Thông tin: Tránh họa “rụng” chân cho người tiểu đường

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi quynhanhcon, 7/1/2010.

  1. quynhanhcon

    quynhanhcon Banned

    Tham gia:
    1/1/2010
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    8
    Nếu kiểm soát tốt đường huyết và biết cách chăm sóc bàn chân, người bệnh tiểu đường có thể ngăn ngừa được các biến chứng xấu cho chân.
    Ở người bệnh tiểu đường, bàn chân rất dễ viêm nhiễm. Các vết thương nhỏ có thể trở thành trầm trọng, thậm chí phải cắt bỏ chân. Một trong những nguyên nhân là các mạch máu nhỏ bị tắc nghẽn và các dây thần kinh bị tổn thương. Nhiễm khuẩn bàn chân rất hay gặp ở người bệnh tiểu đường týp 2 và dễ dẫn đến những tàn phế nặng nề.

    Làm sao biết chân tổn thương?

    Trong số những người mắc bệnh tiểu đường, đàn ông hay bị tổn thương chân hơn phụ nữ, có thể do phụ nữ chăm chút vệ sinh chân tốt hơn. Có không ít trường hợp bàn chân tổn thương do tiểu đường bất ngờ đứt lìa khi đang đi đứng, nằm ngủ… do người bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời. Về nguyên tắc, có thể nhận diện được những tổn thương này qua những dấu hiệu sau:

    Giảm hoặc mất hoàn toàn cảm giác đau:ngón chân bị tê, lạnh; đau các khối cơ khi vận động nhiều (chạy bộ, đi bộ nhiều); bàn chân biến dạng, các ngón chân quặp lại, đầu xương ngón chân cụp xuống; tư thế bàn chân trở nên không khớp với giày dép thông thường.

    Xuất hiện các cục chai, cứng:ở gót chân, phía ngoài cạnh ngón út hoặc phía trong cạnh ngón cái. Lưu lượng máu ở bàn chân bị tổn thương gia tăng, mạch ở những nơi này đập mạnh, khi nằm các tĩnh mạch nổi phồng lên.

    Loét lòng bàn chân:diễn biến thường từ giảm cảm giác đau, giảm khả năng chịu lực. Kế đó da ở vùng chịu sức ép tiếp xúc dày lên, hình thành bọng nước tại các điểm chịu sức ép. Các bọng nước này khi vỡ ra dễ bị viêm, dẫn đến phá huỷ mô xung quanh, gây hoại tử và làm các vết loét nhiễm khuẩn.

    Bàn chân của người bệnh tiểu đường còn có thể bị sưng phù do suy hệ tĩnh mạch và suy tim, làm viêm loét nặng thêm.

    Chăm sóc bàn chân đúng cách

    Không tuỳ tiện mang giày dép, vớ: Người bệnh tiểu đường không được đi chân không, bất kể trong nhà hay ngoài đường. Nên thay đổi giày dép thường xuyên để làm giảm các vùng chịu lực. Đối với giày mới mua, mỗi ngày chỉ nên đi một ít để quen chân. Mang giày đế bằng, tránh mũi nhọn hay cao gót hoặc có đế cao hơn 2,5cm. Ngoài ra khi mang giày, bắt buộc phải mang vớ, nếu không chính đôi giày sẽ lại gây tổn thương. Nên dùng loại vớ vừa chân, bằng cotton hoặc sợi tổng hợp (không dùng vớ nilông hay loại bằng thun co dãn). Tuyệt đối không đi các loại vớ quá chật, bó sát chân. Luôn đi vớ dài hơn ngón chân dài nhất từ 1 – 2cm để tránh ép chặt bàn chân, gây giảm tuần hoàn máu. Phải luôn đi vớ nếu bàn chân bị lạnh.

    Kiểm tra hàng ngày: thường xuyên kiểm tra bề mặt da để phát hiện sớm bất kỳ tổn thương nào ở bàn chân như các vết thương tấy đỏ, sưng phồng; các vết đứt hoặc trầy xước, vết rách da, bầm tím, phỏng rộp, vết loét, cục chai, mắt cá, mụn cóc, móng quặp, phồng nước... Không chích, lể nếu không đảm bảo vô trùng. Không tự ý cắt các cục chai. Nếu thấy có vết thương cần đi khám ngay.

    Giữ da sạch và khô: rửa chân hàng ngày bằng nước ấm và xà phòng nhẹ, không ngâm chân lâu quá năm phút. Dùng xà phòng rửa chân loại nhẹ ít chất xút, nhiều chất giữ ẩm da, ít mùi thơm và ít bọt. Xả nước thật sạch để tránh đọng xà phòng gây kích ứng da. Lau khô nhẹ nhàng, không cọ xát mạnh. Chú ý lau kỹ những nơi dễ đọng nước như kẽ ngón chân, móng chân. Không nên tắm nước nóng lâu vì có thể gây bỏng do cảm giác da của người bệnh tiểu đường đã suy giảm (nên tắm nước ấm không quá 35ºC). Khi bị lạnh ban đêm cần mang vớ trước khi đi ngủ. Nếu bàn chân dễ đổ mồ hôi, có thể giữ khô chân bằng các loại phấn thông thường trước khi mang vớ, giày.

    Vệ sinh móng chân, vết thương: không cắt móng chân sát thịt quá, không lấy khoé. Với các móng chân dày và biến dạng, cẩn thận khi cắt tỉa. Không tự loại bỏ các nốt chai sần ở chân mà không có bác sĩ giám sát. Khi bị trầy xước da (kể cả lúc cắt móng chân, tay), cần rửa chân sạch bằng xà phòng, thoa dung dịch sát trùng Povidone Iodine, rồi băng lại bằng băng cá nhân hay gạc vô trùng.

    Ngoài những cách chăm sóc bàn chân trên, người bệnh tiểu đường nên uống nhiều nước. Cần uống hơn 1,5 lít nước/ngày để bù đắp lượng nước thiếu hụt và giúp da luôn khoẻ mạnh. Không nên hút thuốc lá, vì sẽ làm teo hẹp thêm các mạch máu ở chân vốn đã bị hẹp và xơ cứng lại trong bệnh tiểu đường.

    Theo TS.BS Võ Thành Nhân
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi quynhanhcon
    Đang tải...


  2. quynhanhcon

    quynhanhcon Banned

    Tham gia:
    1/1/2010
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    8
    Hiện nay trên thế giới số người mắc bệnh tiểu đường khá lớn. Bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính, có khả năng gây ra nhiều bệnh biến khác, người bệnh cần phát hiện kịp thời và kiên trì chữa trị lâu dài.

    Cho tới nay Y học hiện đại vẫn chưa có thuốc đặc trị cho bệnh tiểu đường do cơ chế phức tạp của bệnh, ngoại trừ dùng Insulin tiêm chích cho trường hợp bệnh tiểu đường loại 1.
    Với quan điểm Y học toàn diện, người ta tiến hành chữa trị bệnh tiểu đường bằng cách kết hợp ba phương diện. Đó là trị liệu bằng chế độ ăn uống, trị liệu bằng tập thể dục dưỡng sinh và trị liệu bằng thuốc men.

    1. Bệnh tiểu đường ( đái tháo đường):
    Tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa, gây tăng glucose máu mạn tính do thiếu insulin tương đối hay tuyệt đốicủa tuyến tụy. Bệnh nhân sẽ bị tăng glucose trong máu, và đến một mức nào đó thì sẽ xuất hiện có glucose trong nước tiểu.
    Người bị bệnh tiểu đường là người mất khả năng tự điều hòa lượng đường trong máu, rối loạn khả năng trao đổi đường trong tế bào, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng đường từng lúc trong cơ thể.

    Trong nước tiểu của người bệnh tiểu đường chứa một lượng đường khá lớn, đồng thời lượng nước tiểu cũng gia tăng đáng kể, do đường glucose tích tụ trong máu quá nhiều và bị thải ra ngoài qua đường tiểu.

    Người bình thường có khả năng điều hòa đó là nhờ insulin, một nội tiết tố mà tuyến tụy tự động tiết ra nhiều hay ít để điều khiển việc cung ứng nhu cầu sử dụng đường của cơ thể.

    2. Insulin và tụy tạng:
    Insulin là một loại hormon do tuyến tụy tiết ra, vào trong máu đi khắp cơ thể. Insulin có nhiệm vụ chuyển đường Glucose vào các tế bào, giúp Glucose chuyển hóa để thành năng lượng cho tế bào hoạt động.

    Ngay sau bữa ăn, mức đường trong máu tăng vọt trên 0.8gr/l . Nếu tụy tạng tiết ra đủ insulin thì đường tan trong máu có thể rời khỏi hệ tuần hoàn và phân tán vào các tế bào ở khắp nơi trong cơ thể. Các tế bào là những bộ phận nhỏ giúp cho cơ thể duy trì sự sống.
    Cơ thể chúng ta có hàng triệu tế bào, mỗi loại tế bào có chức năng riêng của nó tùy theo cơ quan trực thuộc . Các tế bào cần có đường Glucose để cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động bình thường của cơ thể.

    Glucose sau khi đã cung cấp cho các tế bào, còn thừ lại nó sẽ được insulin chuyển đổi thành hình thức glucogen tích trữ trong gan và cơ bắp. Thừa nữa thì nó sẽ được insulin chuyển tiếp thành mỡ và tích chứa trong mô mỡ, khi nào cần đến thì đem ra sử dụng.
    Như vậy, nhờ có insulin mà mức Glucose trong máu luôn dao động trong một giới hạng gần như cố định. Chỉ cần nửa giờ sau bữa ăn, đường huyết trở lại mức bình thường, mọi việc đâu vào đấy.

    Như vậy đêm cũng như ngày, đường huyết dao đông lên xuống ít nhiều trong một biên độ giới hạng nhất định , bình thường là 0.8-1.2gr/l ( thường về đêm, trong giấc ngủ thì đường huyết có khuynh hướng ở mức thấp nhất).

    Trong cơ thể chỉ có insulin có khả năng làm hạ đường huyết ( glucose/máu ) do insulin giữ nhiệm vụ chuyển hóa và phân bố việc sử dụng glucose . Những khu vực chịu ảnh hưởng sự phân bố trên của insulin là cơ bắp, cơ tim và mô mỡ.

    Ngược lại, một số khu vực như gan, não, hệ thần kinh lại chịu ảnh hưởng của nhiều loại hormon khác có khả năng làm tăng đường huyết. Do vậy insulin giữ một vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng đường huyết.

    3. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường:
    - Có mối liên quan chặt chẽ giữa bệnh và thừa cân béo phì, nguy cơ tăng lên liên tục khi BMI tăng giảm đi khi cân nặng giảm. Những người béo có tỷ lệ tiểu đường tăng gấp 3.5 lần tỷ lệ chung .

    - Khoảng 60% ở nam giới và 74% ở nữ giới bị tiểu đường có thể được phòng chống nếu trong số họ không có ai có chỉ số IBM trên 25. Đặc biệt sự tích lũy mỡ trong ổ bụng rất liên quan tới tăng glucose máu và tiểu đường.
    - Dòng họ có người bị bệnh tiểu đường.
    - Đã bị bệnh cao huyết áp trước đó.
    - Phụ nữ sinh con quá lớn.
    - Thường đi ăn tiệc thịnh soạn, có thói quen ăn đêm hay vui chơi về đêm nhiều.
    - Thích ăn quà vặt, thích ăn ngọt hay ăn thực phẩm có nhiều đường.
    - Thích ăn đồ hộp, và các thực phẩm chế biến sẵn.
    - Thích ăn thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ.
    - Uống quá nhiều rượu bia.
    - Không thích ăn rau xanh.
    - Ít hoạt động, không tập thể dục.

    4. Các triệu chứng để phát hiện bệnh tiểu đường:
    Người bệnh tiểu đường sẽ rơi vào một trong hai trường hợp sau đây:

    - Một là cơ thể không sản xuất ra đủ insulin.

    - Hai là cơ thể có tiết ra insulin, nhưng không thực hiện được các chức năng của nó. Glucose sẽ không vào được tế bào. Hàng triệu tế bào lâm vào tình trạng thiếu Glucose, các hoạt động chậm lại. Danh từ Y học gọi trường hợp này là tăng đường huyết, có nghĩa là “ quá nhiều đường glucose trong máu”. Đây là triệu chứng của bệnh tiểu đường.

    - Tình trạng này có thể khiến cho người bệnh thấy mệt mỏi và xuống tinh thần, vì các tế bào đang thiếu glucose, không đủ năng lượng để hoạt động. Người bệnh cũng cảm thấy đói và khát kinh khủng. Nhưng ăn uống vào cũng không giúp được gì, vì glucose không lọt vào được tế bào, nếu không có insulin. Glucose cứ tích lại trong máu, đường huyết tăng như vậy là rất nguy hiểm, dễ gây nên những biến chứng nghiêm trọng như: Cao huyết áp, suy tim, suy thận, mắt kém, da thô dễ bị nhiễm trùng, chân loét lâu lành…
    -
    Không cố gắng chữa trị, điều chỉnh đường huyết ở giới hạn bình thường thì bệnh sẽ nặng và thậm chí có thể tử vong. Sau đây là một số triệu chứng thường gặp ở bệnh tiểu đường.
    - Có cảm giác khát nước liên tục, những người trước đây không có thói quen uống nước nhiều, nay đột nhiên uống một lượng nước khá lớn so với nhu cấu bình thường.

    - Đi tiểu nhiều lần, và lượng nước tiểu cũng tăng nhiều.

    - Cảm thấy đói liên tục, thích ăn đồ ngọt.

    - Cảm thấy mệt mỏi, sức khỏe kém, sụt cân nhanh tuy lượng ăn uống không giảm….

    - Bệnh nhân tiểu đường thường bị liệt dương ( phái nam ) hay lãnh cảm ( phái nữ ), theo nghiên cứu tỷ lệ này lên đến 50%.

    - Trong trường hợp bệnh nặng, cơ thể sản xuất ra các chất xê-tôn, điều này dẫn tới hiện tượng hơi thở có mùi giống như rượu.
    Đông y khái quát thành ba triệu chứng chính của bệnh tiểu đường là “tam đa” ( ba nhiều: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều ) . Trường hợp phát hiện trong người có những triệu chứng kể trên, bạn nên đi khám bác sĩ và làm xét nghiệm.

    5. Các triệu chứng của bệnh tiểu đường:
    - Tiểu đường lệ thuộc Insulin: Hay còn gọi tiểu đường loại 1. Người ta chưa hiểu rõ nguyên nhân của loại tiểu đường này, chỉ có giả thuyết là vì một lý do miễn dịch nào đó khiến cho các tế bào beta của tuyến tụy ( nơi sản sinh ra insulin ) bị cơ thể coi như vật thể lạ và hủy diệt đi.
    Loại bệnh tiểu đường này đôi khi là do di truyền, do thừa kế những nhiễm sắc thể của cha mẹ mà mang bệnh. Đặc điểm chính là bệnh xuất hiện ở thanh niên 20-30 tuổi, có khi còn ở tuổi thiếu nên. Bệnh diễn tiến khá mau, càng trẻ càng phát triển nhanh.

    - Tiểu đường không phụ thuộc Insulin : Hay còn gọi là tiểu đường loại 2. Ngược lại với tiểu đường loại 1, người bệnh loại 2 còn tiết ra insulin, nhưng lượng insulin này không đủ để đưa đường vào các tế bào.
    -
    Phần lớn người bệnh là những người lớn tuổi trên 40, đa số có nếp sống ít hoạt động nhưng lại ăn uống thịnh soạn, thích hút thuốc, uống rượu bia nhiều… có khuynh hướng dư cân , cao huyết áp, cholesterol trong máu cao trước khi phát hiện bệnh tiểu đường.

    Những người bệnh này nếu không chữa trị kịp thời thì cũng phát ra các triệu chứng như ở trường hợp tiểu đường loại 1.

    - Tiểu đường thứ phát: Tiểu đường thứ phát là bệnh tiểu đường xảy ra như một biến chứng của một bệnh đã có trước đó. Thí dụ như các trường hợp:
    + Bệnh tiểu đường sau một tổn thương của tuyến tụy ( viêm tụy, suy tụy, hay phẫu thuật cắt bỏ tụy )

    + Bị bệnh tiểu đường do nguyên nhân nội tiết: Trong cơ thể tăng tiết quá nhiều các hormon có thể làm tăng đường huyết.

    + Bị bệnh tiểu đường do hậu quả dinh dưỡng sai lạc, làm ảnh hưởng đến tuyến tụy.

    6. Các biến chứng của bệnh tiểu đường:
    - Người ta ghi nhận các biến chứng nổi bật nhất của bệnh tiểu đường do đường huyết không được ổn định thường xuất hiện ở tim, mạch máu, thận, mắt và chân.

    Vì cơ thể không sử dụng được glucose ( mặc dầu có tràng ngập trong máu) do thiếu insulin, các tế bào phải sử dụng chất béo để cung cấp năng lượng.

    Chất béo này sau khi được đốt để tạo năng lượng cho tế bào sử dụng, sẽ để lại một loạt chất không có lợi cho cơ thể, chúng có khuynh hướng tích tụ trong lòng các mạch máu, đóng vào các thành mạch, làm cho thành mạch máu bị sơ cứng và hẹp đi, nhất là các động mạch nhỏ, đặc biệt là ở tim., thận. cơ quan sinh dục, chi dưới.

    Ngoài ra còn phải kể các yếu tố góp phần làm cho tình trạng càng xấu thêm như: Hút thuốc lá, béo phì và mỡ trong máu nhiều, ít tập luyện, tuổi tác cao….

    - Các mạch máu bị hẹp và cứng lại trước tiên sẽ dẫn tới cao huyết áp ở người bệnh tiểu đường.
    - Sau đó, nếu những mạch máu của tim ( mạch vành ) bị hẹp và sơ cứng, người bệnh sẽ bị những cơn đau thắt ngực và có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim.

    - Nếu đó là các mạch máu ở chân thì người bệnh sẽ bị những cơn đau cách hồi. Hai chân bị lạnh do máu nuôi kém, nếu có các vết thương ở vùng này thì sẽ lâu lành, thậm chí có thể bị hoại tử…

    7. Nguyên tắc điều trị :
    - Chế độ ăn rất quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường nhằm mục đích: đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, cân bằng đầy đủ cả về số lượng và chất lượng, không làm tăng glucose máu nhiều sau ăn, không làm hạ glucose máu lúc xa bữa ăn, không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận…

    Hạn chế tăng glucose máu sau khi ăn là điểm mấu chốt quan trọng trong dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường, giúp ngăn ngừa các biến chứng cho người bệnh dựa trên 2 nguyên tắc chính:
    + Phân phối năng lượng hợp lý bằng cách chia nhỏ các bữa ăn, ít ra là ba bữa chính và có thể có từ hai đến ba bữa ăn phụ xen vào các bữa chính.

    + Lựa chọn thực phẩm khoa học để bữa ăn có chỉ số đường huyết thấp.

    Do đó vấn đề không còn thuần túy là ăn thực phẩm có chất đường nào, mà vấn đề là khả năng tăng đường huyết của từng loại thực phẩm.

    Khả năng này biểu thị bằng chỉ số đường huyết của từng loại thực phẩm, chỉ số đường huyết của một loại thực phẩm càng cao thì khả năng tăng đường huyết của thực phẩm ấy sau khi ăn càng lớn.

    * Ngoài ra chỉ số đường huyết của thực phẩm không tương đương với độ ngọt của nó. Có nghĩa là không phải thực phẩm ngọt hơn thì sẽ làm đường huyết tăng hơn. Do đó, nếu tìm được một loại thực phẩm có đường vừa có sức ngọt cao mà chỉ số đường huyết lại thấp thì tốt nhất.
     
  3. quynhanhcon

    quynhanhcon Banned

    Tham gia:
    1/1/2010
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    8
    Bệnh tiểu đường - Câu hỏi thường gặp
    Người viết: Thuc Duong
    01/10/2009
    Tôi năm nay 56 tuổi, mới phát hiện bị đái tháo đường týp 2 nhưng đi khám, bác sĩ chỉ dặn đi bộ hằng ngày và ăn kiêng theo chế độ ăn của người đái tháo đường mà không cho dùng thuốc hạ đường huyết nào. Tôi rất lo lắng, vậy xin quý báo giải thích giúp tôi khi nào thì bệnh nhân đái tháo đường phải dùng thuốc?
    Trả lời: Khi phát hiện bệnh đái tháo đường thì mục tiêu quan trọng nhất là kiểm soát tốt đường huyết trong giới hạn bình thường. Nếu là đái tháo đường týp 1 được điều trị hằng ngày bằng insulin kết hợp với chế độ ăn của người bệnh và tập luyện thể dục.

    Đối với bệnh đái tháo đường týp 2, biện pháp điều trị đầu tiên là giảm cân (nếu bệnh nhân béo phì thừa cân), có chế độ ăn hợp lý và tập thể dục đều đặn. Khi các biện pháp này thực hiện tốt mà không kiểm soát được đường huyết thì mới tính đến biện pháp dùng thuốc. Nếu các thuốc vẫn tỏ ra không đáp ứng tốt thì phải tiêm insulin.

    Đối với bệnh của chị, có thể bệnh mới xuất hiện, chưa đến mức phải sử dụng thuốc nên bác sĩ chưa có chỉ định. Đây là dấu hiệu bệnh chưa đến mức nguy hiểm, nhưng chị nên đi kiểm tra đường huyết thường xuyên, đúng hẹn khám để nếu phải sử dụng thuốc sẽ được chỉ định kịp thời. Chế độ ăn phải ít mỡ, ít cholesterol và ít đường hơn.

    Chị cũng nên chú ý các dấu hiệu khác của cơ thể do đái tháo đường gây ra như giữ gìn bàn chân tránh trầy xước, huyết áp, tim mạch, thị lực... vì đây là những bệnh rất dễ phát sinh từ bệnh đái tháo đường.



    Theo BS. Trần Quốc Minh - Sức Khoẻ & Đời Sống

     
  4. quynhanhcon

    quynhanhcon Banned

    Tham gia:
    1/1/2010
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    8
    Không hảo ngọt nhưng máu như... chè ! PDF In E-mail
    Người viết: Thuc Duong
    11/01/2010

    Nếu mọi chuyện thay đổi theo thời gian thì định nghĩa của y học cũng thế. Chỉ nói riêng với bệnh tiểu đường, quan điểm về căn bệnh tiểu đường nhóm II, theo đó, nạn nhân là người đã qua tuổi trung niên với tụy tạng không còn kham nổi công việc điều chỉnh lượng đường trong máu khiến cơ thể không đủ insulin, đã không còn đứng vững

    Bằng chứng là theo thống kê gần đây trên nhiều quốc gia, gần 40% nạn nhân của căn bệnh này hãy còn rất trẻ, bề ngoài còn rất khỏe, thậm chí có người mới qua tuổi 30.


    Kế đến, nếu dựa vào chuyện rối loạn biến dưỡng chất đường rồi tưởng bệnh vì ăn quá ngọt hay do ít vận động như định kiến trước đây thì cũng trật. Trái lại, bệnh thậm chí phát tán ở người vốn liên quan chặt chẽ với chế độ ăn uống, ở cả người không hề ngồi không! Nghịch lý vì một số không ít nạn nhân là người làm việc đầu tắt mặt tối. Thông thường, với mức độ tiêu hao năng lượng liên tục như thế, đa số phải bị hạ đường huyết mới đúng. Đằng này, họ bị tăng đường huyết một cách oan uổng là vì rối loạn biến dưỡng chất đường do một số nguyên nhân khác không hề liên quan đến chuyện ăn uống. Thí dụ:


    - Do ảnh hưởng của nội tiết tố từ phản ứng cường điệu của tuyến thượng thận và tuyến giáp trong tình huống stress liên tục. Sống trong tình trạng càng căng thẳng, insulin càng mất hoạt tính, nghĩa là tụy tạng có cố gắng bù trừ bao nhiêu cũng như không, do tụy vẫn có sản phẩm nhưng không dùng được!


    - Vì ngủ không đủ, nhất là ở người thiếu giấc ngủ trưa hay thậm chí mất ngủ dưới dạng đặt lưng là ngáy o o nhưng chỉ được vài giờ rồi trăn trở đến sáng vì lo toan đủ chuyện. Chính tình trạng rối loạn nhịp sinh học do có ngủ nhưng cứ như chưa ngủ là đòn bẩy khiến đường huyết bội tăng, dù gia chủ không hảo các món bánh mứt! Bằng chứng là nhiều người buổi tối đo đường huyết thấy thấp nhưng sáng sớm lại tăng cao dù không hề ăn chút gì trong đêm!


    - Vì vô tình lạm dụng các loại thuốc làm tăng đường huyết như thuốc cảm, thuốc giảm đau... từ thói quen vừa chớm bệnh là uống thuốc ngay với mong muốn đủ sức “kéo cày” không nghỉ!


    Thuốc hạ đường huyết bây giờ tốt hơn xưa rất nhiều nhưng số người bệnh vẫn tăng, số biến chứng không hề giảm, bởi chỉ vì nạn nhân trong nhiều trường hợp chính là... thủ phạm!
    Bác sĩ Lương Lễ Hoàng (Trung tâm Điều trị ô xy cao áp TPHCM)
     
  5. quynhanhcon

    quynhanhcon Banned

    Tham gia:
    1/1/2010
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    8
    Bệnh tiểu đường có tác động đến thành động mạch

    Một dẫn xuất của vitamin B1 tổng hợp nhằm để chữa trị một căn bệnh về thần kinh lại có thể giúp ngăn chặn một số triệu chứng của bệnh tiểu đường. Đó là những thông báo mới nhất của các nhà khoa học sau khi tiến hành thử nghiệm trên chuột.

    Nhóm các nhà khoa học Mỹ thuộc trường Cao đẳng Dược Albert Einstein, New York, đã phát hiện ra rằng khi họ sử dụng benfotiamine, một dẫn xuất của sinh tố B, trong 36 tuần trên chuột, chúng không hề bị phát triển các triệu chứng tổn thương võng mạc giống như các con chuột không được áp dụng benfotiamine. Bác sĩ Michael Brownlee, người chủ trì các nghiên cứu này, nói: ""Chúng tôi hy vọng có thể xác định được những triệu chứng tương tự trên người. Có thể những kết quả sớm nhất sẽ có trong năm nay"".

    Tai Mỹ, các biến chứng về mắt của bệnh tiểu đường thường xuất hiện trên các bệnh nhân trong độ tuổi từ 20 đến 70. Các cục máu đông xuất hiện trên võng mạc là những biểu hiện thường thấy. Hiệp hội về căn bệnh tiểu đường Mỹ đã đánh giá rằng hàng năm có tới 12.000 đến 24.000 bệnh nhân bị mất thị giác vì những tác động của bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu các bệnh nhân tiểu đường thường vượt ngưỡng. Nó có tác động rất xấu đến một số tế bào, đặc biệt là các tế bào thành động mạch.

    Các tế bào không thể điều chỉnh được lượng đường bị vượt ngưỡng và đó chính là tác nhân dẫn đến sự tổn thương của các tế bào, điển hình là tổn thương võng mạc và một số biến chứng khác.

    Các nhà khoa học tập trung vào hai hợp chất của tổn thương này. Chúng bị tác động bởi một enzyme có tên là transketolase. Hoạt động của enzyme này phụ thuộc vào vitamin B1. Việc kích hoạt enzyme này thông qua vitamin B1 rất được trông chờ, tuy nhiên, chúng cũng chỉ tăng thêm được khoảng 20%. Các nhà khoa học Đức đã gợi ý rằng có thể sử dụng sinh tố B tổng hợp, benfotiamine, và quả thực nó cho một kết quả không ngờ; tỷ lệ hoạt động của enzyme này tăng lên từ 300 đến 400%.

    Ông Brownlee nói: ""Đó quả là một điều vô cùng ngạc nhiên. Benfotiamine đã phong toả hầu hết các con đường dẫn đến biến chứng về võng mạc. Mặc dù được dẫn xuất từ sinh tố B, nhưng benfotiamine khác với vitamin. Chính vì thế, các bệnh nhân cũng không nên uống thật nhiều vitamin B1 để mà hy vọng"".

    Bác sĩ Francine Kaufman, Chủ tịch Hiệp hội căn bệnh tiểu đường Mỹ nói rằng phát hiện này rất thú vị. Nó đã phong toả được hầu hết các con đường dẫn tới các biến chứng đối với thành động mạch.

    Trước đây, benfotiamine từng được sử dụng tại Đức trong rất nhiều năm để chữa trị những căn bệnh về thần kinh, trong đó có cả các căn bệnh về thần kinh do biến chứng của bệnh tiểu đường, tuy nhiên hiệu quả của nó rất ít. Bác sĩ Kaufman nói: ""Còn cả một khoảng thời gian dài để có thể áp dụng trên người. Tuy nhiên, nó cũng rất đáng khuyến khích"".
     

Chia sẻ trang này