Trẻ Sơ Sinh Bị Sổ Mũi – Hướng Dẫn Xử Trí Tại Nhà An Toàn

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi minhphuong9201, 20/11/2021.

  1. minhphuong9201

    minhphuong9201 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2020
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Sổ mũi là vấn đề thường gặp không chỉ đối với người lớn mà còn với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Thời tiết thay đổi, môi trường bụi bặm,… là những yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng này. Sổ mũi thường không nguy hiểm, đây là phản ứng bình thường của cơ thể. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nếu không được xử trí đúng cách sẽ khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi, lâu dần dẫn đến viêm xoang, viêm phế quản, viêm tai giữa,…

    [​IMG]
    1. Thế nào là trẻ sơ sinh bị sổ mũi
    Sổ mũi là tình trạng dịch và chất nhầy chảy ra từ mũi. Chất nhầy là chất tiết ra từ màng nhầy ở trong khoang mũi, nó có tác dụng bảo vệ niêm mạc mũi khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút,…Ngoài ra nó còn có tác dụng làm ẩm không khí đi vào trong mũi.

    Thông thường, chất nhầy tiết ra từ mũi sẽ theo nước bọt chảy xuống họng.

    Trẻ sơ sinh bị sổ mũi là dấu hiệu chất nhầy và dịch mũi tiết ra quá mức. Điều này xảy ra khi thời tiết khô, lạnh hay trời quá nóng. Bên cạnh đó, việc trẻ tiếp xúc với các dị nguyên lạ đi vào đường thở (mũi) như vi khuẩn, vi rút, khói, bụi,…cũng gây ra tình trạng sổ mũi.

    Chất nhầy chảy ra từ mũi có thể thay đổi màu sắc: trắng trong sang trắng đục, vàng, xanh,…tùy vào mức độ sổ mũi nặng hay nhẹ.

    2. Cách phát hiện trẻ sơ sinh sổ mũi
    Trẻ sơ sinh bị sổ mũi sẽ có các dấu hiệu như:

    • Môi và miệng khô, trẻ thường xuyên khát nước.
    • Hắt hơi liên tục
    • Người mệt mỏi, lừ đừ, biếng ăn
    • Trẻ có thể sốt nhẹ, ho, đổ mồ hôi nhiều
    • Khó ngủ hoặc ngủ không sâu.
    • Trẻ quấy khóc.
    • Dịch từ mũi chảy ra nhiều.[​IMG]
    3. Phân loại nguyên nhân và tác nhân gây sổ mũi ở trẻ sơ sinh
    Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sổ mũi ở trẻ sơ sinh. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến.

    3.1. Trẻ sơ sinh sổ mũi do dị ứng
    Dị ứng là phản ứng miễn dịch của cơ thể khi có các tác nhân lạ xâm nhập vào. Khi tiếp xúc với các dị nguyên như khói, bụi, nước hoa, lông súc vật,…, cơ thể trẻ sẽ tiết ra kháng thể IgE đặc hiệu chống lại dị nguyên đó, đồng thời kích thích tế bào Mast (có nhiều ở mắt, mũi, phổi, dạ dày, ruột,…) giải phóng Histamin và các chất trung gian hóa học khác khiến trẻ bị ngứa, ho, hắt hơi, khó thở,…

    Dị nguyên lạ xâm nhập vào đường mũi sẽ kích thích niêm mạc mũi tiết nhiều chất nhầy, lượng chất nhầy dư thừa gây ra tình trạng sổ mũi ở trẻ.

    3.2. Trẻ sơ sinh sổ mũi do cảm lạnh
    Thời tiết lạnh, khô khiến trẻ rất dễ bị cảm. Một trong những phản ứng khi bị cảm ở trẻ là hắt hơi, sau đó chảy nước mũi liên tục. Bên cạnh đó trẻ cũng có thể có các triệu chứng khác như ho, sốt,…Tình trạng sổ mũi thường diễn ra 1-2 ngày, sau đó chuyển sang nghẹt mũi, khó thở.

    3.3. Trẻ sơ sinh sổ mũi do cảm cúm
    Đây là tình trạng vi rút xâm nhập vào cơ thể và gây viêm nhiễm. Thường sẽ có các dấu hiệu sổ mũi, nghẹt mũi, ho, khó thở,…thậm chí sốt cao. Vi rút xâm nhập vào mũi gây ra viêm, kích thích mũi tiết nhiều chất nhầy gây nên sổ mũi, nước mũi lỏng trong suốt, đôi khi gây ra tình trạng nghẹt mũi khiến trẻ khó thở.[​IMG]

    3.4. Trẻ sơ sinh sổ mũi do nhiễm khuẩn
    Vi khuẩn muốn đi vào mũi phải vượt qua hàng rào bảo vệ (chất nhầy, lông mao). Khi chúng xâm nhập vào sẽ bị cản bởi lông mao, trẻ cảm thấy khó chịu và dấu hiệu đầu tiên cho biết điều đó chính là trẻ hắt hơi, tiếp theo đó, mũi sẽ kích thích tiết ra chất nhầy để bao vây, ngăn chặn vi khuẩn không cho chúng tiến sâu hơn. Khi chất nhầy tiết ra quá mức, trẻ sơ sinh sẽ bị sổ mũi, nước mũi ban đầu sẽ lỏng trong suốt, sau đó có thể đặc dần và chuyển sang màu vàng hoặc xanh.

    3.5. Lạm dụng thuốc xịt mũi
    Việc sử dụng thuốc xịt mũi để hạn chế hoặc làm giảm tình trạng viêm mũi cho trẻ, tuy nhiên các mẹ không biết rằng khi lạm dụng nó quá mức sẽ khiến cho các triệu chứng ngày càng nặng thêm, về lâu dài có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng xoang mãn tính, trẻ sơ sinh bị chảy nước mũi và nước mũi có mùi hôi.

    4. Nguyên tắc chung xử trí sổ mũi cho trẻ tại nhà
    Nguyên tắc 1: Xác định nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ sơ sinh
    Các mẹ cần xác định các yếu tố sau:

    • Thời tiết: quá nóng, quá lạnh, hanh, khô
    • Dấu hiệu của trẻ: trẻ hắt hơi, khó chịu, nổi mẩn khi tiếp xúc với đồ vật, lông vật nuôi, khói, bui, nước hoa,…
    Nguyên tắc 2: Áp dụng một số biện pháp chung
    • Giữ ấm cho trẻ: Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất khi trẻ bị sổ mũi do cảm lạnh, hơi ấm giúp thông mũi, nước mũi dễ dàng đi ra ngoài hơn, do đó mà tình trạng sổ mũi ở trẻ sơ sinh cũng giảm dần.
    • Cho trẻ uống nước ấm: Việc cho trẻ uống nước ấm không chỉ giúp người trẻ ấm hơn mà còn giúp làm loãng chất nhầy tiết ra từ mũi nhờ vậy khiến cho chất nhầy dễ thoát ra khỏi mũi hơn.
    • Vệ sinh nhà cửa xung quanh sạch sẽ: Nhà cửa thông thoáng sẽ giúp trẻ thoải mái, làm giảm cảm giác khó chịu của trẻ sơ sinh bị sổ mũi. Bên cạnh đó, việc vệ sinh nhà cửa sạch sẽ còn giúp loại bỏ sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút,…Nhờ vậy mà tình trạng sổ mũi ở trẻ sơ sinh được cải thiện.
    • Hạn chế để trẻ tiếp xúc với vật nuôi trong nhà: Lông súc vật là một trong những yếu tố nguy cơ khiến trẻ bị dị ứng, bị nhiễm khuẩn,… Do đó các mẹ không nên để trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh tiếp xúc với vật nuôi trong nhà.
    • Xoa dầu cho trẻ: Tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, vị cay nóng giúp thông mũi, nước mũi nhanh được tống ra ngoài, nhờ vậy mà giảm được tình trạng sổ mũi ở trẻ.
    • Vệ sinh mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý: nhằm làm giảm tình trạng nhiễm khuẩn cho trẻ.
    Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị sổ mũi - Hướng dẫn xử trí tại nhà an toàn (imiale.com)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi minhphuong9201
    Đang tải...


Chia sẻ trang này