Trẻ bị đau bụng có nhiều nguyên nhân. Nhưng nhìn chung, nếu không giải quyết kịp thời, nó sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng tới hệ tiêu hóa của bé sau này. Các triệu chứng của đau bụng cấp Ðầu tiên cần loại trừ tình trạng đau bụng cấp. Ðau bụng cấp là tình trạng cần phẫu thuật khẩn cấp. Mổ sớm sẽ có tác dụng tốt cho sức khỏe của trẻ. Thậm chí tính mạng của bé có thể bị đe dọa nếu điều trị trễ vài giờ. Các triệu chứng sau đây là biểu hiện của tình trạng đau bụng cấp. Khi có hoặc nghi ngờ là một trong những triệu chứng này, cần đưa bé đến bệnh viện ngay: - Ðau bụng dữ dội. - Ðau bụng khiến bé không dám cử động. - Ðau bụng có kèm ói mửa, chất ói có màu xanh rêu hoặc nâu, đen. - Bé có những biểu hiện như bụng cứng, bụng đau khi sờ đến và có đề kháng (cơ thành bụng co lại, cản trở tay người ấn bụng không thể ấn sâu). - Bé đau bụng cộng với toàn trạng có vẻ rất bệnh hoạn, sức khỏe toàn thân suy sụp nhanh chóng, lừ đừ hoặc kích thích, hốt hoảng. Cảnh giác khi trẻ đau vùng bụng dưới bên phải Tưởng bé Ly bị rối loạn tiêu hóa vì liên tục đau vùng bụng dưới quanh rốn bên phải kèm theo buồn nôn, tiêu chảy, gia đình mua thuốc về cho uống. Một ngày sau bệnh trở nặng, bé được chuyển đến bệnh viện khi ruột thừa đã vỡ gây nhiễm trùng khắp ổ bụng. Trường hợp trên của bé Ly (5 tuổi ngụ tại TPHCM) vừa được các bác sĩ khoa Ngoại, bệnh viện Nhi Đồng 2 cứu sống nhờ phẫu thuật kịp thời cắt ruột thừa bị vỡ và rửa ổ bụng nhiễm trùng. Nguyên nhân dẫn đến sự nguy kịch cho tính mạng của bé là do gia đình thiếu hiểu biết về chứng bệnh viêm ruột thừa nên đã tự ý mua thuốc cho uống vì nghĩ con bị rối loạn tiêu hóa. Cùng chứng bệnh với bé Ly là trường hợp của bé gái Dung (13 tuổi). Cách nhập viện một ngày, bé bị đau vùng bụng dưới kèm theo sốt nhẹ, tiêu lỏng. Vì gần đến chu kỳ kinh nguyệt, bé tưởng mình bị đau bụng kinh nên ráng chịu đựng. Đến khi những cơn đau dữ dội liên tục hành hạ, bé mới báo cho cha mẹ. Buổi tối, bé được chuyển đến bệnh viện Nhi Đồng 2, qua kiểm tra bác sĩ phát hiện bệnh nhi bị viêm ruột thừa hóa mủ nên tiến hành phẫu thuật cấp cứu ngay trong đêm. Theo BS Trương Anh Mậu, khoa Ngoại bệnh viện Nhi Đồng 2 thì viêm ruột thừa ở trẻ em là bệnh lý khá phổ biến, những trường hợp nhập viện sớm được can thiệp khi chưa có biến chứng xảy ra nhưng cũng có nhiều trường hợp khi nhập viện đã có biến chứng, nếu không điều trị kịp thời, ruột thừa có thể bị hoại tử, vỡ ra, vi khuẩn tăng sinh làm mủ lan tràn trong ổ bụng gây nên tình trạng nhiễm trùng máu khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng suy đa cơ quan, tử vong. Bác sĩ khuyến cáo, khi thấy trẻ xuất hiện những triệu chứng: Đau bụng vùng quanh rốn, hố chậu phải, sốt nhẹ, buồn nôn và nôn, tiêu lỏng, bụng chướng cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Phụ huynh không nên tự ý dùng thuốc giảm đau cho trẻ nếu trẻ đau bụng mà chưa xác định được nguyên nhân vì thuốc có thể làm mất các triệu chứng bệnh và gây khó khăn cho việc chẩn đoán của bác sĩ. Ðầu tiên cần loại trừ tình trạng đau bụng cấp. Ðau bụng cấp là tình trạng cần phẫu thuật khẩn cấp. Mổ sớm sẽ có tác dụng tốt cho sức khỏe của trẻ. Thậm chí tính mạng của bé có thể bị đe dọa nếu điều trị trễ vài giờ. Đau bụng ở ở vùng dưới xương ức Chẩn đoán: Dấu hiệu của bệnh trào ngược axit. Đây là hiện tượng axit trào ngược từ bụng lên cổ họng. Bệnh này thường xuất hiện ở người lớn và xảy ra ít nhất một tuần/lần. Ngoài ra, khi bị trào ngược axit, bạn có thể gặp phải các triệu chứng khác như: Có cảm giác nóng bỏng sau xương ức giữa ngực, cảm giác này thường xảy ra sau bữa ăn hoặc lúc cúi mình về phía trước, nằm ngửa; đau tức ngực, khó chịu về đêm, nếu ngồi dậy hoặc nâng cao đầu thì đỡ. Xử lí: Nếu các triệu chứng này hơn 2 lần/tuần thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ kê đơn thuốc nhằm giảm việc sản xuất axit ở dạ dày, ngăn ngừa tình trạng trào ngược axit lên thực quản. Đau xung quanh rốn rồi chuyển xuống vùng bụng dưới bên phải Chẩn đoán: Dấu hiệu của viêm ruột thừa. Ruột thừa (ruột dư) là một đoạn ruột hẹp, tận cùng của ruột, dài khoảng vài centimet và bám dính vào manh tràng (đoạn đầu tiên của ruột già). Viêm ruột thừa là do lỗ thông giữa ruột thừa và manh tràng bị tắc nghẽn. Hiện tượng tắc nghẽn này là do nhiều chất dịch nhầy hoặc phân trong ruột thừa làm tắc nghẽn lỗ thông. Sau khi hiện tượng tắc nghẽn xãy ra, các vi khuẩn bình thường thường trú trong lòng ruột thừa bắt đầu xâm lấn vào thành ruột thừa. Từ đó dẫn tới các triệu chứng như đau nhức ngay phía trên rốn sau đó có thể lan rộng đến khu vực dưới bên phải của bụng, dùng tay ấn vào càng đau hơn, sốt nhẹ, bị tiêu chảy, táo bón hoặc không thể “đánh rắm” hoặc sưng vùng bụng… Xử lí: Khi xuất hiện những triệu chứng trên, bạn cần được chuyển tới bệnh viện cấp cứu ngay để phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Nếu để quá lâu, ruột thừa có thể vỡ, vi khuẩn sẽ tràn ra các bộ phận bên trong, lúc đó, tính mạng của bạn có thể bị đe dọa. Đau ở phía trên vùng bụng giữa Chẩn đoán: Dấu hiệu của bệnh sỏi mật. Túi mật là bộ phận kết nối gan với ruột non. Mật bên trong túi mật là loại chất lỏng giúp tiêu hóa chất béo. Sỏi mật thường là do sự kết tinh giữa cholesterol và mật gây nên. Nguyên nhân gây nên sỏi mật là do chế độ ăn của bạn quá giàu chất béo hoặc do túi mật hoạt động không bình thường. Thông thường, phụ nữ thường dễ mắc bệnh sỏi mật hơn nam giới. Triệu chứng đặc trưng nhất khi bị sỏi mật là đau nhói ở phía trên vùng bụng giữa (chưa đến xương ức). Cơn đau sẽ di chuyển dần qua bên phải, phía dưới khung xương sườn. Cơn đau có thể dữ dội hơn sau khi bạn ăn. Xử lí: Nếu cơn đau không biến mất sau vài giờ đồng hồ hoặc nếu có dấu hiệu sốt hay ói mửa, bạn nên đi khám ngay. Đau từng cơn ở bụng dưới Chẩn đoán: Dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân của rối loạn tiêu hóa được cho là sự bài tiết setoronin, hoặc do khí methan được sản sinh ra quá nhiều trong ruột và liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống của bạn. Lúc này, các dây thần kinh kiểm soát đại tràng bị ảnh hưởng, làm cho các cơ vòng trong ống tiêu hóa co thắt không đều. Triệu chứng dễ nhận biết nhất khi bị rối loạn tiêu hóa là thay đổi thói quen đi đại tiện, buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy, hoặc táo bón và đau từng cơn ở vùng bụng dưới. Xử lí: Nếu thấy có các triệu chứng trên, tốt nhất bạn nên đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc chống co thắt, giảm đau bụng và tránh tác động xấu thêm tới đại tràng. Trẻ bị lồng ruột, viêm ruột thừa, viêm ruột hoại tử… không được phát hiện sớm để mổ kịp thời thì trẻ rất dễ tử vong. Triệu chứng chung của các bệnh này là đau bụng dữ dội. Khi trẻ có những biểu hiện đau bụng dữ dội, cha mẹ cần theo dõi để đưa trẻ đến bệnh viện kjp thời. Dưới đây là một số chứng đau bụng cần phải phẫu thuật ở trẻ em. Lồng ruột cấp tính ở trẻ em còn bú Thường gặp ở các cháu trai bụ bẫm, hay mắc nhất là khoảng 3-7 tháng tuổi, vào lúc trở trời, nhất là lúc trở gió mùa đông bắc. Biểu hiện, trẻ đột nhiên ưỡn người khóc thét, bỏ bú, người tái nhợt, nôn dữ dội và khoảng vài giờ sau đại tiện ra máu, mủ nhầy hoặc như bả trầu. Nếu được đưa đến bệnh viện sớm thì việc bơm hơi tháo lồng sẽ cho kết quả tốt. Sự chậm trễ có thể gây hoại tử ruột, phải mổ cắt ruột và việc hồi sức sau mổ sẽ gặp nhiều khó khăn. Phụ huynh không được tự ý cho trẻ dùng thuốc, nhất là thuốc giảm đau hoặc kháng sinh vì những dược phẩm này sẽ làm lu mờ triệu chứng của bệnh, gây khó khăn cho bác sĩ trong việc chẩn đoán. Viêm ruột thừa cấp tính Có thể gặp ở trẻ em mọi lứa tuổi. Đau bụng là dấu hiệu đầu tiên. Nếu hỏi đau ở đâu, trẻ thường chỉ vào vùng rốn, nhưng khám bụng thấy có phản ứng đau ở hố chậu phải. Trẻ mệt mỏi, không chịu chơi như thường lệ, có sốt nhưng không cao lắm (khoảng trên dưới 38oC); buồn nôn hoặc nôn. Nếu không mổ sớm, ruột thừa bị mưng mủ hoặc hoại tử, vỡ ra và gây viêm phúc mạc, có thể dẫn tới tử vong do nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Do đó, khi có biểu hiện trên, phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám kỹ, tuyệt đối không dùng kháng sinh hay giảm đau vì sẽ làm lu mờ các biểu hiện bệnh. Viêm ruột hoại tử Thường hay xảy ra ở các cháu bé nông thôn, lứa tuổi 13-15, hay gặp nhất là 6-9 tuổi. Ngay trước khi bị bệnh, trẻ vẫn khỏe mạnh bình thường. Bệnh thường phát sinh sau một bữa cỗ (do ăn quá nhiều) hoặc sau khi ăn nhiều lạc sống, khoai lang sống. Bệnh bắt đầu bằng cơn đau bụng dữ dội, nôn ra mật xanh, mật vàng, có khi nôn ra giun, bụng chướng to và đi đại tiện ra máu, mùi thối khẳn. Trẻ vật vã, mặt nhợt nhạt, hốc hác, đầu chi lạnh và thâm tím… Phải nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý. Biến chứng do giun Viêm ruột thừa do giun đũa thường xảy ra sau khi tẩy giun bằng thuốc quả núi, biểu hiện giống như viêm ruột thừa thông thường. Nếu không mổ kịp thời, giun sẽ làm thủng ruột thừa, đi vào ổ bụng gây viêm phúc mạc rất nặng. Giun cũng có thể gây tai biến tắc ruột, biểu hiện như tắc ruột thông thường nhưng khi khám bụng trẻ, có thể sờ thấy búi giun chặt như bó đũa. Áp-xe gan do giun Thường gặp ở trẻ 18 tháng đến 3- 4 tuổi. Biểu hiện là sốt kéo dài, thường sốt về chiều, thiếu máu, suy dinh dưỡng, gan to và đau. Thường thì trước đó 2 tuần đến 1 tháng, trẻ ốm liên tục mà khởi đầu là đau bụng lăn lộn, chổng mông, nôn ra giun, đau suốt ngày đêm và khi đau thì bắt đầu sốt cao. Đau bụng trên kèm đầy hơi, bỏ ăn, hay trung tiện… Phụ huynh không được tự ý cho trẻ dùng thuốc, nhất là thuốc giảm đau hoặc kháng sinh vì những dược phẩm này sẽ làm lu mờ triệu chứng của bệnh, gây khó khăn cho bác sĩ trong việc chẩn đoán. Khả năng bé bị: Ăn quá nhiều dẫn đến đầy bụng Cách xử lý: Massage bụng của của bé nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Mẹ cũng có thể lấy một chiếc khăn mặt ấm chườm bụng cho con cũng giúp giảm đầy bụng Đau bụng, sờ bụng thấy bụng cứng, đi tiêu phân ít hoặc không đi nhiều ngày Khả năng bé bị: Táo bón Cách xử lý: Mẹ có thể cho bé uống chút nước mận pha loãng, nước cam hoặc nước bột sắn dây. Nếu con vẫn chưa ị, mẹ nên dùng mật ong hoặc vaseline bôi hậu môn bé. Đau bụng giữa kèm buồn nôn, nôn trớ, tiêu chảy, sốt Khả năng bé bị: Ngộ độc thực phẩm Cách xử lý: Cho bé uống dung dịch oresol pha đúng theo hướng dẫn, uống từng thìa nhỏ liên tục để bù nước. Chú ý trong thời gian này nên cho bé ăn thức ăn lỏng dễ tiêu nhưng vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Không được ăn cháo loãng không. Bé đau bụng, nôn trớ, quấy khóc ngay sau khi ăn các sản phẩm từ sữa bò hoặc uống sữa công thức Khả năng bé bị: Dị ứng không dung nạp với đạm lactose có trong sữa bò. Cách xử lý: Chuyển cho bé sang dùng các loại sữa đậu nành, sữa dê hoặc cố gắng duy trì/ đi xin sữa mẹ sạch cho bé. Tóm lại: - Ðau bụng là biểu hiện của tình trạng đau bụng cấp, tuy hiếm gặp nhưng đòi hỏi cha mẹ phải cảnh giác và đưa bé đến bệnh viện ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ. - Bé đau bụng do tiêu chảy có thể tự điều trị ở nhà nếu người chăm sóc nắm vững cách thức xử trí tiêu chảy. - Ðau bụng mạn tính (tức đau bụng xuất hiện đã nhiều lần, tái đi tái lại khó chẩn đoán ra căn nguyên), nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm giun đũa. Mức độ đau không nhiều cũng như không ảnh hưởng đáng kể đối với sức khỏe của bé. - Ðau bụng mới xuất hiện vài ngày có nguyên nhân thường gặp nhất là nhiễm trùng. Phụ huynh có thể yên tâm rằng đau bụng sẽ được điều trị dứt khi bé hết nhiễm trùng. Xử trí khi trẻ bị đau bụng Cha mẹ cần theo dõi sát nếu trẻ đau bụng. Đưa trẻ đi cấp cứu ngay ở cơ sở y tế có chuyên môn cao nếu chứng đau bụng kèm theo các biểu hiện sau: - Sốt, mệt mỏi. - Nôn, buồn nôn. - Chướng bụng, co giảm nhu động ruột. - Không đi ngoài được hoặc không trung tiện được. - Nôn ra máu hoặc đi phân đen. - Sưng vùng bìu, bẹn. - Thiếu máu (da xanh, niêm mạc nhợt). Các mẹ nên chú ý Phụ huynh không được tự ý cho trẻ dùng thuốc, nhất là thuốc giảm đau hoặc kháng sinh vì những dược phẩm này sẽ làm lu mờ triệu chứng của bệnh, gây khó khăn cho bác sĩ trong việc chẩn đoán. Đã có nhiều trẻ bị đau bụng do viêm ruột thừa (nếu được mổ trong vòng 6 giờ sẽ khỏi và không có biến chứng) được cha mẹ cho uống kháng sinh và thuốc giảm đau, đến khi bệnh không khỏi mới đi bệnh viện. Lúc này, ruột thừa đã vỡ, rất khó điều trị và dễ dẫn đến các biến chứng viêm phúc mạc, viêm ruột, tắc ruột sau mổ, thậm chí tử vong. Ngọc Anh Nguồn: Sưu tầm