Toàn quốc: Trầm Hương – Ngàn Năm Tôn Giáo

Thảo luận trong 'THỜI TRANG, GIẦY DÉP, PHỤ KIỆN' bởi trangsucvt, 7/9/2019.

  1. trangsucvt

    trangsucvt Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/12/2018
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    18
    Từ thời cổ đại, con người đã sớm biết sử dụng lửa đốt lên từ gỗ để giao tiếp với thần linh. Đó chính là hình thức đầu tiên của hương/nhang sau này. Thật đáng kinh ngạc là ngay từ thời xa xưa ấy, trầm hương đã xuất hiện và được sử dụng như là một “thánh vật” tôn quý không thể thiếu trong các buổi tế lễ của nhiều tôn giáo.

    Trầm hương – thứ “linh hương” trời ban
    Hương được sử dụng như một vật hiến tế trong các tôn giáo. Người ta “dâng hương”, tức là dâng thứ quý giá của mình với tất cả lòng thành kính. Nhằm mong đổi lại sự giúp đỡ của các đấng bề trên. Do đó, linh hương sử dụng trong các nghi lễ thường có mùi thơm thoát tục và tôn quý.

    Lịch sử ghi nhận lần đầu tiên con người biết dùng hương để giao tiếp với thánh thần là vào Vương triều thứ 5 của Ai Cập cổ. (Khoảng năm 2494 đến 2345 trước Công nguyên). Người Ai Cập cổ khi đó có một thứ hương thơm linh thiêng gọi là Kyphi. Tương truyền, loại hương này được tạo ra từ nhiều nguyên liệu bí mật khác nhau, trong đó có trầm hương.

    Ở các thế kỉ tiếp theo, trầm hương được sử dụng để làm hương đốt trong nhiều tôn giáo. Tất cả 5 tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay, bao gồm: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, và Do Thái giáo đều ghi nhận trầm hương như một “công cụ” tâm linh không thể thiếu trong các nghi lễ.

    Trầm hương và Đạo Phật
    Tương truyền, Đức Phật từng nói: Trầm hương là hương thơm của Niết Bàn.

    Chả thế mà Vua Trần Thái Tông đã chấp bút một bài kệ dâng hương khi lễ Phật như sau:

    Trầm thủy thiền lâm hương phức úc

    Chiên đàn tuệ uyển cựu tài bồi

    Nghĩa là:

    Trầm hương như rừng Thiền tỏa hương sực nức. Chiên đàn như vườn Trí tuệ đã được vun trồng.

    Đạo Phật chuộng dùng trầm không phải bởi sự đắt đỏ, mà là vì sự thanh tịnh và chất “thiền” của nó. Mùi trầm hương phảng phất hương gỗ,có chút thoang thoảng vị hoa, vị trái… Lại nghe ngậm ngùi đủ mưa đủ nắng của trần gian. Khói trầm hương khi đốt bay cao nhẹ nhàng rồi tản ra xung quanh, như có như không. Trong cái không khí man mác tĩnh lặng ấy, người ta có thể bỏ qua hết quá khứ, hiện tại, vị lai… để nhìn xem rốt cuộc mình còn gì trong ở “tâm”.

    Kinh Pháp hoa, phẩm thứ 19 có ghi:
    “…Người trì kinh này dù ở nơi đâu cũng nghe mùi của các cõi trời. Mùi cây ba lợi chất đa la, cây câu bệ đà. Cùng mùi bông mạn đà la, bông đại mạn đà la. Bông mạn thù sa, bông đại mạn thù sa. Mùi gỗ chiên đàn, trầm thủy… Các thứ hương trời như thế hòa hiệp thoảng ra mùi thơm đều nghe biết”

    Như thế, có thể thấy rằng văn hóa Phật giáo vô cùng quý trọng trầm hương. Trầm hương (trầm thủy) được liệt kê vào các thứ hương thơm cao quý nơi cõi trời. Mà chỉ có người thụ trì kinh Pháp Hoa công đức vô lượng mới có thể ngửi thấy hết được.

    [​IMG]
    Tràng hạt gỗ trầm tự nhiên chìm nước
    Người Phật tử ngày nay thường sử dụng trầm hương để đốt thay nén nhang thơm dâng lên chư Phật. Cũng có khi ta thấy các vị Hòa thượng, chư tăng sử dụng tràng hạt làm từ gỗ trầm hương mang bên người. Một mùi thơm vừa được ví như “bay khắp cả mười cõi”. Lại vừa như chỉ thoang thoảng trong tâm trí. Thật hiếm có loại nào sánh được với trầm hương.

    Trầm hương và Thiên chúa giáo
    Không chỉ tôn quý với đạo Phật, trầm hương còn là loại linh hương được dùng trong các Thánh lễ của Đạo Thiên Chúa.

    Tương truyền, sau khi Chúa Giê-su chịu khổ hình trên cây thánh giá để chuộc tội cho nhân loại. Thi thể của Ngài khi đó đã được ướp bằng hỗn hợp các loại nhựa thơm và trầm hương.

    Nếu như Phật giáo chuộng dùng trầm hương vì mùi thơm thanh tịnh. Khi đốt lên có thể tĩnh tâm mà sám hối và cầu nguyện. Thì Thiên chúa giáo lại sử dụng trầm hương để dâng lên Chúa, như là thưc hiện một hy lễ tưởng niệm. Đốt trầm hương lúc này mang ý nghĩa giống với hành động đốt cháy những gì quý giá nhất. Để hiến dâng “toàn thân và đời sống, như hy lễ thánh thiện, thơm tho này” lên Đức Chúa trời. (Roma 12,1)

    [​IMG]
    Vòng tay gỗ trầm mix Thánh giá
    Trong Thánh vịnh 142 câu 2 cũng có ghi:
    “Ước chi lời con nguyện như hương trầm bay tỏa trước Thánh nhan. Và tay con giơ lên được chấp nhận như của lễ ban chiều”

    Cũng giống như Phật giáo, trầm hương được sử dụng trong các thánh lễ của Thiên chúa giáo như một cây cầu nối kết giữa cõi hữu hình và vô hình. Nhưng điểm đặc biệt là: Việc xông hương không chỉ diễn ra một lần, vào đầu buổi lễ, mà diễn ra nhiều lần. Người ta có thể xông hương cho tượng Chúa, bàn thờ, Thánh giá, sách, nến, và các của lễ… Dùng mùi thơm của trầm hương để tạo ra một bầu không khí linh thiêng, thanh sạch. Một “hiến lễ thơm tho diệu vợi” dâng lên Thiên Chúa như trong Kinh Thánh đã từng chỉ dạy.

    Trầm hương và Hồi giáo
    Theo thống kê của TRP, trong khoảng 5 năm trở lại đây, các nước khu vực Hồi giáo đã tiêu thụ hơn 3000 tấn trầm hương các loại. Điều này cũng dễ hiểu. Bởi với người Hồi giáo, trầm hương là tình yêu của thánh Allah.

    Nhà tiên tri Muhammad, sứ giả của Thượng Đế trong quan niệm Hồi giáo, đã viết trong Hadith, cuốn sách về những lời tiên tri và giáo huấn của ông như sau:

    “Những người đầu tiên được lên Thiên đàng sẽ tỏa sáng như trăng rằm. Và những ai đi theo họ, sẽ sáng lấp lánh như những vì sao. (…) Tóc của họ sẽ bằng vàng. Mồ hôi của họ thơm như xạ hương. Trầm hương ở trong lòng họ. Vợ của họ sẽ là các nàng tiên nữ…”

    Chính bởi là một hương liệu quý giá, nên trầm hương cũng được sử dụng trong nghi lễ thanh tẩy Kaaba. Đây là một công trình dạng lập phương được xây bằng đá granite, cao hơn 15m. Có một cổng vào bằng vàng ròng ở phía Đông Nam. Bên trong sàn nhà lát cẩm thạch, đá vôi. Điều đặc biệt là ở đây có chứa phiến đá thiêng Hắc Thạch nằm cao hơn mặt đất 1,5m, dài khoảng 61cm và bề mặt nhẵn bóng.

    Kaaba và hòn đá thiêng của đạo Hồi
    [​IMG]
    Công trình Kaaba tại thánh địa Hồi giáo Mecca
    Tương truyền, thánh Allah đã ra lệnh tạo nên phiến đá này. Nhà tiên tri Muhammad cũng đã từng hôn lên nó. Truyền thống đạo Hồi tin rằng: Hắc Thạch sở dĩ có màu đen là vì đã hấp thu những tội lỗi của con người. Các tín đồ đạo Hồi hằng năm đều hành hương về thánh địa Mecca để có cơ hội “chạm” vào khối Hắc Thạch này.

    Người ta cũng tham gia nghi lễ sử dụng hỗn hợp hương trầm, hoa hồng, cùng các hương liệu quý khác để “tẩy rửa” Kaaba và Hắc Thạch. Cùng với đó là hy vọng sẽ gột rửa được những lỗi lầm của mình và được lên Thiên đàng sau khi nhắm mắt.

    Lời kết
    Trầm hương không chỉ có giá trị cao đối với đời sống con người. Mà trên phương diện tâm linh, đây cũng là một hương liệu được nhiều tôn giáo quý trọng. Hãy cùng VT Jewelry khám phá thêm vể loại “vàng của rừng già” này trong các bài viết tiếp theo nhé.


    Nguồn: https://trangsucvt.com/tram-huong-ngan-nam-ton-giao/
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi trangsucvt

Chia sẻ trang này