[tổng Quan] Táo Bón – Cẩm Nang 9 Điều Cần Biết

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi minhphuong9201, 12/11/2021.

  1. minhphuong9201

    minhphuong9201 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2020
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Táo bón – Tình trạng phổ biến ở cả trẻ em lẫn người lớn nhưng ít ai có hiểu biết tường tận về nó. Bài viết sau đây như một cuốn cẩm nang cung cấp thông tin đầy đủ & toàn diện nhất về táo bón và các phương pháp điều trị.
    1. Táo bón là gì?[1]
    [​IMG]

    Táo bón được định nghĩa là đi ngoài không thường xuyên hoặc khó đại tiện. Táo bón có liên quan đến các triệu chứng khác nhau bao gồm phân cứng, mót rặn, cảm giác tắc nghẽn hậu môn trực tràng, đi tiêu không hoàn toàn, khó chịu ở bụng và đầy hơi.

    Vậy những tiêu chuẩn xác định táo bón và táo bón mãn tính, theo tiêu chuẩn của ROME III:

    (1) Các triệu chứng xuất hiện với tần suất trên 25%, bao gồm ≥ 2 trong số các triệu chứng sau:

    • Căng thẳng, khó khăn trong quá trình đại tiện
    • Cảm giác không tiêu hết
    • Cảm giác tắc nghẽn hậu môn trực tràng
    • Cần các hoạt động kích thích hỗ trợ để đại tiện trở nên dễ dàng
    • Tần suất đại tiện dưới 3 lần mỗi tuần.
    (2) Không thể đại tiện phân mềm lỏng

    (3) Bệnh nhân không có các dấu hiệu rối loạn khác liên quan đến hội chứng ruột kích thích.

    Khi các triệu chứng xuất hiện trong khoảng thời gian dài ≥ 6 tháng thì đây được nhận định là táo bón mãn tính.

    Táo bón được định nghĩa là đi ngoài không thường xuyên hoặc khó đại tiện thường gặp ở cả người lớn và trẻ em
    >> Xem thêm: Cách nhận biết và xử trí hiệu quả táo bón ở trẻ

    2. Táo bón có những loại nào và nguyên nhân gây ra chúng?
    Như chúng ta đã biết có hai loại táo bón chính: nguyên phát và thứ phát.

    2.1. Táo bón nguyên phát [5]
    [​IMG]

    Táo bón nguyên phát đôi khi còn được gọi là táo bón “chức năng” hoặc “vô căn” thường do thói quen nhịn khi có nhu cầu đại tiện, khi những căn nguyên khác được loại trừ

    Có 3 loại táo bón nguyên phát khác nhau:

    Táo bón nhu động ruột bình thường
    • Những người mắc chứng táo bón dạng này nhu động ruột của người bệnh vẫn bình thường biểu hiện: độ đặc của phân bình thường và phân vẫn di chuyển qua đường tiêu hóa với tốc độ đều đặn nhưng người bệnh lại gặp phải các triệu chứng như chướng bụng và đau bụng.
    • Nguyên nhân thường gặp thường do thường xuyên nhịn cầu, hoặc ngồi quá nhiều, đi cầu không thoải mái.
    Táo bón nhu động ruột giảm
    • Táo bón này nguyên nhân chủ yếu do sự di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa chậm do nhu động ruột giảm đẩy phân xuống đại tràng kém phân nằm lại lâu tại ruột mà không xuống được đưa ra ngoài, những người này sẽ ít đi tiêu hơn và gây hiện tượng táo bón.
    Tổn thương cơ sàn chậu
    Táo bón xảy ra do tổn thương cơ sàn chậu. Những cơ này hỗ trợ ruột và bàng quang, cũng như tử cung ở phụ nữ.

    Khi bị táo bón, tổn thương các cơ hoặc dây thần kinh ở sàn chậu khiến người bệnh khó đi tiêu. Tổn thương này có thể xảy ra vì nhiều lý do khác nhau, bao gồm cả mang thai và sinh con.

    Một số triệu chứng có thể có của táo bón đi ngoài bao gồm:

    • Người bệnh phải gắng sức trong việc đưa phân ra ngoài
    • Không thể đưa phân ra ngoài do đau
    • Cần các biện pháp tăng nhu động ruột mới có thể đi tiêu được
    Táo bón nguyên phát bao gồm: Táo bón nhu động ruột tăng / giảm, táo bón tổn thương cơ sàn chậu.
    2.2. Táo bón thứ phát [2]
    [​IMG]

    Táo bón thứ phát là chứng táo bón xảy ra do một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn hoặc tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc. Các nguyên nhân phổ biến nhất của táo bón thứ phát bao gồm:

    • Nguyên nhân giải phẫu: Bao gồm hẹp hoặc teo hậu môn, hậu môn bị di lệch, hậu môn không hoàn thiện, hẹp ruột .
    • Nguyên nhân liên quan đến bất thường hệ cơ bao gồm hội chứng “bụng quả mận”, rối loạn dạ dày, hội chứng down, chứng loạn dưỡng cơ.
    • Nguyên nhân liên quan đến bất thường dây thần kinh ruột bao gồm bệnh Hirschsprung, giả tắc nghẽn, loạn sản tế bào thần kinh ruột, dị tật tủy sống, dây chằng, nứt đốt sống.
    • Dùng các loại thuốc như thuốc kháng cholinergic, ma túy, thuốc chống trầm cảm, nhiễm độc chì, vitamin D...
    • Các nguyên nhân chuyển hóa và nội tiết như hạ kali máu, tăng canxi huyết, suy giáp, đái tháo đường, hoặc đái tháo nhạt…
    • Các nguyên nhân khác bao gồm bệnh celiac, xơ nang, dị ứng protein sữa bò, bệnh viêm ruột, xơ cứng bì…
    Xem thêm: [Tổng quan] Táo bón - Cẩm nang 9 điều cần biết (imiale.com)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi minhphuong9201
    Đang tải...


Chia sẻ trang này