Trẻ rối loạn tâm lý do căng thẳng trong học tập

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi thienthannho090390, 3/9/2015.

  1. thienthannho090390

    thienthannho090390 _Meomeo Híhí_

    Tham gia:
    9/6/2012
    Bài viết:
    2,723
    Đã được thích:
    554
    Điểm thành tích:
    823
    Kết thúc kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, chị Hoa (quận 7, TPHCM) khổ sở vì cô con gái chuẩn bị thi học kỳ hai lớp 3 nằng nặc không chịu quay lại trường.

    Hôm từ quê bay trở lại thành phố, thấy con gái khóc lóc, chị Hoa nghĩ conquý nhà ngoại nên buồn, vì cả năm mới về quê một lần. Thế nhưng, lý do là Mít sợ kỳ thi cuối năm, sợ thi trượt môn tiếng Anh khi chỉ trong tháng tư đã hai lần bị cô giáo chê vì làm bài kém. Mít chia sẻ với bà ngoại, em ghét cô giáo tiếng Anh, chẳng biết gì môn tiếng Anh, chắc chắn sẽ thi trượt. Ở lớp ba, ngoại ngữ cũng quyết định điểm lên lớp, nếu trượt thì sẽ bị đúp.

    Trong lớp Mít, nhiều bạn đi học thêm tiếng Anh ở các trung tâm ngoại ngữ hoặc ở nhà các thầy cô giáo. Đầu năm học, Mít cũng xin mẹ cho đi học thêm ở nhà cô nhưng công việc bận rộn, chị chưa kịp tìm hiểu các lớp để cho con đi học.

    Ngày đầu đi trở lại trường sau kỳ lễ, chị Hoa phải dỗ dành con như thời học mầm non. Chị bảo bố mẹ không yêu cầu Mít phải đạt điểm tiếng Anh cao như toán, tiếng Việt: "Nếu chịu khó ôn trước khi thi, mẹ nghĩ con đủ khả năng đỗ. Chỉ cần đạt điểm 5 là không bị trượt rồi”. Được mẹ động viên, Mít mới vui vẻ đi học.

    [​IMG]
    Học không nghỉ ngơi khiến nhiều trẻ phát bệnh tâm lý trong mùa thi. Ảnh minh họa:Ministryoftofu.

    Sợ đi học, căng thẳng khi đến nghĩ đến việc học là bệnh của không ít học sinh trong mùa thi cử.Mít chỉ là một trường hợp nhẹ và dễ điều chỉnh, một phần cũng do ở cấp một, việc học tập còn khá đơn giản. Thực tế, trong mùa thi khá nhiều học sinh, đặc biệt là cấp 2-3, bị áp lực học tập và thành tích thi cử đã có những biểu hiện không bình thường về tâm lý.

    Từ đầu tháng 4, cô giáo và các bạn trong lớp vô cùng ngạc nhiên khi cứ 5-10 phút, Xuân (lớp 8) lại xin ra ngoài rửa tay. Một tiết học em đi rửa tay không dưới 5 lần. Sự việc kéo dài cả tháng, cho đến khi cô giáo thắc mắc với phụ huynh. Gia đình đưa em đi gặp bác sĩ, cô bé được kết luận bị căng thẳng tâm lý và dự kiến phải điều trị trong thời gian vài ba tháng. Xuân bị ám ảnh nhìn đâu cũng thấy vi khuẩn sau khi đọc một cuốn truyện tranh, có một nhân vật tung vi khuẩn ra làm hại thế giới.

    Chị Hằng, mẹ của Xuân, cho biết, vào đầu năm học lớp 7, gia đình bắt đầu cho em đi học thêm rất nhiều. Gần như ngày nào em cũng đi học từ 6h30 sáng cho đến 21h mới về đến nhà. Cuối tuần, em cũng có những môn học ngoại khóa như vẽ, nhạc. Chưa ngày nào Xuân được ngủ đủ 8 giờ đồng hồ. Ngay từ đầu năm, gia đình đặt cho Xuân mục tiêu phải đạt điểm 9 trung bình các môn để sau này dễ chọn trường cấp 3. Áp lực phải học giỏi, đạt thành tích cao trong học tập khiến Xuân bị ám ảnh, nhiều lúc đờ đẫn như người mất hồn.

    Theo ghi nhận, bắt đầu từ tháng 4 đến nay, số lượng bệnh nhi đến khám tâm lý tại Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 (TP HCM), Nhi Trung ương (Hà Nội) hay các trung tâm tâm lý trị liệu đều tăng so với thời kỳ trước đó.

    Thạc sĩ tâm lý Lã Linh Nga, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng khoa học Tâm lý - Giáo dục (PPRAC),cho biết, hàng nă, cứ đến tháng 4, số trẻ đến khám và điều trị tâm lý tại trung tâm bắt đầu tăng nhanh và kéo dài cho đến hết mấy tháng hè. Nếu bình thường một nhân viên của trung tâm chỉ tư vấn và điều trị cho khoảng 3-4 em học sinh một ngày thì trong giai đoạn xung quanh mùa thi, mỗi người phải làm việc nhiều gấp đôi, với 6-8 em. Một ca điều trị tâm lý thường kéo dài vài ba tháng, tâm bệnh không thể chữa khỏi trong ngày một ngày hai.

    Theo thạc sĩ Linh Nga,trẻ bị căng thẳng tâm lý do bị cha mẹ ép học nhiều hoặc buộc phải "chạy đua" để đạt thành tích mong đợi của nhà trường và gia đìnhthường dẫn đến rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, lo âu, chán nản, không tập trung được. Một số em bị ám ảnh nghi thức như rửa tay chân liên tục, lặp đi lặp lại những hành vi bất thường. Nhiều em sợ đi học, sợ đến trường. Việc phát bệnh tùy thuộc vào tâm lý và cá tính từng em. Những em thuộc kiểu người hay lo lắng, cầu toàn thì dễ căng thẳng hơn. Các em sẽ sợ hãi trước áp lực học tập quá lớn, nhiều em học trước quên sau, mất niềm tin vào bản thân.

    Sự kỳ vọng của cha mẹ cũng là một nguyên nhân khiến trẻ stress.Thạc sĩ Linh Nga từng gặp một học sinh lớp 9, khi đưa con đến, cha mẹ em đều khẳng định không bao giờ ép em học. Sau nhiều lần trò chuyện, bé gái kể đi đâu bố mẹ cũng khoe con mình học tốt, thông minh. Em tự hứa với bản thân quyết tâm phải học thật giỏi để đúng như những lời “quảng cáo” của bố mẹ. Suy nghĩ quá nhiều về việc luôn phải học giỏi, cô bé bị ám ảnh dẫn đến học không vào, nhớ trước quên sau. Nhìn con gái uể oải, bỏ cả ăn uống, không thiết tha cuộc sống, ba mẹ ban đầu tưởng con yêu sớm, chứ chưa hề nghĩ đến việc con lo âu trầm cảm vì… muốn học giỏi.

    Cô giáo Nguyễn Thùy Liên (giáo viên cấp 2, Tây Hồ, Hà Nội) cho biết,việc thi cử của học sinh từ lớp 6 trở lên rất vất vả.Bắt đầu giữa tháng 4, học sinh sẽ có một loạt đề cương ôn thi của các môn (không dưới 13 môn). Môn nào nhẹ cũng phải 4-5 câu hỏi, chưa kể rất nhiều bài tập kèm theo. Sau đó, đến đầu tháng 5, học sinh bắt đầu thi. Kỳ thi kéo dài suốt hai tuần. Trong thời gian thi, học sinh vẫn đến lớp học bình thường. Đa số các em vẫn không bỏ các môn ngoại khóa, ngoại ngữ bên ngoài, chính vì vậy cường độ học tập của học sinh lúc này rất cao.

    Thạc sĩ Linh Nga cũng đồng tình quan điểm,thường những trẻ phải đi khám tâm lý do căng thẳng trong học tập đều học giỏi,thông minh, có những em học tốt đứng hàng nhất nhì lớp, thậm chí có em từng tham gia các đội tuyển học sinh giỏi. Những em này thường đặt cho mình những mục tiêu cao trong học tập và cũng thường được cha mẹ kỳ vọng. Áp lực từ việc học tập đối với các em là rất lớn.

    Chuyên gia tâm lý khuyên, khi trẻ có biểu hiện từ tập trung hào hứng học bỗng thay đổi, ngày càng trở nên uể oải, hay lo sợ quá mức, có những biểu hiện ám ảnh nghi thức, mất ngủ, sợ bài vở, chơi game nhiều, học sút kém, bỏ học, cha mẹ nên theo dõi vấn đề tâm lý của con, tìm hiểu nguyên nhân và đưa trẻ đi thăm khám tâm lỷ. Cha mẹ nên dành nhiều thời gian hơn để lắng nghe và trò chuyện với con. Cha mẹ hãy cùng con định hướng bản thân, xác định đâu là giới hạn cho con và cho mình. Nếu con cảm thấy quá sức, căng thẳng, cha mẹ cần cho con được thư giãn, giải trí, cắt giảm việc học thêm của con.

    Thông thường, trong các mùa thi, cha mẹ chỉ quan tâm ép con học, ép con ăn để đạt được kết quả tốt mà ít người quan tâm đến các vấn đề tâm lý của con. Thực ra việc chăm sóc tinh thần cho con cũng quan trọng không kém việc chăm sóc dinh dưỡng hay bổ sung kiến thức.Nếu được thư giãn, giải trí, sắp xếp việc học phù hợp, con sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều.Khi được tạo một tâm lý thoải mái, con sẽ tự tin và dễ thành công hơn.

    Nguồn: Vnexpress
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thienthannho090390
    Đang tải...


  2. longan1710

    longan1710 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    30/7/2015
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    em cũng từng là nạn nhân của việc học thành tích. Em cứ bị ép học thi vào trường top, nhưng rồi sao? Ra trường ko phù hợp, rồi vất vưởng tìm ngành tìm nghề phù hợp với mình. Em lúc cố ép mình làm đúng ngành ở đại học, cảm giác cực khổ gấp nhiều lần lúc ôn thi đh, còn bây h khi em làm đúng ngành thì cảm giác 1 tháng trôi qua cực nhanh, sống yêu đời lắm.
    Mong các mẹ đừng vì tuổi trẻ mình không làm đc mà bắt con cái phải làm điều đó. Mỗi người có 1 sở trường riêng, 1 sở thích riêng, hãy cứ để họ phát triển theo đúng con người họ, như thế họ vừa sống tốt, tiền bạc cũng tốt nữa. Còn nếu ép học thì có chăng chỉ cần ép con cái học ngoại ngữ thôi các mẹ ạ
     
  3. hieupede

    hieupede

    Tham gia:
    5/4/2013
    Bài viết:
    10,963
    Đã được thích:
    2,087
    Điểm thành tích:
    913
    hjx sao cứ phải làm khổ con trẻ
     
  4. huyenhnit

    huyenhnit Vé máy bay nội địa và quốc tế

    Tham gia:
    2/7/2012
    Bài viết:
    5,676
    Đã được thích:
    961
    Điểm thành tích:
    773
    Hjc, giờ đnag theo phong trào bệnh thành tích, chỉ khổ con trẻ
     
  5. sfbeo

    sfbeo Thành viên chính thức

    Tham gia:
    11/11/2015
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    38
    Điểm thành tích:
    28
    giờ thấy tụi nhỏ bị áp lực học hành ghê lên được ấy, hic,
     
  6. vugiahan16688

    vugiahan16688 Thành viên mới

    Tham gia:
    15/11/2015
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Bệnh thành tích nên giáo viên gây áp lực lên các cháu đây mà rõ khổ cho nền tương lai nước nhà.
     

Chia sẻ trang này