Trẻ dễ tử vong nếu bị rung lắc mạnh

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi BÉ HỀ, 11/3/2008.

  1. BÉ HỀ

    BÉ HỀ Thành viên mới

    Tham gia:
    7/11/2007
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    8
    "Những động tác mạnh làm thay đổi tư thế trẻ nhanh và đột ngột có thể gây đứt sợi trục thần kinh, làm tổn thương não rất nặng, có thể khiến trẻ tử vong”, BS Trần Văn Phúc, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, BV Xanh Pôn cảnh báo.

    "Những động tác mạnh làm thay đổi tư thế trẻ nhanh và đột ngột có thể gây đứt sợi trục thần kinh, làm tổn thương não rất nặng, có thể khiến trẻ tử vong”, BS Trần Văn Phúc, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, BV Xanh Pôn cảnh báo.


    - Bác sỹ có thể giải thích rõ hơn như thế nào được coi là thay đổi tư thế trẻ nhanh và đột ngột?

    - Những động tác mạnh làm thay đổi tư thế trẻ nhanh, như trẻ đang nằm được bế thốc dậy, nhấc bổng trẻ lên cao rồi hạ xuống, tung đỡ, rung lắc hoặc xoay trẻ liên tục... đều rất nguy hiểm. Não trẻ có thể bị chấn thương do cơ thể trẻ bị di động bất thường, nhanh, mạnh và đột ngột như vậy.

    Thậm chí, chỉ một cái tát mạnh của cha mẹ vào má, đầu con khiến đầu bé quay quá nhanh cũng có thể gây nên tổn thương này. Đây còn gọi là hội chứng rung lắc trẻ.

    Nguyên nhân là do đầu trẻ có trọng lượng và thể tích khá lớn so với cơ thể, khối cơ của cổ lại quá yếu không đủ sức nâng đỡ đầu khi bị di động mạnh, nhanh nên khi bị rung lắc, dễ gây chấn thương sọ não.

    Hơn nữa, tế bào não trẻ có đặc điểm nhiều nước, tổ chức não lỏng lẻo, sợi trục thần kinh myelin hóa chưa hoàn toàn, bởi vậy khi bị rung lắc rất dễ đứt sợi trục thần kinh hoặc phù nề nhu mô não, tổn thương tủy cổ gây liệt tứ chi thậm chí ngừng thở và ngừng tim đột ngột.

    Số lượng mạch máu não của trẻ em nhiều hơn ở người lớn rất nhiều, đặc biệt là các mạch máu khoang dưới nhện, cấu trúc thành mạch lại không bền bằng người lớn, bởi vậy, nhu mô não và các mạch máu rất dễ bị tổn thương khi rung lắc.

    - Trẻ ở độ tuổi nào dễ bị mắc hội chứng này, thưa bác sỹ?

    - Hội chứng này hay gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, từ 2-5 tuổi ít gặp hơn, càng lớn hội chứng lắc càng ít xảy ra. Đặc biệt ở giai đoạn từ 6 tuần đến 4 tháng tuổi trẻ có tỷ lệ hội chứng lắc cao nhất.

    Trong thực tế, rất nhiều trẻ được đưa đến các cơ sở y tế khi tổn thương xảy ra đã khá lâu mà gia đình không hề hay biết, biểu hiện của những di chứng thần kinh là chính.

    - Xin bác sỹ cho biết những dấu hiệu đặc trưng nhận biết trẻ gặp phải hội chứng này, cũng như hậu quả?

    - Tùy theo mỗi hình thái và mức độ tổn thương mà trẻ có những triệu chứng khác nhau như: chậm phát triển tinh thần và vận động, yếu hoặc liệt các chi, co giật, hôn mê...

    Chảy máu não là tổn thương hay gặp nhất, có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong hộp sọ, nhưng chủ yếu chảy máu khoang dưới nhện.

    Khoảng 1/3 trường hợp máu chảy với số lượng nhiều gây phù não và thiếu ôxy não, gây tăng áp lực nội sọ, gây chèn ép vào các trung tâm thần kinh, biểu hiện lâm sàng thường rất nặng với diễn biến cấp tính, trẻ có các triệu chứng như kích thích, nôn, co giật, li bì hoặc hôn mê, yếu hoặc liệt chi, rối loạn nhịp thở, thóp phồng, đầu to, đồng tử giãn... có thể dẫn đến tử vong.

    Khoảng 2/3 trường hợp máu chảy với số lượng ít, hoặc chảy từ từ nên não trẻ có thời gian thích nghi, trẻ không có triệu chứng hoặc biểu hiện mơ hồ với một vài triệu chứng như ăn kém, chậm phát triển cân nặng, chậm phát triển tâm thần và vận động, thị lực giảm hoặc mất, động kinh... Những dấu hiệu không ồ ạt, kém điển hình này là nguyên nhân khiến phần lớn trẻ nhập viện điều trị khi đã muộn.

    - Vậy phải làm gì để "cứu trẻ" trong trường hợp phát hiện ra các tổn thương đó?

    - Nếu có dấu hiệu tổn thương não, trẻ sẽ được chẩn đoán hình ảnh như siêu âm qua thóp, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ sẽ phát hiện thấy những tổn thương như nang dịch, teo não, vôi hóa nhu mô não.

    Còn tổn thương sợi trục thần kinh trong hội chứng lắc thường rất nặng, khó chẩn đoán, đa số tử vong, nếu sống sót cũng để lại di chứng thần kinh nặng nề trong suốt cuộc đời.

    Tùy theo hình thái và mức độ tổn thương trong giai đoạn cấp tính, có thể phải phẫu thuật hoặc điều trị hồi sức chống phù não để cứu sống trẻ. Đối với các di chứng, phòng và điều trị động kinh, phục hồi chức năng, phẫu thuật dẫn lưu nang dịch giải phóng chèn ép là những biện pháp điều trị thật sự cần thiết.

    - Bác sỹ có lời khuyên nào đối với các bậc phụ huynh để phòng hội chứng rung lắc cho trẻ?

    - Phát hiện tổn thương não do hội chứng lắc gây ra là rất khó, bởi bệnh cảnh chấn thương không rõ ràng, nhưng điều trị tổn thương lại càng khó hơn, nhất là những di chứng thần kinh để lại. Nhưng đây là bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được.

    Cần chú ý không được thay đổi tư thế trẻ quá nhanh, đột ngột như bế thốc trẻ lên. Khi chơi đùa không tung trẻ lên cao, đung đưa trẻ quá mạnh. Nếu cáu giận, cũng không nên tát, đánh vào đầu trẻ để tránh gây ra những tổn thương đáng tiếc.

    - Xin cảm ơn bác sĩ!

    BACSI.com (Theo tintuconline)

    - Bác sỹ có thể giải thích rõ hơn như thế nào được coi là thay đổi tư thế trẻ nhanh và đột ngột?

    - Những động tác mạnh làm thay đổi tư thế trẻ nhanh, như trẻ đang nằm được bế thốc dậy, nhấc bổng trẻ lên cao rồi hạ xuống, tung đỡ, rung lắc hoặc xoay trẻ liên tục... đều rất nguy hiểm. Não trẻ có thể bị chấn thương do cơ thể trẻ bị di động bất thường, nhanh, mạnh và đột ngột như vậy.

    Thậm chí, chỉ một cái tát mạnh của cha mẹ vào má, đầu con khiến đầu bé quay quá nhanh cũng có thể gây nên tổn thương này. Đây còn gọi là hội chứng rung lắc trẻ.

    Nguyên nhân là do đầu trẻ có trọng lượng và thể tích khá lớn so với cơ thể, khối cơ của cổ lại quá yếu không đủ sức nâng đỡ đầu khi bị di động mạnh, nhanh nên khi bị rung lắc, dễ gây chấn thương sọ não.

    Hơn nữa, tế bào não trẻ có đặc điểm nhiều nước, tổ chức não lỏng lẻo, sợi trục thần kinh myelin hóa chưa hoàn toàn, bởi vậy khi bị rung lắc rất dễ đứt sợi trục thần kinh hoặc phù nề nhu mô não, tổn thương tủy cổ gây liệt tứ chi thậm chí ngừng thở và ngừng tim đột ngột.

    Số lượng mạch máu não của trẻ em nhiều hơn ở người lớn rất nhiều, đặc biệt là các mạch máu khoang dưới nhện, cấu trúc thành mạch lại không bền bằng người lớn, bởi vậy, nhu mô não và các mạch máu rất dễ bị tổn thương khi rung lắc.

    - Trẻ ở độ tuổi nào dễ bị mắc hội chứng này, thưa bác sỹ?

    - Hội chứng này hay gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, từ 2-5 tuổi ít gặp hơn, càng lớn hội chứng lắc càng ít xảy ra. Đặc biệt ở giai đoạn từ 6 tuần đến 4 tháng tuổi trẻ có tỷ lệ hội chứng lắc cao nhất.

    Trong thực tế, rất nhiều trẻ được đưa đến các cơ sở y tế khi tổn thương xảy ra đã khá lâu mà gia đình không hề hay biết, biểu hiện của những di chứng thần kinh là chính.

    - Xin bác sỹ cho biết những dấu hiệu đặc trưng nhận biết trẻ gặp phải hội chứng này, cũng như hậu quả?

    - Tùy theo mỗi hình thái và mức độ tổn thương mà trẻ có những triệu chứng khác nhau như: chậm phát triển tinh thần và vận động, yếu hoặc liệt các chi, co giật, hôn mê...

    Chảy máu não là tổn thương hay gặp nhất, có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong hộp sọ, nhưng chủ yếu chảy máu khoang dưới nhện.

    Khoảng 1/3 trường hợp máu chảy với số lượng nhiều gây phù não và thiếu ôxy não, gây tăng áp lực nội sọ, gây chèn ép vào các trung tâm thần kinh, biểu hiện lâm sàng thường rất nặng với diễn biến cấp tính, trẻ có các triệu chứng như kích thích, nôn, co giật, li bì hoặc hôn mê, yếu hoặc liệt chi, rối loạn nhịp thở, thóp phồng, đầu to, đồng tử giãn... có thể dẫn đến tử vong.

    Khoảng 2/3 trường hợp máu chảy với số lượng ít, hoặc chảy từ từ nên não trẻ có thời gian thích nghi, trẻ không có triệu chứng hoặc biểu hiện mơ hồ với một vài triệu chứng như ăn kém, chậm phát triển cân nặng, chậm phát triển tâm thần và vận động, thị lực giảm hoặc mất, động kinh... Những dấu hiệu không ồ ạt, kém điển hình này là nguyên nhân khiến phần lớn trẻ nhập viện điều trị khi đã muộn.

    - Vậy phải làm gì để "cứu trẻ" trong trường hợp phát hiện ra các tổn thương đó?

    - Nếu có dấu hiệu tổn thương não, trẻ sẽ được chẩn đoán hình ảnh như siêu âm qua thóp, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ sẽ phát hiện thấy những tổn thương như nang dịch, teo não, vôi hóa nhu mô não.

    Còn tổn thương sợi trục thần kinh trong hội chứng lắc thường rất nặng, khó chẩn đoán, đa số tử vong, nếu sống sót cũng để lại di chứng thần kinh nặng nề trong suốt cuộc đời.

    Tùy theo hình thái và mức độ tổn thương trong giai đoạn cấp tính, có thể phải phẫu thuật hoặc điều trị hồi sức chống phù não để cứu sống trẻ. Đối với các di chứng, phòng và điều trị động kinh, phục hồi chức năng, phẫu thuật dẫn lưu nang dịch giải phóng chèn ép là những biện pháp điều trị thật sự cần thiết.

    - Bác sỹ có lời khuyên nào đối với các bậc phụ huynh để phòng hội chứng rung lắc cho trẻ?

    - Phát hiện tổn thương não do hội chứng lắc gây ra là rất khó, bởi bệnh cảnh chấn thương không rõ ràng, nhưng điều trị tổn thương lại càng khó hơn, nhất là những di chứng thần kinh để lại. Nhưng đây là bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được.

    Cần chú ý không được thay đổi tư thế trẻ quá nhanh, đột ngột như bế thốc trẻ lên. Khi chơi đùa không tung trẻ lên cao, đung đưa trẻ quá mạnh. Nếu cáu giận, cũng không nên tát, đánh vào đầu trẻ để tránh gây ra những tổn thương đáng tiếc.

    - Xin cảm ơn bác sĩ!

    BACSI.com (Theo tintuconline)


    http://news.bacsi.com/news/127/ARTICLE/7934/2008-03-11.html
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi BÉ HỀ
    Đang tải...


  2. CoZin309

    CoZin309 0982994149

    Tham gia:
    16/3/2008
    Bài viết:
    5,777
    Đã được thích:
    501
    Điểm thành tích:
    773
    Cám ơn bé hề đã post thông tin này lên nhé . Em sẽ in về cho cả nhà đọc để rút kinh nghiệm. Ông nội cháu hay rung cháu mạnh lắm, em xót con mà ko biết phải làm thế nào .
     
  3. Annhi2010

    Annhi2010

    Tham gia:
    11/7/2010
    Bài viết:
    12,030
    Đã được thích:
    3,311
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Trẻ dễ tử vong nếu bị rung lắc mạnh

    Sợ quá, huhu. 4 tháng nay, lão xã toàn rung lắc con như điên. Bực ghê gớm. Nói ko chịu nghe. Từ giờ chừa. Ôi con tôi, cầu trời con bình an.
     
  4. Tú Quyên 80

    Tú Quyên 80 SÀN GỖ CHẤT LƯỢNG CAO

    Tham gia:
    25/9/2009
    Bài viết:
    11,100
    Đã được thích:
    1,518
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Trẻ dễ tử vong nếu bị rung lắc mạnh

    ôi sợ quá, hồi còn trước, bố cháu toàn ru con lắc mạnh, mà càng mạnh con càng thích, huhuh, cầu trời con ko sao
     
  5. Annhi2010

    Annhi2010

    Tham gia:
    11/7/2010
    Bài viết:
    12,030
    Đã được thích:
    3,311
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Trẻ dễ tử vong nếu bị rung lắc mạnh

    Hic, cứ thấy con cười sằng sặc là thích nên cứ rung chị Quyên ơi. Em cũng lo quá trời. :((
     

Chia sẻ trang này