Kinh nghiệm: Trẻ Ho Về Đêm? Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả Tại Nhà

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi Phương Trần Yến Nhi, 13/8/2022.

  1. Phương Trần Yến Nhi

    Phương Trần Yến Nhi Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    1/7/2022
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Chào quý ba mẹ,
    Trẻ ho về đêm thường xuyên là tình trạng khá phổ biến, tuy nhiên ban ngày thì trẻ lại không có dấu hiệu gì. Việc trẻ ho quá nhiều khiến cho các bậc ba mẹ đứng ngồi không yên, ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ và chất lượng công việc.
    Để tìm hiểu vì sao trẻ hay ho về đêm, mời quý độc giả khám phá qua bài viết này nhé!
    (Nguồn: nhathuocviet.vn)
    Tại sao trẻ ho về đêm?
    Trẻ em có hệ miễn dịch yếu kém, lại chưa biết cách tự bảo vệ cơ thể nên rất dễ bị bệnh. Trong đó, ho - đặc biệt là ho về đêm là phổ biến nhất.

    [​IMG]

    Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều về đêm, bao gồm:
    Nhiệt độ thấp, không khí khô
    • Nhiệt độ ban đêm luôn thấp hơn nhiệt độ ban ngày. Vào thời điểm giao mùa, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm có thể chênh nhau 10 độ C. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, cộng với không khí khô vào ban đêm và nhiệt độ máy lạnh thấp chính là nguyên nhân gây ra tình trạng ho nhiều về đêm của các bé.
    Ngủ không gối (kê) đầu
    • Trẻ ho về đêm thường đi kèm với nghẹt mũi, khó thở. Và tình trạng càng thêm tồi tệ nếu bé ngủ với tư thế đầu thấp. Bởi lúc này, chất nhầy và dịch từ trên mũi sẽ chảy xuống họng, gây kích ứng các cơn ho.
    Phòng ngủ không sạch sẽ
    • Phòng ngủ không được vệ sinh thường xuyên sẽ tích tụ nhiều bụi bẩn, tóc, lông thú nuôi,… Sẽ thật nguy hiểm nếu chăn, ga, gối, nệm, thú bông của bé bị ám bụi bẩn. Bởi các bé sẽ vô tình hít phải khi ngủ, không chỉ gây ra các cơn ho mà còn khiến bé bị hắt hơi, ngứa mũi, khó chịu.
    [​IMG]
    Viêm họng
    • Viêm họng là bệnh lý phổ biến ở trẻ em. Nếu bé bị viêm họng thì ban đêm, dưới tác động của các yếu tố ngoại cảnh, bé sẽ dễ bị ho và ho nhiều hơn so với ban ngày. Đi cùng với tình trạng này có thể là các triệu chứng sốt, đau đầu, sưng hạch bạch huyết,…
    Viêm xoang
    • Trẻ ho về đêm cũng có thể là do bị viêm xoang. Lúc này, lớp niêm mạc hô hấp lót trong xoang bị viêm nhiễm, phù nề, làm tăng tiết dịch nhầy. Ban đêm khi nằm ngủ, lượng dịch nhầy này sẽ chảy xuống họng, kích ứng niêm mạc họng. Tình trạng này sẽ khiến bé ho nhiều, thậm chí là ho dữ dội từng cơn.
    Bệnh hen suyễn
    • Hen suyễn là bệnh hô hấp mãn tính. Người mắc bệnh này thường rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng với sự thay đổi của thời tiết hoặc các chất gây dị ứng.
    • Nếu chẳng may tiếp xúc với một trong số những chất này, phế quản sẽ phù nề, co thắt, tăng tiết dịch nhầy. Người bệnh sẽ cảm thấy khò khè, khó thở, đau tức ngực, ho. Vì thế, nếu trẻ bị ho về đêm, đặc biệt ho nhiều ban đêm thì không loại trừ khả năng do bệnh hen suyễn.
    [​IMG]
    Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
    • Mặc dù được đánh giá là nguyên nhân phổ biến, thế nhưng ít ai biết bệnh trào ngược dạ dày thực quản liên quan như thế nào đến tình trạng trẻ ho về đêm. Theo đó, nếu bé mắc bệnh này thì khi ngủ, luồng khí trào ngược từ dạ dày lên thực quản sẽ mang theo axit dịch vị. Lượng axit này tác động đến hệ thần kinh đường khí quản, làm khí quản căng lên và kích thích phản xạ ho.
    Nên chăm sóc trẻ ho về đêm như thế nào?
    Trẻ ho về đêm do rất nhiều nguyên nhân, trên thực tế nhiều cha mẹ thấy trẻ bị ho nhiều, thường tự mua thuốc về để điều trị cho trẻ, dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc và điều trị không đúng.
    Trong khi trẻ bị ho có thể do môi trường ẩm mốc, thời tiết, gia đình có người hút thuốc lá, thuốc lào… Thậm chí khu vực sinh sống bụi bẩn, ô nhiễm không khí như gần đường, gần nhà máy…
    • Đêm ngủ cần giữ ấm cơ thể cho trẻ, tránh để bị nhiễm lạnh. Nếu trẻ còn nhỏ, có thể mang tất (vớ) cho trẻ. Để nhiệt độ máy lạnh phù hợp (không dưới 25 độ C).
    • Khi trẻ bị ho, cha mẹ có thể sử dụng các loại thuốc ho tự chế từ thảo dược như mật ong ngâm chanh đào, lá hẹ, vỏ quýt hấp mật ong, hoa hồng hấp đường phèn…
    • Cần vệ sinh phòng ngủ, thay chăn, ga, gối, nệm thường xuyên. Việc này rất quan trọng với những trẻ bị viêm xoang, hen suyễn, dễ dị ứng.
    • Có thể cho trẻ gối êm, mềm, đảm bảo phần đầu luôn cao hơn phần ngực. Tư thế này sẽ giúp trẻ dễ thở, đồng thời, hạn chế dịch nhầy chảy từ mũi xuống họng.
    • Với những trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản, không nên cho trẻ ăn hoặc uống sữa quá gần giờ đi ngủ. Nếu không lượng thức ăn chưa kịp tiêu hóa sẽ khiến trẻ dễ bị ợ hơi, trào ngược axit, gây kích ứng họng và ho.
    • Ăn các loại thực phẩm tốt cho phổi của trẻ: quả bơ, bưởi, lê, cà chua, cá hồi, cá thu, các loại rau xanh đậm màu,...
    [​IMG]
    • Ngoài ra, thực phẩm ăn hằng ngày thường không đủ dưỡng chất cung cấp cho phổi, do đó bạn nên bổ sung các loại thuốc bổ phổi tốt cho trẻ, vì trong thành phần thuốc bổ phổi thông thường có nhiều vi chất giúp cho phổi của trẻ khoẻ mạnh, tăng cường hoạt động mạnh mẽ hơn, đào thải tốt các độc tố ra khỏi cơ thể và ngăn ngừa các bệnh lý về phổi khác.
    Điểm danh TOP 10+ thuốc bổ phổi tốt nhất hiện nay: TẠI ĐÂY

    Trên là bài viết về chủ đề trẻ ho về đêm, qua đó hi vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ các thông tin hữu ích cho quý ba mẹ nhằm cải thiện tình trạng sức khoẻ lá phổi của trẻ.
    Chúc cho quý ba mẹ áp dụng thành công và trẻ có một sức khoẻ mỹ mãn nhất!

    Xem thêm chủ đề:
    Viêm phổi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Phương Trần Yến Nhi
    Đang tải...


  2. anhvienshop

    anhvienshop Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    4/9/2019
    Bài viết:
    1,109
    Đã được thích:
    37
    Điểm thành tích:
    48
    Thông tin bổ ích
     

Chia sẻ trang này