Toàn Quốc: Top Câu Hỏi Phỏng Vấn Vị Trí Cto Bạn Nên Biết

Thảo luận trong 'Việc làm' bởi HRChannels, 7/9/2020.

  1. HRChannels

    HRChannels Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/11/2019
    Bài viết:
    287
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    [​IMG]
    CTO hay Giám đốc công nghệ là “bàn tay kỹ thuật” thần kỳ góp phần tạo ra các giá trị kinh doanh cho doanh nghiệp nhờ việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI vào phát triển hệ thống thông tin – nơi lưu trữ và phát triển toàn bộ cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp.

    Vậy làm thế nào để khẳng định được giá trị của bản thân và định vị thương hiệu cá nhân trong cuộc phỏng vấn CTO – chức danh yêu cầu hiểu biết và tư duy về kỹ thuật? Bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây về Cẩm nang 6 câu hỏi phỏng vấn vị trí CTO và đưa ra câu trả lời thuyết phục cho câu hỏi trên nhé.

    1. Một hệ thống thông tin cần được xây dựng dựa trên những bước cơ bản nào?
    Đây là câu hỏi mà bất kỳ một cuộc phỏng vấn CTO nhà tuyển dụng sẽ hỏi ứng viên để nắm bắt độ hiểu biết một cách cơ bản của một CTO.

    Một CTO chuyên nghiệp sẽ không thể không biết các bước cơ bản để vận hành một hệ thống thông tin như xác định nhiệm vụ và mục tiêu của hệ thống thông tin trên cơ sở định lượng và định tính; thiết lập cơ cấu của hệ thống thông tin (mạng thông tin nội bộ và bên ngoài tổ chức bao gồm mạng lưới cộng tác viên; “vẽ bản đồ” kế hoạch thu thập thông tin (thường xuyên, định kỳ hay đột xuất); đánh giá thông tin.

    Lưu ý: Để “ẵm” trọn điểm của nhà tuyển dụng, bạn cần nhấn mạnh vào việc tuân theo đúng trình tự của các bước trên, tránh bỏ bước và tiến hành đánh giá tiến độ và chất lượng của từng bước trong hệ thống thông tin đó mới đạt được hiệu quả tối ưu.

    2. Làm thế nào bạn đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin?
    CTO sẽ là một “người cha” thất bại nếu không kiểm soát được sự trưởng thành của “đứa con” mang tên “hệ thống thông tin” của mình.

    Một hệ thống thông tin hiệu quả cần đảm bảo độ tin cậy, tính an toàn thông tin, tính tương thích và dễ tiếp cận, tính kịp thời.

    Hệ thống thông tin như chất xúc tác cho hoạt động trao đổi, lưu trữ và tương tác thông tin nội bộ tổ chức và khách hàng đối với doanh nghiệp. Chính vì vậy, hệ thống thông tin cần dễ dàng tiếp cận, thuận tiện cho quá trình bảo trì, sửa chữa và nâng cấp. Đồng thời, CTO cần đảm bảo “hàng rào” chắc chắn nhằm bảo mật thông tin trong toàn hệ thống khỏi mọi động thái tấn công, phá hỏng hay đánh cắp từ đối thủ cạnh tranh.

    Đối với các dịch vụ cung ứng cho khách hàng thì chất lượng dịch vụ sẽ hoàn toàn do khách hàng “cho điểm”. Ví dụ như bạn là CTO của một ngân hàng thì chất lượng của dịch vụ phản ánh ở chất lượng cuộc gọi và phản hồi về các App di động của ngân hàng đó như ngân hàng Vietinbank có ứng dụng Vietinbank Ipay, Techcombank có ứng dụng Fast Mobile,...

    [​IMG]

    Có thể bạn quan tâm: CTO và CIO có gì khác nhau

    3. Bạn giải quyết thế nào với việc hệ thống mạng bị tấn công từ bên ngoài?
    Sự cố an ninh mạng là điều hoàn toàn có thể xảy ra bao gồm tấn công từ chối dịch vụ, truy cập trái phép, xâm phạm nội bộ, tấn công phá hoại dữ liệu và lây lan virus độc hại vào hệ thống,...

    Để bảo vệ mạng thông tin của tổ chức khỏi bàn tay của các hacker mũ đen, CTO cần xây dựng chính sách bảo mật minh bạch cho website, hệ thống máy chủ và cài đặt phần mềm diệt virus cho toàn hệ thống, đồng thời cập nhật các phiên bản mới nhất của các phần mềm đang sử dụng tại các Phòng ban. Đồng thời, trách nhiệm bảo vệ an ninh thông tin mạng còn cần được san sẻ với các thành viên trong tổ chức trong các khóa đào tạo, huấn luyện.

    4. Bạn hãy kể về dự án thách thức nhất mà bạn đã thực hiện và nêu cách bạn đã vượt qua thách thức đó?
    Trong cuộc phỏng vấn CTO, câu hỏi này nhằm đánh giá khả năng xử lý tình huống và cách đối mặt với khó khăn của bạn.

    Bạn đã từng làm việc ở ngân hàng? Vậy còn chần chừ gì nữa, hãy kể về lần bạn cùng team của mình xây dựng App di động cho dịch vụ Mobile Banking của ngân hàng. Những vấn đề “rách não” như chi phí thiết kế App với các chức năng phù hợp với khách hàng như chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, gửi tiết kiệm,... đặc biệt là thiết kế hàng rào bảo mật thông tin nhờ mã xác thực 2 yếu tố (2FA).

    Sau khi tiến hành thiết kế, chúng tôi đưa vào quá trình thử nghiệm. Các khách hàng đầu tiên sử dụng phản hồi là app vào chậm và khiếu nại rất nhiều về việc bị trừ tiền trong tài khoản mà giao dịch chưa hoàn tất,...

    Chúng tôi lại một lần nữa phải ngồi viết lại những dòng code và tiến hành đơn giản hóa các bước để tối giản hóa đường truyền. Đến khi các giao dịch bị lỗi được hoàn thiện hết mới là lúc chúng tôi thở phào.

    Rõ ràng, sự bình tĩnh trong lúc khó khăn là điều cần thiết, đồng thời bạn cần sự trợ giúp của đồng nghiệp mới có thể giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và sáng suốt.

    [​IMG]

    5. Bạn đã phát triển phần mềm nào tại vị trí cũ?
    CTO “đi lên” từ một nhân viên phát triển phần mềm nên những hiểu biết và kỹ thuật phát triển phần mềm của anh ta có thể nói đã đạt tới “đỉnh cao”.

    Đề xuất câu trả lời “ghi điểm”:

    Bạn cũng có thể trình bày các phần mềm bạn đã từng phát triển như phần mềm quản lý khách hàng (CRM), phần mềm quản lý công việc như Collaborate hay Organize cho phép người quản lý giao việc và quản lý tiến độ của các ứng viên,...

    Tuy nhiên, như bạn vừa chia sẻ, doanh nghiệp đang phải đối mặt với vấn đề quản trị nhân sự khi những biến động nhân sự khiến ngân sách công ty rơi vào bờ vực khủng hoảng. Đây là lúc doanh nghiệp bạn đầu tư phát triển phần mềm quản lý nhân sự như AMIS, BambooHR, SmartRecruiters,... với các tính năng thông minh giúp san sẻ gánh nặng cho nhà quản trị doanh nghiệp, Trưởng phòng nhân sự trong việc đo lường hiệu suất làm việc của nhân sự trong từng Phòng ban, dễ dàng tiếp nhận và quản lý hồ sơ ứng viên, thực hiện tính toán bảng lương và các chế độ đãi ngộ khác như bảo hiểm, thai sản, ốm đau, nghỉ phép,...

    Nếu một CTO biết “liệu cơm gắp mắm” các giải pháp phần mềm cho doanh nghiệp thì bạn chính là nhân tài khiến nhà tuyển dụng “gật đầu lia lịa”.

    6. Theo bạn, chính sách sử dụng Internet cho nhân viên nên bao gồm những điều khoản nào?
    Quản lý việc thực hiện hệ thống thông tin nội bộ, bao gồm việc sử dụng Internet hiệu quả là một trong những chức trách của CTO – Giám đốc công nghệ.

    Có thể thấy, Internet là “đất mẹ thông tin” khổng lồ cho phép toàn bộ nhân viên của tổ chức truy cập và khai thác. Tuy nhiên, việc nhân viên lạm dụng tài nguyên mạng có thể ảnh hưởng tới chất lượng đường truyền chung và chất lượng công việc của bản thân cá nhân đó.

    Bên cạnh đó, việc truy cập vào ứng dụng của mạng xã hội cá nhân trên máy tính kết nối mạng nội bộ có thể phát tán virus độc hại cho toàn công ty. Chưa kể rằng, khi đăng nhập vào hệ thống nội bộ của công ty tại máy tính cá nhân lạ ngoài giờ làm việc ở công sở, nhân viên đã vô tình lưu mật khẩu và quên thoát tài khoản ra khiến dữ liệu thông tin bị rò rỉ và dễ dàng bị đánh cắp.

    Chính vì vậy, các điều khoản sử dụng Internet và phần mềm nội bộ cần được hướng dẫn và quy định trong văn bản. Các quy định đó bao gồm:

    • Chỉ sử dụng Internet phục vụ cho mục đích làm việc.

    • Đặt mật khẩu mạnh cho tài khoản hệ thống (mật khẩu bao gồm chữ cái viết hoa, chữ cái viết thường, số hoặc các ký tự đặc biệt khác) nhằm hạn chế sự tấn công của tin tặc.

    • Đặt mật khẩu cho máy tính tại nơi làm việc.

    • Đăng xuất các tài khoản trên máy tính sau giờ làm việc và khi sử dụng các máy tính lạ ngoài giờ làm việc.

    • Hạn chế đăng nhập vào hệ thống nội bộ tại máy tính khác không nằm trong nội bộ văn phòng.
    [​IMG]

    >> Xem thêm: 8 câu hỏi phỏng vấn CIO thường gặp

    Trên đây là thông tin về Top 6 câu hỏi phỏng vấn vị trí CTO - người xây dựng, duy trì và phát triển hệ thống thông tin doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự phối hợp ăn ý của mạng lưới nội bộ và mạng lưới tương tác thông tin với bên ngoài.

    Hi vọng bài viết trên của HRchannels cung cấp cho bạn đọc những tuyệt chiêu hữu ích để chiến thắng các câu hỏi thử thách của giám đốc nhân sự cho vị trí CTO. Nếu có đam mê và hứng thú với vị trí CTO – Giám đốc công nghệ thì hãy nhanh chóng nhấc máy gọi điện vào số hotline hoặc ghé thăm văn phòng HRchannels ngay nào!

    HRChannels - Great Solution. Great People!

    HRChannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

    Hotline: 08. 3636. 1080

    Email: sales@hrchannels.com / tuyendung@hrchannels.com

    Website: www.hrchannels.com

    Địa chỉ: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội

    Nguồn ảnh: internet
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi HRChannels
    Đang tải...


Chia sẻ trang này