Phương pháp giảm béo cho trẻ mà không cần ăn kiêng Nên khuyến khích trẻ ăn rau quả. Để trẻ không ăn quá nhiều dẫn đến thừa cân, cần tránh bắt đầu bữa ăn bằng một món mặn vì nó sẽ kích thích rất mạnh sự thèm ăn. Thay vào đó, hãy cho trẻ dùng rau quả tươi. Không nhất thiết phải ép những trẻ mập ăn kiêng. Thực tế cho thấy, điều đó sẽ chẳng thay đổi được gì nếu trẻ không muốn thực hiện. Muốn giảm cân cho con, trước hết, cha mẹ cần tập cho trẻ thói quen tốt trong ăn uống, rồi sau đó mới hạn chế những thức ăn giàu năng lượng. Hãy giảm lượng thức ăn tiêu thụ cho trẻ bằng cách tôn trọng 5 nguyên tắc sau: 1. Không để trẻ ăn ngoài các bữa chính - Nhắc nhở trẻ rằng bữa cơm là thời gian cả gia đình sum họp, là lúc mọi người cùng ngồi ở bàn ăn dùng bữa một cách đàng hoàng, lịch sự. - Coi trọng và thưởng thức bữa sáng như một bữa chính. - Không cho trẻ ăn bữa phụ lúc 10 giờ sáng. Nếu trẻ học bán trú tại trường thì tập cho chúng thói quen chỉ dùng bữa phụ khi ở trường. - Yêu cầu trẻ không được rời khỏi bàn ăn khi bữa cơm chưa kết thúc, hãy vừa nói chuyện vừa giúp trẻ hoàn thành bữa ăn. 2. Không lấy thêm thức ăn cho trẻ nếu trẻ đã ăn hết phần của mình Đây là cách đơn giản nhất để giảm lượng thức ăn được tiêu thụ. Dần dần, trẻ sẽ tập được thói quen không đòi ăn thêm phần của người khác. Bạn cũng nên chia các món ăn thành từng suất riêng cho mỗi người như ở các hàng ăn. Về lượng cơm, chỉ cần một lưng bát cho mỗi bữa là đủ (nên dùng bát ăn cơm loại nhỏ). 3. Dành 30 phút mỗi ngày để đi bộ cùng trẻ Việc vận động nhiều kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý chắc chắn sẽ sớm đem lại kết quả trong giảm béo. Tốt hơn cả là đi bộ, vì đây là phương pháp vận động đơn giản nhất, không đòi hỏi phải có dụng cụ luyện tập. Thay vì cho trẻ đi bộ mỗi lần 30 phút, bạn có thể chia thành 2 lần, mỗi lần 15 phút. Phải tập thường xuyên, kể cả chủ nhật, ngày nghỉ, lễ tết. 4. Chăm sóc và giúp đỡ trẻ nhiều nhất trong khả năng có thể Trẻ béo hơn mức bình thường không hẳn đã mắc chứng béo phì. Do đó, các bậc phụ huynh cần bình tĩnh, tránh gây những xáo động về mặt tâm lý của trẻ. Cần quan tâm đặc biệt hơn về những vấn đề có liên quan đến trọng lượng cơ thể trẻ. Ngoài ra, cần lưu ý, nhắc nhở người thân hoặc cô giữ trẻ... về các nguyên tắc chăm sóc để trẻ không bị thừa cân, tránh hiện tượng "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược". 5. Kiểm tra trọng lượng cơ thể trẻ mỗi tuần Cần kiểm đều đặn tra trọng lượng trẻ 1 lần/ tuần vào một thời điểm nhất định. Sức Khoẻ & Đời Sống
Nói không với soda Dân trí) - Soda, thứ nước uống quá nhiều calories, chính là thủ phạm gây tình trạng béo phì đang ngày càng gia tăng ở lứa tuổi học đường. Hãy giúp con chia tay với loại đồ uống khoái khẩu nhưng đầy rắc rối này bằng cách… Đưa ra danh sách thức uống tốt cho gia đình 1.Sữa Trẻ 1-3 tuổi uống 2 lần/ngày Trẻ 4-8 tuổi: 3 lần/ngày 9 tuổi trở lên: 4 lần/ngày (Uống sữa có hàm lượng chất béo thấp bắt đầu từ 2 tuổi). 2.Nước quả nguyên chất Bản thân nước quả nguyên chất đã có chứa rất nhiều đường, bạn không cần cho đường bổ sung nữa. Bên cạnh đó, nước quả nguyên chất còn có nhiều vitamin và các dinh dưỡng khác. Không cho bé dưới 6 tháng uống nước quả. Trẻ 1-6 tuổi uống 113-170gr/ngày. Trẻ lớn hơn cũng chỉ nên giới hạn trong 227-340gr/ngày. Khuyến khích trẻ ăn thêm hoa quả. 3.Nước trắng 4.Tránh soda, caffeine, nước quả đã pha chế, đồ uống tăng lực (trừ khi trẻ chơi thể thao) và các loại nước uống nhiều đường, calories khác. Giới hạn ngân sách Xem xét lại khoản tiền cho con hàng ngày để trẻ không mua được soda hay các loại nước quả bán sẵn ở trường. Nhớ đến các vitamin và khoáng chất Khi bạn mua đồ uống, bạn không cần đến calories và đường. Các loại vitamin D, A, C từ nước quả nguyên chất, hay canxi từ sữa mới cần thiết cho con của bạn. Trao đổi với con Nhiều phụ huynh tỏ ra ngạc nhiên khi nghe con nói chúng mua soda, nước quả, thậm chí cafe để uống giữa các giờ học ở trường. Nói chuyện với con để hướng dẫn trẻ biết chọn lựa đồ uống có lợi cho sức khỏe như nước, sữa ít chất béo cần thiết là vì thế. Ghi chép Ghi lại những gì con thường uống mỗi ngày sẽ giúp bạn nhìn thấy rõ hơn lượng calories con tiêu thụ từ sữa, nước quả v.v. và hiểu được tại sao chúng thừa cân hay mắc bệnh béo phì. Huyền Trang Theo About
Mình nghĩ nếu bé đã béo rồi không cần giảm ăn cho bé mà bạn nên cho bé ăn đúng cách đúng bữa không nên cho bé ăn nhiều chất béo và thường xuyên cho bé hoạt động tập thể dục cũng như chơi các trò vận động để tốt cho sức khỏe của bé.