GIAI ĐOẠN TRẦM CẢM Trong các giai đoạn trầm cảm điển hình thuộc 3 loại được mô tả dưới đây: nhẹ, vừa và nặng, bệnh nhân thường có khí sắc trầm, mất mọi quan tâm và thích thú, giảm năng lượng dẫn đến tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động. Phổ biến là mệt mỏi rõ rệt chỉ sau một cố gắng nhỏ. Những triệu chứng phổ biến khác là: a) Giảm sút sự tập trung và sự chú ý. b) Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin. c) Những ý tưởng bị ội và không xứng đáng (kể cả ở trong giai đoạn nhẹ) d) Nhìn vào tương lai ảm đạm và bi quan. e) Ý tưởng và hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát. f) Rối loạn giấc ngủ. g) Ăn ít ngon miệng. Khí sắc giảm thay đổi ít từ ngày này sang ngày khác và thường không tương ứng với hoàn cảnh, cơn có thể biến đổi đặc biệt trong ngày càng về sau càng rõ. Cũng như với giai đoạn hưng cảm các bệnh cảnh lâm sàng có biến đổi rõ rệt tùy theo cá nhân và những biểu hiện không điển hình là đặc điểm phổ biến ở tuổi thanh thiếu niên. Trong một số trường hợp, lo âu, buồn phiền kích động thỉnh thoảng có thể nổi bật hơn là trầm cảm và sự thay đổi cảm xúc có thể bị che đậy bởi những nét thêm vào như là cau có, lạm dụng rượu, tác phong kịch tính và các triệu chứng sợ ám ảnh và triệu chứng ám ảnh có từ trước tăng lên, hoặc bị che đậy bởi lo âu và nghi bệnh. Đối với những giai đoạn trầm cảm thuộc 3 mức độ thường cần phải có ít nhất 2 tuần để làm chẩn đoán, nhưng cũng có thể cần thời gian ngắn hơn nếu triệu chứng nặng bất thường và khởi phát nhanh. Một số triệu chứng trên có thể rõ rệt và phát triển những nét đặc trưng, các triệu chứng đó được nhiều người coi là có ý nghĩa lâm sàng đặc biệt. Những ví dụ điển hình nhất của các triệu chứng cơ thể này đó là: + Mất quan tâm hay ham thích trong những hoạt động thường ngày gây thích thú. + Không có phản ứng cảm xúc với những sự kiện và môi trường xung quanh thường có thể làm cho vui thích. + Buổi sáng thức giấc trước giờ thường ngày 2 giờ hoặc sớm hơn. + Trạng thái trầm cảm thường xấu hơn vào buổi sáng. + Chứng cớ khách quan về sự chậm chạp tâm lý vận động, hoặc kích động (được người khác nhận thấy hoặc kể lại). + Ăn mất ngon rõ rệt, sút cân (Thường quy định là hụt đi 5% hoặc nhiều hơn trọng lượng cơ thể tháng trước) + Mất dục năng rõ rệt. Thông thường, hội chứng cơ thể này không được xem như có, trừ phi khoảng 4 trong số những triệu chứng trên có chắc chắn. Các mục giai đoạn trầm cảm nhẹ, vừa và nặng được mô tả chi tiết hơn ở dưới đây chỉ được sử dụng cho một giai đoạn trầm cảm đơn độc (đầu tiên). Các giai đoạn trầm cảm có thêm về sau nên phân loại theo một trong các mục nhỏ của rối loạn trầm cảm tái diễn. Các mức độ trầm trọng này được biệt định để bao trùm nhiều loại trạng thái lâm sàng, gặp ửo các thể khác nhau trong thực hành tâm thần học. Bệnh nhân với các giai đoạn trầm cảm nhẹ thường gặp trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu và y tế chung, còn các đơn vị điều trị bệnh nhân tâm thần nội trú thì chữa nhiều hơn những bệnh nhân bị trầm cảm ở mức độ nặng. Các hành vi tự hủy hoại kết hợp với những rối loạn khí sắc (cảm xúc), phổ biến nhất là tự đầu độc bằng thuốc lá đã sớm được kê đơn, cần phải được ghi theo mã phụ của chương XX – ICD 10. Các mã này không đòi hỏi phải phân biệt giữa ý định tự sát và suýt tự sát bởi vì cả 2 loại này đều nằm trong mục chung về tự hủy hoại. Phân biệt giữa các igai đoạn trầm cảm nhẹ, vừa và nặng dựa vào một sự phán đoán lâm sàng phức tạp, cần tính đến số lượng, loại và mức độ trầm trọng của triệu chứng hiện có. Phạm vi của các hoạt động xã hội và nghề nghiệp thường là một điểm hướng dẫn chung có ích trong khi xác định các mức độ trầm trọng cua giai đoạn trầm cảm nặng nhưng các ảnh hưởng cá nhân, xã hội, văn hóa làm gián đoạn mối quan hệ mềm mại giữa mức độ trầm trọng của các triệu chứng và hiệu suất xã hội là đủ phổ biến và mạnh mẽ để làm cho việc đưa hiệu suất xã hội thành một tiêu chuẩn chủ yếu của mức độ trầm trọng trở nên không thận trọng. Sự có mặt của mất trí hoặc chậm phát triển tâm thần không loại trừ chẩn đoán về một giai đoạn trầm cảm còn có thể điều trị được, nhưng do khó giao tiếp với bệnh nhân, có thể cần phải dựa vào những triệu chứng cơ thể có thể quan sát khách quan để làm chẩn đoán như chậm chạp tâm thần vận động, mất ngon miệng, sút cân và rối loạn giấc ngủ. Bao gồm: những giai đoạn của phản ứng trầm trầm cảm đơn độc, trầm cảm nặng (không có các triệu chứng loạn thần), trầm cảm tâm sinh hoặc trầm cảm phản ứng. 1/ Giai đoạn trầm cảm nhẹ Các nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán Khí sắc trầm, mất quan tâm và thích thú, tăng mệt mỏi được coi là những triệu chứng điển hình nhất của trầm cảm, và ít nhât phải có 2 trong những triệu chứng đó, cộng thêm ít nhất 2 trong số những triệu chứng khác đã được mô tả ở mục Những triệu chứng phổ biến khác (Từ a tới g) để chẩn đoán xác định. Không có triệu chứng nào trong số đó ở mức độ nặng. Thời gian tối thiểu của cả các giai đoạn khoảng 2 tuần. Bệnh nhân với trầm cảm nhẹ thường buồn chán bởi các triệu chứng đó, khó tiếp tục công việc thường ngày và hoạt động xã hội, nhưng có khả năng không dừng hoạt động hoàn toàn. Chữ số thứ 5 có thể được sử dụng để biệt định sự có mặt của hội chứng cơ thể; a) Không có triệu chứng cơ thể Phải có đủ tiêu chuẩn cho một giai đoạn trầm cảm nhẹ và có ít hoặc không có triệu chứng cơ thể. b) Có các triệu chứng cơ thể Phải có đủ tiêu chuẩn cho một giai đoạn trầm cảm nhẹ và cũng có 4 hoặc nhiều hơn các triệu chứng cơ thể. (Nếu chỉ có 2 hoặc 3 triệu chứng cơ thể, nhưng chúng nặng một cách bất thường, thì sử dụng mục này có thể được chấp nhận). 2/ Giai đoạn trầm cảm vừa Các nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán. Có ít nhất 2 trong 3 triệu chứng điển hình nhất đặc trưng cho giai đoạn trầm cảm nhẹ, cộng thêm ít nhất 3 (và tốt hơn 4) những triệu chứng khác. Nhiều triệu chứng có thể biểu hiện rõ rệt, nhưng điều này không nhất thiết nếu có rất nhiều loại triệu chứng khác hẳn nhau. Thời gian tối thiểu của cả giai đoạn này vào khoảng 2 tuần. Bệnh nhân với giai đoạn trầm cảm vừa sẽ thường có nhiều khó khăn để tiếp tục hoạt động xã hội, nghề nghệp hoặc công việc gia đình. Chứ số thứ 5 có thể đượ sử dụng để biệt định sự xuất hiện của các triệu chứng cơ thể. a) Không có các triệu chứng cơ thể. Có đầy đủ tiêu chuẩn cho một giai đoạn trầm cảm vừa và có ít triệu chứng cơ thể. b) Có các triệu chứng cơ thể. Có đầy đủ tiêu chuẩn cho một giai đoạn trầm cảm vừa và có 4 hoặc nhiều hơn các triệu chứng cơ thể. (Nếu chỉ có 2 hoăc 3 triệu chứng cơ thể, nhưng chúng trầm trọng khác thường thì việc sử dụng mục này có thể được chấp nhận. 3/ Giai đoạn trầm cảm nặng, không có các triệu chứng loạn thần. Trong giai đoạn trầm cảm nặng, người bệnh thường biểu lộ buồn chán nặng hoặc kích động, trừ khi biểu hiện chậm chạm rõ nét. Mất tự tin hoặc cảm thấy vô dụng hoặc tội lỗi dường như chiếm ưu thế. Tự sát là hành vi nguy hiểm rõ ràng trong những trường hợp đặc biệt trầm trọng. Ở đây thấy rằng hội chứng cơ thể hậu như luôn luôn có mặt trong giai đoạn trầm cảm nặng. Các nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán. Có 3 trong số những triệu chứng điển hình để khẳng định giai đoạn trầm cảm nhẹ và vừa, cộng thêm ít nhất 4 triệu chứng khác, và một số phải đặc biệt nặng. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng quan trọng như kích động hoặc chậm chạm rõ nét bệnh nhân có thể không muốn hoặc không thể mô tả nhiều triệu chứng một cách chi tiết. Trong những trường hợp như vậy, việc phân loiạ toàn bộ một giai đoạn trầm trọng có thể vẫn còn được chấp nhận. Giai đoạn trầm cảm thường kéo dài ít nhất 2 tuần, những nếu các triệu chứng đặc biệt nặng và khởi phát rất nhanh thì có thể làm chẩn đoán này trước 2 tuần. Trong giai đoạn tràm cảm nặng, người bệnh có thể ít khả năng trong việc tiếp tục được công việc xã hội, nghề nghiệp hoặc công việc gia đình, trừ phi ở phạm vi rất hạn chế. Mục này chỉ được sử dụng cho các giai đoạn trầm cảm đơn độc không có triệu chứng loạn thần kèm theo, còn các giai đoạn về sau phải sử dụng mục rối loạn trầm cảm tái diễn. 4/ Giai đoạn trầm cảm nặng kèm theo các triệu chứng loạn thần. Các nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán. Một giai đoạn trầm cảm nặng thỏa mãn các tiêu chuẩn đã nêu ra trong mục ở trên và trong đó có các hoang tưởng, ảo giác hoặc sững sờ trầm cảm. Các hoang tưởng thường bao gồm những ý tưởng tội lỗi, thấp hèn, hoặc những tai họa sắp xảy ra, trách nhiệm bệnh nhân phải gánh chịu. Những ảo thanh hoặc ảo khưu thường là giọng kết tội hoặc phỉ báng hoặc mùi rác mục hoặc thịt thối rữa. Sự chậm cháp tâm thần vận động nặng có thể dẫn đến sững sờ. Nếu cần, hoang tưởng hoặc ảo giác có thể được phân rõ là phù hợp hoặc không phù hợp với rối loạn khí sắc. 5/ Các giai đoạn trầm cảm khác. Chỉ gộp vào đây những giai đoạn không phù hợp với sự mô tả dành cho giai đoạn trầm cảm từ mục 1-> 4, nhưng một ấn tượng chẩn đoán chung đã chỉ ra chúng là trầm cảm thực thụ. Thí dụ như sự pha trộn luôn thay đổi các triệu chứng trầm cảm (đặc biệt các dạng cơ thể) với những triệu chứng không có giá trị chẩn đoán như căng thẳng, lo lắng buồn chán và hỗn hợp các triệu chứng trầm cảm cơ thể với đau đớn hoặc mệt nhọc dai dẳng không do nguyên nhân thực tổn (đôi khi gặp ở bệnh nhân đa khoa)