Kinh nghiệm: Trẻ Học Thói Xấu - Cha Mẹ Nên Làm Gì?

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi trancongvu123, 16/12/2020.

  1. trancongvu123

    trancongvu123 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    5/8/2020
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Sự lớn lên và hình thành tính cách của một đứa trẻ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống, môi trường giáo dục mà trẻ được tiếp xúc hàng ngày. Quá trình phát triển của một đứa trẻ từ sinh ra đến khi lớn lên là cả một quá trình nhận thức và tiếp thu kiến thức. Cha mẹ cũng sẽ không ít lần gặp phải những lần con học xấu rất nhanh còn những điều tốt đẹp chúng sẽ ít để ý tới hơn. Vậy, khi trẻ học thói xấu, cha mẹ nên làm gì để giúp con. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của tôi, hi vọng có thể giúp được cho các cha mẹ.

    [​IMG]Tìm hiểu về việc học xấu ở trẻ

    Tìm hiểu nguyên nhân của việc học xấu của trẻ là một bước giúp cha mẹ tháo gỡ được tâm lý và tính cách này ở trẻ.

    Trẻ em thường tò mò để tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh. Các yếu tố liên quan đến hành vi học thói xấu ở trẻ:

    Cha mẹ đừng quá lo lắng khi con bắt chước những hành vi xấu, kể cả sao chép hành vi của người khác, cũng là 1 trong các dấu hiệu phát triển bình thường ở trẻ, vì con cần thử nghiệm, trải nghiệm mọi thứ từ thế giới xung quanh thông qua việc bắt chước sau đó mới rút kinh nghiệm được cho mình. Qua nhiều lần va chạm, trẻ mới nhận diện được rõ ràng việc đúng – sau, nên – không nên cho hành động đó của mình. Nếu trẻ chưa nhận ra được hành vi của mình đúng hay sai thì rất cần cha mẹ vào cuộc tương tác và dạy dỗ cho con để con nhận thức được rõ ràng hơn. Vì vậy, khi trẻ dưới 3 tuổi, cha mẹ càng gần con, càng trò chuyện nhiều, càng làm gương cho con nhiều thì việc điều chỉnh hành vi của con cũng như dạy dỗ con về sau càng dễ dàng và đỡ áp lực hơn.

    Khi trẻ học xấu, cha mẹ nên coi đó là một cơ hội để con được học tập và trải nghiệm. Cha mẹ hãy cho con nhận diện lại hành vi của trẻ như vậy là đúng hay sai? Tại sao con lại làm như vậy? cho trẻ đưa ra nguyên nhân tại sao trẻ lại thực hiện hành vi đó.

    Cho trẻ đưa ra hậu quả của hành vi xấu, nếu con không đưa ra được cha mẹ sẽ nói chuyện và phân tích để con hiểu hơn. Đồng thời, cần rút kinh nghiệm cho con lần và cho con nói/ cam đoan lần sau không tái phạm. Đưa ra chế tài nếu trẻ tái phạm.

    Gia đình là lớp học và bố mẹ là người thầy đầu tiên của con. Cha mẹ cần làm là hãy cố gắng ở bên cạnh, giám sát với con nhiều nhất – ủng hộ những hành vi tích cực và giúp con phân biệt được các hành vi chưa đúng.

    Những điều cha mẹ không nên làm khi trẻ học thói xấu:

    – Đừng quát mắng trẻ ngay lập tức, vì khi trẻ bị rơi vào tâm lý sợ hãi tâm lý của trẻ sẽ không lắng nghe và trẻ sẽ cố thủ cho lỗi sai của mình.

    – Không nên nhắc lại lỗi sai của trẻ quá nhiều lần, nếu như cha mẹ cằn nhằn nhiều con sẽ không lắng nghe và coi đó là những lời nhàm chán.

    – Không giải thích nhiều với trẻ, vì việc giải thích nhiều với trẻ sẽ không giải thích được.

    – Không trách mắng con thường xuyên, mắng mỏ nhiều sẽ khiến con lo lắng và không tin tưởng bố mẹ , phớt lờ mọi lời nói của bố mẹ.

    -Cha mẹ không nên đánh đòn con, đòn roi không phải là cách giải quyết vấn đề tích cực mà còn dạy cho trẻ hiểu rằng, có thể giải quyết vấn đề bằng cách đánh đòn và tâm lý trẻ sẽ trở nên bạo lực. Không đánh con khi đang tức giận hoặc vớ cái gì là đánh cái đó.

    [​IMG]

    Những điều bố mẹ nên làm

    – Khi trẻ học xấu, làm sai cần cho trẻ thời gian để bình tĩnh lại sau đó phân tích để trẻ hiểu vấn đề hơn, trò chuyện với con hiệu quả hơn và tạo ra được ảnh hưởng với con.

    – Con như thế nào sẽ là bản sao tuyệt đối của bố mẹ, bố mẹ không nên tiếc lời khen với con, cần có hướng trò chuyện với con để trở thành điểm tựa tâm lý vững chắc cho con. Từ lời nói, hành động của bố mẹ con sẽ bắt chước rất nhanh. Đến trường thì con học bạn, học thầy.

    – cha mẹ hãy kiên định và quyết liệt với con khi con học xấu để trẻ ghi nhớ và thay đổi hành vi học xấu của mình.

    – Giải quyết luôn vấn đề một cách dứt điểm khi hành vi xấu vừa xảy ra, không được làm cho con xấu hổ. Hãy thật bình tĩnh trước khi nói chuyện với con

    – Đừng thiết quan luật quá khắt khe với trẻ vì trẻ chưa thể hiểu hết và ghi nhớ hết được các quy tắc mà mẹ đưa ra

    – Ngắt quyền lợi khi con mắc lỗi và phạt con phải làm việc nhà do lỗi lầm của mình. Con cần học tính chịu trách nhiệm với chính bản thân mình để trưởng thành hơn.
    Như vậy, việc trẻ học xấu không đáng lo ngại. Điều quan trọng là để trẻ nhận diện được đúng – sai trong mỗi vấn đề và rút kinh nghiệm cho bản thân. Trong cuộc sống này có dại mới có khôn, nên cha mẹ hãy bình tâm để đồng hành cùng con nhé!

    wedowegood-school
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi trancongvu123
    Đang tải...


Chia sẻ trang này