TP HCM: 7 triệu để mua mấy 'chú tinh trùng'

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi Hai Yen, 28/4/2009.

  1. Hai Yen

    Hai Yen Thành viên tích cực

    Tham gia:
    14/1/2009
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    218
    Điểm thành tích:
    83
    Để phát hiện ra những mánh khóe 'làm tiền' của các chàng trai bán giống, một cặp phóng viên đã đóng giả đôi vợ chồng hiếm muộn đi tìm mua tinh trùng.

    >> Đi tìm người đẻ thuê

    3h chiều, Sài Gòn nắng như đổ lửa, họ vào một quán nước trước cửa Bệnh viện Từ Dũ, cố ý bàn thảo lớn tiếng: "Làm sao bây giờ anh? Chờ đến khi nào mới có người hiến tinh trùng để được thụ tinh nhân tạo đây?". Chị hàng nước vừa bán cho khách vừa tỏ ý lắng nghe câu chuyện. Lát sau, "người chồng" nói: "Bây giờ có ai bán là mình mua liền". Thấy thế, chị bán nước nói: "Này, hai vợ chồng có chuyện gì mà căng thẳng thế?". Khách bắt đầu kể những khó khăn trong việc có con và nỗi khổ chờ mãi không được nhận tinh trùng. Nhưng suốt 15 phút trò chuyện, chị ta không tỏ ý giới thiệu người bán tinh trùng, chỉ thỉnh thoảng thêm vài câu thương cảm.

    Cuối cùng chị ta vỗ đùi: "Có rồi, có rồi, cô chú chờ chút". Chị nhổm dậy, vẫy tay gọi ai đó bên kia đường: "Tùng, Tùng lại đây". Theo hướng tay của chị là bàn nhậu có khoảng chục người đàn ông. Một người có dáng nhỏ con, gương mặt sạm nắng, đứng dậy, băng qua đường đi đến. Chị hàng nước ghé vào tai anh ta nói nhỏ. Chẳng đợi khách mở lời phân trần, anh ta hất hàm: "Chị may đấy, có một thằng đang cần tiền. Thằng này cao to đẹp trai, nhìn là mê liền". Như mở cờ trong bụng, "người chồng" nhanh chóng hỏi: "Thật không anh? Làm sao để gặp anh ta?". Người đàn ông thận trọng quan sát xung quanh, mặt vẫn hướng ra đường, trả lời: "Bây giờ không được, chỗ này bất tiện lắm. Chị lấy số điện thoại này để liên hệ".



    Người bán xuất hiện

    Ngày này hôm sau, hai phóng viên gọi điện để sắp xếp gặp mặt. Sau hai lần hẹn rồi lại hủy, người bán "giống" đồng ý hẹn gặp lúc 11h tại một quán cafe trên đường Nguyễn Thiện Thuật, quận 3. Hơn 30 phút sau giờ hẹn, một chiếc xe máy tay ga trờ tới, trên xe là hai người đàn ông, một trạc 30 tuổi, dáng người chắc đậm, người ngồi sau khoảng trên 50 tuổi, nhỏ con. Chiếc xe vòng qua vòng lại nhiều lần. Cuối cùng, người đàn ông ngồi sau lấy điện thoại ra bấm. Máy di động của phóng viên lập tức rung lên. Cả hai nhanh chóng vào quán.

    Người đàn ông trẻ tên Lâm, cũng là người bán "giống", người kia xưng tên Thành, chú của Lâm. Sau khi thận trọng quan sát xung quanh, ông ta thì thầm: " Chị muốn cho trực tiếp hay theo đường hiến? Tuy nhiên, nếu chị chọn cách hiến sẽ tốn rất nhiều tiền. Tôi có cách giúp chị gửi hồ sơ vào không tốn tiền".

    Phóng viên tỏ vẻ ngạc nhiên hỏi: "Sao không để chúng tôi dẫn anh ta vào bệnh viện cho an toàn. Quan trọng là chất lượng, tiền bạc không thành vấn đề với chúng tôi".

    Lâm buột miệng: "Không được, tôi nhẵn mặt ở bệnh viện rồi".

    Ông Thành gạt ngang: "Mày nói cái gì vậy?", rồi bảo khách hàng: "Nghĩ kỹ đi, lấy trực tiếp từ thằng Lâm, cô vừa giảm được chi phí, lại biết được con mình có khỏe mạnh hay không, chẳng phải tốt hơn sao? Nếu cô chú thật tâm muốn có con, phải đi đường tắt thôi".

    Trong khi đó, Lâm liên tục đưa ra album ảnh của con trai cho khách xem và hỏi: "Chị xem ảnh con trai tôi chưa? Nó bụ bẫm, thông minh lắm. Bảo đảm hàng chất lượng cao".

    Cuối cùng, khi khách đồng ý, ông Thành đưa số điện thoại của một người tên Tuấn, cò môi giới. Ông ta ra giá 7 triệu đồng cho Lâm. Tiền được trả làm ba phần và chưa bao gồm phí thăm khám, xét nghiệm. Không chỉ thế, khách hàng còn có nhiệm vụ đưa tiền bồi dưỡng sức khỏe cho Lâm trong quá trình xét nghiệm.

    Lâm cười hềnh hệch bảo: "Anh chị cũng hiểu rồi đó, đàn ông phải được tẩm bổ thì 'nó' mới mạnh". Chiều cùng ngày, phóng viên gọi cho Tuấn. Ông ta không chịu đến gặp mặt, chỉ bảo: "Tôi biết vấn đề của chị rồi, chỉ cần đưa tên tuổi, số điện thoại của người hiến. Khi nào vợ chồng chị được nhận, tôi sẽ báo".

    Theo quy định, để có mẫu tinh trùng sử dụng được, người hiến phải tối thiểu học hết lớp 9, từ 20 đến 55 tuổi, sức khỏe bình thường, không mắc bệnh tâm thần, di truyền và các bệnh viêm gan, giang mai, HIV/AIDS. Phóng viên gọi điện thoại cho ông Thành để lấy bằng cấp của Lâm. Ông cười bảo: "Cô cứ đưa tên tuổi, số điện thoại của nó cho bác sĩ là được. Nó làm gì mà có bằng với chả cấp". Khoảng một tuần sau, Lâm gọi điện nói: "Ba ngày nữa tôi đi làm tinh dịch đồ. Chị đưa tôi ít tiền để bồi bổ và đưa trước 1/3 số tiền".

    Cứ thế, những ngày sau, anh ta liên tục đòi tiền mua ngẩu pín, thịt bò... để tẩm bổ. Thậm chí có lần anh ta còn đòi đưa 500.000 đồng để mua đông trùng hạ thảo.

    Sự khan hiếm

    Hiện tượng rao bán tinh trùng đang ngầm phát triển. Những đối tượng mà phóng viên tiếp xúc là cả một đường dây mua bán có tổ chức. Bác sĩ Lê Tấn Cảnh, khoa Hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ, cho biết: "Hiện tại, ngân hàng tinh trùng đang bị thiếu trầm trọng. Chúng tôi đã kêu gọi việc hiến tinh trùng nhưng kết quả thu được chưa đáng kể, đa phần là do tâm lý e ngại. Bệnh viện đang lưu giữ khoảng hơn 300 hồ sơ chờ xin tinh trùng trong vô vọng vì không tìm được nguồn hiến".

    Như vậy, nếu có nhu cầu xin tinh trùng, các cặp vợ chồng phải nhờ người thân hiến vào, nhưng điều này không dễ. Chưa kể, họ phải đối chọi với hàng nghìn hồ sơ khác để được chọn nhận. Chính vì thế, một số người đã lợi dụng thời cơ, nhảy vào kiếm chác. Ngoài Lâm, Thành, Tuấn, phóng viên còn phát hiện ra nhiều mục rao bán "giống" trên một số website.

    Trên trang web rao vặt có thông tin: "Nguyễn Văn... 26 tuổi., người mạnh khỏe, cao 1,71m, nặng 53kg, tốt nghiệp đại học. Tôi muốn thông qua mục này để giúp những người hiếm muộn, khó sinh con bằng cách bán tinh trùng hoặc hiến tặng. Yêu cầu của tôi là phải khám sức khỏe nếu muốn cho trực tiếp và giữ bí mật cho tôi. Liên lạc qua: ban_tinhtrung...@yahoo.com khi đồng ý sẽ gặp mặt!". Liên hệ lại địa chỉ trên, hơn một tháng sau, phóng viên nhận được e-mail hồi đáp. Sau khi yêu cầu khách hàng gửi thông tin cá nhân, anh ta bặt tăm.

    Hậu quả

    Có thể thấy một nguyên nhân chính khiến tình trạng rao bán "giống" phát triển chính là bản thân người đi mua. Vì quá mong mỏi có con cái, một số người hiếm muộn đã tìm mua tinh trùng từ bên ngoài. Thế nhưng, họ không thể lường trước những hậu quả khôn lường từ chất lượng của tinh trùng và trứng từ nguồn ngoài luồng này.

    Bác sĩ Lê Tấn Cảnh nói: "Chẳng ai đảm bảo những mẫu tinh trùng trôi nổi kia không mắc bệnh lây nhiễm nếu không tuân thủ quy định xét nghiệm, kiểm tra nhân thân. Người nhận tinh trùng nếu không qua các khâu kiểm tra, xét nghiệm chặc chẽ từ người cho thì có thể đứng trước nguy cơ mắc các bệnh như HIV, con sinh ra có thể mắc các bệnh di truyền...".

    Ngoài ra, người bán "giống" có thể không chỉ bán cho một người mà còn bán cho nhiều người khác. Như vậy, những đứa trẻ được sinh ra cùng một "giống" có thể gặp nhau trên đường đời mà không hề biết nhau, rắc rối sẽ phát sinh. Vì thế, người hiếm muộn đang có nhu cầu mua "giống" rất cần xem xét kỹ lưỡng quyết định của mình.

    Theo Tiếp Thị & Gia Đình
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Hai Yen
    Đang tải...


  2. liti85

    liti85 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    8/2/2009
    Bài viết:
    1,257
    Đã được thích:
    857
    Điểm thành tích:
    723
    Đi tìm "bản lĩnh đàn ông"...

    "Ấy, chú mày ít quá! Coi anh nè, theo tiêu chuẩn, mỗi ml tinh dịch chỉ cần 20 triệu tinh trùng mà anh xuất đến 80 triệu con. Có đi vô đây mới biết mình là đàn ông đích thực, mấy năm nay không sinh nổi con là chỉ tại bà vợ!"
    Một người đàn ông vừa xét nghiệm tinh trùng xong, cầm kết quả bước ra, mạnh miệng phán “Tôi cưới vợ 5 năm rồi mà chẳng thấy con cái gì, còn anh?”. “Trời, nhằm nhò gì, tôi cưới đã 7 năm”. “Dạ, còn em thì 4 năm”... Số năm lập gia đình mà không có con trở thành cách làm quen phổ biến giữa những người đàn ông tình cờ gặp nhau ở Khoa Hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ - TPHCM.

    Mỗi ngày có hàng chục người từ khắp nơi đổ về đây khám để biết “bản lĩnh đàn ông” của mình ra sao. Anh chàng cưới vợ đã 7 năm có có dáng vẻ lực lưỡng, kể bằng giọng miền Trung nghe buồn thiu: “Vợ chồng tôi ăn dầm nằm dề mà mãi vẫn không có con được. Nghe có người khuyên muốn biết bị vô sinh hay không thì đi xét nghiệm tinh trùng nên tôi giấu vợ lặn lội vào đây. Ông có biết bác sĩ lấy tinh trùng của mình bằng cách nào không?”. Tôi ngơ ngác lắc đầu. Anh hạ giọng thắc mắc: “Không lẽ người ta cho cái đó của mình vào máy để hút tinh trùng ra?”...


    Làm sao mà giúp được!
    Tôi được hướng dẫn vào buồng khám số 3 ở tầng trệt của Khoa Hiếm muộn. “Tại sao anh đi khám, vợ đâu?” – vị bác sĩ hỏi. Tôi rụt rè: “Tôi lấy vợ đã lâu mà chưa thấy tin vui nên muốn đến đây kiểm tra trước”. Để tư vấn cách điều trị bệnh hiếm muộn, bác sĩ yêu cầu tôi phải xét nghiệm máu và tinh trùng.
    Xét nghiệm máu xong, trước khi xét nghiệm tinh trùng, một nữ y tá nhẹ nhàng hỏi tôi: “Anh quan hệ cách nay mấy ngày?”. Tôi lúng túng: “Hình như... 5 ngày”. Nữ y tá điền thông tin vào phiếu rồi hướng dẫn tôi đến phòng xét nghiệm nam khoa. Ở đây, một nữ nhân viên không nhìn rõ mặt, ngồi khuất sau ô cửa đưa ra hũ nhựa nho nhỏ, trên đó ghi tên tôi và mã số rồi chỉ đến phòng... xuất tinh.
    Tôi hồi hộp đến nơi mà nhiều người đàn ông chờ đến lượt mình ngoài kia đang tò mò muốn biết. Đó là một căn phòng quét vôi trắng toát rộng khoảng 6 m2, trống rỗng, chẳng có... chiếc máy hút tinh trùng nào. Đứng đờ đẫn vài phút, tôi mở cửa ra, mong ngóng cô nhân viên lúc nãy đến để hỏi có thủ thuật nào giúp lấy cái ấy giùm mình hay không.
    Chờ mãi mà không thấy đâu, tôi quay lại và chợt phát hiện trên vách có bức tranh một đôi nam nữ đang làm tình một cách không mấy đặc sắc, mới hiểu ra là mình phải “tự xử”. E ngại sẽ bị nhìn trộm, tôi đi một vòng kiểm tra xem thử mức độ kín đáo của căn phòng để yên tâm “làm việc”.
    Vừa cởi bỏ được quần dài bỗng nghe tiếng động, tôi giật thót mình. Té ra, đó là bước chân của người đi bên ngoài. 5 phút, 10 phút, rồi 15 phút trôi qua. Tôi cố gắng nhìn bức tranh có đôi trai gái áp sát nhau quan hệ, huy động mọi khả năng để tưởng tượng...
    Cứ tưởng việc lấy “tinh binh” của tôi là cực khó rồi, nào ngờ khi ra ngoài gặp anh R., tôi mới biết mình chưa đáng gì. R. có dáng người đậm, tuổi ngoài 30, thoạt nhìn ai cũng nghĩ anh rất khỏe về cái khoản kia. Vậy mà cưới vợ 5-6 năm vẫn không có con, anh và 2 người bạn chung cảnh ngộ hiếm muộn bèn rủ nhau khi khám tinh trùng.
    R. nhớ lại: “Sau 5 phút vào phòng, 2 ông bạn đã cầm hũ đựng tinh trùng đi ra, còn tôi thì hì hục toát mồ hôi mãi đến 15 phút mà vẫn không thấy gì. Sau khi cầu cứu, tôi được bác sĩ đặc cách cho mang hũ về nhà để “hưởng quyền trợ giúp” của vợ, với điều kiện phải cấp tốc mang “tinh binh” đến bệnh viện sau khi “phóng” thành công để chúng không chết”.


    So bì “bản lĩnh”
    Kết quả của việc xét nghiệm tinh trùng sẽ được biểu hiện bằng nhiều con số in trên một tờ giấy A4 gọi là tinh dịch đồ. Tinh dịch đồ có 2 cột. Một cột gồm những con số nói lên chất lượng “tinh binh” của người đi khám, cột còn lại là các trị số của một người đàn ông bình thường để làm chuẩn so sánh.

    [​IMG]
    Những người vợ đang hồi hộp xem tinh dịch đồ của chồng

    Trong khi tôi đang hồi hộp chờ lấy tinh dịch đồ của mình, ngoài hiên Khoa Hiếm muộn có 2 người đàn ông cầm 2 bản tinh dịch đồ tranh luận sôi nổi. Liếc qua, tôi đọc được tên 2 người, một là Th., anh còn lại tên T.. “Anh thấy chưa, tiêu chuẩn một người đàn ông bình thường mỗi lần xuất chỉ khoảng 2 ml tinh dịch, còn tôi đến 4 ml. Như vậy chứng tỏ tôi quá mạnh!” - anh Th. bô bô.


    Anh T. cãi lại: “Xuất nhiều không phải là mạnh, chủ yếu là trong mỗi ml của ông có bao nhiêu tinh trùng. Nè coi đi, tôi xuất ít hơn ông nhưng mỗi ml lại có đến 56 triệu tinh trùng”. Nghe hai anh tranh cãi, một người đàn ông trạc 40 tuổi cũng cầm bản tinh dịch đồ, bước tới cười khẩy, phán: “Ấy, chú mày ít quá! Coi anh nè, tiêu chuẩn đưa ra mỗi ml tinh dịch chỉ cần 20 triệu tinh trùng mà anh xuất đến 80 triệu con. Có đi vô đây mới biết mình là đàn ông đích thực, mấy năm nay không sinh nổi con là chỉ tại bà vợ!”.
    Trước lúc ra về, ông ta quay sang chúng tôi, lên giọng sành sỏi: “Mấy chú ráng nghe lời bác sĩ, về nhà thường xuyên ăn thịt bò, sò huyết, trứng gà trộn mật ong; bỏ thuốc lá, rượu bia... thì làm chuyện đó mới có kết quả nhé”.
    Nhiều ngày túc trực ở Khoa Hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ, tôi nhận ra những thông số trong bản tinh dịch đồ có thể trở thành niềm kiêu hãnh của người đàn ông này nhưng lại hóa ra nỗi bất hạnh khôn cùng của người khác. Tôi nhớ mãi một anh trông bề ngoài chưa đến 25 tuổi, dáng vẻ thư sinh.
    Khi anh này đi xét nghiệm tinh trùng thì khuôn mặt tối sầm lại, còn khi cầm tờ tinh dịch đồ trên tay thì nhảy cẫng lên như đứa trẻ vừa được cho quà. Tôi theo kỳ kèo dọ hỏi hồi lâu, anh khoe: “Tôi thấy tinh hoàn nhỏ xíu, cứ tưởng mình liệt, ngờ đâu xét nghiệm mới biết mỗi ml tinh dịch của mình có hơn 40 triệu tinh trùng, phần lớn là con khỏe mạnh đó nghe!”.
    Nhiều bác sĩ ở Bệnh viện Từ Dũ còn truyền tai nhau câu chuyện về một người đàn ông bất hạnh đến khám hiếm muộn cách nay đã lâu. Kết quả xét nghiệm tinh dịch cho thấy ông không có tinh trùng. Song, ông hết sức ngỡ ngàng vì nếu không có tinh trùng tại sao vợ mình lại sinh em bé được 3 năm rồi?
    Bác sĩ liền trao đổi riêng với vợ ông. Bà này thú nhận từ lâu đã biết chồng không có tinh trùng. Để có con, bà đành quan hệ ngoài luồng với một người đàn ông khác. Trước tình huống dở khóc dở cười này, các bác sĩ phải khéo léo giải thích với ông chồng để giữ hạnh phúc gia đình họ.


    Ông khỏe, bà… rầu rĩ
    Bình thường, trong cuộc sống chăn gối của vợ chồng thì “ông khỏe, bà khen”, song những gì chúng tôi chứng kiến ở Khoa Hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ thì hoàn toàn ngược lại.
    “Xin mời anh E. vào phòng khám” - tiếng loa vang lên. Người đàn ông ngồi gần tôi liền bước vào. Chị vợ của anh vội vã bám theo. Không biết bác sĩ nói gì nhưng chừng 5 phút sau, hai vợ chồng này bước ra, khuôn mặt mỗi người một khác: Anh E. tươi tỉnh bao nhiêu thì chị vợ bơ phờ, buồn bã bấy nhiêu. Anh E. cầm tờ tinh dịch đồ quả quyết với tôi: “Bác sĩ bảo tinh trùng của tôi không yếu, hoàn toàn có khả năng sinh con. Vợ tôi chưa khám nhưng chắc chắn tụi tôi không có con là do cô ta”.

    Rồi anh E. trỏ tay vào từng con số, giảng giải cho tôi một cách hùng hồn như để chứng tỏ mình là một người đàn ông có đầy đủ “bản lĩnh”. Anh quay sang những người đàn ông khác, cao giọng: “Nói chung đàn ông tụi mình hiếm khi vô sinh, vì cái khoản đó có lúc mạnh, lúc yếu, song tinh trùng lúc nào cũng có. Tất cả rắc rối là từ trứng của mấy bả!”. Sau lưng E., vợ anh đứng bất động, tóc rủ xuống che cả khuôn mặt ủ dột.

    [​IMG]
    Tinh trùng được đựng vào chiếc hũ nhỏ này, sau đó đưa đi phân tích để tìm “bản lĩnh đàn ông”



    Trong những ngày lân la ở Bệnh viện Từ Dũ, tôi cũng gặp một cảnh đời tương tự. Tại dãy ghế gần cửa ra vào Khoa Hiếm muộn, một cô gái cầm tờ tinh dịch đồ của chồng, nhỏ to với một cô gái khác: “Em theo chồng đi thử tinh trùng bữa nay là lần thứ 3.
    Theo quy định, phải nhịn quan hệ ít nhất 3 ngày mới đi xét nghiệm, song chỉ được 2 hôm, em phát hiện anh ấy mộng tinh. Vậy mà khi đi xét nghiệm, tinh trùng chồng em vẫn khỏe như 2 lần thử trước”. Cô gái kia giải thích vẻ hiểu biết: “Anh ta khỏe như vậy thì không có con là do chị rồi”. Khuôn mặt cô gái cầm tờ tinh dịch đồ bất chợt tối sầm...

    Trông chờ giải pháp ICSI

    Đã tròn10 năm đứa bé đầu tiên của VN chào đời bằng phương pháp ICSI. Đây là một phương pháp khá hiệu quả giúp đàn ông có tinh trùng quá yếu hoặc bị tắc nghẽn tinh trùng vẫn có con được. Phương pháp này được thực hiện bằng cách lấy tinh trùng từ mào tinh hoặc từ tinh hoàn để tiêm vào bào tương của trứng người phụ nữ.

    Khảo sát của Bệnh viện Từ Dũ công bố từ tháng 1 đến tháng 6-2001, dựa trên tinh dịch đồ của những người đàn ông đến khám và điều trị ở Khoa Hiếm muộn, cho thấy có tới 24,5% đàn ông có tinh trùng ít, yếu, dị dạng và 10,1% đàn ông không có tinh trùng. Vì vậy, 10 năm nay, nhờ phương pháp ICSI, nhiều người đàn ông đã rất hạnh phúc vì có con mà không cần xin tinh trùng của người khác.


    “Vay vốn” ngân hàng tinh trùng

    Hoàn toàn không chính xác khi nhiều người đàn ông lập luận rằng chuyện họ đi khám vô sinh cùng vợ chỉ là việc chia sẻ trách nhiệm, chứ nguyên nhân vô sinh chủ yếu là từ vợ. Theo thông tin trên website của Bệnh viện Từ Dũ, tỉ lệ vô sinh giữa nam và nữ ngang nhau. Cụ thể, có khoảng 40% vô sinh thuộc về đàn ông, 40% thuộc về phụ nữ, 10% do cả hai, 10% không tìm được nguyên nhân.

    Đối với trường hợp vô sinh nam, muốn có con thì phải liên hệ ngân hàng tinh trùng để “vay vốn”. Ngân hàng tinh trùng của Bệnh viện Từ Dũ “huy động vốn” bằng cách xin của những người đàn ông nhàn rỗi. Tuy nhiên, để hiến tinh trùng, người cho phải thỏa mãn các điều kiện mà bệnh viện đưa ra: Phải đủ 20 tuổi đến dưới 50 tuổi; học vấn từ PTTH trở lên; sức khỏe bình thường, không mắc bệnh tâm thần hoặc di truyền; trải qua một số xét nghiệm sàng lọc với kết quả tốt; lượng tinh trùng sống sót sau khi trữ lạnh phải trên 50%.

    Theo NLĐ
     

Chia sẻ trang này