Trẻ 5 tuổi phải biết yêu kính Bác Hồ và dự đoán hiện tượng mưa nắng gió sắp xảy ra

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi Ngoc Lan, 15/2/2009.

  1. Ngoc Lan

    Ngoc Lan Thành viên tích cực

    Tham gia:
    29/9/2004
    Bài viết:
    673
    Đã được thích:
    179
    Điểm thành tích:
    83
    Trẻ 5 tuổi phải biết yêu kính Bác Hồ và dự đoán hiện tượng mưa nắng gió sắp xảy ra



    [​IMG]




    [​IMG]



    Nhiều tiêu chuẩn phi thực tế


    Nếu đứa trẻ nào đạt đủ các tiêu chuẩn trên thì chắc không thể gọi là đứa trẻ được. Có một số tiêu chuẩn nhiều người lớn chưa chắc làm được, ví dụ như:


    Chuẩn 4d: Biết thuốc lá có hại cho sức khỏe và thể hiện thái độ không đồng tình với người hút thuốc.


    Chuẩn 21d: Dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản (mưa, nắng, gió...) sắp xảy ra.


    Chuẩn 27b: Thực hiện đến cùng công việc được giao;


    Chuẩn 29a: Thể hiện cái mới, độc đáo trong trò chơi (VD: sử dụng cán chổi để làm ngựa phi, dùng chiếu, chăn để làm nhà, lều...) hoặc trong tạo hình (vẽ, nặn các vật theo ý tưởng riêng ...), âm nhạc (vận động mô phỏng theo bài hát, đặt lời mới theo nhạc bài hát quen thuộc ...);


    Có quá nhiều chỉ số đến cả người lớn cũng không làm được.


    Ví dụ như chạy 50m/18s là cực kỳ khó. Chưa kể, với nhiều trẻ nhỏ, sức khỏe chưa ổn định và thực sự không tốt thì việc đưa đánh giá này vào sẽ khiến giáo viên thúc giục trẻ cải thiện theo phương pháp không tích cực, đưa lại hậu quả không lường.


    Nếu có điều gì khiến tôi không thích ở nền giáo dục Việt Nam thì đó là việc học sinh được học quá nhiều kiến thức lí thuyết và ít thực hành so với mặt bằng chung của thế giới. Tôi thấy rằng kiến thức ở đây được phải nói là "nhồi" chứ không phải là dạy cho học sinh. Học là học các kĩ năng, học để vui vẻ, để vững vàng. Ở Việt Nam thì dường như đó là để học cho hết kiến thức của nhân loại.


    Bạn tôi kể rằng em của bạn tôi học lớp 7 ở Việt Nam khi chuyển sang Trung Quốc học thì em đó được đặc cách học lớp 10 vì chương trình của Việt Nam khá nặng. Như sách toán lớp 1 chẳng hạn, năm 1996, tôi học lớp 1 thì chỉ học đếm đến 10. Còn năm 2006, cháu tôi học lớp 1 thì nó đã học đếm tới 100. Tôi thấy rằng yêu cầu trẻ mầm non mà nhận biết được 29 chữ cái trong Tiếng Việt là quá nặng. Như vậy, vô hình chung, ta đã khuyến khích (bắt buộc) các bậc phụ huynh cho trẻ đi học trước để theo kịp bạn bè khi vào học lớp 1. Ngoài ra, tôi rất thích chuẩn lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội.


    Tiêu chuẩn cho trẻ 5 tuổi như thế là hơi cao. Trẻ 5 tuổi còn ngây thơ và hồn nhiên. Nếu bắt trẻ 5 tuổi phải tư duy sớm, lúc đó trẻ sẽ không còn hồn nhiên như vốn có.


    Cơ sở nào đưa ra những chuẩn này?




    [​IMG]



    Tôi không rõ khi đưa ra những chuẩn này, Bộ GD-ĐT căn cứ vào cơ sở nào? Lấy cơ sở trong nước (vùng, miền, nông thôn, thành phố...) hay quốc tế? Cần có sự phối hợp của Bộ Y tế và các cơ quan hữu quan trong quá trình dự thảo để đưa ra chuẩn phù hợp nhất đối với trẻ em VN. Chỉ riêng việc trẻ 5 tuổi phải chạy được liên tục 150m đã khủng khiếp rồi!




    [​IMG]



    Thông tin "chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi" với 125 chỉ số mà Bộ GD-ĐT đang dự thảo thu hút sự quan tâm của nhiều phụ huynh. Khảo sát nhanh cho thấy, có 3 luồng ý kiến khác nhau từ các bậc cha mẹ.


    “Tôi e là làm thế này, bệnh thành tích sẽ “nặng” thêm. Tôi đang thắc mắc là đạt bao nhiêu chỉ số thì con mình sẽ đạt chuẩn? Bố mẹ sợ hồ sơ của con ghi là “không đạt chuẩn” nên phải lo lót cho cô giáo. Còn cô giáo vì sợ lớp không đạt chuẩn sẽ đánh giá qua loa, vì những cái chỉ số này, ai kiểm soát được?”.


    “Theo tôi, chiểu theo 125 chỉ số này thì 100% trẻ em Việt Nam không đạt chuẩn. Chỉ riêng việc phải chạy liên tục 150m không được nghỉ tôi thấy đã quá sức với một đứa bé 5 tuổi. Tôi không muốn và cũng chẳng thích con mình thành thần đồng”.


    Luồng dư luận ngược lại cho rằng việc đưa ra 125 chỉ số đánh giá sự phát triển trẻ 5 tuổi như trên là tốt. “Tôi thấy những chỉ số cụ thể này là định hướng tốt để các cô giáo có cách giáo dục hiệu quả, sao cho các cháu ngày càng hoàn thiện”,


    "Nhưng chuẩn đó ra sao lại là chuyện khác. Nhìn vào nội dung bộ chuẩn dự thảo này, tôi nghĩ Bộ nên nghiên cứu, rút ngắn lại, không quá vụn vặt, nhiều cái còn “ngây ngô” như trẻ 5 tuổi phải phân biệt được mình là trai hay gái. Cần phối hợp với các cơ quan nghiên cứu về sức khỏe, dinh dưỡng, tâm sinh lý trẻ em để đưa ra các chỉ số sát thực tế nhất”.




    [​IMG]



    Chồng chéo tiêu chuẩn


    Điểm không hợp lý đầu tiên liên quan đến việc sắp xếp các chuẩn nằm trong các nhóm lĩnh vực.


    Có một số chuẩn không thật phù hợp với tên gọi của lĩnh vực. Điều này sẽ dẫn đến sự chồng chéo giữa các tiêu chuẩn với nhau, dẫn đến việc đánh giá không chính xác từng lĩnh vực một.


    Ví dụ: Chuẩn 4 “hiểu biết và thực hành chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng”, Chuẩn 5 “thực hành chăm sóc vệ sinh cá nhân” và Chuẩn 6 “hiểu biết và thực hành về an toàn cá nhân” không thuộc về lĩnh vực thể chất, mà thuộc về lĩnh vực phát triển nhận thức (nhận thức về dinh dưỡng hay sức khoẻ).


    Tương tự như vậy, Chuẩn 7 (nhận thức về bản thân) không thuộc về lĩnh vực phát triển tình cảm và xã hội, mà thuộc về lĩnh vực nhận thức (về bản thân hay tự ý thức). Chuẩn 8 (tự tin và tự trọng) cũng không thuộc lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội.


    Chỉ số thiếu rõ ràng


    Điểm không hợp lý tiếp thứ hai liên quan đến các chỉ số trong từng tiêu chuẩn.


    Có một số chỉ số không thể hiện được chính xác, hoặc không thể hiện rõ ý nghĩa của tiêu chuẩn. Ví dụ: Chỉ số a (chuẩn 13) “nói được khả năng và sở thích của người khác” không nên dùng để đo chuẩn 13 “biết tôn trọng người khác”. Các chỉ số khác của chuẩn này cũng chưa thật rõ ràng. Nếu đọc và phân tích thêm, ta cũng thấy những lỗi tương tự như vậy trong các chuẩn khác.


    Quá dễ hoặc quá khó


    Điểm không hợp lý thứ ba liên quan đến sự tương đồng về độ khó giữa các chỉ số.


    Có các chỉ số rất dễ mà trẻ lên 3 (phát triển bình thường) cũng có thể làm được như “cài và mở cúc áo” hay “biết bộc lộ cảm xúc vui, buồn, tức giận, sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ”, “hiểu và đáp lại lời nói của người khác”…


    Lại có những chỉ số quá khó mà trẻ khó đạt được như “chạy 18m với thời gian nhiều nhất là 5s”, thời gian quá ngắn và rất hiếm trẻ có thể thực hiện được.


    Ngoài ra, còn có các chỉ số đòi hỏi khả năng khá cao ở trẻ như “biết ý nghĩa các biển báo giao thông…”, “nhận biết được các phần của sách truyện”, “tự viết được đúng tên mình (trẻ chưa học viết và ghép vần thì không thể tự viết tên mình được” hay “dự đoán các hiện tượng thiên nhiên”…


    Thừa chỉ số


    Điểm không hợp lý thứ tư liên quan đến sắp xếp các ý trong một chỉ số.


    Một chỉ số chỉ nên đo một kỹ năng/kiến thức duy nhất. Ví dụ: Chỉ số “biết được công dụng và chất liệu của các đồ dùng...”. Người đánh giá trẻ sẽ quyết định như thế nào nếu trẻ chỉ biết được công dụng mà không biết chất liệu của vật.


    Một ví dụ khác như: “Nói được ngày trên lốc lịch và giờ (…) trên đồng hồ”. Có những bé chỉ coi được giờ trên đồng hồ mà không coi được ngày trên lịch.


    Thế nào là "sẵn sàng với việc học"?


    Điểm không hợp lý cuối cùng liên quan đến việc ghép tính “sẵn sàng với việc học” vào chung với lĩnh vực “phát triển nhận thức”.


    Ở đây, ta cần làm rõ nội hàm của cái gọi là “sẵn sàng với việc học”.


    “Sẵn sàng với việc học” bao gồm việc kiểm tra các kỹ năng cần thiết mà trẻ cần phải có để thích ứng tốt với môi trường ở lớp 1.


    Các kỹ năng được kiểm tra bao gồm: việc thông hiểu từ vựng, khả năng giao tiếp, số học, sao chép và sử dụng biểu tượng, tự kiểm soát hành vi, khả năng tập trung chú ý, nỗ lực học tập, tính tò mò, khả năng hợp tác, độc lập trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân…


    Rõ ràng, có thể thấy “sẵn sàng với việc học” là một khái niệm rộng và bao hàm rất nhiều lĩnh vực. Vì vậy không nên ghép “sẵn sàng với việc học” vào lĩnh vực phát triển nhận thức.




    [​IMG]



    Quá dễ hoặc quá khó Trong dự thảo này, có những "chuẩn" quá dễ, chẳng hạn, 2 chỉ số thuộc lĩnh vực phát triển thể chất: Cài và mở được cúc áo; Cầm bát, thìa xúc ăn gọn gàng, không làm rơi vãi.


    Các bé 5 tuổi chắc chắn đã làm được việc tự cài và mở cúc áo của mình, vì ngay từ lớp mẫu giáo bé hoặc ngay tại gia đình, các bé đã được chỉ bảo và thực hành thuần thục. Còn với việc cầm bát, thìa xúc ăn gọn gàng, không làm rơi vãi thì ngay từ khi bé 3 tuổi, chúng tôi đã tập luyện cho bé và bé đã làm thành thạo.


    Nếu đưa những chỉ số này vào thì các giáo viên “nhắm mắt” cũng đánh giá được”.


    Đặc biệt, 2 chỉ số của chuẩn 24 (Nhận thức về hình học và hướng trong không gian) thì không cần khảo sát, đánh giá vì hầu hết trẻ 5 tuổi đều đã nhận thức được các loại hình, khối, vị trí trong - ngoài, trên – dưới, phải – trái, ..”.


    Trong khi có những chỉ số quá dễ thì lại có chỉ số “không khả thi” vì khó quá.


    Chuẩn 20 yêu cầu các bé nhận thức về môi trường, xã hội, kể được tên, tuổi, nghề nghiệp của bố mẹ và các địa điểm gần nơi bé sống. Đây là điều chắc chắn bé nào cũng làm được khi đã lên 5 tuổi.


    Nhưng chuẩn 29 (khả năng sáng tạo, thể hiện cái độc đáo trong trò chơi, âm nhạc, kể chuyện) thì sẽ rất nhiều trẻ không đạt được. Đây là vấn đề năng khiếu nên rất khó đánh giá các em. Nếu có đánh giá thì có bé sẽ bị thiệt nếu chẳng may bé không có năng khiếu.


    Vênh nhau


    Chỉ số “cố gắng kiềm chế những cảm xúc tiêu cực” của chuẩn 9 không thống nhất với chỉ số “dễ hòa đồng với bạn trong nhóm chơi” của chuẩn 10. Những bé đã “dễ hòa đồng” với bạn thì thường không có cảm xúc tiêu cực. Như vậy, làm sao cô giáo biết được các bé có cố gắng để kiềm chế cảm xúc tiêu cực hay không để còn đánh giá?


    Sự mâu thuẫn này, là việc tạo ra chỉ số đã không phù hợp với tính cách của các nhóm đối tượng:


    Nếu đưa ra 2 chỉ số trên thì phải chia các bé thành 2 nhóm: 1 nhóm các bé cá tính mạnh cần cố gắng kiềm chế cảm xúc tiêu cực, còn một nhóm các bé “thuần tính” hơn. Như vậy mới công bằng cho các bé và dễ thực hiện việc đánh giá đối với các cô giáo.


    Trùng nhau


    Không chỉ “vênh”, có chỉ số còn trùng nhau. Chẳng hạn, chỉ số “dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản (mưa, gió, …) sắp xảy ra” của chuẩn 21 và chỉ số “nói được mối liên hệ nguyên nhân – kết quả đơn giản trong cuộc sống hàng ngày” của chuẩn 28 thực chất là một, vì nó chỉ là 2 cách thể hiện khả năng suy luận của bé mà thôi.


    Với 125 chỉ số, trẻ không bị quá tải?



    [​IMG]



    Câu chữ trong dự thảo còn có chỗ chưa rõ ràng, “đao to búa lớn”. Việc dùng những “khẩu hiệu” như "biết tìm cách giải quyết mâu thuẫn”, “chấp nhận sự phân công của nhóm” nghe rất nặng nề, nghiêm trọng.


    Bên cạnh đó, lại có những chỉ số nội dung rất chung chung, không cụ thể. Đọc xong chỉ số “Rót nước vào cốc không làm đổ ra ngoài” tôi không biết phải hiểu thế nào. Vấn đề là rót nước từ đâu thì lại không được nêu ra. Nếu ấn nút từ bình nước thì chẳng bé nào làm đổ ra ngoài, kể cả bé 3 tuổi. Vậy thì đánh giá thế nào đây?


    Trẻ sẽ không bị “quá tải”?


    Trước đây, chúng tôi căn cứ vào bộ chuẩn ban hành năm 1990 để đánh giá trẻ 5 tuổi. Có thể, con số 125 ở bộ chuẩn dự thảo này gây “hoang mang” bởi sẽ có nhiều người băn khoăn: 1 đứa bé mới 5 tuổi liệu có đáp ứng nổi ngần ấy chỉ số hay không.


    Chúng tôi đã trực tiếp tập luyện và thấy các bé hoàn toàn có thể làm được điều này. Những thay đổi trên tôi nghĩ phù hợp với điều kiện phát triển của trẻ em bây giờ. Chiều cao và thể lực, dinh dưỡng các em tốt hơn, nhu cầu vận động cao hơn.


    Chỉ số “Thể hiện sự thích thú với sách (tìm kiếm sách để xem, yêu cầu người khác đọc cho nghe, thích đọc theo người lớn, tham gia đọc sách với bạn)” là không tưởng. Ở nông thôn, vùng sâu, xa, làm gì có sách để tìm kiếm, lấy đâu ra người đọc cho bé? Mặt khác, thể lực, dinh dưỡng các bé mỗi nơi mỗi khác, không thể “cào bằng” được.


    Vấn đề tôi quan tâm nhất hiện nay là làm thế nào để đánh giá chính xác được các bé và giáo viên phải dạy như thế nào để ra được kết quả này. Dành thời gian nào để đánh giá? Việc đánh giá dựa vào cá nhân giáo viên vì họ là người trực tiếp dạy dỗ các bé hàng ngày, nên nếu năng lực, nhận thức giáo viên không tốt thì hiệu quả sẽ không cao”.


    Chúng tôi đang chờ dự thảo được sửa đổi sẽ “co lại”, càng ngắn càng tốt. Nhà trường cũng có các tổ chuyên môn thường xuyên giám sát, kiểm tra đột xuất để tránh giáo viên báo cáo không đúng thực tế".


    VA tổng hợp các ý kiến từ VietNamNet





    [​IMG]
    [​IMG]




    Dự thảo chuẩn phát triển cho trẻ 5 tuổi


    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Ngoc Lan
    Đang tải...


  2. bemattron

    bemattron Thành viên tập sự

    Tham gia:
    10/11/2008
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Cái này em thấy cứ chối chuối thế nào í
     

Chia sẻ trang này