Hà Nội: Trách Nhiệm Của Một Recruitment Manager Là Gì?

Thảo luận trong 'Việc làm' bởi HRChannels, 11/5/2021.

  1. HRChannels

    HRChannels Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/11/2019
    Bài viết:
    287
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Những phúc lợi, quyền hạn mà Recruitment Manager nhận được luôn thu hút sự quan tâm của rất nhiều ứng viên. Tuy nhiên, để nhận được những lợi ích đó, bản thân Recruitment Manager phải luôn đối mặt với nhiều trọng trách, áp lực trong công việc. Để trở thành một Recruitment Manager giỏi, ngoài việc nỗ lực chinh phục kỳ tuyển dụng, thì việc tìm hiểu trách nhiệm chính của Recruitment Manager là gì để có sự chuẩn bị tốt nhất cho bản thân là điều mà HRchannels luôn nhắn nhủ các bạn ứng viên.

    I. Recruitment Manager là gì?
    Recruitment Manager – trưởng phòng tuyển dụng – là người quản lý công tác tuyển dụng của toàn doanh nghiệp, trực tiếp giám sát quá trình tìm kiếm, phỏng vấn và tuyển dụng ứng viên.

    Người đảm nhận vị trí này phải đảm bảo các chiến lược tuyển dụng:

    • Phù hợp xu hướng thu hút nhân lực trong từng giai đoạn

    • Nâng cao hiệu quả tuyển dụng ứng viên

    • Tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian tuyển dụng cho doanh nghiệp…
    [​IMG]

    II. Trách nhiệm chính của Recruitment Manager

    Đối với vị trí quản lý nhà tuyển dụng kỳ vọng khá cao về năng lực của ứng viên. Với vị trí Recruitment Manager, điều này càng được đề cao hơn vì liên quan trực tiếp đến chất lượng người lao động tại doanh nghiệp.

    Cụ thể, những trách nhiệm chính mà một Recruitment Manager phải đảm nhận bao gồm:

    1. Cập nhật xu hướng, cải thiện quy trình tuyển dụng mới
    • Liên tục cập nhật những cải tiến trong quy trình tuyển dụng nội bộ ngành.

    • Nắm bắt biến động của thị trường nhân lực

    • Khảo sát những cải tiến về chính sách tuyển dụng của đối thủ cạnh tranh…
    Từ đó, đề xuất những cải tiến chất lượng cho quy trình tuyển dụng tại doanh nghiệp.

    2. Giám sát phòng tuyển dụng
    • Quản lý, điều hành và xây dựng đội ngũ nhân sự năng lực phục vụ công tác tuyển dụng.

    • Trực tiếp phỏng vấn và tuyển dụng nhân sự cho phòng tuyển dụng.

    • Phối hợp cùng phòng nhân sự soạn thảo giáo trình đào tạo cho nhân viên mới.

    • Chỉ đạo nhân viên triển khai các chiến lược tuyển dụng.

    • Kiểm tra giám sát hiệu quả đạt được trong mỗi giai đoạn của chiến lược.

    • Kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện…
    [​IMG]
    >>>>> Xem thêm: Recruitment Manager: Job Description, Roles, Salary, Requirement

    3. Nghiên cứu và triển khai các phương pháp tìm nguồn cung ứng viên
    • Cập nhật những nguồn cung cấp ứng viên phù hợp với ngành nghề doanh nghiệp hoạt động.

    • Ứng dụng thành công những kỹ thuật phân tích nguồn cung ứng viên hiệu quả

    • Phân tích hiệu quả, so sánh giữa chất lượng ứng viên và chi phí phải trả cho từng nguồn cung cấp ứng viên.

    • Xây dựng cơ sở dữ liệu tham khảo chất lượng phục vụ việc lựa chọn nguồn ứng viên thích hợp cho từng vị trí tuyển dụng.
    4. Đề xuất phần mềm quản lý tuyển dụng (ATS) tốt nhất cho nhà tuyển dụng
    • Khảo sát thị trường phần mềm quản lý tuyển dụng (ATS)

    • Phân tích ưu nhược điểm của từng phần mềm đối với nhu cầu tuyển dụng thực tế của doanh nghiệp.

    • Đề xuất lựa chọn phần mềm phù hợp

    • Đào tạo, triển khai phổ cập việc ứng dụng phần mềm tuyển dụng trong toàn doanh nghiệp.
    5. Đề xuất các cách cải thiện thương hiệu của nhà tuyển dụng
    • Tham mưu cho ban lãnh đạo những cách thức cải thiện hiệu quả thương hiệu nhà tuyển dụng.

    • Đề xuất và thuyết trình các chiến dịch xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng.

    • Trực tiếp điều phối triển khai và chịu trách nhiệm về hiệu quả của chiến dịch.
    [​IMG]

    6. Nghiên cứu các kỹ thuật quảng cáo việc làm hiệu quả nhất

    • Cập nhật hình thức quảng cáo, đăng tuyển tin tuyển dụng hiệu quả cao

    • Cân nhắc phối hợp nhiều hình thức truyền thống và hiện đại, đảm bảo phù hợp tổng ngân sách tuyển dụng cho phép.
    7. Tham mưu các phương pháp phỏng vấn phù hợp nhất cho từng vị trí
    • Tham gia các buổi hội thảo về kỹ thuật tuyển dụng, phỏng vấn nhân sự hiệu quả.

    • Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh cải tiến phương pháp phỏng vấn tối ưu nhất

    • Tham mưu cho ban lãnh đạo những phương pháp phỏng vấn tương thích với thực tế mong muốn của doanh nghiệp.
    8. Tham dự các sự kiện nghề nghiệp và hội chợ việc làm
    • Nắm bắt thông tin các sự kiện, hội chợ nghề nghiệp phù hợp vị thế của doanh nghiệp

    • Đề xuất đăng ký tham gia lên ban lãnh đạo.

    • Trực tiếp chỉ đạo nhân sự phòng tuyển dụng đăng ký tham gia

    • Tận dụng cơ hội, chú trọng nâng cao hình ảnh nhà tuyển dụng của doanh nghiệp trong mắt ứng viên.
    [​IMG]
    >>>> Có thể bạn quan tâm: 15 kỹ năng cần tích lũy để trở thành một Recruitment Manager

    Trách nhiệm chính của Recruitment Manager là gì ? – HRchannels đã giải đáp cho bạn. Còn làm thế nào để hoàn thành những trách nhiệm này một cách hoàn hảo nhất thì mỗi ứng viên trúng tuyển cần có sự linh hoạt riêng của mình. Nội dung bài viết hôm nay gửi đến các bạn với mục tiêu chính là giúp hoàn thiện kế hoạch trau dồi năng lực của mỗi ứng viên, tạo sự chủ động trong quá trình chinh phục nhà tuyển dụng trong tương lai.


    HRchannels - Great Solution. Great People!

    HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

    Hotline: 08. 3636. 1080

    Email: sales@hrchannels.com / tuyendung@hrchannels.com

    Website: www.hrchannels.com

    Địa chỉ: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi HRChannels
    Đang tải...


Chia sẻ trang này