Trẻ bú sữa mẹ trong thời gian dài có thể bị thiếu sắt

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi webmaster, 23/5/2013.

  1. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Sữa mẹ luôn được coi là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Vì vậy các bác sĩ luôn khuyến khích các bà mẹ cho con bú sữa mẹ toàn bộ một thời gian dài trước khi cho trẻ ăn thêm thức ăn khác. Tuy nhiên vẫn có những câu hỏi được đặt ra là nên cho trẻ bú sữa mẹ bao lâu là đủ, nếu lâu hơn 1 năm thì trẻ có vấn đề gì hay không? Mời quý vị cùng tìm hiểu chủ đề này trong trang tạp chí sức khỏe đời sống do Việt Hà thực hiện

    [​IMG]
    Nữ hộ sinh Nguyễn Thị Sáu (Bệnh viện đa khoa Đồng Nai) hướng dẫn một bà mẹ cách cho con bú.
    Source baodongnai.com

    Nguy cơ thiếu sắt và các nguy cơ khác

    Từ lâu nay, các bà mẹ luôn được bác sĩ khuyến khích cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu để đảm bảo chất dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ, giảm các nguy cơ bệnh tật sau này. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Canada cho thấy, mặc dù sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhưng việc cho trẻ bú sữa mẹ quá lâu có thể dẫn đến nguy cơ thiếu sắt.

    Bác sĩ Jonathon Maguire, người đứng đầu nghiên cứu tại Viện Li Ka Sing thuộc bệnh viện Michael, trường đại học Toronto, Canada cho biết:

    BS. Jonathon Maguire: sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ, không còn phải tranh cãi về điều này. Tuy nhiên câu hỏi mà chúng tôi đặt ra là liệu có những nguy cơ thiếu sắt trong máu nếu trẻ được bú sữa mẹ lâu hơn một năm. Khi chúng tôi nói đến hơn một năm chúng tôi muốn nói đến việc ăn kết hợp với thức ăn ngoài. Câu hỏi đặt ra là liệu có nguy cơ thiếu sắt về lâu dài nếu thời gian cho trẻ bú sữa mẹ quá lâu. Dường như có một nguy cơ ở đây. Trẻ càng được bú sữa mẹ lâu, lâu hơn 1 năm, thì nguy cơ thiếu sắt cũng tăng lên. Khoảng 5% một tháng.

    Để thực hiện nghiên cứu này, các nhà khoa học Canada đã thu thập số liệu từ gần 1,650 trẻ có độ tuổi từ 1 đến 6, với độ tuổi trung bình là 3, sau khi loại trừ những trường hợp trẻ bị các bệnh khác.

    Theo bác sĩ Maguire, nguyên nhân thiếu sắt có thể là do việc trẻ không được ăn đủ các thức ăn giầu chất sắt vì đã uống sữa mẹ.

    [​IMG]
    Sữa bột bày bán tại các siêu thị. AFP

    BS. Jonathon Maguire: Chúng tôi không biết chắc nguyên nhân là gì nhưng chúng tôi đưa ra giả thuyết có thể là trẻ nhỏ được cho bú mẹ quá lâu thì có thể ăn ít thức ăn ngoài hơn, những thực phẩm có sắt. Trẻ bú sữa mẹ lâu sẽ ăn ít thực phẩm giàu chất sắt, tức là được bú hơn 1 năm.

    Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bà mẹ nên con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu. Sau đó kết hợp cho trẻ bú sữa mẹ với các thức ăn ngoài. Các bà mẹ có thể cho trẻ bú sữa mẹ tối đa đến 2 năm.

    Dù kết quả của nghiên cứu chỉ cho thấy nguy cơ thiếu sắt nhỏ đối với trẻ được bú mẹ trên một năm, nhưng về lâu dài, thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Bác sĩ Maguire giải thích:

    BS. Jonathon Maguire: lo ngại với việc thiếu sắt ở trẻ nhỏ là nó ảnh hưởng đến phát triển về nhận thức của trẻ. Trẻ thiếu sắt trầm trọng sẽ có khó khăn trong phát triển. Rõ ràng là việc tránh thiếu sắt ở trẻ là chiến lược tốt nhất để tối đa hóa khả năng phát triển của trẻ. Các bằng chứng mà chúng tôi có được từ những nghiên cứu của trẻ ở Toronto, Canada cũng chạm vào vấn đề này một chút ít, đưa ra kiến nghị là việc cho trẻ bú sữa mẹ hơn 1 năm sẽ có thể làm tăng nguy cơ bị thiếu sắt ở trẻ.

    Một số các nghiên cứu trước đây còn cho thấy việc các bà mẹ cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ vượt quá 6 tháng cũng có những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Một trong các ảnh hưởng đó là trẻ có thể dễ bị dị ứng với các thực phẩm khác, ví dụ như dị ứng với lạc (đậu phộng). Một nghiên cứu ở Thụy Điển gần đây cho thấy số trẻ bị bệnh celiac tăng lên sau khi các bà mẹ được khuyến khích không cho trẻ ăn các thức ăn làm bằng lúa mì sau 6 tháng.

    Bệnh celiac là một chứng dị ứng, hệ đề kháng của cơ thể chống lại chất đạm có trong lúa mì và những ngũ cốc khác. Người bị bệnh celiac không thể ăn gluten, là chất đạm có trong lúa mì, lúa mạnh. Khi ăn gluten, hệ đề kháng tạo kháng thể hủy diệt màng ruột non và cơ thể không thể hấp thụ chất dinh dưỡng.

    Bao lâu là đủ

    [​IMG]
    Hoạt động do Tổ chức Nuôi con bằng sữa mẹ Thế giới (WABA-World Alliance Breastfeeding Action) thực hiện từ 1991 với sự tham gia của hơn 170 nước, trong đó có Việt Nam. (Y dược LH)

    Hiện nay phần lớn các bác sĩ, chuyên gia y tế vẫn khuyến cáo các bà mẹ nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời. Sau đó trẻ sẽ được cho ăn các thức ăn bên ngoài kết hợp với sữa mẹ. Tuy nhiên, trên thực tế, ở một số nước, nhiều trẻ em vẫn không được bú sữa mẹ thậm chí ngay trong 6 tháng đầu.

    Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF hồi năm ngoái đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng ngày càng ít trẻ tại các nước Đông Á được bú sữa mẹ. Chuyên gia dinh dưỡng của UNICEF khu vực châu Á Thái Bình Dương, bà France Begin, nói về tác dụng của việc cho trẻ bú sữa mẹ như sau:

    France Begin: Các nước Đông Á đang phải đối mặt với sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm như tiểu đường, và béo phì. Tuy nhiên thực tế này cho thấy là cần phải tuyên truyền hơn nữa việc cho con bú hòan toàn sữa mẹ, bởi vì đó là các bằng chứng cho thấy cho trẻ bú sữa mẹ hòan toàn sẽ giúp ngăn chặn các bệnh như vậy khi lớn. Trẻ được bú sữa mẹ đến 2 tuổi có thể tránh bị béo phì. Đã có những nghiên cứu tại Mỹ và châu Âu cho thấy cho trẻ bú sữa mẹ sẽ đảm bảo sự phát triển tốt hơn cho trẻ.

    Theo thống kê của UNICEF, tỷ lệ mẹ cho con bú tại một số nước ở Đông Á hiện rất thấp. Ví dụ như ở Thái Lan, tỷ lệ này là 5%, ở Việt Nam là 10%, còn ở Trung Quốc là 28%.

    Theo UNICEF, ở nhiều nước Đông Á, vì bận đi làm, các bà mẹ đã không thể cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, thậm chí cai sữa hoàn toàn từ trước 6 tháng. Thêm vào đó là việc quảng cáo các loại sữa bột, fomular cũng ảnh hưởng đến những quyết định cho trẻ bú sữa mẹ của các bà mẹ. Bà France Begin nói tiếp:

    France Begin: chúng tôi thấy các công ty quảng cáo khắp nơi trên TV, radio và áp phích rằng sữa của họ làm trẻ con thông minh hơn. Theo quy định được quốc tế áp dụng thì việc quảng cáo quá mức như vậy phải bị cấm. Vì nếu không nó sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của các bà mẹ. Một nghiên cứu tại Philippines vài năm trước cho thấy điều gì gây ảnh hưởng nhiều nhất lên các bà mẹ khi quyết định cho con bú sữa mẹ hay dùng sữa bột, thì việc quảng cáo mạnh mẽ các loại sữa bột, thêm vào đó là sự trợ giúp của các y tá, bác sĩ, những người đã khuyến khích các bà mẹ dùng sữa bột thay vì cho con bú sữa mẹ. Các chương trình quảng cáo này đã chi nhiều tiền và đã thuyết phục được các bà mẹ. Trên thực tế các loại sữa này không thể so sánh bằng sữa mẹ mặc dù họ đã có những cải thiện về chất lượng đáng kể.

    UNICEF kêu gọi chính phủ các nước phải có các biện pháp bắt buộc các công ty quảng cáo sữa phải tuân thủ các quy định quốc tế về quảng cáo sữa, trong đó phải khẳng định sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ.

    Mặc dù các nhà khoa học đều thống nhất với nhau rằng sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ trong năm đầu đời, nhưng với kết quả của các nhà khoa học Canada, người ta có thể thấy vẫn còn tồn tại những nhất định khác biệt về tác dụng của sữa mẹ đối với trẻ sau năm đầu tiên. Một số bác sĩ còn cho rằng cũng không có bằng chứng khoa học rõ ràng nào cho thấy lợi ích của sữa mẹ với trẻ ngoài 1 tuổi và việc cho trẻ bú sữa mẹ đến 3 tuổi như trong một số trường hợp trên thực tế là hoàn toàn không cần thiết.

    Theo bác sĩ Maguire, kết quả của nghiên cứu mới có thể sẽ giúp các bà mẹ chú ý hơn đến chất sắt trong chế độ ăn của trẻ có bú sữa mẹ.

    BS. Jonathon Maguire: tôi nghĩ kết quả nghiên cứu này có thể có tác động là các phụ huynh có thể hiểu hơn về lượng sắt trong khẩu phần thức ăn của trẻ được bú sữa mẹ hơn một năm. Nếu chế độ ăn của trẻ không có nhiều sắt và trẻ được bú sữa mẹ hơn một năm tuổi. Gia đình có thể đưa thêm sắt vào trong chế độ ăn cho trẻ.

    Các thực phẩm giàu chất sắt mà các bà mẹ có thể cân nhắc khi cho trẻ ăn bao gồm bột dinh dưỡng, thịt nạc, tôm, cá sardines, các loại đậu hạt, rau xanh.

    Theo các bác sĩ nhi khoa, khi trẻ còn nhỏ hơn một tuổi, sữa mẹ có thể cung cấp đủ chất sắt cho trẻ. Ngoài một tuổi nhu cầu về sắt của trẻ sẽ tăng lên. Vì vậy khả năng trẻ em ngoài một tuổi thiếu sắt là rất cao. Đó là lý do các bà mẹ cần hỏi ý kiến các bác sĩ trong việc bổ xung chất sắt cho trẻ trong thức ăn hàng ngày ở độ tuổi này.

    For magazine only: tạp chí sức khỏe đời sống tuần này xin tạm dừng tại đây. Việt Hà cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi. Xin quý vị chia sẻ các thông tin và câu hỏi về các vấn đề y tế, sức khỏe đến trang tạp chí sức khỏe đời sống tại email vietha@rfa.org hoặc www.facebook.com/vietharfa

    Nguồn: RFA
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi webmaster
    Đang tải...


  2. vongdautam

    vongdautam Cơ sở sản xuất vòng dâu tằm An huy 0909886836

    Tham gia:
    20/4/2012
    Bài viết:
    16,613
    Đã được thích:
    3,126
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Trẻ bú sữa mẹ trong thời gian dài có thể bị thiếu sắt

    bài viết ý nghĩa, thanks bác nhiều nhé
     
  3. binhthuc

    binhthuc Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    12/4/2013
    Bài viết:
    2,509
    Đã được thích:
    440
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Trẻ bú sữa mẹ trong thời gian dài có thể bị thiếu sắt

    Đọc để biết có hướng bổ sung sắt cho cu tít. thanhks bác
     
  4. vnxk.nsl

    vnxk.nsl Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    25/2/2013
    Bài viết:
    7,295
    Đã được thích:
    1,288
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Trẻ bú sữa mẹ trong thời gian dài có thể bị thiếu sắt

    mình cũng định cho bé bú 1 năm thôi :)
     
  5. huongduongxanh_30032000

    huongduongxanh_30032000 LH: 0974.353.505

    Tham gia:
    14/6/2012
    Bài viết:
    22,503
    Đã được thích:
    5,647
    Điểm thành tích:
    3,113
    Ðề: Trẻ bú sữa mẹ trong thời gian dài có thể bị thiếu sắt

    ôi trẻ bú sữa mẹ mà vẫn bị thiếu sắt, vừa bú mẹ vừa ăn dặm em tưởng sẽ ko sao
     

Chia sẻ trang này