Trẻ thành thị và nguy cơ “tây hóa”

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi stormman188, 27/12/2011.

  1. stormman188

    stormman188 Luyện viết chữ đẹp Hà Nội

    Tham gia:
    31/8/2011
    Bài viết:
    1,034
    Đã được thích:
    187
    Điểm thành tích:
    103
    Học tiếng Anh từ khi 4-5 tuổi, xem phim, đọc truyện nước ngoài, hâm mộ những ngôi sao ca nhạc nổi tiếng châu Âu, thích các ngày lễ Halloween, Giáng sinh hơn Trung thu hay Tết Nguyên đán, trẻ em thành thị đang có nguy cơ bị “Tây hóa” ngay trên đất Việt.

    Bé Hồng Anh - học sinh lớp 2 trường tiểu học Hồng Hà - Hoàn Kiếm - HN được mẹ cho đi sắm quần áo ông già Noel từ trước lễ Giáng sinh một tuần. Hỏi Noel hôm nào, bé sẽ làm gì trong tối Giáng sinh, tặng quà cho ai, ghi lời chúc cho mẹ thế nào, bé đều trả lời vanh vách, tuy nhiên khi hỏi về Tết sắp đến, bé có biết nên làm gì trong dịp Tết không, Hồng Anh “ngậm hột thị” luôn.

    Những trường hợp như Hồng Anh không phải là hiếm ở Hà Nội và các thành phố lớn như Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa các quốc gia khác cũng xâm nhập vào Việt Nam và ngày càng trở nên phổ biến.
    Chuyện mấy nhóc học sinh thích được mẹ thưởng cho đi ăn KFC, Pizza, uống Pepsi cuối tuần hơn là đi bảo tàng, công viên không còn xa lạ ở nhiều gia đình có điều kiện. Các em cũng học theo lối sống, phong cách của các cô cậu học trò hiện đại ở Anh, Mỹ, Pháp, thích mặc quần ống rộng, nhảy Hiphop, hiểu tường tận về Graffiti nhưng khi hỏi đến tò he, rối nước thì nhiều khi lắc đầu và cho là lần đầu tiên được nghe đến.

    Chưa bao giờ phố Hàng Mã, Hà Nội đẹp lung linh như những ngày cận Noel, trẻ em sung sướng được bố mẹ dắt đi chọn váy, áo, mũ ông già Noel và ríu rít đòi ô tô nọ, siêu nhân kia. Nhưng, khi Tết đến, thử hỏi có mấy bé biết, mồng 1 sẽ đến nhà ai trước tiên, những món ăn nào thường được nấu trong ngày Tết?

    Trẻ em chỉ như một tờ giấy trắng. Mọi hành vi, cử chỉ của các em chỉ được hình thành và duy trì khi có sự tác động, ảnh hưởng của người lớn. Nhà nhà, người người nô nức vui Halloween, Noel hơn cả Tết trung thu. Và ngày Tết cổ truyền, vì làm cả năm quá bận rộn, mệt mỏi, nhiều gia đình chọn giải pháp đăng kí đi du lịch nước ngoài, ngủ bù trong năm và gọi đồ ăn nhanh về nhà cho đỡ mất thời gian nấu nướng, dọn dẹp. Vậy thì ai là người dạy trẻ em phong tục của Việt Nam?

    Tôi có biết một ông chủ của một doanh nghiệp lớn. Gia đình anh thừa sức cho con theo học một trường Quốc tế với học phí cả ngàn đô một tháng. Nhưng anh vẫn cho con học trường đúng tuyến, tức là một trường Tiểu học gần nhà, như bao trẻ em khác vì sợ con không được học lịch sử Việt Nam, địa lý Việt Nam, phong tục nước mình, chẳng mấy chốc mà mất gốc.
    Dạy văn hóa cho trẻ em, đâu cần phải đao to búa lớn, sách vở, tài liệu nọ kia. Nếp sống, thói quen của người lớn chính là một tấm gương lớn, để trẻ em nhận ra giá trị cốt lõi của phong tục, nét đẹp trong nếp sống người Việt.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi stormman188
    Đang tải...


  2. minhminhhanh

    minhminhhanh Chuyên hàng Đức&Úc (air)

    Tham gia:
    21/4/2009
    Bài viết:
    1,401
    Đã được thích:
    613
    Điểm thành tích:
    723
    Ðề: Trẻ thành thị và nguy cơ “tây hóa”

    Đây chỉ là ý kiến chủ quan của 1 người, đặc biệt là chỗ đỏ đỏ kia, mình là người thường xuyên đưa con đi chơi hàng mã vào các ngày lễ (tết, trung thu, noel), noel vừa rồi cũng đi, làm sao đẹp hơn vào dịp trung thu và năm mới được. lãng xẹt.
     
  3. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Trẻ thành thị và nguy cơ “tây hóa”

    Xã hội có nhiều "thực trạng" tốt xấu lẫn lộn, mà mỗi người khi nhìn những thực trạng đó thì thường nhìn theo cái nhìn chủ quan, có khi là phiếm diện của mình, đó là chuyện bình thường. Tuy nhiên, cũng giống như đa phần những thông tin trên các phương tiện truyền thông, thì những cái nhìn đó thường có khuynh hướng bi quan hóa các hiện tượng trong xã hội, nhất là với những cái nhìn về giới trẻ của những người thuộc "giới già" Hầu hết chỉ thấy những mặt tiêu cực khiến họ phải "ngứa con mắt bên phải - đỏ con mắt bên trái" khi thấy những cái "nhố nhăng" của "bọn trẻ" mà lắm khi họ đã quên mất là khi hồi còn trẻ, họ cũng có những trò nhố nhăng không kém !
    Nếu xét về hiện tượng "Tây hóa" thì đâu chỉ là bọn trẻ bị "nhuộm" mà ngay cả những người lớn, người bé, những nhà trí thức lẫn trí ngủ đều có tình trạng này - Hãy nhìn vào ngôn ngữ báo chí - hãy nhìn vào những bảng hiệu trên các con phố, hãy mở các tờ tạp chí nghiêm túc và đứng đắn trong các mục "thời trang" và "giải trí" ( mà các mục này thì hầu như báo nào cũng có ) chúng ta thấy gì ? đi đâu cũng thấy Big sale - sale off -thậm chí cả final sale ! thời trang chủ yếu là các kiểu áo quần của Tây ! Đó là những điều mắt thấy, tai nghe - còn những suy nghĩ và nhận thức thì cái hiện tượng " nghĩ như Tây" và sống như tây cũng đã có từ lâu rồi ! ( chỉ tiếc là thường nghĩ và sống trong các mục ăn chơi nhảy múa và thích dùng những tiện nghi vật chất hơn là các quan điểm sống tích cực của Tây phương)
    Nhưng dẫu sao, đó cũng là một lời cảnh tỉnh - cho chính những bậc cha mẹ hãy nên quan tâm hơn đến những giá trị sống của con người nói chung và của người Việt nói riêng, đừng để những tác động xấu bất kể đến từ đâu, khiến cho con cái chúng ta mất đi cái bản sắc và những giá trị của bản thân vì khi đã có khả năng tự chủ, và có được sự tự hào : "Tôi là người Việt Nam" cho dù có nhuộm tóc xanh đỏ, "chuyên trị" áo pull quần jean thì vẫn là dân "mít" !
    Vấn đề là phải biết phân biệt đâu là sự đích thực trong lịch sử, trong văn học, trong bối cảnh xã hội và trong các giá trị của gia đình vì chính những cái nhập nhằng trong lịch sử, những giá trị ảo trong văn học, những trò "về nguồn" theo phong trào ngoài xã hội và sự tan rã những giá trị trong gia đình mới là điều nguy hiểm nhất trong thời đại của chúng ta !
     

Chia sẻ trang này