Toàn quốc: Trầm Hương Và Hai Chữ “đạo”

Thảo luận trong 'THỜI TRANG, GIẦY DÉP, PHỤ KIỆN' bởi trangsucvt, 7/9/2019.

  1. trangsucvt

    trangsucvt Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/12/2018
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    18
    Trầm hương không những là một loại gỗ có giá trị kinh tế cao. Mà nó còn có giá trị văn hóa, giá trị tâm linh gắn liền với đời sống con người. Những giá trị đó đã hiện diện từ xa xưa và còn lưu truyền đến ngày nay theo quan niệm của người Á Đông.

    Nhắc đến trầm hương là nhắc tới “ Đạo”
    Theo chiết tự, chữ Đạo bao gồm bộ Tẩu ở bên trái, ám chỉ bước chân. Bộ Thủ ở bên phải, nghĩa là “quan trọng, cần thiết”. Hàm ý của chữ Đạo chính là con đường cần thiết phải đi. Con đường đúng sẽ dẫn đến nơi tốt đẹp. Cũng như giữ trọn vẹn “Đạo” sẽ giúp con người thanh thản, an vui.

    [​IMG]
    Chữ Đạo
    Từ ngàn xưa. trầm hương đã hiện diện trên con đường tu đạo của thế nhân. Dù là “đạo” trong tôn giáo. Hay đạo đức làm người. Người đời gán cho trầm hương danh xưng “mùi hương của giải thoát”. Người ta nói: Đốt một chút trầm sẽ giúp con người thanh tâm tịnh thân, thoát khỏi những bộn bề của đời sống phàm tục.

    Trầm hương là gì?
    Trầm hương sinh ra từ nhựa của cây dó. Đây vốn là một loại cây gỗ lớn. Cao từ 40-50m. Tuy vậy lại không có giá trị cao. Trong quá trình sinh trưởng, có những phần thân cây chịu tổn thương do khí hậu, thú rừng, mối mọt… Hoặc những tác nhân gây hại đến từ con người. Khi đó, cây dó sẽ tiết ra một chất nhựa bao phủ lấy “vết thương”. Trải qua nắng gió, kết hợp cùng tác động của các vi sinh vật, phần thân cây có nhựa đó sẽ mất đi mộc tính. Dần dần trở thành một khối màu sắc đặc thù: đen, nâu, chàm, xám… Có thể cứng hoặc mềm. Người ta gọi đó là trầm hương.

    Có người bảo: Trầm hương là linh khí đất trời tích tụ lại. Trầm càng nhiều dầu, lại càng thơm, càng quý. Dù đốt hay chưa dốt, trầm đều tỏa ra mùi hương thanh khiết. Tuy phảng phất nhẹ nhàng mà lại thanh tịnh vô cùng. Tựa như cái chất thanh, cái quý của trầm là thuộc vè một cõi cao siêu nào đó, chứ không phải nơi phàm trần nhiều ô uế này.

    Chả thế mà có thi sĩ đã từng viết:

    “Khói trầm bén giấc mơ tiên

    Bâng khuâng trăng giải qua miền quạnh hiu”

    [​IMG]
    Trầm hương
    Quá trình hình thành trầm hương diễn ra ngẫu nhiên và lâu dài. Không phải cây dó nào cũng sinh ra trầm hương. Sự quý giá và thoát tục của trầm đã khiến nó trở thành “vật dẫn” không thể thiếu của nhiều tôn giáo. Trong đó có đạo Phật.

    Trầm hương và chữ “Đạo” đầu tiên
    Theo quan niệm dân gian, tầng năng lượng của chư Phật là tầng năng lượng tối thanh, tối thượng trong vũ trụ. Để chúng phàm nhân có thể “giao tiếp” được với tầng năng lượng này, người ta phải sử dụng “công cụ truyền tín hiệu”. Đó chính là “nén hương”, hay làn khói.

    Trong kinh Phật có bài kệ như sau:

    “Nguyện thử diệu hương vân

    Biến mãn thập phương giới”

    Tức là: Nguyện dâng khói hương thơm này hiển hiện khắp cả mười phương.

    Hương, đứng đầu “Lục chủng cúng cường” của chư Phật. Dâng hương thể hiện cái tâm thành kính. Đồng thời cũng là cây cầu để kết nối giữa hai cõi hữu hình và vô hình. Giúp truyền gửi những tâm nguyện của chúng sinh đến các vị bề trên.

    Hương dâng Phật – quý ở chỗ mùi hương phải thanh tịnh. Mùi thơm tao nhã, tôn quý sẽ dễ dàng gợi lên những tâm tư trong sáng, hướng thiện. Cũng vì lẽ đó, đạo Phật chuộng dùng trầm hương.

    Trầm hương được suy tôn là “Mùi hương của Niết Bàn”.
    Trong bộ kinh “Di Lan Đà vấn đạo” đã có nhắc tới trầm hương như sau:

    Tâu Đại vương, cây sen có một đức tính được liên quan đến Niết Bàn. Nước có hai đức tính. Thuốc giải độc có ba đức tính. Đại dương có bốn đức tính. Vật thực có năm đức tính. Bầu trời có mười đức tính. Ngọc báu mani có ba đức tính. Trầm hương đỏ có ba đức tính…

    Bởi vậy, người ta nói: Muốn đến Niết Bàn, hãy đốt trầm hương, quả cũng không ngoa. Sử dụng trầm hương để thanh tịnh tinh thần, tịnh tiến trí tuệ. Người Phật tử thanh tâm tịnh thân, tu được Giới – Định – Huệ. Ấy cũng coi như đã đến được cõi Niết Bàn vậy.

    [​IMG]
    Trầm hương với mùi thơm thanh tịnh thích hợp làm đồ trang sức
    Chữ “Đạo” thứ hai
    Chữ “Đạo” thứ nhất là tôn giáo trong đạo Phật. Chữ “Đạo” thứ hai không đến từ kinh kệ, sách vở. Mà hiển hiện ngay trong đời sống hàng ngày. Đó là đạo làm người.

    Thường nghe người xưa có câu “Ngậm ngải tìm trầm”. Ý nói: tìm được trầm hương là muôn vàn khó khăn. Điều này cũng giống như hiện thực của cuộc sống: Những thứ tốt đẹp thì thường quý hiếm, khó gặp. Và để tìm được chúng thường phải trải qua nhiều gian khổ, cạm bẫy. Đường đời không bằng phẳng. Trong muôn vàn cái xấu, cái ác của đời sống; hãy giữ lòng tin và luôn truy cầu điều chân – thiện- mỹ. Đó chính là ý nghĩa dễ thấy nhất của Đạo làm người.

    Ý nghĩa sâu xa hơn của Đạo làm người được gói gọn trong một câu “Phản bổn quy chân”. Tức là quay trở về với trạng thái thuần tịnh, tinh khôi nhất của con người trước khi đến với thế gian.

    Kinh Phật dạy: Đời là bể khổ. Mà sự khổ não lớn nhất của chúng sinh, đó chính là có thân xác này. Từ thân xác sinh ra dục vọng, tham đắm, mê luyến, cố chấp vào những điều không có thực… Đó chính là cội nguồn của 8 loại khổ nơi trần thế.

    Lại nghĩ đến câu chuyện về trầm hương. Vốn từ một loại cây thân gỗ không có giá trị, lại có thể chuyển mình thành một vật trân quý đến vậy. Sự thanh tịnh của mùi hương, sự tôn quý của bản thể. Phải chăng tất cả đều đến sau khi biết bỏ đi những thứ hư ảo bên ngoài để trở về với chân tính bên trong, sau bao nhiêu gian truân và nguy khó?

    Thay lời kết
    Đốt một chút trầm hương và chiêm nghiệm về cuộc sống. Để làn khói thanh tịnh của trầm hương xua tan đi những bộn bề, lo lắng. Đẩy bớt đi những ham muốn phù du và trần tục. Trả lại cho con người vài phút vô tư với tâm trí tinh khôi như đứa trẻ để nhìn lại con đường mình đã qua.

    Đạo, nghĩa là con đường, Và cuộc đời là một chữ “Đạo” lớn. Rốt cuộc nó sẽ đưa ta đi đến đâu?

    Về phía những khổ đau, âu lo toan tính, những gánh nặng thân phận?

    Về phía những hoan lạc hư ảo cuồng quay trong phút chốc?

    Hay về phía giải thoát. Nơi “không có gì” chính là “có an vui”?

    Nhìn làn khói trầm hương bay nhẹ nhàng lên cao. Bất chợt một suy nghĩ tìm đến:

    Thân phận con người tựa như làn khói. Biết bay lên và tan ra. Ấy chính là “Đạo” vậy.

    Nguồn: https://trangsucvt.com/tram-huong-va-hai-chu-dao/
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi trangsucvt

Chia sẻ trang này