Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp trẻ bị sốt nhanh chóng hạ nhiệt, khỏe mạnh. Ngược lại, nếu mẹ cho bé sử dụng những thực phẩm không tốt, tình trạng sốt sẽ tệ hơn vô cùng nguy hiểm. Dưới đây là những lưu ý về dinh dưỡng khi trẻ bị sốt, mẹ cần nắm. 1/ Chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị sốt theo từng lứa tuổi Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bé bị sốt như mọc răng, tiêm chủng, nhiễm trùng hoặc do mặc quá nhiều quần áo. Thế nên, ngay khi thấy bé sốt mẹ cần kiểm tra nguyên nhân, áp dụng các biện pháp hạ sốt tại nhà, nếu không khả quan, tốt nhất là liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán và có hướng xử lý kịp thời. Tùy vào từng lứa tuổi, dinh dưỡng cho trẻ bị sốt cũng sẽ khác nhau. Mẹ có thể tham khảo 3 mốc cơ bản sau: Trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi Mẹ cần cho bé bú nhiều lần (8-10 lần/ngày), bất cứ khi nào bé muốn để bổ sung nước cũng như cung cấp năng lượng cho cơ thể. Trẻ từ 6 -24 tháng tuổi Mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú sữa nếu bé muốn. Cho bé ăn cháo như ngày thường nhưng tỷ lệ loãng hơn. Mẹ nên chia thành 4-5 bữa, mỗi bữa từ ⅓ đến ½ chén để bé cảm thấy dễ chịu hơn nhưng vẫn đủ chất. Ngoài ra, mẹ nên bổ sung nước ép trái cây sau khi bé bú hoặc ăn để bù nước. Trẻ từ 24-60 tháng tuổi Mẹ cho bé ăn cơm từng ít một, chia thành nhiều lần. Bổ sung các món canh mát cho bé như canh rau ngót, canh mồng tơi, canh khoai mỡ… Mẹ có thể cho bé ăn những món mình thích, bổ sung thêm sữa chua, nước trái cây, trái cây tính mát cho bé dùng. 2/ Trẻ bị sốt nên ăn gì và kiêng ăn gì? Ngoài việc tích cực bù nước, dinh dưỡng cho trẻ bị sốt mẹ cần nắm được danh sách những thực phẩm nên ăn và những thực phẩm cần kiêng để giúp bé không cảm thấy khó chịu hoặc tệ hơn. Những thực phẩm khi sốt mẹ nên cho bé ăn: Trái cây, nước trái cây như cam, canh, dâu tây … Thức ăn loãng như súp, bún, cháo nấu với thịt để bổ sung dinh dưỡng Sữa chua bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột Các loại rau xanh cà chua, rau ngót, mồng tơi, rau cải giúp bé hạ sốt, tăng đề kháng Nước dừa cung cấp điện giải, kali, vitamin Bột yến mạch vào bữa phụ của trẻ Nước gừng hạt sốt, tăng đề kháng: 200ml nước sôi hòa ½ thìa cà phê gừng tươi, chắt lấy nước, đợi nguội cho bé dùng. Những thực phẩm cần tránh cho bé dùng khi bị sốt: Nước đá lạnh làm tăng nguy cơ viêm họng Món xào nhiều dầu mỡ gây rối loạn tiêu hóa Hạn chế dùng mật ong Hạn chế ăn trứng gà, trứng vịt Các món cay nóng, gia vị như ớt, tiêu Ngoài ra, mẹ cần tránh làm một số điều sau khi bé bị sốt như: Lau người bé bằng đá lạnh Dùng thuốc hạ sốt tùy tiện khi nhiệt độ cơ thể dưới 38 độ C Tự truyền dịch cho bé mà không có chỉ định của bác sĩ Đổ thuốc vào miệng bé khi bé co giật Để trẻ 1 mình khi đo nhiệt độ Ủ ấm, đắp nhiều chăn, mặc nhiều quần áo cho bé Khi bị sốt, điều quan trọng nhất mẹ cần làm là xác định nguyên nhân, sau đó thực hiện các biện pháp hạ sốt, bổ sung nước cho bé. Nếu bé sốt cao không có dấu hiệu hạ nhiệt nhất là đi kèm các triệu chứng co giật, nôn mửa thì mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hy vọng với những chia sẻ trên đã phần nào mang đến các thông tin hữu ích cho các bậc phụ huynh để từ đó có phương pháp chăm sóc bé bị sốt tốt hơn, tránh được các sai lầm không đáng có.