Toàn quốc: Top 10 Loại Hạt Cho Bé Ăn Dặm Tốt Nhất Mà Mẹ Nên Biết

Thảo luận trong 'THỰC PHẨM GIA ĐÌNH' bởi Kiến thức khỏe đẹp, 28/4/2021.

  1. Kiến thức khỏe đẹp

    Kiến thức khỏe đẹp Thành viên tập sự

    Tham gia:
    18/3/2021
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Hạt ăn dặm cho bé đang được nhiều mẹ bỉm truyền tai nhau về độ dinh dưỡng mà nó mang lại. Giúp trẻ có đầy đủ chất để phát triển và phòng chống được nhiều bệnh tật. Vậy mẹ đã tìm hiểu được những loại hạt nào có lợi nhất cho bé hiện nay chưa ? Cùng Kiến thức khỏe đẹp tham khảo 10 loại hạt dưới đây nhé.
    10 Loại hạt tốt cho bé ăn dặm
    Chăm sóc cho trẻ ăn dặm là cả một quá trình mà mẹ cần phải rất chú trọng . Ngoài sữa mẹ thì các loại cháo, bột ,cơm, rau củ cũng rất quan trọng trong thực đơn ăn dặm của bé. Theo các chuyên gia tư vấn thì độ tuổi thích hợp nhất cho bé ăn dặm từ 4-6 tháng tuổi. Dưới đây là gợi ý dành cho các mẹ về danh sách các loại cho bé ăn dặm được chúng tôi tổng hợp.

    1. Yến mạch– loại hạt cho bé ăn dặm tốt nhất
    Yến mạch được coi là “nữ hoàng của các loại ngũ cốc” bởi lợi ích tuyệt vời mà nó đem lại cho sức khỏe con người. Một trong bí quyết chăm sóc sức khỏe gia đình không thể thiếu của các mẹ.

    Đặc biệt đối với trẻ nhỏ trong giai đoạn ăn dặm, nó là thực phẩm hữu cơ giàu dinh dưỡng cho bé. Chính vì thế đây được xem là loại hạt ưa thích trong các bữa ăn dặm cho trẻ nhờ tác dụng mà nó đem lại:

    • Yến mạch chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp trẻ phát triển toàn diện về chiều cao, cân nặng và trí não.
    • Trong yến mạch có nhiều chất xơ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa mà không lo táo bón,kích thích sự thèm ăn của trẻ.
    • Yến mạch được biết đến nhờ các chất chống oxy hóa giúp trẻ nâng cao sức đề kháng và sản xuất ra các tế bào của hệ miễn dịch. Bảo vệ trẻ trước sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó còn ngăn ngừa nguy cơ béo phì-một trong những căn bệnh thường thấy ở trẻ em hiện nay.
    Cách chế biến một số món với yến mạch :
    Tùy vào từng độ tuổi của bé mà mẹ có thể kết hợp các bí quyết chăm sóc sức khỏe . Và chế biến yến mạch thành các món ăn khác nhau:

    • Bột hoặc cháo yến mạch : Đun sôi khoảng 500ml nước lọc sau đó bỏ yến mạch vào khuấy đều từ 5-7 phút. Sau khi yến mạch chín cho thịt bò xay nhỏ và cà rốt bằm vào. Nấu thêm 5 phút ,mẹ chỉ cần nêm muối và dầu cá cho vừa ăn là có thể tắt bếp
    • Súp yến mạch: Luộc gà với 1 – 2 tép hành tím đập dập. Xé nhỏ gà sau đó ngâm nấm hương cùng nước vo gạo cho bớt mùi, rửa sạch, thái nhỏ và thái bắp thành những hạt nhỏ. Cho bắp vào nồi nước vừa luộc gà nấu đến khi bắp chín mềm .Tiếp đến cho nấm và thịt gà vào nấu cùng. Sau 3-5 phút nấu chín thì cho yến mạch vào. Chờ khoảng 3 phút thì thêm hành ngò là có thể cho bé ăn được rồi.
    • Sữa yến mạch: Mẹ có thể bổ sung thêm sữa yến mạch vào bữa lỡ cho các bé . Ngoài ra còn có thể kết hợp với các loại hạt khác để tránh chán ăn và tăng sự mới mẻ trong thực đơn.
    • Bánh yến mạch: Hạt yến mạch có thể dễ dàng kết hợp với rất nhiều nguyên liệu khác để làm bánh.
    [​IMG]

    Các món chế biến từ yến mạch
    2. Gạo lứt – loại hạt cho bé ăn dặm mẹ không nên bỏ qua
    Gạo lứt thường được biết đến trong chế độ giảm cân giữ dáng của các chị em.

    Đối với trẻ gạo lứt được loại hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của bé. Tăng sức đề kháng và hỗ trợ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh . Độ tuổi 6 tháng là khoảng thời gian thích hợp cho bé ăn gạo lứt.

    [​IMG]
    Một số công dụng nổi bật của gạo lứt đối với trẻ nhỏ như:

    • Tốt cho hệ tiêu hóa: trong gạo lứt chứa nhiều chất xơ hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của bé, tránh tình trạng táo bón và các bệnh về đường ruột.
    • Tăng sức đề kháng: Hàm lượng vitamin và chất khoáng trong gạo lứt giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. Đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của bé, phát triển thể chất và trí não.
    • Cung cấp năng lượng dồi dào: gạo lứt cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé hoạt động cả ngày mà không mệt mỏi.
    • Ngoài ra so với gạo trắng thì gạo lứt có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn. Đặc biệt là các nguyên tố vi lượng như vitamin nhóm B, omega 3, sắt, canxi..
    Cách chế biến một số món với gạo lứt :
    Với loại thực phẩm này, mẹ có thể chế biến cho trẻ thành các món như: bột gạo lứt, hay kết hợp với các nguyên liệu khác để nấu cháo gạo lứt.

    [​IMG]

    Các món chế biến từ gạo lứt
    3. Hạt diêm mạch
    Hạt diêm mạch là loại hạt cho bé ăn dặm được biết đến như một loại hạt bổ dưỡng . Đặc biệt cho bé trong quá trình ăn dặm, được nhiều mẹ lựa chọn . Bởi hàm lượng dinh dưỡng lành mạnh rất tốt cho sự phát triển của trẻ.

    Hạt diêm mạch có lớp vỏ ngoài đắng nên động vật không thích ăn. Nên khi trồng chúng không cần phải sử dụng các loại thuốc trừ sâu. Hạt diêm mạch rất an toàn, được các mẹ rất tin dùng.

    [​IMG]

    Hạt diêm mạch
    Tác dụng mà hạt diêm mạch đối với sự phát triển của trẻ:

    • Chứa hàm lượng chất xơ dồi dào rất thích trong giai đoạn ăn dặm khi hệ tiêu hóa của bé vẫn đang yếu. Giúp trẻ hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả hơn, hạn chế tình trạng táo bón.
    • Bên cạnh đó, trong hạt diêm mạch chứa hàm lượng vitamin nhóm B dồi dào. Giúp hỗ trợ hệ tuần hoàn và hệ thần kinh phát triển tốt nhất. Đồng thời cung cấp các khoáng chất cần thiết như canxi, kẽm, magie, sắt… giúp trẻ phát triển cả về thể chất.
    Cách chế biến một số món với hạt diêm mạch:
    • Cháo diêm mạch: Vo sạch hạt thật kỹ sau đó ngâm khoảng 2-3h,trộn cùng gạo rồi nấu cháo. Tùy khẩu vị của bé mà mẹ có thể trộn từng tỷ lệ thích hợp. Các mẹ có thể mix thêm các loại thực phẩm khác như rau củ, thịt (gà, bò, heo…), trứng.
    • Cháo cá bống, súp lơ xanh, diêm mạch: Cho hạt diêm mạch nấu riêng. Sau đó hấp chín ,gỡ và lấy thịt sơ chế qua dầu cho cá đỡ tanh. Súp lơ hấp chín và xay nhuyễn. Cháo chín thì cho cá và súp lơ vào. Để từ 5-7 phút thì có thể tắt bếp.
    • Sữa diêm mạch hạt sen: Ngâm hạt sen 2h sau đó rửa sạch, tách bỏ tim đen . Cho hạt diêm mạch vào nấu tầm 20-30 phút thì cho hạt sen tươi vào nấu . Đun riu riu lửa tới khi 2 hạt nở đều chín, xay, lọc lấy sữa.
    • Cơm thập cẩm với diêm mạch: cho dầu vào chiên sơ qua diêm mạch với 1 củ hành. Sau đó thêm 1,5 chén nước đun sôi tâm 15 phút. Tiếp đó các mẹ có thể trộn với các loại rau củ tùy ý.
    [​IMG]

    Các món chế biến từ hạt diêm mạch
    Lưu ý: Các mẹ cần lưu ý khi sơ chế, diêm mạch có lớp vỏ đắng nên cần được ngâm ít nhất 4 tiếng để loại bỏ hết chất đắng .

    4. Hạt đậu gà
    Hạt đậu gà nổi tiếng chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất trong họ nhà đậu. Một trong những bí quyết chăm sóc sức khỏe của mẹ cho bé trong thực đơn ăn dặm:

    • Đậu gà có hàm lượng chất xơ cao, hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Đồng thời, làm giảm nguy cơ bé gặp phải những vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu.
    • Trong đậu gà có các khoáng chất sắt, kẽm, magie, canxi, vitamin K . Sẽ giúp xây dựng và duy trì cấu trúc xương chắc khỏe. Giúp bé phát triển toàn diện về trí não và chiều cao.
    Cách chế biến một số món với hạt đậu gà:
    • Đậu hũ non từ đậu gà :Ngâm qua đêm đậu gà, rửa lại 2-3 lần với nước . Xay nhuyễn, lọc bã sau đó đun lên bếp nhỏ lửa cho đến khi sệt lại. Cho ra khuôn ,bỏ ngăn mát sau đó có thể dùng được.
    • Cháo bí đỏ đậu gà: đậu ngâm qua đêm và rửa sạch lại với nước. Nấu nước rồi cho đậu gà vào nấu tầm 20 phút xong lấy ra rây mịn. Tương tự bí đỏ nấu trong vòng 15 phút rồi rây ra. Nấu cháo trắng ,rồi bỏ đậu và bí vào khuấy đều . Rắc thêm phô mai để cho món cháo thêm hấp dẫn.
    • Sữa hạt đậu gà: Ngâm đậu qua đêm, sáng rửa sạch lại với nước. Luộc đậu gà trong 30 phút. Cho vào máy xay cùng với 200ml nước. Xay nhuyễn, lọc bã lần 1, lấy hỗn hợp lần 1 cho vào máy xay, xay nhuyễn, lọc bã lần 2. Cho lên bếp đun lửa riu riu là được.
    [​IMG]

    Các món chế biến từ hạt đậu gà
    Lưu ý: khi chế biến hạt đậu gà các mẹ nhớ ngâm hạt đậu gà 8 tiếng trước khi dùng. Để hạt nhanh mềm mà không phải đợi lâu khi nấu.

    5. Hạt đậu lăng
    Đậu lăng là một loại hạt trong họ nhà đậu, giàu chất dinh dưỡng . Đậu lăng chứa ít chất béo không chỉ tốt cho bé . Mà nó còn là bí quyết chăm sóc sức khỏe cho mẹ trong quá trình giảm cân.

    • Đậu lăng có chứa hàm lượng chất xơ đáng kể giúp giảm thiểu nguy cơ táo bón. Hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của trẻ.
    • Đậu lăng giàu protein thực vật lành mạnh giúp trẻ phát triển thể chất. Một chén đậu có thể cung cấp 17 gam protein
    • Chứa ít cholesterol nên giảm nguy cơ béo phì hay tim mạch. Đồng thời cơ thể dễ hấp thu dinh dưỡng, tăng cường quá trình trao đổi chất.
    • Đậu lăng chứa nhiều chất sắt, giúp thúc đẩy oxy hóa tốt hơn các cơ, mô, và các cơ quan khác. Đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất. Giúp cho bé hoạt động cả ngày mà không lo mệt mỏi.
    Lưu ý: Để đậu lăng dễ ăn hơn, nên ngâm trong nước vài giờ trước khi chế biến để hạt đậu nhanh mềm.

    Cách chế biến một số món với hạt đậu lăng :
    • Cháo gạo lứt đậu lăng : vo sạch gạo, đậu, hạt sen rồi để ráo nước. Phổ tai rửa sạch lớp muối bám lên. Cho phổ tai vào nồi cháo sẽ làm cho cháo nhanh nhừ. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi. Đổ nhiều nước và nấu lên cho đến khi chín là có thể dùng được.
    • Súp bí đỏ hầm đậu lăng : Ngâm đậu lăng qua đêm sau đó xào bí đỏ sơ qua với dầu mè. Đổ nước vào với bí dun sôi. Cho tiếp đậu vào nấu cho đến khi bí đỏ mềm và đậu lăng nhừ. Sau đó bạn có thể cho thêm rau mùi và vừng vào để bát cháo bắt mắt hơn.
    • Sữa đậu lăng hạt sen : đậu lăng và hạt sen ngâm khoảng 1 giờ. Cho cả đậu lăng và hạt sen vào nồi, đổ nước vào và nấu chín mềm. Đem xay nhuyễn cùng đường thốt nốt (bé mới ăn dặm thì không cho đường). Lọc qua rây bỏ bã và cho bé thưởng thức.
    • Cháo gà đậu lăng đỏ: thịt gà cắt lát vừa ăn xào qua với tỏi cho đến khi thịt mềm. Đổ nước vào và thêm đậu, cà rốt nấu đến khi rau quả mềm và gà chín tới .Tiếp đến xay nhuyễn hỗn hợp trên trước khi cho bé dùng mẹ nên đun lại 1-2 phút.
    • Cháo yến mạch đậu lăng : ngâm yến mạch nở. Đậu lăng ngâm qua đêm. Có thể mix thêm với tôm cho cháo thêm dinh dưỡng . Nấu chín nhừ yến mạch và đậu sau đó nêm thêm gia vị là có thể dùng được.
    [​IMG]
    Các món chế biến từ đậu lăng

    6. Đậu Hà Lan
    Đậu Hà Lan đã quá quen thuộc với các mẹ trong các món ăn xào, canh với vị thơm ngon, bùi ngọt.

    • Đậu hà lan chứa hàm lượng chất xơ, vitamin A, sắt và canxi dồi dào. Có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động hiệu quả.
    • Đồng thời, đậu Hà Lan rất giàu canxi, sắt củng cố cho xương bé chắc khỏe .
    • Trong chén đậu Hà Lan có chứa protein dồi dào. Giúp bé tăng khả năng miễn dịch, phát triển toàn diện về chiều cao.
    • Đậu hà lan còn giúp chống oxy hóa ,chống viêm, giúp trẻ có trái tim khỏe mạnh.
    Cách chế biến một số món với đậu hà lan :
    • Súp đậu Hà Lan ngô non: Cho ngô nếp non, cà rốt, đậu hà lan vào nước dùng rồi đun sôi lên với lửa nhỏ trong vòng từ 20-25 phút đến khi nhừ. Cho hỗn hợp này vào máy xay nhuyễn. Sau đó bạn cho ra tô và nên thêm chút dầu ăn. Món ăn dặm này thích hợp cho bé từ 7 tháng tuổi trở lên.
    • Cháo thịt nạc đậu Hà Lan :Vo gạo sạch và đem nấu. Trong quá trình gạo đang nở, cho đậu và thịt vào nấu cùng. Khi cháo sắp nhừ, vớt đậu cùng thịt ra xay nhuyễn. Tiếp tục cho hỗn hợp vào nồi cháo đã nhừ, khuấy đều và cho thêm dầu ăn vào.
    • Cháo thịt bò đậu Hà Lan :thịt bò băm qua, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Đậu hà lan cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn (Tùy vào tháng tuổi của bé mà độ nhuyễn khác nhau. Khi bé ăn quen dần mẹ nên giảm độ nhuyễn từ từ để giúp bé thích ứng dần sau này sẽ tập bé ăn cơm dễ hơn). Khi bột gạo nấu chín nhừ, cho hỗn hợp thịt bò và đậu vào cháo. Nấu sôi trở từ 3-5 phút, nêm vừa ăn. Bắc bột cháo xuống, thêm 1 ít dầu mè hoặc dầu oliu.
    • Súp đậu Hà Lan khoai tây lòng đỏ trứng gà : khoai tây và đậu hà lan đều xay nhuyễn. Nấu cháo sôi sau đó bỏ khoai tây và đậu vào cháo . Sau đó cho lòng đỏ trứng gà đánh thật tan bên ngoài vào. Nấu sôi lại tầm 3-5 phút sau đó nêm nếm gia vị là có thể dùng.
    [​IMG]

    Cháo đậu hà lan
    7. Đậu đen
    Hạt đậu đen được biết đến giàu dưỡng chất như: protein, chất xơ, chất chống oxy hóa, chất béo có lợi, vitamin . Không chỉ là loại nước uống nằm trong bí quyết chăm sóc sức khỏe làm đẹp được các chị em ưa chuộng .Mà còn có nhiều khoáng chất đa dạng rất cần thiết cho sự phát triển về thể chất và trí não của trẻ.

    Những lợi ích mà hạt đậu đen đem lại đối với sức khỏe bé:

    • Hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé : hạt đậu đen chứa nhiều hàm lượng chất xơ tự nhiên ,hạn chế tình trạng táo bón. Cùng với một số hoạt chất vi lượng khác giúp tránh các bệnh liên quan đến đường ruột.
    • Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ khỏi các vi khuẩn ,virus gây bệnh .
    • Củng cố hệ xương và răng chắc khỏe, phát triển toàn diện về thể chất và trí não của trẻ: các khoáng chất sắt và kẽm trong đậu đen . Góp phần cải thiện độ bền dẻo và đàn hồi cho xương, khớp.
    • Cải thiện quá trình trao đổi chất trong cơ thể bé: các thành phần dinh dưỡng trong đậu đen cung cấp đầy đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
    Cách chế biến một số món với đậu đen :
    • Món cháo đậu đen gạo nếp: Ngâm đậu từ 5-6 tiếng , nếp ngâm trong vòng 2 tiếng. Sau đó vo sạch đậu và nếp. Cho đậu đen vào 700ml nước đun sôi. Cho gạo nếp vào nồi đun sôi với đậu. Đảo đều và đậy nắp kín. Tùy vào bạn muốn cho bé ăn đặc hay loãng mà có thể cho thêm nước. Khi cháo và đậu đã nhừ có thể tắt bếp.
    • Cháo sườn non đậu đen: ngâm đậu đen khoảng 1 tiếng ,gạo nếp ngâm và vo sạch. Sườn non cắt miếng vừa ăn, chần qua nước sôi. Mẹ cho tất cả sườn, gạo và đậu đen vào nồi, đổ thêm nước ninh nhừ. Khi cháo chín nhừ, vớt sườn ra gỡ, mẹ có thể xe/băm nhỏ. Sau đó trộn lẫn sườn với cháo là có thể cho bé thưởng thức.
    • Chè đậu đen hạt sen: ngâm đậu và hạt sen. Hạt sen lấy nhân tim. Trong khi chờ ninh chè thì ngâm bột báng với nước khoảng 15 phút cho mềm và nở . Đổ nước đi, vớt ra rổ để cho ráo nước. Khi đậu và hạt sen đã nhừ thì cho thêm đường vào. Tùy vào mức độ ăn ngọt mỗi người mà có thể bỏ lượng đường vừa phải .
    • Bánh rán Doremon nhân đậu đen
    [​IMG]

    Chè đậu đen
    8. Hạt chia
    Hạt chia là hạt dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe con người, được các mẹ ưa thích sử dụng trong thực đơn cho bé.

    • Omega-3 và các axit béo có trong hạt chia vô cùng quan trọng ,là thành phần cấu thành hơn 60% tế bào não bộ. Giúp hỗ trợ quá trình phát triển tế bào thần kinh của trẻ, giúp trẻ nhận thức về thế giới.
    • Ngoài ra axit béo Omega-3 Omega-6 trong hạt chia có vai trò trong hình thành tế bào võng mạc.
    • Chất xơ dồi dào trong hạt chia giúp làm sạch đường ruột, ngăn ngừa tình trạng táo bón.
    • Hạt chia chứa một lượng lớn protein và axit amin cần thiết giúp trẻ có nhiều năng lượng vận động cả ngày.
    [​IMG]

    Hạt chia
    Hạt chia nhỏ bé không mùi, không vị nên khi chế biến món ăn mẹ cần kết hợp với các thực phẩm khác . Giúp đa dạng món ăn vừa bổ sung dinh dưỡng cho trẻ.

    Cách chế biến một số món với hạt chia :
    • Cháo yến mạch hạt chia
    • Các loại bánh có rắc hạt chia
    • Nước trái cây hoặc sữa chua hạt chia
    • Salad hạt chia
    [​IMG]
    Chế biến hạt chia vào thực đơn ăn dặm của trẻ
    9. Hạt óc chó
    Hạt óc chó được biết đến là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Có chứa tới 65% chất béo trong đó Omega-3 cao gấp 5 lần cá hồi. Và 15% protein cùng các vitamin khoáng chất chất có lợi cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

    Có thể kể đến một số tác dụng của hạt óc chó như:

    • Giúp trẻ thông minh, nhanh nhẹn.
    • Cung cấp năng lượng cho trẻ hoạt động và khám phá.
    • Giúp xương chắc khỏe.
    • Tăng cường hệ miễn dịch, kích thích quá trình trao đổi chất.
    [​IMG]
    Cách chế biến một số món với hạt óc chó :
    • Cháo yến mạch, hạt óc chó
    • Cháo hạt óc chó, gạo lứt, cá ngừ
    • Bánh yến mạch với hạt óc chó
    • Sữa hạt óc chó
    10. Hạt hạnh nhân
    Hạt hạnh nhân được mệnh danh là nữ hoàng của các loại hạt dinh dưỡng. Là 1 trong các loại hạt tốt nhất cho bé ăn dặm.

    Với hàm lượng dinh dưỡng cao hơn hẳn các loại hạt khác cùng với lượng đường thấp. Nên đây là thực phẩm rất cần thiết cho sự phát triển về thể chất và não bộ của trẻ.

    • Hàm lượng vitamin B2 và L-carnitine trong hạt hạnh nhân giúp phát triển trí não của trẻ. Cải thiện trí thông minh, ngăn ngừa hội chứng suy giảm trí nhớ.
    • Chất xơ dồi dào trong hạnh nhân hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động hiệu quả. Điều chỉnh nhu động ruột và ngăn ngừa tình trạng táo bón.
    • Photpho và canxi giúp hệ xương khớp của trẻ phát triển, tăng trưởng chiều cao. Ngăn ngừa các bệnh loãng xương ở trẻ.
    • Tăng cường hệ miễn dịch nhờ hạt hạnh nhân chứa nhiều chất chống oxy hóa.
    Cách chế biến một số món với hạt hạnh nhân:
    • Cháo yến mạch hạnh nhân
    • Súp trứng hạnh nhân
    • Sữa hạnh nhân
    • Chè hạnh nhân hạt sen
    [​IMG]

    Bánh hạnh nhân
    Ăn dặm là một dấu mốc quan trọng trên con đường phát triển của bé, đòi hỏi sự quan tâm và hiểu biết đúng đắn về dinh dưỡng của cha mẹ. Hy vọng qua bài viết này, các bậc ông bố bà mẹ bỉm đã có những thông tin bổ ích về giá trị dinh dưỡng tuyệt vời mà loại thực phẩm này mang lại. Thường xuyên truy cập Kiến thức khỏe đẹp để nhận được nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe & làm đẹp.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Kiến thức khỏe đẹp
  2. cuongnhiet1

    cuongnhiet1 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    5/10/2015
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    88
    Điểm thành tích:
    28
    Nhà mình hay cho bé ăn hạt chia và hạt óc chó.
     
  3. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,352
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    các mẹ đang có con trong độ tuổi ăn dặm nên xem xét
     

Chia sẻ trang này