Top 10 Sai Lầm Khi Cho Bé Ăn Dặm, Dẫn Đến Bé Biếng Ăn

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi Huỳnh Thị Tuyết Nhi, 22/10/2022.

  1. Huỳnh Thị Tuyết Nhi

    Huỳnh Thị Tuyết Nhi Thành viên tập sự

    Tham gia:
    11/6/2022
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Thời điểm ăn dặm không hợp lý

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm ăn dặm thích hợp nhất đối với trẻ chính là bắt đầu từ 6 tháng tuổi. Việc cho bé ăn dặm trước hay muộn hơn khoảng thời gian đó đều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

    Nếu bé mới 4 - 5 tháng tuổi mà mẹ đã cho bé ăn dặm lúc này do hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, khả năng hấp thụ thức ăn còn kém, dẫn tình trạng khó tiêu, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.

    Nếu bé sau 7 tháng mới bắt đầu tập cho bé ăn dặm thì đã làm ảnh hưởng đến nhu cầu dinh dưỡng của bé

    [​IMG]

    Ăn nhiều bữa/ ngày
    Tùy vào nhu cầu năng lượng của bé trong từng giai đoạn mà mẹ cần cung cấp lượng thức ăn phù hợp. Không nên bắt trẻ ăn quá nhiều quá no, sẽ khiến bé bị chán ăn hay thậm chí là sợ không ăn

    Cho trẻ ăn thức ăn quá mặn
    Trẻ trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm, vốn dĩ khẩu vị sẽ rất nhẹ, rất lạt, chính vì thế nếu các mẹ nêm nếm vừa ăn cho người lớn, bỏ nhiều gia vị: nước mắm, muối, bột ngọt,...sẽ gây mặn cho bé. Đồng thời đối với trẻ nhỏ nên giữ nguyên vẹn hương vị tự nhiên của thực phẩm cho đến khi bé được một tuổi, để hạn chế rối loạn vị giác của bé, dẫn đến việc chán ăn, không thèm ăn.

    Ngoài ra, nếu cho trẻ ăn nhiều muối có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, đột quỵ. Dẫn đến bé có sức khỏe không tốt

    Cho bé ăn thịt/cá quá sớm
    Việc mẹ cho bé ăn bột mặn hoặc cháo kèm thịt, cá, trứng,...xay nhuyễn quá sớm sẽ dẫn đến việc bé khó hấp thu, bé bị đau bụng, khó tiêu, nôn trớ, táo bón hoặc tiêu chảy,...Hãy bắt đầu cho bé ăn kèm thịt, cá vào giai đoạn 8 tháng tuổi. Lời khuyên là nên cho bé ăn xen kẽ bữa mặn, bữa ngọt, lưu ý bột mặn nên cho bé ưu tiên ăn vào buổi sáng để bé dễ tiêu hơn.

    Thức ăn càng đa dạng càng tốt
    Đã có rất nhiều người cho rằng, ngay từ khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, phải cho nhiều loại thức ăn khác nhau thì bé mới làm quen mới có nhiều chất dinh dưỡng được. Nhưng đây là quan niệm vô cùng sai lầm. Với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, không đủ khả năng để có thể tiêu hóa một số loại thức ăn, nhất là thức ăn nhiều chất béo, chất đạm.

    [​IMG]

    Chỉ để trẻ ăn những món mà trẻ thích
    Các bé nhỏ thường có xu hướng ăn những thức ăn có vị ngọt. Nếu chúng ta chiều theo ý của bé, chỉ có bé ăn những ăn thức mà bé thích sẽ dẫn đến tình trạng bị mất cân bằng dưỡng chất, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé. Các mẹ nên kiên trì cho bé ăn cả những món mà bé không thích để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bé.

    Không cho trẻ ăn dầu hoặc ăn quá ít
    Có một sự thật rằng, dầu ăn có thể cung cấp năng lượng cho bé, giúp bé dễ tiêu hóa, dễ hấp thu thức ăn. Mẹ có thể tham khảo các loại dầu ăn dặm cho bé được ưa chuộng nhất hiện nay

    Dầu óc chó Supergreen

    Dầu mè đen Supergreen

    Dầu olive Supergreen

    Dầu hạnh nhân Supergreen

    Thức ăn quá nhuyễn
    Nếu mẹ nghiền quá nhuyễn thức ăn, bé sẽ không có được cảm giác nhai, không kích thích các cơ hàm phát triển, dẫn đến bé không cảm được mùi vị thức ăn, bé sẽ nhanh chán ăn.

    Nấu một lần ăn từ sáng tới chiều
    Bố mẹ nên tránh việc nấu cho bé một bữa sáng rồi dùng bữa sáng đó để ăn luôn cho bữa chiều. Nếu mẹ làm như thế chất lượng đồ ăn sẽ bị giảm, sẽ có mùi khó chịu, bé cũng sẽ có cảm giác ngán, không muốn ăn.

    Trên đây là những sai lầm mẹ cần tránh trong quá trình ăn dặm của bé, để bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ăn ngon hơn, hấp thu tốt hơn.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Huỳnh Thị Tuyết Nhi
    Đang tải...


  2. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,337
    Đã được thích:
    924
    Điểm thành tích:
    773
    mấy sai lầm này bé nên tránh
     

Chia sẻ trang này