TRẺ BIẾNG ĂN

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi MeBee, 28/6/2005.

  1. MeBee

    MeBee Thành viên tập sự

    Tham gia:
    26/2/2005
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Bác sĩ Đào Ngọc Diễn cho biết, biếng ăn gây nhiều tác hại cả trước mắt và lâu dài (sụt cân, chậm phát triển thể chất và trí tuệ...) nên các bà mẹ cần theo dõi biểu đồ tăng trưởng của con và can thiệp ngay khi đường biểu diễn còn nằm ngang chứ không đợi đến lúc nó đi xuống. Trước hết, phải xác định được nguyên nhân. Có nghìn lẻ một yếu tố gây chán ăn, được xếp vào 4 nhóm chính: do dinh dưỡng, do bệnh lý, do tâm lý và do dùng thuốc. Có bà mẹ ép con ăn quá nhiều bữa trong một ngày, gây ức chế sản xuất men tiêu hóa và cảm giác thèm ăn của trẻ. Có người đột ngột thay đổi chế độ ăn (từ bú sữa hoàn toàn sang ăn bột, hoặc từ cháo sang cơm) khiến trẻ không kịp thích nghi; hoặc cứ cho ăn mãi một thực đơn khiến bé phát ngán. Chế độ ăn thiếu vi chất dinh dưỡng (vitamin A, B, C, kẽm, đồng, sắt...) cũng khiến trẻ coi bữa ăn như cực hình.

    Yếu tố tâm lý là một nguyên nhân quan trọng khiến trẻ không thích ăn. Sự thay đổi môi trường như đổi giờ ăn, nơi ăn, người cho ăn... cũng khiến trẻ từ chối thực phẩm. Nỗi buồn, sự lo lắng, sợ hãi khi phải xa mẹ, hoặc cha mẹ cãi nhau... cũng làm trẻ không thiết gì ăn uống. Thường những trẻ được nuông chiều thái quá (con út, con một) thường dễ có tính hờn dỗi, hay khóc và bỏ ăn.

    Nhiều loại thuốc có thể gây biếng ăn, chẳng hạn như viên sắt. Việc dùng vitamin A, D quá liều cũng gây tình trạng này. Trong trường hợp đó, chỉ cần ngừng dùng thuốc là bệnh sẽ hết. Việc dùng kháng sinh kéo dài gây loạn khuẩn đường ruột, tiêu chảy. Tình trạng này ảnh hưởng đến việc tiết dịch vị nên gây biếng ăn. Điều cần làm là phục hồi sự cân bằng vi khuẩn đường ruột bằng cách cho ăn sữa chua hoặc men tiêu hóa theo chỉ định của bác sĩ.

    Nếu các bà mẹ thấy mình đã cho con ăn đúng cách, trẻ cũng không có vấn đề gì về tâm lý và dùng thuốc mà vẫn biếng ăn trong một thời gian dài thì nguyên nhân có thể là do một căn bệnh tiềm ẩn nào đó. Nên đưa bé đi khám để biết và khắc phục.

    Để trẻ hứng thú hơn với ăn uống, cần tạo không khí vui vẻ trong bàn ăn. Hãy để bé sung sướng với cái ý nghĩ mình cũng là người lớn bằng cách cho ngồi ăn cùng với gia đình, để trẻ tự xúc ăn, tự quyết định sẽ ăn món gì, ăn bằng thìa hay đũa, bát to hay bát nhỏ... Như vậy, bé sẽ thấy trong việc ăn uống một niềm vui được bộc lộ cá tính. Tuyệt đối không bao giờ nên mắng mỏ, dọa dẫm hay tỏ ra lạnh nhạt, khiến bữa ăn trở thành gánh nặng. Khi bé có tiến bộ, đừng tiếc lời khen, trẻ sẽ tự hào và hăng hái hơn trong việc ăn uống.

    Thực đơn cũng là điều đáng quan tâm. Hãy cho ăn những món mà bé thích. Đừng ép ăn những món bé sợ, nhưng cũng đừng để bé tẩy chay chúng. Bạn nên tập cho con ăn dần dần và nhớ rằng, những món nào bé không tập ăn thời thơ ấu thì khi lớn lên, bé hầu như không thể ăn được những món đó. Bố mẹ nên gương mẫu trong ăn uống để dạy trẻ, chẳng hạn ăn có giờ giấc, không ăn vặt, uống nước ngọt trước bữa chính (vì sẽ ức chế bài tiết dịch vị, men tiêu hóa).

    Bác sĩ Diễn cũng khuyên rằng, nếu bé đã tỏ ý dứt khoát từ chối thì điều các bậc cha mẹ cần làm là tạm thời chịu thua con, cho uống loại sữa bột năng lượng cao để cung cấp đủ năng lượng và vi chất (uống nhanh hơn ăn nên trẻ ít từ chối). Nếu ép quá, trẻ sẽ có thái độ thù địch với việc ăn uống và càng khó khắc phục. Cũng đừng bao giờ bỏ đói trẻ với ý nghĩ là khi đói bé sẽ chịu ăn. Thực ra khi đói quá, ngay cả người lớn cũng không nhai và nuốt nổi.

    Có thể áp dụng vài mẹo nhỏ để kích thích hứng thú ăn của trẻ: cho ăn cùng bạn, cho búp bê cùng ăn, cho đi nhà trẻ... Và cuối cùng, nên phối hợp chặt chẽ với thầy thuốc vì cách này rất hiệu quả. Bác sĩ Diễn kể một ví dụ: Có lần khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận một trẻ trên 6 tuổi, ở nhà không chịu ăn tí nào. Qua tìm hiểu, các bác sĩ biết cháu được nuông chiều thái quá nên hay làm nũng, lại không thiếu thốn gì nên hay từ chối ăn. Các bác sĩ quyết định cách ly bệnh nhi với bố mẹ bằng cách cho cháu nhập viện và mời bố mẹ về nhà. Ở bệnh viện, do thấy toàn người lạ, chẳng có ai để "bắt nạt" nên đến bữa, cháu tự ăn không cần ai bảo.

    Bác sĩ Đào Ngọc Diễn khuyến cáo, khi trẻ kén ăn kéo dài gây sụt cân, chậm lớn, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để tìm nguyên nhân và khắc phục kịp thời.

    (theo vnexpress)



    ______________________
    HaChung

    Hạnh phúc của người làm cha làm mẹ là nhinh thấy con lớn mỗi mỗi ngày.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi MeBee
    Đang tải...


  2. Haiauinc

    Haiauinc Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    11/10/2014
    Bài viết:
    2,538
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    98
    Trẻ giờ biếng ăn rất nhiều để cho bé ăn uống đúng bữa lại là một vẫn đề khó đa số bé không chịu ăn ,bỏ bữa,ngậm cơm làm các mẹ lo lắng.
     
  3. Haiauinc

    Haiauinc Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    11/10/2014
    Bài viết:
    2,538
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    98
    Mẹ nó nên nói cho bà nội biết là cho con ăn nhưng cũng chỉ là thay đổi món cho con lạ miệng thôi chứ không cho con ăn nhiều.Về phần can xi, canxi có trong xương ống chủ yếu là canxi vô cơ mà cơ thể bé không hấp thụ được.
     
  4. HoangThu_08

    HoangThu_08 NỒI HẤP ĐA NĂNG 3 TẦNG:ĐỒ SÔI,HẤP GÀ CẢ CON...

    Tham gia:
    9/4/2013
    Bài viết:
    39,513
    Đã được thích:
    7,703
    Điểm thành tích:
    3,113
    Bé nào chịu ăn chăm đỡ vất vả hơn.
     

Chia sẻ trang này