Toàn Quốc: Top 8 Câu Hỏi Phỏng Vấn Mà Doanh Nghiệp Hàn Quốc Thường Hỏi Ứng Viên

Thảo luận trong 'Việc làm' bởi HRChannels, 4/2/2021.

  1. HRChannels

    HRChannels Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/11/2019
    Bài viết:
    287
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    [​IMG]
    Tim bạn đang đập loạn nhịp trước buổi phỏng vấn việc làm tiếng Hàn? Bạn đang toát mồ hôi vì không biết câu trả lời nào sẽ khiến nhà quản trị doanh nghiệp “gật đầu lia lịa”.

    Để tìm được câu trả lời, bạn đọc hãy tham khảo bài chia sẻ của chị Nguyễn Thùy Trang, đã có 5 năm kinh nghiệm “săn” nhân sự cấp cao lĩnh vực việc làm tiếng Hàn Quốc tại HRchannels – Công ty Headhunter hàng đầu Việt Nam về Top câu hỏi phỏng vấn mà doanh nghiệp Hàn Quốc thường hỏi ứng viên cùng những lưu ý khi ứng tuyển vị trí Phiên dịch tiếng Hàn nhé.

    I. Top 8 câu hỏi phỏng vấn doanh nghiệp Hàn Quốc thường hỏi ứng viên
    1. Bạn học tiếng Hàn như thế nào?
    Chị Thùy Trang cho biết, là một headhunter chuyên nghiệp, chị luôn lưu ý tới việc kiểm tra bằng cấp của ứng viên theo yêu cầu của các công ty đối tác để chọn ra ứng viên thực sự phù hợp.

    Nhiều công ty chỉ yêu cầu chứng chỉ tiếng Hàn sơ cấp, tuy nhiên các vị trí Trưởng phòng hay Giám đốc điều hành yêu cầu chứng chỉ tiếng Hàn Topik cấp độ 4 trở lên.

    Bởi vậy, bạn cần đọc kỹ yêu cầu trình độ tiếng Hàn tại phần Mô tả công việc tại các vị trí việc làm tiếng Hàn bạn nhé.

    [​IMG]

    2. Tại sao bạn chọn việc làm tiếng Hàn?
    Lý do bạn chọn việc làm tiếng Hàn tiết lộ đam mê và động lực làm việc của bạn đối với vị trí tuyển dụng.

    Câu trả lời hay:

    Bạn nên biến không khí của buổi phỏng vấn thành cuộc trò chuyện thân mật để nhà tuyển dụng thấy niềm đam mê với job tiếng Hàn là chân thật. Ngoài ra, câu chuyện đó sẽ cho nhà tuyển dụng thấy được bạn hiểu về môi trường làm việc và văn hóa “xứ sở kim chi” đến đâu.

    Dù chưa đặt chân tới xứ sở Kim Chi bao giờ nhưng các bộ phim Hàn Quốc đã tạo cảm hứng cho tôi việc làm tiếng Hàn. Thật may mắn, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam khiến tôi có nhiều cơ hội hơn trong việc sở hữu một việc làm lương cao.

    3. Bạn nghĩ đâu là điểm khó khăn nhất khi làm việc với đối tác người Hàn?
    Đó chính là sự khác biệt giữa văn hóa của các quốc gia bởi hẳn là bạn sẽ “sốc nặng” khi đang quen làm việc với sếp Việt mà chuyển sang làm việc cùng sếp Hàn.

    Theo lời kể của các ứng viên mà chị Thùy Trang đã từng phỏng vấn, không khí làm việc tại doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ hoàn toàn nghiêm túc, thậm chí ra ngoài cũng phải xin phép sếp. Điều này được coi là ứng xử của một nhân viên có văn hóa.

    Bên cạnh đó, người Hàn Quốc có thành kiến rất mạnh với ứng viên lười nhác và thiếu trách nhiệm nên ấn tượng ban đầu của họ về sự chỉn chu và chăm chỉ, chủ động và tháo vát trong công việc nên được highlight trong suốt cuộc phỏng vấn.

    4. Điều gì khiến bạn làm việc hiệu quả?
    Câu hỏi này nhằm tiết lộ cách làm việc hiệu quả và tạo động lực của ứng viên. Đồng thời, câu trả lời còn “vén màn bật mí” xem liệu rằng cách làm việc của ứng viên có phù hợp với văn hóa công ty hay không.

    “Bật mí” câu trả lời được đánh giá cao nhất:

    Bạn nên khéo léo khiến nhà tuyển dụng tiết lộ về văn hóa công ty để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng về khả năng thích nghi với môi trường làm việc.

    Đề xuất câu trả lời:

    “Mặc dù đặc thù công việc của tôi là phải làm việc trong môi trường yên tĩnh nhưng thật may, tôi có khả năng thích nghi khá cao với những thay đổi để thích nghi nhanh chóng với mọi môi trường làm việc. Tôi không nghĩ sẽ tốt nếu bị quên lãng tại công ty”.

    [​IMG]

    >> Xem thêm: Vì sao trượt phỏng vấn? Chia sẻ bởi Headhunter kinh nghiệm 10 năm

    5. Bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp như thế nào?
    Theo chị Thùy Trang, kỹ năng giao tiếp là chiếc chìa khóa thành công, giúp mỗi nhân viên trở thành một nhà lãnh đạo. Bởi vậy, bạn cần phải tự tin thể hiện khả năng giao tiếp và những nỗ lực cải thiện giao tiếp trong quá trình làm việc bạn nhé.

    Gợi ý câu trả lời giúp bạn “ghi điểm”:

    “Tôi là người hướng nội, bởi vậy các hoạt động nhóm đối với tôi đã từng là cơn ác mộng. Tuy nhiên, tôi đã thay đổi cách thức làm việc nhóm. Thay vì chat online trên Skype hay Zalo, tôi thường họp nhóm trực tiếp với các thành viên trong nhóm để chúng tôi hiểu nhau hơn. Từ đó, tôi cũng khéo léo hơn trong việc giao tiếp với khách hàng và ký được nhiều hợp đồng có lợi cho công ty”.

    6. Bạn có sẵn sàng làm việc thêm giờ không?
    Ứng viên cần “liệu cơm gắp mắm” cho câu trả lời của mình. Nếu chủ doanh nghiệp là người Hàn Quốc, bạn hãy tỏ ra là một ứng viên chăm chỉ. Đừng đi sớm về muộn bởi đó là biểu hiện của người thiếu chủ động trong công việc.

    Tuy nhiên, nếu sếp bạn là người sẵn sàng lắng nghe và đón nhận những tư tưởng tiến bộ thì một câu trả lời mở sẽ khiến họ “gật đầu lia lịa”:

    “Tôi không ngại làm việc thêm giờ. Tuy nhiên, tôi nghĩ nếu chủ động sắp xếp công việc từ đầu tuần và quản lý thời gian tốt, tôi có thể hoàn thành công việc, KPI của mình xong trước deadline. Với tôi, chất lượng công việc không đồng nghĩa với số giờ làm việc”.

    [​IMG]

    7. Ai là người truyền cảm hứng cho bạn trong công việc?
    Những tiết lộ về người truyền cảm hứng cho thấy phương châm làm việc của ứng viên và những điều ứng viên mong muốn trong công việc của mình.

    Gợi ý câu trả lời chất lượng:

    “Tôi thật may mắn khi trước đây được làm việc cùng một người sếp tận tâm và những đồng nghiệp thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ và động viên tôi khắc phục những điểm yếu trong công việc. Họ chính là nguồn cảm hứng của tôi mỗi ngày đặt chân đến công sở. Nếu không có họ, tôi sẽ không thể trưởng thành và tự tin như ngày hôm nay. Giờ đây, khi ứng tuyển vào công ty anh/chị, tôi cũng sẽ làm việc với tinh thần “cháy hết mình” vì công việc để truyền tinh thần làm việc tới đồng đội của mình”.

    8. Bạn làm gì khi sếp chưa đánh giá cao hiệu quả công việc của bạn?

    Hiệu quả công việc là kỳ vọng nhà tuyển dụng đặt vào bạn. Đặc biệt, đối với sếp người Hàn Quốc, bạn cần phải thành khẩn nhận lỗi, trình bày các nguyên nhân và đề xuất các giải pháp khắc phục thay vì tìm cách đổ lỗi cho người khác.

    Điều đó giúp sếp đánh giá cao những nỗ lực của bạn và cho bạn thêm thời gian để học hỏi và tiến bộ.

    II. Lời khuyên cho ứng viên tìm việc làm tiếng Hàn
    Dưới đây là các chiến thuật chị Thùy Trang gợi ý cho độc giả của HRchannels để “ghi điểm” tuyệt đối với đại diện tuyển dụng.

    1. “Đọc hiểu” về doanh nghiệp và vị trí cần tuyển
    Bạn sẽ bị “cứng họng” khi đối thoại với Trưởng phòng tuyển dụng khi chỉ học tủ những bí kíp trong mục tư vấn tuyển dụng của một trang web tuyển dụng.

    Khi bạn tìm hiểu về công ty, bạn mới biết rõ với những thế mạnh của mình, bạn có khả năng chiến thắng hay không.

    [​IMG]

    2. Chuyên nghiệp trong tác phong phỏng vấn
    Bất cứ một sự trễ hẹn nào cũng là điều tối kỵ trong một buổi phỏng vấn. Bên cạnh đó, bạn nên mặc đồ công sở chỉn chu với phong thái tự tin và nụ cười luôn rạng rỡ trên môi.

    3. Mẹo trả lời câu hỏi “Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?”
    Đã xa rồi thời phỏng vấn mà ứng viên hoàn toàn bị động, chỉ trả lời khi được hỏi. Buổi phỏng vấn sẽ như một món ăn thiếu gia vị nếu không có phần ứng viên đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng bởi đã thiếu đi sự tương tác, chủ động cần thiết trong công việc.

    Chị Trang tâm sự nhiều ứng viên trong quá trình phỏng vấn vô cùng tự tin nhưng lại bị đánh trượt vì không biết đặt câu hỏi nào cho nhà tuyển dụng.

    Dưới đây là gợi ý một số câu hỏi chất vấn nhà tuyển dụng:

    Những cơ hội và thách thức nào cho doanh nghiệp trong thời gian tới?

    Câu hỏi này chứng tỏ bạn là người luôn chủ động, sẵn sàng đón nhận những khó khăn và giúp doanh nghiệp nắm bắt những cơ hội vàng.

    Ứng viên trong đợt tuyển dụng trước sở hữu tố chất nào khiến anh/chịhài lòng?

    Bạn có thể ướm được những mong đợi của nhà tuyển dụng cho vị trí này, để từ đó xác định xem mình nắm trong tay bao nhiêu phần trăm cơ hội thắng cuộc và có khả năng gắn bó lâu dài với tổ chức hay không.

    Mong đợi của anh/chị tại vị trí này trong 30 ngày, 60 ngày và 90 ngày tới là gì?

    Theo chị Trang chia sẻ, nhiều ứng viên đã may mắn qua được 1 tháng thử việc nhưng sau 2 tháng phải nói lời chia tay với công ty chỉ vì không đáp ứng đủ yêu cầu của các dự án. Vì trên thực tế, các dự án của doanh nghiệp thường khác nhau về độ khó và tiến độ hoàn thành. Chính vì vậy, bạn cần là người chủ động nắm rõ lộ trình công việc của mình để không vấp ngã ở chướng ngại vật cuối cùng bạn nhé.

    Trên đây là những câu hỏi phỏng vấn việc làm tiếng Hàn và những lưu ý khi ứng tuyển việc làm tiếng Hàn mà chị Nguyễn Thùy Trang chia sẻ cùng HRchannels. Nếu bạn đọc có bất cứ đề xuất hay câu hỏi nào cần HRchannels giải đáp, hãy tham gia vào phần bình luận phía dưới bài viết nhé.

    >> Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp các VIỆC LÀM TIẾNG HÀN lương cao HRchannels đang tuyển dụng.
    HRChannels - Great Solution. Great People!

    HRChannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

    Hotline: 08. 3636. 1080

    Email: sales@hrchannels.com / tuyendung@hrchannels.com

    Website: www.hrchannels.com

    Địa chỉ: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi HRChannels
    Đang tải...


Chia sẻ trang này