinh lý khi chăm sóc trẻ sơ sinh?
    49. Nguyên tắc 3 day wait cho bé mới tập ăn dặm
    50. Bảo quản sữa mẹ
    51. Trứng
    52. Caffeine
    53. Khoai tây, hành tỏi mọc mầm ăn được không?
    54. Thức ăn tránh dùng cho trẻ nhỏ
    55. Chế độ ăn & Nguyên tắc bù điện giải cho trẻ bị nôn
    56. Những loại nước NÊN và KHÔNG NÊN cho trẻ uống khi khát
    57. Uống nước lạnh có gây viêm họng? Máy điều hòa có gây viêm phổi?
    58. Việc cần làm khi trẻ bị hóc dị vật và ngạt thở
    59. Xử lý khi bị bỏng
    60. Những sát thủ gây nguy hiểm cho bé tại nhà
    61. Sâu răng sớm ở trẻ nhỏ
    62. Ngừa dẹp đầu ở trẻ nhỏ
    63. Tình trạng khụt khịt ở trẻ sơ sinh
    64. Có nên rửa mũi hay không?
    65. Tắc tuyến lệ ở trẻ nhỏ
    66. Tự kỷ
    67. Hút thuốc - Bạn đang làm gì với gia đình nhỏ của mình?
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Finger.vn
    Đang tải...


  2. lythuha92

    lythuha92 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    14/1/2015
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    18
    hẹp bao quy đầu thì có cách gì để chữa không, hay là phải cho cháu nó đi phẫu thuật luôn
     
  3. Finger.vn

    Finger.vn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/10/2015
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    CÁC PHẢN ỨNG SAU TIÊM CHỦNG
    - Nguồn: Khoa Nhi - Victoria Healthcare -

    Hầu hết các trẻ sẽ có những phản ứng sốt nhẹ sau chủng ngừa hoặc một số biểu hiện thông thường khác và chúng hầu như không gây nguy hại gì cho trẻ. Một số trường hợp có thể có phản ứng dị ứng nặng (phản vệ) sau chủng ngừa, tuy nhiên các trường hợp này khá hiếm. Sau đây là một số phản ứng của trẻ đối với từng loại chủng ngừa khác nhau.

    GỌI 115 HOẶC BÁC SĨ CỦA BẠN NGAY nếu như có các phản ứng như sau:
    • Khó thở
    • Yếu mệt
    • Khò khè
    • Tim đập nhanh
    • Nổi mề đay
    • Chóng mặt
    • Xanh tái
    • Sưng phù cổ họng
    (*): Con số phần trăm sau mỗi phản ứng cho biết số phần trăm trẻ bị phản ứng này.

    1. Bạch hầu – uốn ván – ho gà (DTaP):
    • Cảm giác đau, sưng và đỏ tại chỗ chích khoảng 24 – 48 giờ (25% - 45%)(*). Hãy cho con bạn uống acetaminophen hay ibuprofen và đắp một cái khăn ẩm lạnh lên chỗ đau có thể làm dịu cơn đau.
    • Sốt khoảng 24 – 48 giờ (15 %– 25%). Cho con bạn acetaminophen hay ibuprofen nếu sốt trên 38o5C. Trong lần chủng ngừa DTaP sau, hãy cho con bạn acetaminophen tại nơi chích ngừa và tiếp tục dùng mỗi 4 – 6 giờ trong vòng 24 giờ.
    • Hơi buồn ngủ (15%), ăn uống kém (10 – 15%) trong 24 – 48 giờ; hay khóc kéo dài (trên 3 giờ) (4%).
    • Sưng lồi chỗ chích nhưng không đau, xảy ra khoảng 1 – 2 tuần sau. Khối sưng này vô hại và sẽ biến mất trong vòng 2 tháng. Hãy gọi cho bác sĩ nếu khối sưng này đỏ lên và đau.

    Hãy GỌI CHO BÁC SĨ NGAY nếu có các phản ứng nghiêm trọng nhưng hiếm sau:
    • Sốt trên 40oC (0.4%)
    • Quấy khóc trên 3 giờ (1%)
    • Khóc the thé bất thường (0.1%).
    • Co giật (rất hiếm).
    • Sốc trụy mạch (rất hiếm).
    • Bất kỳ phản ứng bất thường nào khác.

    2. Sởi – quai bị - Rubella (MMR):
    Có thể có các phản ứng này từ 7 – 10 ngày sau khi chủng ngừa:
    • Sốt 38o3C đến 39o5C trong 2 – 3 ngày (10%). Cho con bạn acetaminophen nếu sốt trên 38o5C. Gọi cho bác sĩ trong vòng 24 giờ nếu sốt trên 72 giờ hay trên 40oC.
    • Phát ban nhẹ ở thân (5%). Không cần phải điều trị gì. Ban này sẽ tự khỏi trong vòng 2 – 3 ngày. Gọi cho bác sĩ ngay nếu ban này chuyển sang điểm màu tím. Gọi bác sĩ trong vòng 24 giờ nếu ban này ngứa hoặc ban này kéo dài trên 3 ngày.

    3. Vaccine bại liệt:
    • Đau chỗ chích (hiếm). Không cần phải điều trị gì. Hãy cho con bạn uống acetaminophen hay ibuprofen và đắp một cái khăn ẩm lạnh lên chỗ đau có thể làm dịu cơn đau.
    • Sốt (1% - 4%). Cho con bạn acetaminophen hay ibuprofen nếu sốt trên 38o5C.

    4. Vaccine phế cầu (PCV7):
    • Sốt thường nhẹ (10%). Cho con bạn acetaminophen hay ibuprofen nếu sốt trên 38o5C.
    • Đỏ, đau và sưng chỗ chích (30%). Hãy cho con bạn uống acetaminophen hay ibuprofen và đắp một cái khăn ẩm lạnh lên chỗ đau có thể làm dịu cơn đau.

    5. Vaccine Haemophilus Influenzae Type B (HIB):
    • Đau chỗ chích (có thể đến 25%) hay sốt nhẹ (5%). Hãy cho con bạn uống acetaminophen hay ibuprofen và đắp một cái khăn ẩm lạnh lên chỗ đau có thể làm dịu cơn đau.

    6. Vaccine viêm gan B:
    • Đau chỗ chích (10% - 25%). Cho con bạn uống acetaminophen hay ibuprofen và đắp một cái khăn ẩm lạnh lên chỗ đau có thể làm dịu cơn đau.
    • Sốt (có thể đến 7%). Cho con bạn acetaminophen hay ibuprofen nếu sốt trên 38o5C.

    7. Vaccine thủy đậu:
    • Không bao giờ được cho con bạn dùng Aspirin cho bất cứ triệu chứng gì trong vòng 6 tuần chủng ngừa thủy đậu (Hội chứng Reye có liên quan đến việc dùng Aspirin để giảm đau hay hạ sốt do virus này gây ra). Đối với đau và sốt, hãy dùng acetaminophen hay ibuprofen.
    • Vaccine thủy đậu có thể gây đau nơi chích và sốt khoảng 1 – 2 ngày (20%).
    • Một số trẻ (15%) có thể sốt bắt đầu 2 – 4 tuần sau chủng ngừa này và kéo dài khoảng 1 – 3 ngày. Cho con bạn acetaminophen hay ibuprofen nếu sốt trên 38o5C.
    • Một số trẻ (3%) có thể nổi ban ở nơi chích hay nơi nào đó trên cơ thể. Ban này bắt đầu 5 – 26 ngày sau chủng ngừa, trông giống như một vài nốt thủy đậu (khoàng 2 – 10 nốt), và thường kéo dài khoảng vài ngày. Những trẻ bị ban này có thể đi học hay đi nhà trẻ được. Nếu ban này có nước, hãy dán băng dán cá nhân (Band-Aid). Không nên cho trẻ đi học nếu các ban bóng nước này lan rộng và chảy nước (bởi vì đó có thể là thủy đậu thực sự).

    8. Vaccine viêm gan A:
    • Đau chỗ chích (20% - 50%). Cho con bạn uống acetaminophen hay ibuprofen và đắp một cái khăn ẩm lạnh lên chỗ đau có thể làm dịu cơn đau.
    • Nhức đầu hay mệt (10%).

    9. Vaccine cúm:
    • Đau và sưng chỗ chích trong vòng 6 – 8 giờ (10%). Cho con bạn uống acetaminophen hay ibuprofen và đắp một cái khăn ẩm lạnh lên chỗ đau có thể làm dịu cơn đau.
    • Sốt 38o3 – 39o5C (18%). Sốt chủ yếu xảy ra ở trẻ em. Cho con bạn acetaminophen hay ibuprofen nếu sốt trên 38o5C.
     
  4. Finger.vn

    Finger.vn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/10/2015
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    HẸP BAO QUY ĐẦU
    - Nguồn: Bs. Huyên Thảo -

    “Bác sĩ ơi, con em có bị hẹp bao qui đầu không vậy?” – đây là một câu hỏi thường gặp ở nhiều gia đình có bé trai, và không ít trường hợp, câu hỏi này được đưa ra trong lần gặp bác sĩ đầu tiên để khám tổng quát bé, thường trong khoảng 1-2 tháng tuổi. Nhiều cha mẹ ám ảnh chuyện hẹp bao qui đầu đến mức quyết tâm kéo ngược da qui đầu của trẻ, tự mình hoặc nhờ y bác sĩ, để thấy an tâm, nhưng không biết cách thực hành này có thể gây nguy hại không nhỏ về sau cho bé. Vì vậy, đề tài nói chuyện lần này là về lĩnh vực nhạy cảm nhưng gây không ít hiểu lầm và đau thương này của trẻ trai.
    Hẹp bao qui đầu, theo định nghĩa, là khi da bao qui đầu – vùng da xung quay đầu chim – không kéo ngược lại được.
    Thông tin quan trọng mà ba mẹ cần ghi nhớ, là tỉ lệ hẹp bao qui đầu thật – bệnh lý - cần can thiệp, là rất thấp, con số thống kê chỉ khoảng dưới 1%.
    Một điều cần ghi nhớ nữa, là từ lúc bé sinh ra, da qui đầu của bé sẽ dính chặt vào thân chim, và sẽ từ từ tự tách ra khỏi thân chim khi bé lớn lên. Nếu muốn tưởng tượng, sẽ giống như bông chuối vậy, ban đầu khép thật chặt, sau đó các lớp vỏ cứng mới từ từ dang ra để lộ những trái chuối con. Nhưng ở người, sự tách này diễn ra khá chậm trãi. Khoảng 4 tuổi, 90% bé trai sẽ có da qui đầu tự tách ra, và đến tuổi dậy thì, 99% - gần hết – trẻ trai có da qui đầu tách ra, và có thể tự kéo ngược lại. Vì vậy, trong giai đoạn này, người ta gọi là “hẹp bao qui đầu sinh lý” – có nghĩa là một tình trạng bình thường. Người chăm sóc trẻ nên kiên nhẫn chờ đợi, và không nên suy nghĩ quá nhiều, hoặc manh động quá mức. Việc cố tách da qui đầu của trẻ, kéo ngược lại, khi cơ thể trẻ chưa sẵn sàng, giống như bạn cố gắng tách các bẹ bông chuối ra khi bông còn khép kín. Điều này không những gây đau đớn cho trẻ, mà còn gây tổn thương và để lại sẹo về sau. Một số trường hợp khi cố kéo ngược da qui đầu, lại phải vào cấp cứu vì không kéo da qui đầu về vị trí ban đầu được do chim bé bị sưng, viêm. Một số trẻ bị sẹo do da qui đầu bị kéo ngược quá sớm, lại có thể bị hẹp bao qui đầu thật sự về sau, do sẹo thít chặt quanh chim. Có nghĩa là bạn tự gây ra tình trạng bạn muốn tránh cho con, một cách rất không cần thiết.
    Một số người quan niệm phải kéo ngược da qui đầu để vệ sinh. Điều này cũng không đúng lắm. Chỉ đúng khi da qui đầu của bé đã tự tách ra, còn khi chưa tách, thì không cần vệ sinh làm gì. Một số trẻ có thể thấy những cục trắng, vàng ở dưới da qui đầu, nhưng đó chỉ là những tế bào chết từ da qui đầu thôi, hoàn toàn lành tính và không gây hại hoặc gây nhiễm trùng gì cả.
    Rất nhiều ba mẹ đánh đồng việc hẹp bao qui đầu với việc phải cắt bao qui đầu cho trẻ, điều này không đúng. Việc quyết định cắt bao qui đầu vì hẹp bao qui đầu bệnh lý chiếm tỉ lệ rất ít. Nhiều nơi trên thế giới, việc cắt bao qui đầu là một quan niêm về văn hóa, niềm tin. Nhiều nơi khác, cắt bao qui đầu là một lực chọn của người chăm sóc trẻ, nhưng không phải là một chuyện bắt buộc. Lựa chọn này có, là do có bằng chứng cho thấy việc cắt bao qui đầu của trẻ có liên quan đến việc giảm nguy cơ nhiễm trùng tiểu, nguy cơ bị các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, nguy cơ ung thư dương vật khi trẻ trưởng thành. Tuy nhiên, đây vẫn là lựa chọn có-không của ba mẹ và người chăm sóc trẻ, vì khi thực hiện thủ thuật cắt bao qui đầu cần phải gây mê, gây đau đớn, sợ hãi, có nguy cơ nhiễm trùng, biến chứng từ thủ thuật, cũng như cũng có thể sang chấn tâm lý cho trẻ ở một số trường hợp.
    Một điều ba mẹ cần lo, nhưng không thấy ai lo, là lỗ tiểu có mọc ở đúng vị trí không. Điều này thường được kiểm tra khi trẻ được khám tổng quát lúc mới sinh, hoặc khi trẻ được 2-4 tháng tuổi. Lỗ tiểu đúng chỗ là tại đầu chim. Nếu các bạn thấy bé đi tiểu mà nước tiểu không ra từ đầu chim, mà lại ra ở thân dưới hoặc thân trên của dương vật, thì nên cho bé đi khám bác sĩ ngay nhé.
    Tóm lại, đây là một số điểm cần ghi nhớ:
    1. Không được cố gắng kéo ngược bao qui đầu để vệ sinh. Không cần vệ sinh bên trong da qui đầu ở trẻ nhỏ
    2. Đa số các trẻ sẽ có tình trạng hẹp bao qui đầu sinh lý – điều này là bình thường. Da qui đầu sẽ tự tách khỏi chim dần dần, và xảy ra ở gần như tất cả các bé trai trong giai đoạn dậy thì.
    3. Hẹp bao qui đầu bệnh lý rất ít gặp, chiếm dưới 1% dân số nam
    4. Nên cho trẻ đi khám bác sĩ nếu sau khi dậy thì (14-15 tuổi) mà bao qui đầu chưa tự tách, hoặc nếu trẻ khó chịu, đau khi đi tè.
    5. Cắt bao qui đầu là một điều trị cho hẹp bao qui đầu bệnh lý, nhưng chúng ta cũng có thể chọn cắt bao qui đầu cho trẻ vì có một số lợi ích nhất định. Nên cân nhắc giữa những lợi ích và bất lợi (biến chứng, đau…) ở từng trường hợp khi quyết định cắt bao qui đầu.
     
  5. Finger.vn

    Finger.vn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/10/2015
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    Chào bạn, mình không phải là bác sỹ. Tuy nhiên, qua đọc tài liệu thì nếu hẹp bao quy đầu thực sự (khi đã dậy thì rồi) thì cần làm tiểu phẫu. Trẻ nhỏ thì bạn không cần quá lo lắng. Để chắc chắn thì bạn hãy cho bé đi khám bác sỹ để được tư vấn thêm. Đừng tự làm điều gì vì có thể thực sự gây nguy hiểm cho bé kiểu chữa lợn lành thành lợn què.
    Chúc bé luôn khỏe mạnh nhé^^

    Theo như bác sỹ tư vấn thì có một số điểm cần lưu ý như sau:
    1. Không được cố gắng kéo ngược bao qui đầu để vệ sinh. Không cần vệ sinh bên trong da qui đầu ở trẻ nhỏ
    2. Đa số các trẻ sẽ có tình trạng hẹp bao qui đầu sinh lý – điều này là bình thường. Da qui đầu sẽ tự tách khỏi chim dần dần, và xảy ra ở gần như tất cả các bé trai trong giai đoạn dậy thì.
    3. Hẹp bao qui đầu bệnh lý rất ít gặp, chiếm dưới 1% dân số nam
    4. Nên cho trẻ đi khám bác sĩ nếu sau khi dậy thì (14-15 tuổi) mà bao qui đầu chưa tự tách, hoặc nếu trẻ khó chịu, đau khi đi tè.
    5. Cắt bao qui đầu là một điều trị cho hẹp bao qui đầu bệnh lý, nhưng chúng ta cũng có thể chọn cắt bao qui đầu cho trẻ vì có một số lợi ích nhất định. Nên cân nhắc giữa những lợi ích và bất lợi (biến chứng, đau…) ở từng trường hợp khi quyết định cắt bao qui đầu.
     
  6. Finger.vn

    Finger.vn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/10/2015
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    TIÊM PHÒNG - Đúng & Đủ
    Nguồn: Bs. Nguyễn Trí Đoàn - Victoria Healthcare -

    Chích ngừa đúng và đủ là một trong những cách khá hiệu quả để ngừa một số bệnh nhiễm trùng, ngoài một số biện pháp tương đối đơn giản và hiệu quả khác như rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hay nước sát khuẩn nhanh và che miệng khi ho hay hắt hơi. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn thường hay thắc mắc nhiều vấn đề về chích ngừa (thậm chí lo lắng đến mức không muốn cho con đi chích ngừa), đặc biệt là về lịch chích ngừa và một số chống chỉ định chưa đúng về chích ngừa. Bài viết này nhằm cung cấp một số thông tin minh bạch về chích ngừa để các phụ huynh tham khảo và hiểu rõ hơn những nguyên tắc chung khi chích ngừa.

    Ngay từ ngày đầu tiên sanh ra đời, bé đã có "cơ hội" tiếp xúc với rất nhiều kháng nguyên xâm nhập vào người. Kháng nguyên là những chất lạ xâm nhập vào cơ thể và có khả năng kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra những kháng thể chống lại chúng. Người ta ước lượng trung bình mỗi ngày bé sẽ tiếp xúc khoảng 20-40 kháng nguyên xâm nhập vào người qua các "cửa ngõ" của cơ thể như mũi, miệng, mắt, da. Những kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể bé nhiều nhất là những siêu vi, vi khuẩn, ngoài ra còn có các chất đạm trong sữa hay thức ăn. Tuy nhiên bé thường ít khi bị những bệnh nhiễm trùng nặng bởi vì chúng đã được bảo vệ bởi những kháng thể nhận từ mẹ trong giai đoạn bào thai. Thế nhưng có những bệnh nhiễm khuẩn mà mẹ có thể chưa có kháng thể chống lại (do chưa từng bị bệnh đó hay bị bệnh nhưng đã hết kháng thể), hay có kháng thể chống lại nhưng kháng thể đó không thể truyền sang cho bé trong giai đoạn bào thai, và một số bệnh nhiễm khuẩn đó lại có thể gây bệnh rất nặng cho bé. Vì vậy bé cần được chủng ngừa sớm ngay sau sinh. Ví dụ nếu bé bị nhiễm siêu vi viêm gan B từ sơ sinh (nhiều nhất là từ mẹ lây trong lúc sanh) thì 90% trẻ bị nhiễm sẽ mang siêu vi viêm gan B suốt đời (chỉ có khoảng 10% tự khỏi), và sau này một số người mang siêu vi B sẽ có thể bị xơ gan hay ung thư gan. Vì vậy bé sơ sinh nên được chích ngừa viêm gan B từ rất sớm sau sanh.

    Nhiều người lo sợ rằng bé còn nhỏ quá và chích ngừa sớm quá thì bé không chịu nổi. Tuy nhiên, như đã nếu ở trên, cho dù bé có chích ngừa hay không, bé vẫn tiếp xúc với vài chục kháng nguyên mỗi ngày, và hệ miễn dịch của bé đủ sức đáp ứng để tạo kháng thể đối với sự xâm nhập của khoảng 10000 kháng nguyên cùng lúc ngay từ lúc mới ra đời. Thông thường, nếu bé cân nặng từ 2500 gr trở lên thì bé có thể chích ngừa được (ít nhất là chích ngừa viêm gan B ngay lúc sanh). Nếu như bé sơ sinh nhẹ hơn 2500 gr nhưng bé cần phải chích ngừa viêm gan B ngay (trong trường hợp mẹ bị nhiễm viêm gan B) thì bé vẫn có thể chích ngừa được, chứ không nhất thiết phải chờ đủ 2500 gr mới chích.

    Lịch chích ngừa thì có lẽ rất nhiều phụ huynh nắm được. Đa số các lịch chích ngừa đều tương tự nhau, chỉ có một số khác biệt nho nhỏ. Vấn đề là nắm được một số nguyên tắc cơ bản. Đối với 1 vaccine, quan trọng là biết thời điểm sớm nhất có thể chích (uống) vaccine đó và khoảng cách tối thiếu giữa 2 liều của cùng loại vaccine. Ví dụ vaccine bạch hầu- ho gà - uốn ván (các loại 5 hay 6 trong 1 chẳng hạn) thì chích liều đầu sớm nhất lúc 6 tuần tuổi, liều thứ 2 cách liều đầu tối thiểu 4 tuần. Do đó nếu bé đi khám vì 1 lo lắng nào đó của ba mẹ mà lúc đó được 6 tuần tuổi thì có thể cho bé chích ngừa luôn, không nhất thiết phải đợi đến lúc 2 tháng mới quay lại chích. Cũng vì khoảng cách tối thiểu giữa 2 liều bạch hầu - ho gà - uốn ván (...) là 4 tuần lễ nên có thể có lịch chích ngừa 3 tháng liên tiếp nhau hay có lích chích ngừa lúc 2-4-6 tháng tuổi (đều bảo đảm 2 liều cách nhau tối thiểu 4 tuần lễ). Cũng vậy, dựa trện nguyên tắc khoảng cách tối thiểu giữa 2 liều vaccine của cùng vaccine, nếu như bé đi chích ngừa mũi kế tiếp mà trễ so với hẹn thì cũng chỉ cần chích tiếp những liều còn lại thôi, không cần phải nhắc lại từ mũi đầu tiên nữa. Ví dụ nếu chích viêm gan B liều 1 và liều 2 xong, liều 3 thường hay bị quên (do thường cách liều đầu vài tháng) hay bé bị bệnh gì đó chưa chích được, thì khi nào nhớ ra hay đi khám vì 1 lý do nào đó, có thể chích nốt liều 3, cho dù cách liều đầu hay liều 2 cả năm trời (không cần nhắc lại từ đầu). Lịch chích ngừa và chích đuổi (catch-up) có thể được download tại http://www.cdc.gov/vaccines/schedules/easy-to-read/child.html#print hay https://www.vacscheduler.org/scheduler.html?v=patient.

    Khoảng cách tối thiểu này chỉ áp dụng đối với cùng 1 loại vaccine (ví dụ cùng là vaccine bạch hầu) hay 2 loại vaccine sống dạng chích khác nhau (hiện chỉ có các loại vaccine sống dạng chích là sởi, quai bị, Rubella và trái rạ) mà được chích khác ngày. 2 hay nhiều loại vaccine sống dạng chích đều có thể chích cùng 1 lúc, nếu chích khác ngày thì phải cách nhau tối thiểu 4 tuần. Do đó, giữa 2 loại vaccine chết (bất hoạt) khác nhau (ví dụ viêm gan B, viêm gan A, bạch hầu, ho gà, Hib, não mô cầu), hay giữa 1 vaccine sống dạng chích và 1 vaccine chết (bất hoạt) thì không tính khoảng cách tối thiếu 4 tuần lễ.

    Vậy trong 1 lần đi chích ngừa có thể chích được bao nhiều vaccine? Câu trả lời là chích bao nhiều vaccine cùng 1 lúc đều được, miễn là thỏa điều kiện tuổi tối thiểu được chích và khoảng cách tối thiểu nêu trên. Như đã nói ở trên, trong 1 lúc, hệ miễn dịch của bé có thể tiếp nhận đến 10000 kháng nguyên, vì vậy trên thực tế thì tổng số vaccine hiện nay chưa bao giờ chiếm 1 phần nhỏ khả năng đáp ứng của hệ miễn dịch của bé (chiếm chừng vài phần ngàn là tối đa). Nhiều phụ huynh lo sợ bé chích nhiều vaccine cũng lúc hay chích nhiều mũi vaccine cũng lúc sẽ không chịu nổi. Thức tế là bé dư sức đáp ứng được miễn dịch và chịu được hết. Chích nhiều vaccine cùng lúc sẽ giúp cho bé được bảo vệ kịp thời đối với nhiều loại bệnh truyền nhiễm có thể ngừa được bằng vaccine, giúp cho đỡ tốn thời gian (và tiền bạc) đi chích ngừa nhiều lần, giúp cho đỡ phải lỡ 1 loại vaccine nào đó, và đỡ phải "hối tiếc" khi đến kỳ đi chích vaccine nào đó mà vaccine đó lại "hết hàng". Các phụ huynh có thể tham khảo thêm về việc chích nhiều vaccine cùng lúc ở link này http://www.babycenter.com/404_can-getting-more-than-one-vaccination-at-once-overload-my-ch_70087.bc

    Khi đi chích ngừa, chỉ có 1 số rất ít những chống chỉ định để không chích 1 loại vaccine nào đó. Nếu như trước đó dị ứng nặng với vaccine (sốc phản vệ) thì không được chích vaccine đó lần sau. Nếu như bị co giật hay khóc thét liên tục trên 3 giờ sau khi chích vaccine ho gà thì cũng không nên chích tiếp ho gà. Nếu dị ứng nặng với trứng gà (sốc phản vệ) thì về mặt lý thuyết không nên chích vaccine cúm. Tuy nhiên dị ứng nhẹ với trứng (nổi mề đay, mẩn ngứa sau khi ăn trứng gà) thì vẫn có thể chích ngừa cúm. Và cũng không cần phải ăn trứng gà 3 lần trước khi chích ngừa cúm (trên thế giới không thấy có khuyến cáo phải ăn trứng gà trước khi chích ngừa cúm). Phụ huynh có thể tham khảo về chích ngừa cúm theo linkhttp://www.babycenter.com/0_the-flu-vaccine-for-children_1463462.bc?showAll=true

    Những lý do không xác đáng để không chủng ngừa

    Một số trẻ không được chủng ngừa theo khuyến cáo. Những cẩn trọng không cần thiết làm cho cha mẹ hoãn lại hoặc hủy luôn việc chủng ngừa theo lịch. Những tình trạng sau đây KHÔNG PHẢI là lý do thường qui để hoãn hay hủy việc chủng ngừa.

    Con bạn vẫn CÓ THỂ chủng ngừa nếu:
    Con bạn bị đau, đỏ hay sưng ở vị trí chủng ngừa sau lần chủng ngừa DTaP trước.
    Con bạn bị sốt dưới 40o5 sau lần chủng ngừa DTaP trước.
    Con bạn đang mắc bệnh nhẹ như cảm lạnh, ho, hay tiêu chảy mà không sốt.
    Con bạn đang hồi phục từ một bệnh nhẹ như cảm lạnh, ho, hay tiêu chảy.
    Con bạn vừa mới tiếp xúc với một bệnh nhiễm trùng gần đây.
    Con bạn đang dùng kháng sinh.
    Con bạn sanh non.
    Con bạn đang bú mẹ.
    Con bạn bị dị ứng (trừ khi dị ứng với trứng).
    Gia đình bạn có tiền sử co giật hay mắc Hội chứng đột tử nhũ nhi.

    Những lý do tạm hoãn chích ngừa
    Đang bị sốt vì bệnh nào đó. Có thể hoãn lại sau một tuần (tham vấn bác sĩ)
    Đang tiêu chảy tại thời điểm uống vaccine bại liệt: vẫn uống vaccine bình thường, nhưng không tính là một lần chủng ngừa. Sau đó vẫn uống tiếp cho đủ lịch. Đối với thuốc chủng ngừa bại liệt dạng chích thì vẫn có tác dụng.

    Có thể tham khảo link này về những thông tin thêm về chích ngừa
    http://www.childrenshealthnetwork.org/CRS/CRS/pa_immuniza_hhg.htm
     
  7. Finger.vn

    Finger.vn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/10/2015
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    RỤNG TÓC HÌNH VÀNH KHĂN
    - Nguồn: Bs. Nguyễn Trí Đoàn - Victoria Healthcare -

    "Rụng tóc hình vành khăn là do thiếu vitamin D hay còi xương?". Không biết từ đâu có truyền thuyết này. Có lẽ do sự truyền miệng của người này đến người khác, rồi từ người khác đến người kia, rồi tự người kia đến người kìa, rồi .... , mà không ai tò mò thắc mắc đặt câu hỏi rồi tìm câu trả lời (hay suy luận). Giá như người lớn còn được óc tò mò như em bé nhỉ! Còn em bé nhỏ thì cứ việc uống calcium và vitamin D dài dài vì những "chẩn đoán" như thế

    Lúc mới sanh, tóc của bé đang ở giai đoạn tăng sinh (mọc tóc). Sau một thời gian ngắn, 1 phần do sự thay đổi các nội tiết tố (hormon) mà bé nhận từ mẹ trong bào thai, tóc của bé chuyển sang giai đoạn rụng tóc (các bà mẹ sau khi sinh em bé cũng có thể bị rụng tóc vì những lý do tương tự). Theo lý luận bình thường thì chỗ nào trên đầu cọ xát nhiều thì chỗ đó sẽ rụng tóc nhiều thôi. Vậy ở bé nhũ nhi từ 0-6 tháng, chỗ nào trên đầu sẽ được cọ xát nhiều nhất? Và khi nằm bé có để yên cái đầu không, hay là luôn ngọ ngoạy quay qua quay lại? Từ đó có thể suy luận được chỗ nào trên đầu sẽ rụng tóc nhiều nhất và hình dạng chỗ rụng tóc là như thế nào. Ở VN có nhiều cụm từ rất ngộ nghĩnh và ... hay hay: rụng tóc hình vành khăn hay đổ mồ hôi trộm .... Tình trạng rụng tóc này ở sơ sinh sẽ thấy rõ nhất lúc khoảng 3-6 tháng tuổi. Từ 6 tháng đến 1 tuổi, đa số các bé sẽ dần dần ngồi nhiều hơn, lật úp và trườn bò nhiều hơn, vì vậy đến khoảng 6-12 tháng tuổi thì đa số các bé sẽ bớt thấy rụng tóc "hình vành khăn" (cũng có khi trễ hơn).

    Mọi người tham khảo thêm:
    http://www.babycenter.com/0_hair-loss_85.bc
     
  8. Finger.vn

    Finger.vn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/10/2015
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    5 ĐIỀU RẤT QUAN TRỌNG VỀ VIỆC UỐNG VITAMIN D
    - Nguồn: Bs. Anh Nguyen -

    ĐIỀU1: Điều mà Cơ Quan Tư Vấn Quyền Lực nhất của Bộ Y Tế Anh là Scientific Advisory Committee on Nutrition (SACN), từ năm 2007, đã tuyên bố bằng văn bảng gửi Bộ Y Tế và các Cơ Quan Sức khỏe toàn nước Anh với đoạn văn bản hướng dẫn sau, nằm trang số 10 của văn kiện:
    “…The majority of PREGNANT AND LACTATING WOMEN, people aged 65 years or more, INFANT and CHILDREN AGED UP TO 3 YEARS, VITAMIN D SUPPLEMENTATION will be NEEDED to achieve the Reference Nutrient Intakes (RNI).”
    Uống Vitamin D bổ sung là cần thiết để tránh nguy cơ thiếu Vitamin D ở những nhóm nguy cơ như PHỤ NỮ MANG THAI, cho con bú, trẻ dưới 3 tuổi, người già, vân vân và vân vân. Mà theo GS.BS. Holick từ ĐH Y Boston, sự thiếu hụt VITAMIN D là liên quan đến sự phát triển khớp, tình trạng biếng ăn ở trẻ, nguy cơ tim mạch, thập chí liên quan đến một số bệnh Ung Thư, Sự thiếu hụt Vitamin D không thể tránh khỏi, đơn giản 2 LÍ DO: VITAMIN D rất hiếm có trong thực phẩm, CON NGƯỜI CÓ XU HƯỚNG TRÁNH ÁNH NẮNG, GS nhấn mạnh người da màu hay da đen cần VITAMIN D nhiều hơn!

    ĐIỀU 2: Uống Vitamin D sau bữa ăn, bữa ăn nên tránh các thực phẩm chứa Vitamin A dạng hoạt động -Retinol (actived) thường đến từ động vật như TRỨNG, GAN HEO. Tuy nhiên Vitamin A dạng Beta-caroten từ rau củ quả thì không sao. TƯƠNG TỰ, nếu các bạn uống VITAMIN D thì tránh mua TPCN VITAMIN A dạng retinol, NÊN chọn dạng Beta-CAROTENOID. VÌ SAO? Đơn giản vì NẾU BẠN LÀM VẬY THÌ BẠN KO HẤP THU ĐƯỢC CÁI NÀO HẾT, thậm chí có thể gây độc cho cơ thể. Điều mà GS.BS. Cannell –Chủ Tịch Hiệp Hội Thuốc Vitamin- cảnh báo chúng ta. Theo GS, TPCN DẦU CÁ và DẦU Omega-3 là 2 LOẠI KHÁC NHAU (NHƯNG Trên THỊ TRƯỜNG thường market/QUẢNG CÁO là 1 loại, các bạn nên CHÚ Ý KĨ THÀNH PHẦN):
    ---> DẦU CÁ (THƯỜNG CÓ CHỨA VITAMIN A VÀ VITAMIN D, nếu thành phần Vitamin A CAO nhiều lần so với VITAMIN D sẽ KHÔNG NÊN SỬ DỤNG, ĐẶC BIỆT, khuyến cáo của Hiệp Hội Dinh Dưỡng Lâm Sàng Anh, KHÔNG SỬ DỤNG CHO BÀ MẸ MANG THAI/TRẺ DƯỚI 3 TUỔI VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ KHÁC).
    --->DẦU OMEGA-3: là DẠNG AN TOÀN CHO HẤP THỤ CẢ OMEGA-3 VÀ VITAMIN D (Khuyến cáo dùng cho bà mẹ và trẻ em nhỏ) VÌ TẬP TRUNG NHIỀU OMEGA-3 TỐT (EPA/DHA), VITAMIN D VÀ E, KO CÓ VITAMIN A.

    ĐIỀU 3: Mặc dù bạn Uống Vitamin D bổ sung, bạn cũng cần phải tiếp xúc với ánh sáng 3 - 4 lần/ngày từ 10g-3g chiều (10’/lần). Đặc biệt, các bạn làm việc văn phòng, nên ĐỨNG DẬY, VẬN ĐỘNG ĐI LẠI, RA NGOÀI LẤY ÁNH SÁNG MẶT TRỜI- Bởi vì theo báo cáo của GS.BS Heaney từ ĐH Creighton của Mỹ cho thấy điều này sẽ giúp hiện diện đồng thời nồng độ cả 25 (OH)D và 1,25(OH)2D cần hấp thu Calcium, giảm đáng kể các vấn đề về xương và tim mạch. Theo Giáo Sư, nếu bạn bổ sung Vitamin D và ăn thực phẩm chứa Canxi, mà ko ra nắng thì BẠN ĐANG PHÍ CẢ 2!!!

    ĐIỀU 4: Uống viên bổ sung Vitamin D cần phải uống sau bữa ăn (nếu uống 1 viên/ngày nên chọn bữa ăn lớn nhất của ngày, VD là Bữa tối), với đầy đủ chất dind dưỡng cân bằng (protein, chất béo, tinh bột, chất sơ), đặc biệt bữa ăn đó nên giàu Canxi và cá biển, điều này sẽ hấp thụ vitamin D hiệu quả hơn gấp 2 lần - Đây là lời khuyên của nữ TS.BS Wright.

    ĐIỀU 5: Sự thiếu hụt Vitamin D là có liên quan đến bệnh tim mạch, đặc biệt là phụ nữ, việc thiếu hụt VITAMIN D cũng thường xảy ra ở PHỤ NỮ TRẺ (thường giới văn phòng), VÀ LIÊN QUAN RẤT LỚN CÁC VẤN ĐỀ TIM MẠCH (đặc biệt NHỒI MÁU CƠ TIM) KHI BƯỚC VÀO TUỔI TRUNG NIÊN. Theo GS.BS Volgman ĐH Y Rush của Mỹ, những phụ nữ có sự thiếu canxi và Vitamin D là có nguy cơ mắc BỆNH NHỒI MÁU CƠ TIM CAO GẤP 2 LẦN, Giáo sư nhấn mạnh sự BỔ SUNG VITAMIN D và CANXI là KHÔNG PHẢI ĐẾN GIÀ MỚI QUAN TÂM. Bà cũng nhấn mạnh thêm: PHỤ NỮ BÂY GIỜ THƯỜNG MẶC QUẦN DÀI ĐẾN CÔNG SỞ, LÀM VIỆC, là MỘT CÁCH họ ĐANG NGĂN NGỪA HẤP THỤ VITAMIN D TỪ MẶT TRỜI.

    NOTES:
    Văn Kiện Hướng dẫn về Vitamin D của SACN (2007) trình Bộ Y Tế Anh [https://www.gov.uk/…/3393…/SACN_Update_on_Vitamin_D_2007.pdf]
    TS.BS. Wright báo cáo trên tập chí topdailynews [http://topdailynews.tk/…/when-should-you-take-your-vitamin-…]
    GS.BS. Volgman từ ĐH Y Rush, Mỹ báo cáo tại Bệnh Viện Tim cho Phụ Nữ Rush năm 2010 [https://www.youtube.com/watch?v=MoPqxQChieU]
    GS.BS. Heaney từ ĐH Creighton báo cáo tại ĐH California năm 2010 về Interactions of Vitamin D and Calcium []
    GS.BS. Holick từ ĐH Y Boston báo cáo tại Hội Nghị Sức Khỏe Boston năm 2013 [https://www.youtube.com/watch?v=EP81YMvs4yI]
     
  9. Finger.vn

    Finger.vn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/10/2015
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT KHI SỬ DỤNG CANXI & VITAMIN D CHO CON
    - Nguồn: Bs. Anh Nguyen -
    Canxi là cần thiết cho sự phát triển thể chất cho trẻ, đặc biệt quan trọng cho 2 giai đoạn: thứ nhất là trẻ dưới 1 tuổi và 1 giai đoạn nữa là giai đoạn dậy thì. Theo khuyến cáo của Hiệp Hội Dinh Dưỡng Anh, trẻ dưới 1 tuổi (5 tháng-12 tháng) cần 525mg nguyên tố canxi/ngày. NHƯNG giá trị này là bao gồm TẤT CẢ canxi từ SỮA MẸ/SỮA CÔNG THỨC + THỰC ĂN DẶM + CANXI BỔ SUNG TỪ THUỐC- bé ăn trong 1 ngày. Theo hướng dẫn của Viện Y Tế của Mỹ do GS.BS Ross báo cáo năm 2011 nói rằng sữa mẹ chứa 259mg/lít, tuy nhiên bé chỉ hấp thụ 60% từ sữa mẹ, còn sữa công thức thì chỉ 40% lượng canxi ghi trên sản phẩm.

    Một lưu ý quan trọng khác, canxi bổ sung từ thuốc thường là dạng muối bổ sung vào dung dịch (dạng giọt), hàm lượng ghi trên sản phẩm là hàm lượng muối, KHÔNG PHẢI LÀ HÀM LƯỢNG CANXI NGUYÊN TỐ. Ví dụ: thuốc bổ sung Calcium Corbiere chứa 550mg calcium glucoheptonate/ống thì chỉ chứa 45mg Canxi nguyên tố. Do đó, nếu muốn đạt lượng tiêu chuẩn, ĐIỀU CẦN QUAN TÂM Ở ĐÂY là bé phải uống 1 lượng lớn --> KHÔNG NÊN TÍ NÀO. Khuyến cáo của Hiệp Hội DD Anh, bé nên bổ sung liều dùng từ thuốc theo hướng dẫn BSDD, cùng với hướng dẫn mẹ lượng sữa bé dùng và chế độ ăn cân bằng, đó là điều mà bé có lượng CANXI HOÀN HẢO.

    THỨ 2: HẤP THỤ CANXI cần phải có Vitamin D3 (dạng hoạt động) nhưng cũng cần dạng tiền Vitamin D (dạng tổng hợp dưới da). Cả 2 dạng này cần thiết để mỡ tín hiệu hấp thu Canxi từ thực phẩm hay từ thuốc bổ sung. Vậy nếu bạn cho con bạn uống thuốc bổ sung canxi và vitamin D3 thì vẫn CHƯA ĐỦ, con bạn cũng cần "ra nắng" ít nhất 15 phút mỗi ngày để HOÀN THIỆN HẤP THỤ CANXI. Bên cạnh đó, GS.BS. Ross nhấn mạnh Vitamin D3 từ thuốc nên đến từ dạng tự nhiên thường trong dầu cá Omega-3 để gia tăng hoạt động của vitamin D3.

    VẤN ĐỀ THỨ 3: tôi thật sự lo lắng cho con các bạn đang có nguy cơ RẤT cao phơi nhiễm với NHIỀU THUỐC BỔ SUNG ở độ tuổi QUÁ nhỏ (<2 tuổi). Đó là SỰ THẬT chung, cha mẹ bây giờ nghe thiếu Canxi mua thuốc bổ sung canxi, sợ con ko phát triển mua thêm thuốc cho ăn ngon, Ví dụ như thuốc bổ sung appeton multivitamin có Vitamin D3 (400IU/giọt), mẹ lại mua thêm Aquadetrim Vitamin D3, sự trùng lấp dễ làm tăng nguy cơ dư thừa. BỘ Y TẾ ANH khuyến cáo rất rõ ràng: CHA MẸ NÊN XEM thành phần thuốc mình mua: SỰ TRÙNG VỀ LIỀU LƯỢNG CỦA 1 LOẠI CHẤT DINH DƯỠNG NÀO ĐÓ HOẶC TỶ LỆ QUÁ CAO CHẤT DINH DƯỠNG NÀO ĐÓ SẼ CẢN TRỞ HẤP THU CÁC CHẤT KHÁC, thậm chí gây hại cho bé! Rất dễ giải thích, nhiều bé được mẹ "cưng" quá, nhưng "còi", sau dùng đủ thức kết hợp--> bé vẫn "còi", thậm chí có thể dẫn đến bệnh lý. GS.BS. Nhi Khoa Milner đăng lên tập chí Nhi Khoa năm 2004 đã cho thấy rằng việc dư thừa không cần thiết của một số thuốc bổ sung do kết hợp "không khoa học" cho các bé dưới 2 tuổi có thể dẫn đến hen suyễn và nâng cao tỷ lệ dị ứng khi trẻ lớn hơn. Một báo cáo khác của GS.BS. Zhou từ Viện Sức Khỏe Okazaki, Nhật Bản gần đây (năm 2013) cho thấy việc dùng thuốc bổ sung trùng lấp, bừa bãi ở tuổi < 2 tuổi liên quan đến phát triển gia tăng bệnh tự kỉ ở độ tuổi 5-6 tuổi.
    -->Lời khuyên của bộ Y tế Anh, nên tham khảo với BSDD về loại thuốc và thành phần kết hợp để cho liều dùng và loại thuốc bổ sung phù hợp cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Nếu cho bé dùng thuốc bổ sung canxi, nên cân đo lượng canxi từ các nguồn khác như sữa và thực phẩm, và nhớ là nên dùng với vitamin D trong dạng dầu cá omega-3 (EPA/DHA) và ko quên sưởi nắng.

    Note:
    GS.BS. Milner (2004) đăng tạp chí Nhi Khoa Pediatrics, số 114, với bài Early Infant Multivitamin Supplementation Is Associated With Increased Risk for Food Allergy and Asthma.

    GS.BS. Zhou (2013) đăng tạp chí y khoa Autism Research and Treatment với bài Early Infant Exposure to Excess Multivitamin: A Risk Factor for Autism?

    GS.BS. Cross (2011) Viện Y tế của Mỹ, hướng dẫn lâm sàng về Dietary Reference Intakes for Calcium and Vitamin D. Nguồn từ bộ Y tế của Mỹ [http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK56060/]

    Hướng dẫn lâm sàng của Bộ Y tế Anh [http://www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/pages/vitamins-for-children.aspx#close] và [http://www.thh.nhs.uk/documents/_Patients/PatientLeaflets/paediatrics/allergies/PI308_Calcium_VitD_Sept16.pdf]
    Hướng dẫn cho BSDD của Bộ Y tế Anh [http://www.gosh.nhs.uk/health-profe...cutive-summary-vitamin-d-and-calcium-guidance]
     
  10. Finger.vn

    Finger.vn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/10/2015
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    CÓ NÊN BỔ SUNG KẼM CHO TRẺ?
    - Nguồn: Bs. Anh Nguyen -

    THUỐC BỔ SUNG KẼM hoặc THUỐC KÍCH THÍCH ĂN NGON BỔ SUNG KẼM - Sự thật có giúp con bạn "bớt còi hay kích thích ăn ngon" không???
    Trang 686 trong Hướng dẫn chỉ định lâm sàng cho các bộ Y tế về việc bổ sung kẽm cho trẻ nhỏ ghi rõ: VIỆC BỔ SUNG KẼM CHỈ KHI CÓ CHỈ ĐỊNH LÀ CÓ SỰ THIẾU HỤT KẼM - chỉ định này nên đến từ Bác sĩ dinh dưỡng (BSDD).
    Điều tôi quan tâm ở đây rất nhiều sản phẩm "ăn ngon" hiện nay, như Colosmax Q10 baby, lại đưa ra thông điệp rằng:"bổ sung kẽm là cần thiết cho trẻ nhỏ, giúp trẻ kích thích ăn ngon, giúp tăng trưởng cho các bé còi". Sản phẩm nào cũng cố đưa "KẼM vào" để có mặt như 1 CHỨNG NHẬN "ĂN NGON". Nhiều cha mẹ mua và cho các bé dùng rất nhiều.
    TUY NHIÊN CÓ 2 SỰ THẬT CHA MẸ NÊN BIẾT VỀ KẼM, nên biết tại sao chúng tôi lại quy định rõ ràng về "HƯỚNG DẪN BỔ SUNG KẼM CHO BÉ"

    ĐIỀU 1: GS.BS Naira, trưởng Khoa Nhi BV do Norte đã có một báo cáo về sự tương tác của sản phẩm bổ KẼM (thường có dạng kẽm Sulfate heptahydrate) lên hấp thụ SẮT và ĐỒNG trong thức ăn của bé, dẫn đến sự thiếu hụt Sắt và Đồng, dẫn đến CÁC nguy cơ bệnh thiếu máu trẻ nhỏ (do thiếu hụt hemoglobin hay dạng ferritin) và cũng như giảm hệ miễn dịch cho các bé. HÓA RA, muốn bé ăn ngon, cha mẹ bổ sung kẽm tùy tiện (ko theo chỉ định) cho các bé, làm các bé giảm hấp thu thức ăn, thậm chí có thể có nguy cơ bệnh lý.

    ĐIỀU 2: BÉ ăn kém, tăng trưởng chậm liên quan đế THIẾU HỤT KẼM là RẤT ÍT. Bổ sung kẽm KHÔNG CẢI THIỆN BÉ ăn ngon và cũng KHÔNG GIÚP BÉ CẢI THIỆN TĂNG TRƯỞNG (Thông điệp từ thử nghiệm lâm sàng trên 709 bé từ 6th-31th tuổi có randomized double-blind placebo-controlled của GS.BS. Muller)
    ĐIỀU GÌ CHA MẸ NÊN LÀM:
    KẼM không phải là thuốc bổ sung tùy tiện và bổ sung trong thời gian dài, nên có tư vấn BSDD, và cha mẹ nên ý thức và hiểu rõ thành phần về các sản phẩm "ăn ngon" có kẽm. Việc bổ sung kẽm chỉ khi có chỉ định thiếu từ dinh dưỡng, chúng tôi thường chỉ định cho các bé bổ sung thời gian ngắn.

    Notes:
    Hướng dẫn chỉ định lâm sàng của bộ Y tế Anh dành cho BSDD và BSNhi, số 68, mã hiệu BNF, cập nhật tháng 3/2015, quyển vàng về bổ sung kẽm, trang số 686.
    GS.BS. Naira, Trưởng Khoa Nhi (2014), báo cáo trên tạp chí Y khoa Nutrients, số 6, với bài Oral Zinc Supplementation Decreases the Serum Iron
    Concentration in Healthy Schoolchildren: A Pilot Study
    GS.BS. Muller (2003) đăng tạp chí Nhi Khoa PAEDIATRIC EPIDEMIOLOGY với bài Effect of zinc supplementation on growth in West African children: a randomized double-blind placebo-controlled trial in rural Burkina Faso
     
  11. Finger.vn

    Finger.vn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/10/2015
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    SỐT & NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
    - Nguồn: Bs. Huyên Thảo -

    Sốt ở trẻ em là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất làm người chăm sóc trẻ đưa trẻ đến khám, và là một nguyên nhân thường xuyên gây lo lắng cho ba mẹ trẻ. Nhiều ba mẹ rất bị ám ảnh bởi sốt của con. Chuyện nhận được một tờ sớ ghi nhận thời gian sốt, sốt bao nhiêu độ, có khi mỗi giờ, từ ba mẹ trẻ không là một chuyện hiếm gặp. Nhiều thân nhân cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay khi trẻ chỉ mới sốt nhẹ, với mong muốn kiểm soát được sốt, đánh thức trẻ khi trẻ đang ngủ chỉ để hạ sốt. Rất nhiều ba mẹ mong muốn kiểm soát sốt tốt nhằm kiểm soát được bệnh (hết sốt = hết bệnh), và rất lo lắng khi thấy trẻ không hạ sốt khi đã uống thuốc hạ sốt (Vậy là bệnh nặng lắm phải không bác sĩ?). Một số đông ba mẹ còn có lo lắng, là sốt cao có thể làm tổn thương não của trẻ, và nguy cơ sốt cao co giật. Không hiếm gặp nữa là những trường hợp ba mẹ ông bà xúm nhau lau mát nhằm hạ sốt tích cực cho con trẻ. Tóm lại là, sốt ở trẻ em gây ra rất nhiều lo lắng, phiền toái, và mất rất nhiều thời gian, công sức của nhiều gia đình. Bài viết này nhằm cung cấp một số thông tin chuyên môn khách quan để các bạn tham khảo, hy vọng giúp các bạn có một cái nhìn khác về sốt, và hy vọng có thể thay đổi cách tiếp cận sốt ở trẻ để ba mẹ, ông bà và cả các y bác sĩ đều được “dễ thở” hơn. Những thông tin này được lấy từ Guidelines về sốt của Hội Đồng Nhi Khoa Mỹ, Bệnh viện Hoàng Gia Nhi – Melbourne, Úc, và Hội Y Khoa Nam Phi.

    Trước khi quá lo lắng về sốt, chúng ta hãy tìm hiểu xem sốt là gì?
    Nghiên cứu cho thấy, sốt (định nghĩa là nhiệt độ cơ thể > 38 độ C) là một đáp ứng sinh lý bình thường đối với bệnh, nhằm hỗ trợ chống lại bệnh và đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh. Đa số sốt thường xảy ra trong một thời gian ngắn, vài ngày, và bảo vệ trẻ bằng cách thúc đẩy hoạt động của hệ miễn dịch chống lại bệnh mà trẻ đang có. Một số nghiên cứu còn cho thấy, sốt còn giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn ở những đợt nhiễm siêu vi (so với những trẻ được hạ sốt tích cực). Vậy thì, sốt không phải là bệnh, mà sốt là một phản ứng TỐT của cơ thể đối với bệnh.

    Mức độ sốt, tần số sốt, sự đáp ứng với thuốc hạ sốt có ý nghĩa gì?

    Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng, mức độ sốt cao hay vừa, sốt nhanh hay chậm, thường xuyên hay không trong ngày, cũng như tính đáp ứng với thuốc hạ sốt không dự đoán được tốt mức độ nặng và diễn tiến của bệnh. Có nghĩa là, việc bạn hạ sốt tốt cho con bạn hay không không làm thay đổi được tính chất của bệnh nền, và tờ sớ sốt sẽ không có nhiều giá trị cho quyết định chẩn đoán và điều trị.

    Vậy chúng ta có nên hạ sốt hay không? Mục tiêu chúng ta hạ sốt là để làm gì?

    Hạ sốt có thể có ích trong việc giảm nguy cơ mất nước ở trẻ, điều này thường có ý nghĩa chỉ ở những trẻ nhũ nhi, có trọng lượng cơ thể thấp và bề mặt tiếp xúc cao, không có nhiều ý nghĩa cho trẻ lớn. Tuy nhiên, nguy cơ của giảm sốt là có thể kéo dài thời gian tìm ra bệnh nền (có thể do an tâm của ba mẹ khi chỉ tập trung vào sốt), và vì vậy gây chậm trễ trong điều trị bệnh (ở những bệnh có thể điều trị), và mang theo nguy cơ tiềm năng ngộ độc thuốc hạ sốt nếu quá liều (sẽ bàn ở phần sau).
    Việc hạ sốt có gây giảm khó chịu cho trẻ hay không, còn có nhiều bàn cãi, vì những triệu chứng đau đầu, khó chịu, nhức mỏi cơ khớp vẫn có thể do bệnh nền gây ra. Khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt, thuốc hạ sốt có hai chức năng: một là hạ sốt, hai là giảm đau, vì vậy trẻ sẽ có được hai lợi ích này.
    Một lo lắng rất lớn ở nhiều gia đình là sốt cao gây co giật, và hạ sốt để tránh sốt cao co giật. Nhưng nghiên cứu lại chứng minh không có bằng chứng nào cho hiệu quả của việc giảm sốt trong việc giảm nguy cơ và tần suất sốt cao co giật! Điều này quan trọng cần ghi nhớ!
    Khuyến cáo chung hiện nay là chúng ta tiếp cận “bệnh gây sốt” không phải với mục tiêu hạ sốt là chính nữa (vì sốt không phải là bệnh đâu mà trị) , mà với mục tiêu chính là giúp cho trẻ thoải mái hơn, giảm đau, giảm khó chịu nếu trẻ có triệu chứng này (bằng thuốc “hạ sốt”), và tránh mất nước (bằng cách cho trẻ uống nước thường xuyên). Đa số các bác sĩ lâm sàng đồng ý bắt đầu khuyến cáo dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ trẻ > 38.5 độ C và trẻ có triệu chứng đau/quấy, mệt mỏi.
    Đồng thời khuyến cáo hiện nay nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuyển sự tập trung vào sốt qua những triệu chứng “nguy hiểm” khác, có giá trị hơn và giúp ích được cho việc thăm khám và điều trị hơn: trẻ có lừ đừ hay tỉnh táo, ói nhiều hay không, thở nhanh hay không, vân vân.

    Phương pháp hạ sốt nào là tốt nhất?

    Với sự thay đổi tập trung vào sự thoải mái của trẻ, và những dấu hiệu nặng của bệnh như trên, câu hỏi này không còn quan trọng mấy. Tuy nhiên cũng nên được nói đến một chút để chúng ta hiểu thêm.
    Khi so sánh Acetaminophen (paracetamol) và Ibuprofen, người ta thấy hai thuốc này có hiệu quả như nhau trong việc hạ sốt và giảm đau/khó chịu cho trẻ. Vì vậy khuyến cáo ở hai thuốc này là như nhau, mỗi thuốc đều có những tác dụng phụ riêng cần lưu ý – xin không dài dòng về phần này. Điều chính yếu là tránh cho thuốc không đúng chỉ định hoặc quá liều gây tác dụng phụ hoặc ngộ độc không mong muốn. Liều khuyến cáo an toàn là: Acetaminophen 10-15mg/kg/lần – mỗi 4-6 tiếng một lần (thường khuyến cáo không quá 5 lần/ngày), và Ibuprofen 10mg/kg/lần – tối đa 4 lần/ngày.
    Kết hợp Acetaminophen và Ibuprofen xen kẽ cho thấy có thể có tác dụng giảm sốt tốt hơn một ít so với việc dùng hai thuốc này riêng lẻ, nhưng lại có nguy cơ dùng thuốc quá liều nhiều hơn, nên không được khuyến khích.
    Việc lau mát hạ sốt hiện nay không còn được khuyến cáo sử dụng. Vì lau mát hạ sốt chỉ có tác dụng đơn thuần là hạ sốt, chứ không có tác dụng làm trẻ thoải mái hơn như hai thuốc trên, mà còn có thể làm cho trẻ và người nhà mệt mỏi, căng thẳng, sợ hãi hơn.
    Vậy trẻ sốt có nên đi khám bác sĩ hay không?
    Câu trả lời là rất nên. Trẻ nhỏ < 3 tháng bị sốt nên được đặc biệt quan tâm và đi khám khi bị sốt, vì dân số này có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng hơn, và diễn tiến bệnh có thể nhanh hơn và nhiều biến chứng hơn.
    Trẻ lớn hơn, bị sốt >38 độ C, cũng nên được thăm khám để đánh giá khả năng nhiễm siêu vi hay nhiễm trùng để xác định theo dõi +/- điều trị, đồng thời cũng nên được theo dõi những dấu hiệu nguy hiểm trong thời gian bệnh, để được thăm khám và can thiệp đúng lúc.

    Thông tin tóm tắt: (Take home message)

    • Sốt là một phản ứng tốt của cơ thể để bảo vệ trẻ, chống lại nhiễm trùng.
    • Sốt giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh.
    • Sốt không gây tổn thương não, không tăng nguy cơ sốt cao co giật
    • Tính chất của sốt không giúp tiên lượng mức độ nặng nhẹ cũng như diễn tiến của bệnh
    • Không nên tập trung vào hạ sốt, mà nên làm cho trẻ dễ chịu, và theo dõi những dấu hiệu nguy hiểm của bệnh.
    • Hạ sốt không làm giảm nguy cơ hay tần suất sốt cao co giật ở trẻ.
    • Sử dụng hạ sốt khi trẻ có nhiệt độ từ 38.5 độ C VÀ có triệu chứng đau, mệt mỏi, khó chịu.
    • Paracetamol hay Ibuprofen đều có tác dụng tương đương trong hiệu quả giảm sốt và giảm đau
    • Lau mát hạ sốt không còn được khuyến cáo sử dụng do không có hiệu quả mong muốn
    Bs. Huyên Thảo.
    References:
    The American Academy of Pediatrics; Fever and antipyretic use in children;
    Management of acute fever in children: Guideline for community healthcare providers and pharmacists;
    RCH clinical practice guidelines: Febrile child;
     
  12. Finger.vn

    Finger.vn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/10/2015
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    CHUYỆN ĐI CẦU Ở TRẺ SƠ SINH
    - Nguồn: Bs. Huyên Thảo -

    Ôi chao cái chuyện đi cầu!
    Một cái đít nhỏ xíu mới gia nhập vào nhà, mà nó cũng không hiểu sao có nhiều người (lớn ơi là lớn) quan tâm đến nó như thế! Ngày nào cũng bàn về nó, theo kiểu rất xôn xao í. Mấy tuần đầu, nó còn nhỏ quá, nên cứ hay bị đầy, mỗi lần cái miệng bú sữa là nó lại sản xuất poo poo, có ngày mười lần hơn. Vậy mà người ta tò mò lắm, cứ mỗi poo poo của nó xong là lại được xăm xoi, bình luận, đến nỗi nó phát ngượng luôn, nhưng biết sao dừng được!
    Một hôm, nó quyết định nghỉ xả hơi một hai ngày. Ôi, thế là người ta lo lắng, lúc nào thay tả mà không có poo poo lại phàn nàn. Rồi đem nó ra xăm xoi cả trăm lần ngày. Nó ngượng quá, quyết định nghỉ thêm mấy ngày nữa. Thế là nó làm cả nhà chục người hoảng loạn lên. Nó chưa bao giờ nghĩ nó quan trọng đến thế. Mà nó không thể hiểu được, chủ của nó vẫn chơi, vẫn bú, vẫn cười, vẫn ngủ, cái bụng cũng chẳng phàn nàn, mà sao những người không liên quan lại làm kinh đến vậy. Có người lấy cái bông gòn mềm mềm nhột nhột quẹt quẹt vào nó, có ngườ còn dọa thụt thụt cái gì vào nó cho nó ra poo poo nữa kìa. Thật là một sự đe dọa đầy kinh khủng. Thêm vài ngày nữa, nó cảm thấy đầy quá không nghỉ được nữa, nên lại phải ra poo poo. Ôi trời, phải nói là hôm đó nó thấy mình vĩ đại vì mang lại hạnh phúc vô tận cho quá nhiều người. Nhưng chủ của nó thì lại bình chân như vại, vẫn chơi, vẫn bú, vẫn ngủ, vẫn cười. Vậy thì thật sự chuyện gì đang xảy ra thế nhỉ?!
    Nếu ba mẹ và ông bà thấy mình qua mẩu chuyện trên, đây là những điều nên biết:
    Mỗi trẻ sơ sinh có thói quen đường ruột khác nhau. Trong những tuần đầu đời, một số trẻ đi cầu thường xuyên, gần như mỗi lần cho bú là một lần đi cầu, có thể hơn 10 lần/ngày, một số trẻ chỉ đi một hoặc vài lần trong tuần. Một hai ngày đầu, trẻ sẽ đi phân su - màu xanh đen, dính đặc. Những ngày sau đó, phân của trẻ sẽ chuyển sang màu xanh. Vào cuối tuần đầu đời, phân trở nên vàng và vàng nâu. Trẻ được bú mẹ hoàn toàn thường đi cầu thường xuyên hơn, và lỏng nước hơn so với trẻ được bú sữa công thức.
    Sau ba tuần tuổi, thói quen đường ruột của trẻ được điều chỉnh lại từ từ. Từ sáu tuần tuổi trở đi, đa số các trẻ sẽ đi 3-5 lần / ngày, trong khi một số trẻ lại giữ thói quen đường ruột ít hơn, chỉ 1 lần mỗi 7 ngày – 10 ngày.
    Thỉnh thoảng, đường ruột của bé có thể “đình công” vài ngày, đến 1-2 tuần. Điều này là bình thường. Nếu bé vẫn vui vẻ, chơi đùa, và bú tốt, không ói ọc nhiều hơn bình thường, bạn không cần làm gì để can thiệp cả. Vì nếu có can thiệp lúc này, là “chữa tâm lý” cho ba mẹ ông bà, chứ chẳng có lợi gì cho bé.
    Việc thụt tháo bằng bơm ống để bé đi cầu không những gây rất khó chịu cho con trẻ, mà còn có nguy cơ làm rách hậu môn – thủng trực tràng ở những trẻ nhỏ này nếu người nhà không làm đúng cách, vì những cơ quan của các bé lúc này rất mỏng manh, dễ tổn thương. Bơm ống hoàn toàn là một việc chống chỉ định cho người nhà. Nếu thật sự cần làm, việc này phải được quyết định và thực hiện bởi nhân viên y tế.
    Những dấu hiệu bạn nên lo lắng và cho bé đi khám bác sĩ ngay:
    • Nếu bé không đi cầu phân su sau 48 giờ đầu đời.
    • Nếu bé sốt
    • Nếu bé mệt mỏi, lừ đừ, biếng bú, ói nhiều lần
    • Nếu bé đi cầu nhiều lần, phân lỏng, nhiều nước
    • Nếu trong phân có máu
    • Nếu bé đi 1 lần trong vài ngày, phải rặn rất nhiều, và phân to cứng, hoặc khô có rãnh nứt, hoặc dính máu (bón)
    • Nếu sau vài ngày không đi cầu, bụng bé chướng to kèm ói ọc nhiều lần hơn bình thường.
    Nếu bé thực sự bị bón, nguyên nhân thường gặp là do sữa công thức bé dùng, hoặc pha sữa không đúng cách. Bạn có thể xem xét lại cách sử dụng của mình và có thể đổi sang loại sữa công thức khác. Nếu sau đó vẫn còn bón, nên tư vấn bác sĩ để có thể có lời khuyên đúng về việc nên đổi sữa hay không, và nếu có đổi, thì nên dùng loại nào. Đừng nên tự ý chuyển hẳn qua sữa công thức “giàu chất xơ” ngay, vì có thể không cần thiết và hợp lý.
    Chúc ba mẹ và ông bà sau khi đọc bài này bớt xì trét về chuyện poo poo của con cháu, để dành tâm trí thảnh thơi để vui vẻ với nhau và chơi đùa với con cháu nhé .
    ----------------------
    [​IMG]
    Biểu đồ phân Bristol
    Đây là biểu đồ y khoa, chia poo-poo thành 7 loại, dựa vào hình dạng khi poo-poo được tống ra ngoài.
    Loại 1: vón từng cục rời rạc, giống đậu (khó đi ra)
    Loại 2: cục to, dài, giống xúc xích, nhưng bề mặt gồ ghề, giống như nhiều cục nhỏ chụm lại với nhau
    Loại 3: Cục to, dài, nhưng bề mặt thống nhất hơn, có những vết nứt trên bề mặt
    Loại 4: Mảnh, dài, trơn mượt
    Loại 5: những miếng mềm, có gờ rõ ràng, dễ đi ra
    Loại 6: miếng sốp mềm, đóng lại với nhau
    Loại 7: lỏng nước
    Ý nghĩa bản phân chia này như thế nào:
    Loại 1 và loại 2: có thể bị bón
    Loại 3 và loại 4: là loại phân lý tưởng
    Loại 5, 6, 7: phân lỏng, có thể là tiêu chảy, hoặc tình trạng són
     
  13. Finger.vn

    Finger.vn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/10/2015
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    TÁO BÓN
    - Nguồn: Bs. Huyên Thảo -

    Táo bón là tình trạng trẻ đi poo poo cứng, và đi không thường xuyên. Tuy nhiên, tính chất phân và số lần đi cầu khác biệt ở từng trẻ. Đa số trẻ sẽ đi tiêu ít nhất một lần mỗi 2-3 ngày, nhưng có những trẻ có thói quen đường ruột khác biệt, và có thể đi cầu 1 lần một tuần – 10 ngày chẳng hạn. Chúng ta chỉ cần lo lắng về tính chất phân và số lần đi tiêu của trẻ nếu có những triệu chứng, dấu hiệu cho thấy trẻ bị ảnh hưởng vì một trong bốn tứ khoái của con người này.
    Táo bón là một tình trạng xảy ra khá thường xuyên của con trẻ. Thống kê cho thấy có ít nhất 30% trẻ bị táo bón cần được quan tâm. Những dấu hiệu thường gặp để ba mẹ dẫn con đi khám là nếu trẻ lâu đi tiêu, poo poo lớn, cứng, đi cầu rặn đau, chảy máu, hoặc trẻ bị dây poo poo ra ngoài quần không kiểm soát được.
    Tại sao chúng ta cần phải quan tâm về vấn đề này? Vì táo bón là một vấn đề phổ biến có thể gây nhiều hệ quả ngắn hạn và dài hạn. Ngắn hạn, trẻ có thể bị đau bụng từng cơm, giảm ngon miệng, giảm nhu cầu ăn do không thấy đói bụng như bình thường. Một số trẻ có thể rất quấy, khó chịu, và trở nên “khó tính”, cáu gắt hơn bình thường.
    Về dài hạn, táo bón nhiều có thể làm nứt hậu môn, gây đau và chảy máu cho trẻ. Và sau đó dẫn đến hàng loạt những vấn đề đi kèm theo một vòng luẩn quẩn: vì bị đau, trẻ sợ đi và ráng nhịn đi toi let, không chịu ngồi bồn cầu, hoặc âm thầm dùng những tư thế như ngồi xổm, hoặc đứng chéo chân để chặn poo poo. Kết quả là poo poo của trẻ càng bị dồn lại, to hơn, cứng hơn, càng gây những triệu chứng đường tiêu hóa, và càng gây đau, chảy máu khi trẻ không còn nhịn đi cầu được nữa. Khi tình trạng táo bón nặng kéo dài, trực tràng và hậu môn của trẻ quen với việc bị căng đầy thường xuyên, nên mất đi khả năng báo động lên não để tạo một “nhu cầu” đi cầu cho trẻ, vì vậy trẻ mất đi khả năng “mắc cầu”, và poo poo bị đầy quá, tràn ra ngoài mà trẻ không nhận biết gì cả. Đây là một tình trạng nghiêm trọng và có thể cần phải nhập viện để thụt tháo đường ruột và làm những xét nghiệm để loại trừ các bệnh nền nguy hiểm.
    Nhiều trẻ nhũ nhi dưới 6 tháng có thể rất khó chịu, khóc lóc khi rặn cầu, mặc dù phân mềm. Tình trạng này không phải là táo bón, mà là một tình trạng sinh lý bình thường khi trẻ vẫn chưa phối hợp đáp ứng thư giãn vùng cơ chậu khi tăng áp lực bụng cho phân để có thể đi cầu bình thường. Tình trạng này sẽ tự khỏi khi trẻ lớn hơn.
    Nếu trẻ dưới 1 tuổi và bạn nghi con bị táo bón, nên cho trẻ đi khám bác sĩ để có lời khuyên và can thiệp đúng đắn, kịp thời.
    Những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em bao gồm:
    1. Xu hướng tự nhiên của trẻ: một số trẻ có nhu động ruột chậm, gây táo bón
    2. Thói quen đường ruột: nhiều trẻ nhỏ mải chơi, ráng nhịn đi cầu, làm cho poo poo trở nên to hơn, cứng hơn. Vì vậy, nên dành “thời gian đi cầu” riêng cho trẻ.
    3. Hành vi “nhịn cầu”: sau khi trẻ bị đau khi đi tiêu, trẻ sẽ dùng nhiều cách để tránh đi cầu, và vì vậy càng làm cho lần đi tiêu sau khó chịu và đau đớn hơn.
    4. Khi có môi trường toilet mới (vd như khi trẻ đi học)
    5. Chế độ ăn: Một số trẻ có xu hướng dễ táo bón, nếu ăn ít chất xơ, sẽ dễ bị táo bón hơn. Tuy nhiên, ở đa số các trẻ, chất xơ không phải là nguyên nhân chính gây táo bón, rất nhiều trẻ ăn đủ chất xơ nhưng vẫn bị táo bón và việc tăng lượng chất xơ ở những trẻ này không giúp trẻ hết bị táo bón. Việc cho uống sữa bò nhiều (trên 500ml/ngày) làm tăng nguy cơ bị táo bón ở trẻ.
    6. Nứt hậu môn: gây đau, và làm cho trẻ tránh đi tiêu, làm trẻ táo bón nhiều hơn
    7. Bệnh lý: có một số bệnh lý thần kinh, nội tiết có thể biểu hiện bằng táo bón ở trẻ. Tuy nhiên, tỉ lệ này rất hiếm gặp.
    Vậy chúng ta nên tiếp cận vấn đề này như thế nào?
    Điều quan trọng nhất, và cần sự kiên nhẫn của ba mẹ và ông bà nhất, là tập một thói quen đường ruột tốt cho trẻ, một cách ít áp lực nhất. Nên để thời gian “toilet” khoảng 3-5 phút tập cho trẻ ngồi toilet, sau mỗi cữ ăn, mặc dù trẻ có mắc cầu hay không, hay đã đi cầu trước đó hay chưa. Nếu trẻ đi học, ta có thể tập thói quen ngồi toilet mỗi ngày 5 phút sau đánh răng và 5 phút sau bữa ăn tối cho trẻ. Cho trẻ cầm theo một cuốn sách hay đồ chơi yêu thích khi ngồi cầu, và khen thưởng trẻ nếu trẻ làm được điều này (bằng lời khen, hoặc bằng những miếng dán sticker để khen thưởng…). Không nên la mắng, đánh đòn trẻ, vì nếu thế trẻ lại càng không phối hợp và càng tránh đi cầu.
    Một số trẻ đi cầu phân cứng, đau, và vì vậy càng tránh đi cầu. Những trẻ này sẽ cần sự trợ giúp của bác sĩ, cho thuốc cho trẻ đi cầu dễ hơn, trong một thời gian vài tuần hay vài tháng, để giúp phân mềm ra, dễ đi tiêu vui vẻ hơn, và giúp nứt hậu môn có thời gian phục hồi. Khi đó, việc huấn luyện thói quen đi tiêu lành mạnh sẽ dễ dàng thiết lập, và làm cho trẻ lấy được niềm vui khi đi được poo poo. Khi trẻ được cho thuốc hỗ trợ, trẻ nên được tái khám theo hẹn, để điều chỉnh liều lượng và thời gian dùng thuốc, chứ không nên sử dụng thuốc hỗ trợ tùy ý mình.
    Chế độ ăn lành mạnh: nên cho trẻ ăn các loại trái cây và rau củ thường xuyên trong và giữa các bữa ăn. Nước ép không chứa chất xơ, nên không được tính vào. Đồng thời nên giới hạn lượng sữa bò tiêu thụ mỗi ngày. Đối với trẻ từ 18 tháng tuổi, trẻ chỉ nên tiêu thụ tối đa 500ml sữa bò một ngày. Lượng sữa bò nhiều hơn sẽ gây táo bón cho trẻ. Cũng nên tránh các loại nước ngọt trước các cữ ăn. Giảm lượng sữa sẽ giúp cho trẻ thèm ăn hơn và ăn nhiều hơn ở các cữ ăn.
    Những thông tin cần ghi nhớ:
    • Tần suất và tính chất phân khác nhau ở từng trẻ.
    • Bạn chỉ cần lo về táo bón nếu trẻ có vấn đề
    • Táo bón có thể gây đau bụng, giảm thèm ăn, và cáu gắt ở trẻ
    • Chế độ ăn không quan trọng mấy trong điều trị táo bón ở trẻ em (rất khác so với người lớn – vì ở người lớn, chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng trong nguyên nhân và điều trị táo bón).
     
  14. Finger.vn

    Finger.vn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/10/2015
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    TIÊU CHẢY
    - Nguồn: Bs. Huyên Thảo -

    Tiêu chảy (tên y khoa là gastroenteritis – viêm dạ dày ruột) là một nhiễm trùng đường ruột, đa số là do virus, một số trường hợp do vi khuẩn gây ra. Đây là một tình trạng khá phổ biến ở trẻ em, gây nhiều lo lắng, và chiếm phần lớn những đợt thăm khám, và nhập viện. Những thực hành của gia đình trong chăm sóc trẻ bệnh hiện vẫn còn nhiều hiểu lầm, hoặc theo kiểu dân gian nên không khoa học, và nên được thay đổi và điều chỉnh.
    Trở lại với bệnh tiêu chảy, vì đường tiêu hóa bị bệnh nên ở phần dưới sẽ biểu hiện tiêu lỏng nước nhiều lần, và ở phần trên sẽ biểu hiện bằng ói ọc. Ở hầu hết các trường hợp, triệu chứng ói ọc xảy ra ở hai ngày đầu của bệnh, và đến ngày thứ 3 thì tự hồi phục và hết hẳn. Triệu chứng tiêu chảy thường nặng nhất ở những ngày đầu của bệnh, dây dưa khoảng 5-7 ngày, và đa số ngưng hẳn trong hai tuần. Sốt cũng là một triệu chứng phổ biến thường thấy, và đa phần không kéo dài quá 48 giờ. Một điều cần lưu ý, là đa số các trường hợp này đều không cần dùng thuốc, và bệnh tự phục hồi. Nhiệm vụ của người chăm sóc trẻ là hỗ trợ chăm sóc trẻ đúng cách, để tránh mất nước. Nhiệm vụ của bác sĩ, là thăm khám để loại trừ những bệnh nguy hiểm gây triệu chứng tương tự, và để tư vấn hỗ trợ trẻ và gia đình, theo dõi để có thể phát hiện các dấu hiệu mất nước nặng, nhiễm trùng nặng…đúng lúc để can thiệp hỗ trợ, đặc biệt trong 48 giờ đầu của bệnh.
    Vấn đề hỗ trợ bù nước và dinh dưỡng cho trẻ bệnh tiêu chảy là vấn đề tối ưu trong chăm sóc trẻ. Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, đặc biệt dưới 6 tháng, rất dễ bị mất nước, và vì vậy cần phải được đánh giá theo dõi thường xuyên hơn, có khi mỗi 6-12 giờ. Những trẻ bị suy dinh dưỡng, hoặc có những bệnh mãn tính như bệnh thận, tim mạch, cũng cần được đánh giá cẩn thận hơn. Những dấu hiệu bé có thể bị mất nước bao gồm: lừ đừ (rất buồn ngủ và khó đánh thức ở những cữ ăn/bú sữa bình thường), khô môi miệng, không đi tiểu, tay chân lạnh. Nếu trẻ có một trong những dấu hiệu này, trẻ cần được khám bác sĩ ngay lập tức.
    Đa số các trẻ tiêu chảy đều có thể được chăm sóc tại nhà. Điều trị chính là cho trẻ uống nước thường xuyên, để bù lại dịch mất đi từ ói và tiêu chảy. Vì đường ruột bị bệnh, chúng ta không thể cho trẻ uống quá nhanh và quá nhiều như bình thường, vì như thế trẻ sẽ ói lại ngay. Khuyến cáo thường dùng là bù dịch chậm, mỗi 15 phúc một lần, bằng cách uống từ từ, đút muỗng, hoặc bơm chậm qua bơm tiêm đường miệng, với mục tiêu cung cấp cho trẻ khoảng 10-20ml/kg/giờ khi trẻ ói nhiều. Dịch bù tốt nhất là Oresol hoặc Hydrolite. Dùng nước trái cây hoặc nước soda là lựa chọn sai, nên tránh, vì có thể tăng nguy cơ mất nước ở trẻ.
    Nếu trẻ không đáp ứng, và vẫn ói nhiều, không dung nạp được dịch bù, nên cho trẻ đi khám. Các bác sĩ có thể đánh giá lại cách bù dịch, hướng dẫn làm đúng cách, hoặc nếu trẻ vẫn ói nhiều mặc dù đã làm đúng cách, các bác sĩ có thể quyết định hỗ trợ trẻ bằng thuốc chống ói và đặt sonde dạ dày để bù dịch qua sonde dạ dày cho trẻ. Rất nhiều ba mẹ nôn nóng khi con ói ọc, và đòi hỏi chích vein truyền dịch liền. Thật sự, bằng chứng nghiên cứu cho thấy, việc bù dịch qua sonde dạ dày cho trẻ là an toàn hơn, và hiệu quả hơn, so với bù dịch qua đường truyền tĩnh mạch. Việc chích vein truyền dịch hiện nay là lựa chọn cuối cùng, khi trẻ vẫn không dung nạp đường dịch bù qua sonde dạ dày, hoặc trẻ mất nước quá nặng, không thể đợi để bù qua sonde dạ dày được.
    Không ít gia đình ngưng sữa, hoặc các sản phẩm của sữa khi trẻ bị tiêu chảy. Một số gia đình còn ngưng luôn thức ăn thường ngày của trẻ. Thực hành này hoàn toàn sai. Nên nhớ, ruột bệnh của trẻ vẫn cần dinh dưỡng, và trong những trường hợp tiêu chảy cấp dưới 2 tuần, sẽ không có tình trạng không dung nạp sữa. Vì vậy, thực hành này là nguy hiểm, vì có thể gây cho trẻ thiếu dinh dưỡng trong thời kỳ bệnh, nguy cơ hạ đường huyết vì không có năng lượng cung cấp, và làm tình trạng bệnh nặng hơn hoặc dây dưa hơn.
    Khuyến cáo hiện nay là nên tiếp tục thức ăn hoặc sữa như bình thường cho trẻ trong thời gian bệnh. Đặc biệt, khi trẻ cần bù dịch, thì khi bù dịch xong, nên sử dụng lại sữa bình thường càng sớm càng tốt. Trẻ nhỏ thường sẽ có nhu cầu uống sau mỗi lần ói, vì vậy nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ, hoặc bú bình. Tiếp tục cho trẻ ăn thức ăn dặm bình thường trong thời gian bệnh, và nên cho trẻ ăn bất kỳ thứ gì trẻ thích (ngoại trừ những thức ăn sống, không được nấu chín). Không nên ngưng sữa mẹ/sữa bình/ thức ăn quá 24 giờ. Chỉ cho trẻ uống nước trái cây và các loại nước soda khi tiêu chảy đã hoàn toàn ngưng hẳn.
    Một điều cần lưu ý nữa, là bệnh này rất dễ lây, vì vậy người chăm sóc trẻ nên rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, và lau tay khô sau rửa, để hạn chế nguy cơ lây lan của bệnh. Nên rửa tay sau mỗi lần thay tã hoặc chăm trẻ đi toilet, và trước khi chuẩn bị thức ăn, hoặc trước khi ăn. Những khăn tắm, lau cho trẻ bệnh nên chỉ được sử dụng cho trẻ. Trẻ khi bị bệnh nên được ở nhà, và không cho đi học hoặc đi mẫu giáo. Chỉ cho trẻ đi học lại sau 48 giờ từ lần tiêu chảy/ói ọc cuối cùng (2 ngày sau khi hết triệu chứng). Không nên cho trẻ đi bơi cho đến 2 tuần sau lần tiêu chảy cuối cùng.
    Thông tin cần ghi nhớ:
    1. Trẻ nhỏ rất dễ bị mất nước – vì vậy nên cho uống nước bù thường xuyên
    2. Trẻ dưới 6 tháng nên được khám bác sĩ ngay khi bệnh, và có thể cần đánh giá thường xuyên mỗi 6-12 giời
    3. Trẻ nhỏ thường uống sau mỗi lần trẻ ói. Tiếp tục cho trẻ bú sữa. Không nên ngưng sữa quá 12-24 giờ.
    4. Tiếp tục cho trẻ ăn nếu trẻ muốn, không ngưng cho ăn quá 24 giờ
    5. Trẻ nhỏ rất dễ lây bệnh, vì vậy, nên rửa tay thường xuyên khi chăm sóc trẻ.
    6. Nên cho trẻ tránh các trẻ khác, vì dễ lây bệnh cho các bạn, cho đến khi bệnh ngưng hẳn.

    Khi nào bạn nên cho bé đi khám bác sĩ khi bé bị tiêu chảy?
    • Nếu bé không uống được, mà vẫn còn ói và tiêu chảy
    • Nếu bé bị tiêu chảy nhiều (8 tới 10 lần đi phân lỏng một ngày, hoặc 2-3 lần đi phân nước rất nhiều mỗi ngày), hoặc nếu bé vẫn còn bị tiêu chảy sau 10 ngày
    • Nếu bé ói thường xuyên và không thể dung nạp được bất kỳ chất lỏng nào.
    • Nếu bạn nghĩ bé bị mất nước: vd: không đi tè, nhợt nhạt, sụt cân nhiều, mắt trũng, tay chân lạnh, hoặc ngủ li bì khó đánh thức
    • Nếu bé bị đau bụng nhiều
    • Nếu bạn thấy trong phân có máu
    • Nếu bé ói ra dịch xanh lá cây
    • Hoặc nếu bạn có BẤT KỲ lo lắng nào
    Bs. Huyên Thảo.
    Gastroenteritis – Kids Health Info and Clinical Practice Guidelines – The Royal Children’s Hospital – Melbourne, Australia.
    Diarrhoea and vomiting in children – NICE clinical guideline.
     
  15. Finger.vn

    Finger.vn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/10/2015
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    THUỐC BỔ SUNG MEN SINH HỌC
    - Nguồn: Bs. Anh Nguyen -

    THUỐC BỔ SUNG MEN SINH HỌC probiotics "kích thích ăn ngon, giúp bé tăng trưởng, biếng ăn ??" - MỘT SỐ LƯU Ý KHI CHO BÉ DÙNG CHA MẸ NÊN TÌM HIỂU.
    Thuật ngữ "Probiotics- bổ sung khuẩn sinh học có lợi" hiện nay được sử dụng rất nhiều trong các sản phẩm cho các bé, như các loại cốm men vi sinh như cốm Bio-ciamin. Việc sử dụng các sản phẩm probiotics cho trẻ em nhỏ được chứng minh là có lợi ích cho việc cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, đặc biệt phục hồi tốt sau khi trẻ dùng kháng sinh. TUY NHIÊN, vấn đề về "giúp trẻ ăn ngon, hấp thụ tốt thức ăn và giúp tăng trưởng, giải quyết biếng ăn" là CẦN PHẢI ĐƯỢC HIỂU MỘT CÁCH MINH BẠCH.
    Trong một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên các bé sinh đủ tháng khỏe mạnh của GS.BS. Chouraqui đăng tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng của Mỹ năm 2008 cho thấy KHÔNG CÓ SỰ CẢI THIỆN VỀ CÂN NẶNG và CHIỀU CAO theo độ tuổi ở 2 nhóm trẻ 0-4 tháng và 4-12 tháng khi bổ sung các chủng vi sinh vật như Bifidobacterium longum, Lactobacillus rhamnosus và GOS/SCFOS so với nhóm đối chứng cùng độ tuổi. Một kết quả tương tự ở thử nghiệm lâm sàng khác trên những đứa trẻ sinh thiếu tháng và những đứa trẻ còi cọc cũng như những trẻ em ở những nước đang phát triển (kết quả của GS.BS. Hays đăng tạp chí Clinical Nutrition năm 2015 và 1 nghiên cứu độc lập khác của GS.BS.Nhi Khoa Onubi đăng tạp chí Health, Population and Nutrition cùng năm 2015). Cả hai Giáo sư nhấn mạnh rằng: CẢI THIỆN VIỆC VỀ HẤP THU THỨC ĂN hay KÍCH THÍCH TĂNG TRƯỞNG hiện tại là CHƯA CÓ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỂ CHỨNG MINH LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC/CỐM BỔ SUNG MEN VI SINH PROBIOTICS.
    Theo Báo cáo hướng dẫn lâm sàng về Probiotics và Pre-biotic cho các BSDD năm 2010, GS.BS Thomas, GĐ Viện Nhi Khoa của Mỹ đã chỉ ra 11 hướng dẫn lâm sàng về probiotics và prebiotics, và hướng dẫn chính thống được sử dụng cho đến nay và cũng là tài liệu tham khảo chính của các Viện Dinh Dưỡng khác trên thế giới. Theo hướng dẫn hiện tại của Hiệp hội DD lâm sàng Anh và báo cáo của GS Thomas, thuốc bổ sung men vi sinh probiotics là được sử dụng hổ trợ trong các trường hợp sau:
    1. Hỗ trợ cân bằng vi sinh cho các bé sinh đủ tháng khỏe mạnh từ 5 tháng tuổi trở lên, các trường hợp dưới 5 tháng tuổi nên tư vấn BSDD về liều dùng và thời gian dùng. Mặc dù probiotics là khá an toàn trong sử dụng cho trẻ, NHƯNG những trẻ sinh thiếu tháng không nên tự ý sử dụng mà chưa tư vấn BSDD.
    3. Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tiêu chảy do nhiễm vi sinh vật hoặc do dùng thuốc kháng sinh, nhưng nên có sự tư vấn BSDD để dùng liều thích hợp: liều hổ trợ 1 ngày hay liều 3 tuần.
    3. Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tiêu chảy do nhiễm vi sinh vật hoặc do dùng thuốc kháng sinh, nhưng nên có sự tư vấn BSDD để dùng liều thích hợp: liều hổ trợ 1 ngày hay liều 3 tuần.
    Và Hướng dẫn hiện tại KHÔNG khuyến khích Việc sử dụng lâu dài thuốc bổ sung men vi sinh probiotics cho hổ trợ các bệnh lý như táo bón và bệnh Crohn ở trẻ em, cũng như các bé đang bị bệnh nào đó. Bên cạnh đó, một số thành phần trong thuốc/cốm bổ sung men vi sinh vật là không dùng với trẻ dị ứng với sữa bò.
    Hiệu quả của thuốc phụ thuộc rất lớn vào chủng vi khuẩn bổ sung, loại thuốc (dạng siro/dung dịch/sữa chua uống liền, dạng cốm, hay dạng viên nang).
    Nên tư vấn BSDD về loại nào, chủng khuẩn nào, và dạng uống nào là phù hợp để bé có thể sử dụng tốt dạng vi sinh vật có lợi này.
    Notes:
    GS.BS Thomas, GĐ Viện Nhi Khoa của Mỹ (2010) Hướng dẫn lâm sàng về Probiotics và prebiotics của Mỹ "Clinical Report—Probiotics and Prebiotics in
    Pediatrics"
    GS.BS. Hays (2015) đăng tạp chí Clinical Nutrition với bài Randomized control trials: Probiotics and growth in preterm infants: A randomized controlled trial, PREMAPRO study.
    GS.BS.Nhi Khoa Onubi (2015) đăng tạp chí Health, Population and Nutrition với bài Effects of probiotics on child growth: a systematic review.
    GS.BS. Chouraqui (2008) đăng tạp chí Clinical Nutrition với bài Assessment of the safety, tolerance, and protective effect against diarrhea of infant formulas containing mixtures of probiotics or probiotics and prebiotics in a randomized controlled trial.
     
  16. Finger.vn

    Finger.vn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/10/2015
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    PHÂN SỐNG & MEN VI SINH
    - Nguồn: Bs. Anh Nguyen -

    BÉ DƯỚI 12 THÁNG TUỔI ĐI PHÂN SỐNG - Có phải bị BỆNH không?
    KHI NÀO NÊN DÙNG PROBIOTICS (MEN VI SINH) CHO BÉ!
    Phân sống là một hiện tượng bình thường với các bé dưới 1 tuổi vì sự tiết men tiêu hóa của bé chưa hoàn chỉnh trước khi bé 1 tuổi, nên việc thay đổi cách cho bé ăn, thời gian giãn cách cữ ăn, và thành phần thức ăn (đặc biệt rau củ) có thể giúp bé TIÊU HÓA TỐT trở lại.
    +Cách cho bé ăn: lượng ít, không nên cho ăn bột làm sẵn, nấu riêng thành phần
    +Thời gian giãn cách: tầm 3 tiếng giữa cữ bú và ăn
    +Đối với rau củ: nên 1 lượng vừa tầm (bằng bàn tay của bé), nấu và nghiền thật kĩ.
    MEN VI SINH CÓ GIÚP BÉ HẾT BỊ PHÂN SỐNG?
    Không phải tất cả men vi sinh nào cũng hỗ trợ điều trị phân sống. PHẢI DÙNG ĐÚNG LOÀI VI SINH VẬT và ĐÚNG THỜI GIAN -đó là thông điệp của GS.BS Thomas-Giám đốc Viện Nhi Khoa của Mỹ
    Theo chỉ định lâm sàng, đối với bé bị phân sống lập lại >3 lần trong ngày, kéo dài hơn 1 tháng thì CÓ THỂ CHỈ ĐỊNH MEN VI SINH.
    +Bé sinh mổ/sinh thiếu tháng/sinh nhỏ cân dưới 1 tuổi: CHỈ CÓ 2 loài Bifidobacteria và Lactobacilli là hỗ trợ tốt và nên bổ sung với hàm lượng prebiotics F.O.S và G.O.S > 800mg, dùng trong 5 -6 tuần. [LƯU Ý: các thuốc bổ sung men vi sinh gồm đa loại khuẩn là THƯỜNG KHÔNG CÓ HIỆU QUẢ, nếu dùng lâu dài có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của bé]
    +Bé sinh thường dưới 6 tháng tuổi CHỈ CẦN Bifidobacteria và F.O.S (>800mg), dùng trong 3-4 tuần.
    +Bé sinh thường trên 6 tháng tuổi CÓ THỂ Bifidobacteria và Lactobacilli và thêm F.O.S (>1500mg), dùng trong 5-6 tuần.
    KHI NÀO PHÂN SỐNG LÀ DẦU HIỆU BỆNH LÝ?
    Khi phân sống KÈM THEO Sốt, Bỏ Ăn, Bỏ Bú, Quấy Khóc (thường do bé đau bụng hay các triệu chứng tiêu hóa liên quan), Nên tư vấn bs nhi thuộc khoa tiêu hóa để được chẩn đoán và điều trị hợp lý.
    Notes:
    GS.BS Thomas, báo cáo thường niên của Viện Nhi Khoa Hoa Kì với bài Clinical Report—Probiotics and Prebiotics in Pediatrics năm 2010.
     
  17. Finger.vn

    Finger.vn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/10/2015
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    TĂNG CÂN NHỮNG NĂM ĐẦU ĐỜI
    - Nguồn: Bs. Huyên Thảo -

    Đa số các trẻ sinh ra có cân nặng lúc sinh từ 2.5 đến 4.5 kg.
    Trong tuần đầu đời, trẻ thường sụt cân, khoảng 10% trọng lượng cơ thể ban đầu (vd như khi sinh ra được 3kg, thì sau 7 ngày tuổi, trẻ có thể chỉ còn khoảng 2.7kg)
    Trẻ thường lấy lại cân nặng lúc sinh trong khoảng từ 10 ngày – 14 ngày tuổi.
    Rất khó định nghĩa “tăng cân bình thường” ở trẻ nhỏ, tuy nhiên, những giá trị tăng cân sau được xem là khoảng tăng cân thông thường của trẻ:
    • Từ 0 – 3 tháng tuổi, trẻ tăng được khoảng 150-200 gram / tuần (tức khoảng 20-30gram/ngày)
    • Từ 3 tháng đến 6 tháng tuổi: trẻ tăng trung bình khoảng 100 gram đến 150 gram / tuần (tức khoảng 15-20gram mỗi ngày)
    • Khi trẻ khoảng 6 tháng đến 12 tháng tuổi, tăng cân giảm còn khoảng 70-90gram/tuần (tức khoảng 10gram/ngày)
    • Từ 1 tuổi đến 2 tuổi, trẻ tăng được khoảng 2-3 kg/năm
    • Từ 2 tuổi đến 5 tuổi, trẻ tăng trung bình khoảng 2 kg mỗi năm.
     
  18. Finger.vn

    Finger.vn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/10/2015
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    SỐT CO GIẬT
    - Nguồn: Bs. Huyên Thảo -

    Sốt cao co giật là một tình trạng co giật gây ra do thay đổi đột ngột thân nhiệt của trẻ, và thường xảy ra khi trẻ sốt cao trên 38 độ C. Đây là một chẩn đoán loại trừ của các y bác sĩ, khi không tìm thấy những bệnh nguy hiểm khác vừa gây sốt, vừa gây co giật cho trẻ.
    Sốt cao co giật có phổ biến không?
    • 1 trong 30-40 trẻ sẽ bị sốt cao co giật ít nhất 1 lần, thường xảy ra trong khoảng tuổi từ 6 tháng đến 6 tuổi.

    Sốt cao co giật có nguy hiểm không?
    • Câu trả lời là không.
    • Sốt cao co giật, mặc dù biểu hiện có thể làm chúng ta rất lo lắng, nhưng thực sự là một tình trạng rất lành tính. Đa số các trẻ chỉ bị sốt cao co giật một lần trong đời. Một số trẻ có thể bị nhiều hơn 1 lần sốt cao co giật. Tuy nhiên, sốt cao co giật không làm tăng nguy cơ trẻ bị động kinh về sau, cũng không ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ khi trẻ trưởng thành.

    Triệu chứng và dấu hiệu:
    Trong đợt sốt cao co giật:
    • Trẻ thường sẽ bất tỉnh
    • Cơ gồng cứng hoặc giật
    • Trẻ có thể đỏ mặc hoặc xanh mặt
    • Cơn co giật có thể diễn ra trong vài phút, đa phần dưới 15 phút
    • Khi hết co giật, trẻ sẽ tỉnh lại, nhưng có thể sẽ buồn ngủ hoặc hơi quấy khóc ban đầu.
    Cần làm gì trong cơn co giật:
    • Nên nhớ: bạn không thể làm gì để cắt cơn co giật của trẻ
    • Điều quan trọng nhất là giữ bình tĩnh
    • Đặt trẻ trên nền mềm, nằm ngửa hoặc nằm nghiêng bên
    • Đừng giữ chặt trẻ
    • Không được đưa bất kỳ vật gì hoặc chất lỏng/thuốc gì vào miệng trẻ, kể cả ngón tay của bạn – Trẻ sẽ không nghẹt hoặc nuốt lưỡi trong cơn co giật
    • Cố gắng ghi nhận những gì xảy ra, để có thể mô tả cho bác sĩ sau này
    • Tính thời gian co giật của trẻ

    Nên cho trẻ vào cấp cứu nếu:
    • Trẻ co giật hơn 5 phút
    • Trẻ không thức dậy khi xong cơn co giật, hoặc nhìn rất mệt khi xong cơn co giật
    Nếu cơn co giật ngắn hơn 5 phút: nên khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

    Điều trị sốt:
    • Vì sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể với nhiễm trùng, không phải lúc nào cũng cần phải giảm sốt.
    • GIẢM SỐT ( BẰNG PARACETAMOL HOẶC IBUPROFEN) KHÔNG NGỪA ĐƯỢC CƠN SỐT CAO CO GIẬT!!!!!
    • Chỉ dùng hạ sốt với mục tiêu căn bản là giảm đau / làm cho trẻ dễ chịu hơn, như ở những trường hợp sốt khác (xem bài SỐT)

    Theo dõi sau sốt cao co giật:
    • Hầu hết trẻ có sốt cao co giật không có những vấn đề sức khỏe mãn tính đi kèm. Thường các trẻ này là những trẻ hoàn toàn khỏe mạnh và ngưng bị sốt cao co giật khi được 6 tuổi.
    • Nếu con bạn có những cơn co giật kéo dài, tái đi tái lại, nên khám bác sĩ chuyên khoa.

    Những điểm chính cần ghi nhớ:

    • 1 trong 30-40 trẻ sẽ có sốt cao co giật , thường vào khoảng 6 tháng đến 6 tuổi
    • KHÔNG CÓ PHƯƠNG PHÁP NÀO PHÒNG NGỪA CƠN SỐT CAO CO GIẬT – nên giữ bình tĩnh, không hoảng sợ
    • Sốt cao co giật không gây tổn thương não. Ngay cả những cơn co giật kéo dài 1 giờ hơn cũng gần như không bao giờ gây hại cho trẻ.
    • Nếu cơn co giật dài hơn 5 phút, nên cho trẻ đi cấp cứu
    • Nếu bạn lo lắng về điều gì khác, nên đi khám bác sĩ.

    Nguồn thông tin:
    1. Sốt cao co giật – thông tin cho gia đình – bệnh viện Royal Children’s Hospital, Melbourne
    2. Antipyretics do not prevent febrile convulsions – AAP Grand Rounds Vol.10, No.4, 2003
    3. Do antipyretics prevent the recurrence of febrile seizures in children? A systematic review of randomized controlled trials and meta-analysis ; Eu J Paediatr Neurol; 17(6):585-588; 2013
    4. Prophylactic drug management for febrile seizures in children; Cochrane Database systematic reviews; 4: CD003031; 2012.
     
  19. Finger.vn

    Finger.vn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/10/2015
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    CHÂN - TAY - MIỆNG
    - Nguồn: Bs. Nguyễn Trí Đoàn - Victoria Healthcare -

    Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi tuy nhiên cũng có thể gặp ở cả người lớn. Mọi người đều có thể nhiễm virus nhưng không phải tất cả những người nhiễm virus đều biểu hiện bệnh. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thiếu niên là những đối tượng dễ bị nhiễm bệnh và biểu hiện bệnh nhất vì chúng chưa có kháng thể chống lại bệnh này. Biểu hiện rõ nhất của bệnh là rối loạn tiêu hoá và xuất hiện các nốt phồng màu đỏ có bọng nước ở chân, tay, miệng.

    Triệu chứng đầu tiên thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng. Một đến hai ngày sẽ xuất hiện những nốt hồng ban đường kính vài mm, nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành bóng nước và thường tiến triển đến loét. Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, vòm miệng hoặc ở lợi răng làm trẻ nuốt đau. Với triệu chứng này, cha mẹ thường nhầm lẫn với bệnh viêm loét miệng thông thường. Những bóng nước ngoài da thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, cẳng chân, cánh tay, đôi khi xuất hiện ở mông.

    Trong giai đoạn bệnh đang tiến triển, khi siêu vi gây bệnh xâm nhập hệ thần kinh trung ương, sẽ xuất hiện triệu chứng rối loạn tri giác như lơ mơ, mê sảng hay co giật. Trẻ có thể thử vong hoặc hồi phục sau một thời gian điều trị nhưng vẫn còn những rối loạn thần kinh kéo dài.

    Bệnh lây truyền từ người qua người khác do tiếp xúc trực tiếp với nước mũi, miệng, nước bọt, dịch của mụn dộp hoặc phân của người nhiễm, nhưng lây phổ biến nhất là qua đường tiêu hoá, phân, đồ thải, chất nôn của bệnh nhân... Virus có thể tồn tại trong nước ăn, nước uống, nước sinh hoạt hàng ngày. Trong tuần lễ đầu tiên của bệnh rất dễ lây cho người khác.

    Để phòng bệnh tay chân miệng, quan trọng nhất là vệ sinh ăn uống. Cần lưu ý là trước khi ăn uống, chuẩn bị đồ ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn. Làm sạch các sàn nhà, bề mặt đồ chơi mà trẻ tiếp xúc và các dụng cụ bằng nước và xà phòng, rồi sau đó khử trùng bằng dung dịch chứa clo.

    Khi phát hiện người bệnh cần cách ly, tránh những tiếp xúc trực tiếp như hôn, sử dụng chung các dụng cụ. Thực hiện vệ sinh ăn uống bằng ăn thức ăn nấu chín, uống nước đun sôi để nguội, súc miệng bằng các nước sát khuẩn... Để giảm nguy cơ nhiễm trùng da cần phải vệ sinh thân thể cho trẻ, không làm theo các cách truyền miệng như đắp lá, ủ kỹ vì sợ gió, nắng, chọc vỡ các nốt bọng nước. Trong quá trình bệnh không được cho trẻ đến lớp, đi bơi khi còn triệu chứng bệnh. Chỉ đến lớp khi hết loét miệng và phỏng nước. Trẻ vẫn cần được tắm rửa bằng nước ấm, phụ huynh nên cho trẻ ăn các thức ăn dễ tiêu, ăn từ từ từng ít một.

    Để tránh trường hợp đáng tiếc do bệnh gây nên, khi thấy trẻ có các dấu hiệu như: sốt nhẹ, ói, tiêu chảy ít kèm theo nổi bóng nước trong lòng bàn tay, bàn chân, ở đầu gối, mông và trong miệng, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
     
  20. Finger.vn

    Finger.vn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/10/2015
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    HĂM TÃ
    - Nguồn: Bs. Huyên Thảo -

    Nguyên nhân gây hăm tã thường gặp nhất ở trẻ nhỏ là do sự kích thích gây tổn thương da. Da bị ẩm ướt và bị cọ sát liên tục với tã có thể bị tổn thương. Vi trùng, nấm, các loại xà bông giặt, nước tiểu và phân càng làm tệ hơn tình trạng này
    Những nhân tố làm hăm tã tệ hơn là:
    • Phân lỏng nước (khi bé bị tiêu chảy )
    • Không thay tả đủ thường xuyên
    • Cho trẻ mặc quần nilon.
    Đa số trẻ hết bị hăm tả khi bắt đầu tập ngồi bô
    Dấu hiệu và triệu chứng của hăm tả:
    • Da vùng tã thường nhìn đỏ, và có thể có những hạt đỏ đi kèm, đặc biệt ở vùng biên của sẩn
    • Có thể bị đau hoặc ngứa khi lau vùng tã hăm
    • Trẻ có thể bị khó chịu, quấy khóc
    Chăm sóc tại nhà
    • Tốt nhất là nên dùng tã dùng một lần loại tốt cho trẻ. Tã dùng một lần hút ẩm nhanh, giữ cho da được khô. Tã vải tốt cho môi trường, nhưng lại không hút ẩm tốt bằng.
    • Nên thay tã thường xuyên (khoảng 5-7 lần một ngày ở trẻ dưới 12 tháng tuổi ), để giảm thời gian da trẻ phải tiếp xúc với nước tiểu và phân.
    • Mỗi lần thay tã, nên lau vùng mông trẻ nhẹ nhàng bằng khăn bông thấm nước ấm, hoặc các loại khăn lau loại “chux”. Các loại khăn ướt mua tại siêu thị có thể gây kích thích da và không nên dùng.
    • Kem chống hăm nên được thoa ở mỗi lần thay tã. Việc bôi kem này sẽ bảo vệ da khỏi bị ẩm và tránh cho da khỏi tiếp xúc với các chất làm tổn thương da. Kem kẽm là tốt nhất, hoặc các loại kem nến trắng mềm cũng tốt. Nếu kem bạn dùng rất dễ lau sạch, nên thay bằng một loại kem khác, bởi chúng ta cần tạo một lớp chắn tốt cho da bé.
    • Cố gắng cho trẻ có thời gian không dùng tã càng nhiều càng tốt
    • Không nên dùng các loại phấn trẻ em cho hăm tã
    Có nhiểu loại sẩn da khác nhau có thể hiện diện ở vùng tã và có thể không gây ra do tã. Một số tình trạng, như viêm da dị ứng hoặc nhiễm trùng da có thể xảy ra ở vùng cơ thể bất kỳ. Những sẩn này sẽ không cái thiện khi điều trị hăm tã. Nên cho trẻ đi khám bác sĩ nếu vùng sẩn không cải thiện
    Điều trị
    • Hăm tã kéo dài, không đáp ứng với các loại kem trị hăm tã, có thể phải cần điều trị bằng những loại kem thuốc đặc hiệu. Nên cho trẻ đi khám bác sĩ để có quyết định điều trị đúng.
    • Không nên dùng các dung dịch sát khuẩn cho hăm tã
    • Nên cho trẻ đi tác khám nếu sẫn không cải thiện trong 1-2 tuần.
    Những thông tin cần ghi nhớ
    • Hăm tã làm cho da trẻ đỏ và đau. Bé có thể khó chịu và quấy khóc.
    • Phòng ngừa hăm tã là việc quan trọng nhất. Nên giữ da trẻ sạch và khô bằng cách thay tã thường xuyên.
    • Dùng kem phủ để tránh nước tiểu và phân tiếp xúc với da
    • Tã mặc một lần loại tốt là tốt nhất. Nên cho trẻ có thời gian không mặc tã để giúp giảm hăm tã.
    Bs. Huyên Thảo
    Theo: Parent’s Information – Nappy Rash - Royal Children’s Hospital, Melbourne, Australia
     

Chia sẻ trang này