Thông tin: Tránh nhiễm trùng rốn sơ sinh

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi thienthannho090390, 3/12/2014.

  1. thienthannho090390

    thienthannho090390 _Meomeo Híhí_

    Tham gia:
    9/6/2012
    Bài viết:
    2,723
    Đã được thích:
    554
    Điểm thành tích:
    823
    Rốn thường rụng sau sinh 5-15 ngày (trung bình là 7 ngày). Các trường hợp rốn lâu rụng thường do dùng thường xuyên các chất sát trùng, do mắc một số bệnh ở rốn hoặc do nhiễm trùng. Trẻ bị nhiễm trùng rốn có thể bị đe dọa tính mạng.

    Cuống rốn gồm 1 tĩnh mạch và 2 động mạch được bao phủ bằng lớp mô liên kết nhầy, có nhiệm vụ cung cấp máu từ mẹ qua bánh nhau để nuôi thai nhi. Sau khi sinh, tuần hoàn qua mạch máu rốn còn xảy ra khoảng 1-2 phút trước khi ngưng hẳn.

    Cuống rốn sau khi được kẹp cắt sẽ nhanh chóng khô, cứng và ngả màu đen (tình trạng hoại tử khô). Mạch máu rốn co thắt lại và bít hẳn sau khoảng vài ngày, tuy nhiên nguy cơ nhiễm trùng vẫn còn cao sau khi rốn rụng.

    Sự rụng rốn bắt đầu ở vùng chân rốn, với sự xuất hiện một ít dịch nhầy đục, rất khó phân biệt với mủ rốn do nhiễm trùng. Sau khi rốn rụng, chất dịch nhầy này vẫn còn được tiết ra cho đến khi rốn lành hẳn sau vài ngày. Đây là phản ứng viêm sinh lý. Xung quanh thời điểm rụng rốn, trẻ rất dễ bị nhiễm trùng rốn nếu không sạch.

    Các biện pháp chăm sóc rốn sạch:

    Đảm bảo nguyên tắc vô trùng nghiêm ngặt lúc sinh. Cắt rốn bằng dụng cụ vô trùng. Rửa tay trước và sau khi chăm sóc rốn và khi chăm sóc trẻ.

    Giữ rốn và vùng xung quanh sạch, khô cho đến khi rụng. Khi rốn bị nhiễm bẩn phân hoặc nước tiểu, dùng gạc hoặc một mảnh khăn bằng vải cotton nhúng nước sạch (có thể với chút xà phòng) để rửa cuống rốn. Lau kỹ rốn bằng khăn sạch. Không được dùng bông gòn khô để lau rốn vì có thể sợi bông sẽ dính dưới cuống rốn.

    Để rốn hở, không băng kín rốn bằng băng gạc dày. Mặc quần áo sạch sẽ và không quấn trẻ quá chặt để không khí có thể lưu thông. Mặc tã dưới rốn. Hạn chế sờ, đụng vào cuống rốn và vùng quanh rốn để tránh nhiễm trùng từ tay không sạch.

    Tháo kẹp rốn khi cuống rốn đã khô teo. Không nhất thiết phải tắm trẻ mỗi ngày. Khi rốn chưa rụng, nên tắm kiểu “đầu” và “chân” để giữ rốn được khô. Không cần dùng dung dịch sát trùng rốn trong chăm sóc rốn bình thường. Không đắp hoặc bôi bất cứ chất gì lên rốn.

    Các biện pháp hỗ trợ khác: Cho trẻ tiếp xúc da qua da với mẹ ngay sau sinh nhằm giúp trẻ có được vi khuẩn không gây bệnh thường trú trên da từ mẹ. Bú sữa mẹ để cung cấp kháng thể chống nhiễm trùng. Chủng ngừa uốn ván cho mẹ lúc mang thai và phụ nữ trong tuổi sinh đẻ để tránh uốn ván rốn cho trẻ sơ sinh.

    Cần mang trẻ đến cơ sở y tế để khám ngay nếu thấy trẻ có bất cứ biểu hiện nào sau đây: rốn rỉ dịch mủ vàng, hôi hoặc chảy máu; da vùng xung quanh rốn sưng nề đỏ; rốn rỉ dịch kéo dài sau khi đã rụng hơn 2 ngày; trẻ sốt, bú kém.

    Nhiễm trùng rốn thường là do nhiễm tụ cầu vàng hoặc trực khuẩn gram âm đường ruột. Một số trường hợp trẻ bị uốn ván rốn do bà mẹ không được chủng ngừa uốn ván lúc mang thai và thủ thuật chăm sóc không vô trùng. Biểu hiện là rốn đỏ và chảy mủ hôi, có quầng đỏ xung quanh, có thể gây chảy máu rốn. Bệnh có thể tiến triển nặng thành nhiễm trùng huyết với biểu hiện: trẻ ngủ ngủ li bì, bú kém, sốt hoặc hạ thân nhiệt; có thể bị viêm cơ thành bụng, hoại tử cân cơ mạc, viêm phúc mạc, viêm động mạch hoặc tĩnh mạch rốn, gây thuyên tắc tĩnh mạch gan hoặc áp-xe gan.

    Cách điều trị là chăm sóc rốn và dùng kháng sinh. Nếu do uốn ván rốn, cần điều trị thêm kháng độc tố uốn ván. Cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Chăm sóc rốn 2 lần mỗi ngày và bất cứ khi nào cuống rốn bị nhiễm bẩn. Các dung dịch sát trùng rốn có thể dùng: nước muối sinh lý, cồn 70 độ, cồn iode 2-3%. Dùng que gòn sạch hoặc gạc vô trùng thấm dung dịch sát trùng lau sạch rốn, lau từ vùng chân rốn (nên nâng cuống rốn lên để có thể lau sạch vùng chân rốn).

    Lau sạch thuốc sát trùng còn đọng lại ở chân rốn. Không đắp gạc hoặc rắc bột kháng sinh lên rốn. Không được cắt lể da xung quanh rốn.

    Ngoài nhiễm trùng, trẻ sau rụng rốn có thể gặp các tình trạng sau:

    - Chồi rốn: Sau khi rụng, dưới chân rốn còn tồn tại một mô hạt nhỏ gây rỉ dịch kéo dài. Nếu chồi rốn to và rỉ dịch nhiều, gây nhiễm trùng rốn kéo dài thì phải đốt bằng dao điện.

    - Tồn tại ống ruột rốn hoặc niệu rốn:
    Là một ống thông nối chưa bít hẳn giữa ruột và rốn hoặc giữa bàng quang và rốn, gây rỉ dịch ruột kéo dài hoặc rỉ nước tiểu ra lỗ rốn. Trường hợp này phải điều trị bằng phẫu thuật.

    Nguồn: Sưu tầm
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thienthannho090390
    Đang tải...


Chia sẻ trang này