Tranh luận: Trẻ được cưng chiều và hội chứng “con vua”

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi Panda Books, 18/8/2014.

  1. Panda Books

    Panda Books Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    17/12/2013
    Bài viết:
    1,052
    Đã được thích:
    239
    Điểm thành tích:
    103
    Nhõng nhẽo cũng còn tùy tuổi. Nếu cha mẹ không điều chỉnh, trẻ hình thành thói quen, lâu dần, mắc phải hội chứng “con vua”.

    Hiện nay, nhiều đứa trẻ “con cưng” được cha mẹ dồn hết tâm trí, yêu chiều thái quá. Muốn gì được nấy dần trở thành phản xạ có điều kiện của trẻ. Những phản ứng này ngày càng kéo dài với tần suất tăng cao. Lâu dần, cha mẹ hốt hoảng vì ngỡ trẻ mắc các bệnh khác liên quan đến thần kinh như: rối loạn cảm xúc, nặng hơn là tăng động giảm chú ý.

    Chị Nguyễn Thị Nhã (35 tuổi, Gò Vấp, TP.HCM) đưa con gái 6 tuổi đi khám khắp các chuyên khoa thần kinh và tâm thần vì sợ con bị tăng động giảm chú ý hoặc bị rối loạn cảm xúc. Bác sĩ đo điện não, kiểm tra chức năng thần kinh, nhưng kết quả cho thấy đứa trẻ bình thường.

    [​IMG]

    Muốn gì được nấy

    Thạc sĩ tâm lý Kiều Thanh Hà (BV. Nhi Đồng 2) cho biết: “Tôi đã hỏi phụ huynh lý do vì sao chị ấy nghĩ con chị bị tăng động? Phụ huynh đã trả lời rằng mỗi khi không đáp ứng đòi hỏi của trẻ, con bé lăn đùng ra, đập đầu, ném đồ đạc vào mặt bố mẹ, rồi khóc dai dẳng. Nếu không phải tăng động cũng là rối loạn cảm xúc”.

    Theo ThS. Thanh Hà, tăng động giảm chú ý là một dạng bệnh lý do hệ thần kinh chi phối. Khác với trẻ nhõng nhẽo, trẻ bị tăng động giảm chú ý không có nhu cầu. Trẻ mắc bệnh lý này có thể hoạt động liên tục, đòi hỏi liên tục hoặc đặt câu hỏi liên tục nhưng không có nhu cầu trả lời; người được hỏi có trả lời hay không cũng mặc kệ. Trẻ có thể “tấn công” cha mẹ bằng hàng loạt câu hỏi như: “Mẹ đi đâu vậy?”, “Mẹ mở cửa đi!”, “Mẹ cho con ăn cái này đi!”… Mặc dù, trẻ hoạt động liên tục nhưng lại không có nhu cầu khám phá, sáng tạo, tò mò trước một mô hình ô tô chẳng hạn.
    Chuyên gia tâm lý tư vấn: “Nhõng nhẽo cũng còn tùy tuổi. Trẻ dưới 3 tuổi chưa biết cách quản lý cảm xúc, không phân biệt được cảm xúc tiêu cực và cảm xúc tích cực, nên nếu cha mẹ không bắt đầu đặt giới hạn cho trẻ, con muốn gì được nấy, lẽ tất nhiên, trẻ sẽ biết cách dùng “khóc” để tăng đòi hỏi của trẻ lên. Và nếu cha mẹ không điều chỉnh, trẻ hình thành thói quen, lâu dần, mắc phải hội chứng “con vua”.

    Từ nhõng nhẽo trẻ sẽ vòi vĩnh, và từ vòi vĩnh trẻ sẽ học được cách “áp đặt” ra điều kiện với người lớn. Nhiều phụ huynh đưa trẻ đến tư vấn tâm lý cho biết: “Hiện tại, muốn trẻ nghe lời hoặc làm gì cũng khó. Trẻ biết cách ra điều kiện như: “Nếu mẹ không mua cho con xe đạp, con sẽ không đi học!”.

    Từ nhõng nhẽo đến nhũng nhiễu cha mẹ

    Còn trẻ trên 3 tuổi đã biết cách kiềm chế cảm xúc, có thể không khóc trước mặt người lạ, biết nhường nhịn khi không được như mong muốn, biết chia sẻ đồ chơi với bạn. Vì vậy, khi trẻ không thể kiểm soát cảm xúc, bộc lộ cảm xúc không đúng tình huống, có lẽ trẻ đã bắt đầu bị rối loạn cảm xúc và dường như không có ý thức. Rối loạn cảm xúc thường đi đôi với rối loạn hành vi. Nếu cảm xúc không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến hành vi tiêu cực ngay lập tức. Để cho trẻ nhõng nhẽo quá mức ở lứa tuổi còn nhỏ cũng có thể dẫn đến rối loạn cảm xúc - hành vi khi trẻ lớn hơn.

    ThS. Thanh Hà chia sẻ: “Tôi từng chứng kiến một chị trong suốt buổi họp bàn công việc với đối tác, phải liên tục trả lời điện thoại con gái 5 tuổi với một chủ đề duy nhất khi nào mẹ về mua đồ chơi cho con. Dễ dãi với con đã khiến trẻ không tôn trọng cha mẹ. Cần phải nhắc nhở con ngay từ lúc đầu, bây giờ cha hay mẹ đang làm việc, chuyện mua đồ chơi cho con tối về bàn tiếp. Không được dây dưa cho xong chuyện, trẻ sẽ tấn công bố mẹ bất kể mọi lúc mọi nơi. Người lớn cũng có những giới hạn mà trẻ cần tôn trọng, chứ không phải con muốn sao cũng được”.

    Dạy con từ thuở lên 3

    Những trường hợp hội chứng con vua này thật sự “khá khó khăn trong việc điều trị” vì cần điều chỉnh cả thói quen của gia đình. Trong khoảng thời gian tư vấn ngắn ngủi, các chuyên viên tư vấn không thể “đả thông” được cả hệ thống chăm sóc - giáo dục tồn tại như một thứ văn hóa. Nhiều trường hợp không quay lại khi được hẹn tái khám. Nhưng theo các chuyên gia tâm lý, độ tuổi “Mầm - Chồi - Lá” hoàn toàn biết tuân thủ các nội quy và chuẩn mực đạo đức. Vì vậy, cách dạy con duy nhất là cha mẹ thống nhất đặt ra cho con các giới hạn, giải thích, hướng dẫn con tuân thủ các nội quy trong gia đình và mở rộng ra ngoài xã hội như trường lớp, siêu thị. Nếu không có giới hạn, trẻ dễ bị xung động dẫn đến liên tục đòi hỏi, và thể hiện cảm xúc không phù hợp.

    ThS. Hà khuyến cáo: “Nếu bạn không cho trẻ một giới hạn, không dạy trẻ cái nào được phép, cái nào không được phép, trẻ cứ thế mà tiến tới. Đừng để đến lúc trẻ hình thành phản xạ có điều kiện, cha mẹ lại cuống cuồng cho rằng trẻ có vấn đề về tăng động hay rối loạn cảm xúc.

    Đừng cho trẻ xả láng hoặc cấm đoán hoàn toàn một cách thô bạo. Đối với trẻ, dân chủ là một chủ trương chưa thể áp dụng, mà cần phải áp dụng giáo dục. Trẻ vào lúc 3 tuổi, chưa biết đúng hay sai, nên phải được cha mẹ chỉ dạy. Rất nhiều hành vi nho nhỏ cần rèn giũa để hình thành tính cách lớn hơn. Đơn giản, cha mẹ cho nói con mới được nói, không được nói leo. Hoặc mẹ đang lau nhà, con phải ngồi trên ghế đợi nhà khô mới được xuống. Bên cạnh đó, việc đặt ra quy ước phải thống nhất, để tránh việc trẻ làm theo ý muốn của mình thành tự do ngang ngược”, ThS. Thanh Hà khuyến cáo.

    Panda Books (S.T)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Panda Books
    Đang tải...


  2. Amaratine

    Amaratine Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    19/5/2013
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Trẻ được cưng chiều và hội chứng “con vua”

    Giờ sinh con ít nên đứa nào cũng được chiều, từ ông bà đến cha mẹ. Đôi khi thấy mấy đứa nhóc nhà chị được chiều quá mà nghĩ, sau này sinh con sẽ ... không thế:p
     
  3. Panda Books

    Panda Books Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    17/12/2013
    Bài viết:
    1,052
    Đã được thích:
    239
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Trẻ được cưng chiều và hội chứng “con vua”

    Mình quan tâm chăm sóc nhưng cái gì cũng có giới hạn các mẹ ak, đừng để quá không chính mình làm con cái hư ạ :(
     
  4. yensaodongduong.com

    yensaodongduong.com Yến sào hảo hạng

    Tham gia:
    1/8/2014
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    45
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Trẻ được cưng chiều và hội chứng “con vua”

    đúng thế,giờ các vị nuôi con toàn kiểu chiều chuộng rồi ra điều kiện từ bé nên trở nên ích kỷ.Những kiểu dạy con như thế cần phải xem xét lại
     
  5. kimdungdung9

    kimdungdung9 Tôi luôn yêu gia đình.

    Tham gia:
    19/5/2014
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Trẻ được cưng chiều và hội chứng “con vua”

    Mình sợ nhất trường hợp này. Những trẻ được cưng chiều nhất định sẽ làm hỏng tư duy của trẻ, dù trường hợp nào đi chăng nữa cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của bé sau này. Tưởng tượng xem chồng hoặc vợ bạn sẽ như 1 ông hoàng độc quyền và 1 công tử bột chính hiệu liệu bạn chịu nổi không ?. có mà chạy mất dẹp.
     
  6. kimdungdung9

    kimdungdung9 Tôi luôn yêu gia đình.

    Tham gia:
    19/5/2014
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Trẻ được cưng chiều và hội chứng “con vua”

    Mình sợ nhất trường hợp này. Những trẻ được cưng chiều nhất định sẽ làm hỏng tư duy của trẻ, dù trường hợp nào đi chăng nữa cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của bé sau này. Tưởng tượng xem chồng hoặc vợ bạn sẽ như 1 ông hoàng độc quyền và 1 công tử bột chính hiệu liệu bạn chịu nổi không ?. có mà chạy mất dép chứ đừng nói gì đến bạn bè - đồng nghiệp.
     
  7. JADA HANOi

    JADA HANOi Đánh thức niềm tự hào

    Tham gia:
    3/5/2013
    Bài viết:
    3,078
    Đã được thích:
    679
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Trẻ được cưng chiều và hội chứng “con vua”

    cưng chiều quen rồi sau này ko thể uốn nắn và sửa tính cách được nữa, lúc đó phụ huynh có ngồi khóc hu hu thôi :(
     
  8. ngocp4

    ngocp4 Mẹ Móng Tay thúi

    Tham gia:
    20/5/2013
    Bài viết:
    1,652
    Đã được thích:
    201
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Trẻ được cưng chiều và hội chứng “con vua”

    M cũng k thích cưng chiều con cái nhưng nói vậy chứ k bít có thực hiện đc k
     
  9. vnxk.nsl

    vnxk.nsl Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    25/2/2013
    Bài viết:
    7,294
    Đã được thích:
    1,287
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Trẻ được cưng chiều và hội chứng “con vua”

    đúng rồi đó , mình thì k chiều con , lúc mềm lúc thì rắn hihi :rolleyes:
     
  10. Ðề: Trẻ được cưng chiều và hội chứng “con vua”

    em chưa có con nhưng trẻ con quanh xóm đứa nào nhìn thấy em cũng sợ. ko biết sau này con em thế nào :)
     
  11. Ngay_tho

    Ngay_tho Nhận làm báo cáo ***ế

    Tham gia:
    24/7/2010
    Bài viết:
    2,771
    Đã được thích:
    365
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Trẻ được cưng chiều và hội chứng “con vua”

    Cái món này là sợ lắm Con nhà lính mà tính nhà quan.
     
  12. vinhomesgroup

    vinhomesgroup Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    7/8/2014
    Bài viết:
    475
    Đã được thích:
    60
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Trẻ được cưng chiều và hội chứng “con vua”

    Em thấy tình trạng thương con, cưng chiều , binh vực cho con hết sức đáng lo ngại , cứ như thằng cu cháu em nó hỗn thế mà không đánh được , ba mẹ nó bênh vực dù đúng hay sai nên bây giờ ai cũng không thích thằng nhỏ với nhìn là ghét rồi
     
  13. tkkh

    tkkh Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    8/3/2013
    Bài viết:
    7,937
    Đã được thích:
    1,080
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Trẻ được cưng chiều và hội chứng “con vua”

    Mình ko chiều con, nhưng ông bà thì rất rất chiều, nhiều lúc khó nói lắm.
     
  14. Nhoccuty

    Nhoccuty Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    9/12/2012
    Bài viết:
    8,443
    Đã được thích:
    1,368
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Trẻ được cưng chiều và hội chứng “con vua”

    ở nhà con được nuông chiều nhiều, lại được tha thứ nhanh nếu phạm lỗi lầm, nên ra ngoài con cũng quen tính, dễ dẫn đến tình trạng con nhoĩng nhẽo, mè nheo, rồi sinh ra kênh kiệu thì khổ. phải dạy dỗ con đến nơi đến chốn, cẩn thận mới nên người :rolleyes:
     
  15. glinh2012

    glinh2012 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    19/3/2014
    Bài viết:
    2,271
    Đã được thích:
    288
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Trẻ được cưng chiều và hội chứng “con vua”

    m ko chiều con lăm đâu, đòi rất ít khi m đáp ứng, sợ bé tạo thói quen
     

Chia sẻ trang này