Bệnh thoát vị đĩa đệm là một trong số những bệnh lý về xương khớp ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Bệnh gây ra những cơn đau nhức vô cùng khó chịu và các bất tiện trong sinh hoạt. Vậy bệnh thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng cùng cách chữa bệnh ra sao? Cùng tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết sau. Tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm Tổng quan về bệnh thoát vị đĩa đệm Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì? Cấu trúc của đĩa đệm chúng ta bao gồm hai phần cơ bản là bao xơ và nhân nhầy. Bệnh thoát vị đĩa đệm là tình trạng các lớp nhân nhầy ở trong vùng đĩa đệm của cột sống bị thoát ra bên ngoài và chèn ép lên rễ thần kinh, ống sống. Từ đó gây cho người bệnh cảm giác đau đớn và khó chịu. Bệnh thoát vị đĩa đệm là hệ quả do đĩa đệm bị nứt, rách hoặc do tác động từ các sang chấn bên ngoài. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất cứ khu vực nào trên cột sống. Trong đó, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ thường xảy ra phổ biến nhất. Đối tượng dễ bị thoát vị đĩa đệm Người cao tuổi rất dễ mắc nhiều chứng bệnh Người cao tuổi. Người thường xuyên làm các công việc nặng nhọc. Người thường xuyên đứng hoặc ngồi quá lâu như nhân viên văn phòng, thợ may, tài xế, nhân viên bán hàng… Người có thói quen sinh hoạt không khoa học như kê gối quá cao khi ngủ, ngồi học tập, làm việc không đúng tư thế… Những người làm nghề đòi hỏi phải thay đổi tư thế một cách liên tục như diễn viên múa, vận động viên thể thao… Người mắc các bệnh lý bẩm sinh về cột sống như trượt cột sống, gai cột sống, vẹo cột sống… Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Thoát vị đĩa đệm gây nên những cơn đau nhức vô cùng khó chịu, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động hàng ngày một cách đáng kể. Nếu chủ quan không điều trị, bệnh sẽ gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe. Trong đó phải kể đến như: Đau rễ thần kinh Sau khi trải qua những cơn đau lưng, người bệnh sẽ bị đau rễ dây thần kinh. Thông thường, các cơn đau rễ thần kinh thường diễn ra liên tục và kéo dài từ khu vực thắt lưng xuống dưới chân. Mức độ của các cơn đau mạnh mẽ hơn khi người bệnh ho, hắt hơi, đứng hoặc ngồi quá lâu. Đặc biệt, trong quá trình đi lại vận động, bệnh nhân phải dừng lại để nghỉ ngơi rồi mới có thể tiếp tục đi tiếp. Điều này gây ra những bất tiện vô cùng lớn đối với sinh hoạt. Thoát vị đĩa đệm gây rối loạn cảm giác. Sự rối loạn cảm giác thường diễn ra khi các vùng da ứng với hệ thống các rễ dây thần kinh bị thương tổn. Lúc này, biểu hiện rõ rệt nhất ở người bệnh chính là tê tay, tê chân, mất cảm giác nóng, lạnh. Gây teo cơ. Một khi tình trạng bệnh lý chuyển biến nặng hơn, các cơ sẽ bị yếu dần đi và teo lại. Không chỉ vậy, thoát vị đĩa đệm còn khiến cho máu không được lưu thông đến cơ và khiến các cơ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết. Thoát vị đĩa đệm gây rối loạn vận động. Ở mức độ nguy hiểm cao nhất, thoát vị đĩa đệm sẽ khiến cho người bệnh bị tê liệt cả hai chân và không thể đi đứng như bình thường. Gây rối loạn đại tiểu tiện. Thoát vị đĩa đệm sẽ gây ra hiện tượng bí tiểu và khiến cho người bệnh đi tiểu không kiểm soát được. Nguyên nhân là do cơ thắt bị tê liệt và không thể giữ được nước tiểu. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày. Thoát vị đĩa đệm gây ra hội chứng đuôi ngựa Một biến chứng thường gặp của thoát vị đĩa đệm chính là gây ra hội chứng đuôi ngựa. Lúc này, người bệnh sẽ bị rối loạn cảm giác ở vùng đáy chậu, vùng chân trở xuống. Sau đó, bệnh nhân sẽ bị liệt động tác ở ngón chân, bàn chân và cẳng chân. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm, trong đó phải kể đến như: Do tuổi tác: Tuổi càng cao, quá trình lão hóa của cơ thể sẽ diễn ra ngày càng nhanh, các khối đĩa đệm cũng sẽ bị bào mòn và suy giảm chức năng một cách đáng kể. Theo thời gian, các khối đĩa đệm này sẽ bị rách, nứt và khiến cho lớp nhân nhầy bị thoát ra, gây chèn ép lên các rễ dây thần kinh và tủy sống. Do thói quen ngồi học tập, làm việc sai tư thế: Những thói quen ngồi học hay làm việc không đúng cách sẽ có thể gây ra tình trạng vẹo cột sống. Lúc này, các khối thoát vị sẽ bị dịch chuyển và cấu trúc của lớp bao xơ bị phá vỡ. Người bệnh sẽ xuất hiện cảm giác đau đớn ở vùng cổ và lưng. Do tai nạn, chấn thương: Những ảnh hưởng do tai nạn giao thông, tai nạn lao động… sẽ gây tác động tiêu cực đến lớp đĩa đệm nói riêng và hệ thống xương khớp nói chung. Tình trạng này nếu để lâu sẽ khiến cho đĩa đệm bị thoát vị. Người bị béo phì, thừa cân: Khi khối lượng cơ thể tăng cao, cột sống sẽ phải gánh chịu những áp lực vô cùng lớn. Các đĩa đệm cũng theo đó mà bị chèn ép và gây ra hiện tượng thoát vị. Bên cạnh đó, những người thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… cũng có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, chế độ ăn uống thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết cũng tạo điều kiện để căn bệnh thoát vị đĩa đệm tiến triển nặng hơn. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng sau: Xuất hiện những cơn đau đột ngột ở vùng thắt lưng, vùng cổ, vùng vai gáy và chân tay. Tần suất các cơn đau có thể kéo dài âm ỉ trong vòng vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng. Đặc biệt, mức độ đau giảm khi nghỉ ngơi và tăng dần lên khi vận động. Tay chân bị tê bì, bị rối loạn cảm giác, luôn có cảm giác như có kiến bò ở trong xương. Cơ bị yếu, bại liệt: Đây là triệu chứng thường gặp khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Lúc này, người bệnh sẽ rất khó khăn trong việc đi lại, hai chân bị teo và liệt và bắt buộc phải ngồi xe lăn. Xuất hiện cảm giác bí tiểu hoặc són tiểu. Khi nhận thấy cơ thể có những triệu chứng này, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Điều này là vô cùng quan trọng và cần thiết để ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn. Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm phổ biến Để điều trị thoát vị đĩa đệm, bạn có thể lựa chọn các phương pháp điều trị như: Điều trị nội khoa với thuốc: Thuốc giảm đau không chứa corticoid, hay còn có tên gọi là NSAID. Điển hình như Paracetamol, Meloxicam, Diclofenac… Nhóm thuốc giãn cơ. Thuốc corticoid (Bao gồm cả đường tiêm và uống). Thuốc chống động kinh. Điều trị không sử dụng thuốc: Châm cứu, massage, bấm huyệt, tập các bài tập yoga… Kéo giãn cột sống. Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu. Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật: Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện phẫu thuật khi các phương pháp khác đều không mang lại hiệu quả. Đặc biệt, việc phẫu thuật thường được áp dụng khi bệnh lý đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn như tê yếu chân tay, mất thăng bằng khi đi lại, bàng quang và ruột mất kiểm soát. Sử dụng sóng cao tần, tia laser: Phương pháp này chỉ áp dụng khi bệnh lý đang ở mức độ nhẹ. Lúc này, nhân nhầy mới bắt đầu nhú ra khỏi phần ống sống và không có các tổn thương kèm theo như xẹp đốt sống, xuất hiện các gai xương… Ngoài việc thực hiện các phương pháp điều trị như trên, bệnh nhân cần rèn luyện cho mình lối sống và sinh hoạt sao cho hợp lý. Đồng thời cần tăng cường bổ sung chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất và cần thiết cho xương. - Trên đây là những thông tin hữu ích mà NIKITA sưu tầm được. Nếu thấy hay và bổ ích hãy bình luận bên dưới bạn nhé!