Trẻ Đi Ngoài Ra Máu – Bố Mẹ Chớ Coi Thường

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi minhphuong9201, 29/3/2022.

  1. minhphuong9201

    minhphuong9201 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2020
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Trẻ đi ngoài ra máu là một tình trạng bất thường và có thể gây nguy hiểm. Tình trạng này phản ánh hệ tiêu hóa của trẻ đang bị tổn thương có thể là do một vấn đề hay bệnh lý nào đó. Việc phát hiện sớm và xử lý kịp thời sẽ giúp khắc phục tình trạng và không để lại những hậu quả nghiêm trọng. Hãy cùng cúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

    [​IMG]
    1. Cách nhận biết tình trạng trẻ đi ngoài ra máu
    Quan sát tình trạng phân trẻ là một việc rất quan trọng để phát hiện kịp thời những bất thường về hệ tiêu hóa của trẻ.

    Đi ngoài ra máu là tình trạng phân có lẫn máu hoặc dịch nhầy. Máu có thể lẫn trong phân trẻ hoặc dính trên giấy vệ sinh. Có thể quan sát thấy máu có màu sẫm, nâu đen, đỏ tươi hoặc cũng có thể là dịch nhầy màu hồng nhạt.

    • Máu màu nâu đen có thể báo hiệu vấn đề từ đường tiêu hóa trên (dạ dày, ruột non)
    • Máu đỏ tươi có thể báo hiệu vấn đề từ đường tiêu hóa dưới (đại tràng, trực tràng, hậu môn)
    Ngoài việc trong phân lẫn máu, trẻ có thể có thêm các triệu chứng bất thường mẹ cần theo dõi như chán ăn, mệt mỏi, quấy khóc, sốt, nôn trớ.

    2. Các nguyên nhân chính khiến trẻ đi ngoài ra máu
    Khi phát hiện bé bị đi ngoài ra máu, bố mẹ cần giữ tâm lý bình tĩnh. Đồng thời cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể xử lý kịp thời, đúng cách. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp có thể gây ra tình trạng bé đi ngoài ra máu.

    2.1. Táo bón
    Táo bón rất hay gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ uống sữa công thức hoặc trẻ đang trong thời kỳ bắt đầu ăn dặm. Táo bón gây ra tình trạng phân khô cứng, vón cục. Do đó có thể gây trầy xước niêm mạc trực tràng, hậu môn hoặc nứt kẽ hậu môn gây chảy máu khi đi đại tiện.

    [​IMG]

    Ngoài biểu hiện đi ngoài ra máu, trẻ có thể có thêm một số triệu chứng khác như chán ăn, chướng bụng, quấy khóc. Táo bón nếu được chữa trị sớm và đúng cách thì sẽ ngăn được tình trạng chảy máu kéo dài. Nếu không sẽ có thể gây ra biến chứng nhiễm trùng các vị trí tổn thương ở trực tràng, hậu môn hoặc biến chứng thiếu máu gây suy nhược cơ thể.

    2.2. Kiết lỵ
    Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh kiết lỵ là amip Entamoeba histolytica và trực khuẩn Enterobacter shigella. Triệu chứng của bệnh lỵ là trẻ đi đại tiện nhiều lần, phân lỏng, lẫn máu và dịch nhầy. Trẻ có thể sốt do nhiễm khuẩn, quấy khóc, đau bụng. Bệnh kiết lỵ cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh bội nhiễm gây nhiễm khuẩn huyết. Lúc này, hãy đưa con đến cơ sở y tế khám chữa bệnh để được hỗ trợ kịp thời.

    2.3. Loét dạ dày
    Ở trẻ em, loét dạ dày thường ít gặp, chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori). Nếu như trong gia đình có người bị loét dạ dày do vi khuẩn HP và có thói quen hôn lên miệng bé thì rất dễ lây nhiễm vi khuẩn. Ngoài ra có thể do thói quen cho trẻ ăn cơm búng (cơm được nhai bởi người lớn sau đó bón cho trẻ ăn) ở một số vùng miền.

    Trong trường hợp này máu từ vết loét dạ dày dính vào thức ăn, sau quá trình hấp thu dưỡng chất, các chất cặn bã được thải ra ngoài có lẫn máu màu phân nâu đen, mùi thối khắm.

    Gia đình nuôi con nhỏ nên chú ý tuyệt đối không hôn trực tiếp lên miệng bé. Đồng thời nên bỏ thói quen thiếu khoa học đó là cho trẻ ăn cơm búng.
    Xem thêm: Trẻ đi ngoài ra máu - Bố mẹ chớ coi thường (imiale.com)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi minhphuong9201
    Đang tải...


  2. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,352
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    Gia đình nuôi con nhỏ nên chú ý tuyệt đối không hôn trực tiếp lên miệng bé.
     

Chia sẻ trang này