Trẻ Bị Táo Bón Không Nên Ăn Những Loại Thức Ăn Nào?

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi debehettaoboninfabiotix, 17/5/2021.

  1. debehettaoboninfabiotix

    debehettaoboninfabiotix Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    22/3/2021
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Rối loạn hệ tiêu hóa ở trẻ là tình trạng rất dễ xảy ra vì cơ thể trẻ vẫn chưa ổn định và phát triển hoàn thiện. Rối loạn tiêu hóa có thể dẫn đến tình trạng trẻ bị táo bón, khiến cho trẻ đi ngoài khó khăn, lâu dài sẽ khiến trẻ sợ việc đi ngoài. Trong giai đoạn này, trẻ nên tránh ăn những loại thức ăn trong bài viết dưới đây để không khiến tình trạng táo bón bị nặng hơn.

    Trẻ bị táo bón sẽ có biểu hiện gì?

    Trẻ bị tiêu chảy, táo bón,... là một trong những vấn đề tiêu hóa thường thấy. Với những trẻ bị táo bón sẽ đi nặng ít hơn bình thường, kèm theo đó là cảm giác đau, có thể kèm với máu do phân rắn khiến trẻ bị nứt hậu môn. Dấu hiệu trẻ bị táo bón:

    · Trẻ ăn dặm, đi ngoài ít hơn 4 lần/tuần

    · Táo bón mức độ nhẹ nếu đi ngoài dưới 2 lần/ngày

    · Trẻ bú mẹ hoặc trẻ bú bình nhưng chỉ đi ngoài dưới 3 lần/tuần


    Trẻ bị táo bón nên tránh ăn những loại thức ăn sau

    Bánh mì

    Nhiều mẹ rằng các loại tinh bột rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng đối với những trẻ trên 2 tuổi có hệ tiêu hóa cứng cáp. Còn với trẻ từ 8 - 12 tháng tuổi, bột mì đã qua chế biến sẽ khiến bé bị nặng bụng, khó tiêu hơn. Vì thế, hãy ngừng để bé ăn dặm với bánh mì ngọt trong thời gian này nhé.

    Chế phẩm từ sữa

    Một số trẻ khó có thể dung nạp được protein trong sữa bò và những chế phẩm từ sữa như: sữa tươi, sữa chua, phô mai,... nên dễ bị tiêu chảy hoặc táo bón. Thêm vào đó, lượng đường lactose trong sữa còn là nguyên nhân khiến trẻ bị đầy bụng, khó tiêu.

    Thịt đỏ

    Trong giai đoạn ăn dặm, việc lạm dụng quá nhiều thịt đỏ sẽ khiến trẻ bị dư thừa chất đạm, chất béo và hệ tiêu hóa cần nhiều thời gian hơn để xử lý. Do đó, nếu trẻ đang bị táo bón mẹ cần phải gạch tên thịt đỏ ra khỏi thực đơn hàng ngày, thay vào đó nên cho bé ăn thịt gà, cá,... để dễ tiêu hóa.

    Bánh kẹo ngọt

    Giống như tinh bột mì, các loại bánh kẹo dành cho trẻ có liên quan đến các triệu chứng: đầy hơi, táo bón. Vì thế, mẹ cần hạn chế tối đa cho trẻ sử dụng các thực phẩm này đề phòng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

    Ngũ cốc qua chế biến

    Ngũ cốc tinh chế thường giàu chất bột, ít chất xơ nên dễ gây táo bón cho trẻ. Mẹ hãy thế ngũ cốc tinh chế bằng ngũ cốc nguyên hạt để tăng cường chất xơ và khoáng chất giúp cải thiện tình trạng táo bón một cách hiệu quả.

    Lưu ý cần biết khi chăm sóc trẻ bị táo bón

    · Massage bụng cho bé, ngày 3 - 4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn để kích thích tăng nhu động ruột.

    · Mỗi ngày cho trẻ ăn 1 hũ sữa chua để tăng cường lợi khuẩn cho ruột và giảm táo bón.

    · Cho bé ăn nhiều rau xanh và hoa quả, nhất là những loại rau có tính nhuận tràng như: rau khoai lang, mồng tơi, rau dền,...

    · Bổ sung các thực phẩm giàu axit amin như: khoai lang, khoai sọ, củ dền,... để kích thích nhu động ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

    · Một số loại trái cây như: chuối chín, đu đủ, bưởi, cam,...
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi debehettaoboninfabiotix
    Đang tải...


Chia sẻ trang này