Tri Ân Những Bạn Đọc Đồng Hành Cùng Báo Pháp Luật Tp.hcm

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi nguoishowbiz, 21/6/2018.

  1. nguoishowbiz

    nguoishowbiz Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    2/3/2017
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    [​IMG]
    (PL)- Sự đồng hành lặng lẽ của người dân dường như đã chạm tới trái tim của thần công lý: 16 giờ ngày 1-6, TAND tỉnh Kon Tum đã tuyên cả năm công dan được trắng án.
    LTS: Có những góp sức âm thầm sau mặt báo mà không nói ra không ai biết. Có cả những bạn đọc ở vùng đất xa xôi đã giúp sức cùng chúng tôi trong từng bài viết…

    Ngày của nghề, chúng tôi xin tri ân những bạn đọc đã đồng hành, gửi gắm niềm tin vào báo Pháp Luật TP.HCM.

    Người dân đã chở che tôi về trong an toàn

    Tôi đã được người dân, đồng nghiệp báo bạn bảo vệ che chở, giúp tôi đến và về trong an toàn.

    Ngày 1-6, TAND tỉnh Kon Tum tuyên bố cả năm bị cáo trắng án đã đi vào lịch sử ngành tư pháp Việt Nam. Đã có hàng ngàn người dân luôn đồng hành, ủng hộ Pháp Luật TP.HCMtrong suốt hai năm ròng rã trong quá trình phóng viên tác nghiệp.

    Tháng 9-2016, TAND huyện Đắk Hà quyết định đưa cả năm bị cáo gồm kiểm lâm Phan Tiến Dũng, Lê Quốc Khánh, Nguyễn Văn Bảy, Nguyễn Ngọc Bình, Nguyễn Văn Thụ ra xét xử lưu động răn đe những ai có ý định vào rừng đặc dụng Đắk Uy chặt gỗ.

    Vài ngày trước khi diễn ra phiên tòa, cả năm bị cáo tìm đến luật sư Lê Văn Hoan (Đoàn Luật sư TP.HCM) nhờ bào chữa. Nghiên cứu hồ sơ, luật sư Hoan hốt hoảng báo tin cho tôi: “Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng (Điều 175 BLHS) đòi hỏi phải khai thác từ 5 m3 gỗ. Nhưng các bị cáo khai thác mới 0,123 m3 nên chỉ có thể xử phạt hành chính, không đủ định lượng để xử lý hình sự về tội trộm cắp tài sản. Tôi muốn phơi bày sự thật ra công luận”.

    Dù luật quy định rất rõ ràng, ấy vậy TAND huyện Đắk Hà vẫn phạt năm bị cáo từ 12 đến 15 tháng tù về tội trộm cắp tài sản. Với uy tín của tờ báo, tôi đã thuyết phục thêm ba luật sư khác cùng với luật sư Hoan tạo nên sức mạnh bằng những lập luận thuyết phục.

    [​IMG]
    Sự hỗ trợ của người dân đã đồng hành cùng báo Pháp Luật TP.HCM giải oan cho năm công dân. Ảnh: CTV

    Song song với việc các luật sư tranh tụng tại phiên tòa, Pháp Luật TP.HCM còn tổ chức khoảng 30 bài “nặng ký” của các chuyên gia phân tích bình luận.

    Khi bài báo xuất bản, người dân địa phương bắt đầu hiểu hơn về quy định pháp luật, họ truyền tay nhau đọc báo.
    Khi tác nghiệp đưa tin tại phiên tòa, tôi gặp không ít phiền toái. Khi thì bị nhiều người lạ mặt bám sát, đẩy đồ nghề của tôi ra khỏi bàn. Họ tìm mọi cách cản trở tôi tác nghiệp. Chưa dừng lại, một kiểm sát viên của VKSND tỉnh Kon Tum còn tung đầy hình ảnh tôi lên mạng xã hội kèm theo đó là những lời lẽ thiếu chuẩn mực. Rất nhiều lần tôi phải đề nghị chánh văn phòng và viện trưởng VKSND tỉnh Kon Tum yêu cầu vị KSV chấm dứt việc làm trên. Cơ quan này hứa sẽ nhắc nhở cán bộ của mình. Và cũng chính trong khoảng thời gian đó tôi nhận nhiều tin nhắn nặc danh chửi bới, đe dọa tôi và gia đình.

    Nhưng trên tất cả, tôi được người dân, đồng nghiệp báo bạn bảo vệ che chở, giúp tôi đến và về trong an toàn. Không ít lần tôi tác nghiệp không có thời gian để ăn trưa và dùng cơm tối, người dân đã mua cho tôi chai nước, hộp cơm, cũng có khi bất ngờ tặng cho tôi bịch chè ăn cho đỡ đói. Họ là những người nông dân chân còn lấm màu đất nhưng lại là chỗ dựa về mặt tinh thần rất lớn cho chúng tôi. Mỗi lần tòa lên lịch xét xử, họ sẵn sàng bỏ nương rẫy, lặn lội hàng chục cây số đến dự tòa…

    Sự đồng hành lặng lẽ của người dân dành cho chúng tôi dường như đã chạm tới trái tim của nữ thần công lý, để rồi sau cơn mưa chiều xối xả, đúng 16 giờ ngày 1-6, TAND tỉnh Kon Tum đã tuyên bố cả năm bị cáo được trắng án.

    Khi nhà báo trở thành người mai mối

    Từ sự “mai mối” này, ngôi làng Hồi giáo Pakistan đã đón chào cô dâu Việt Nam đầu tiên của xứ sở này.

    Một ngày, tôi nhận tin nhắn với nội dung: “38 tuổi mới lấy chồng mà khó khăn quá chị ạ. Em muốn được kết hôn hợp pháp”, kèm theo là đơn của chị Tạ Hạnh Liên (quận Gò Vấp, TP.HCM) xin xem xét đăng ký kết hôn với người nước ngoài gửi đến báo Pháp Luật TP.HCM.

    Theo lời Liên, cô quen biết người đàn ông của mình trong một chuyến đi du lịch đến Pakistan. Karim là giám đốc của công ty du lịch đã đồng hành cùng Liên. Tưởng rằng chuyến đi kết thúc với những ấn tượng về phong cảnh hùng vĩ, người dân thân thiện…, không ngờ trái tim người cũng ở lại không rời.

    Đến một ngày, Karim đến Việt Nam và lần này, trên quê hương mình, Liên làm hướng dẫn viên du lịch cho anh. Để rồi sau đó Karim quyến luyến đến mức anh cứ xin visa để được ở Việt Nam một tháng...

    [​IMG]
    Đám cưới của Karim và chị Liên ở Pakistan ngày 27-4-2018. Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

    Cuối năm đó, cặp đôi bắt đầu hành trình làm giấy tờ để đăng ký kết hôn.

    Với chị Liên, việc xin giấy xác nhận độc thân rất dễ dàng nhưng Karim lại vô cùng khó khăn. Theo quy định, danh mục giấy tờ chứng minh tình trạng độc thân có yếu tố nước ngoài trong thủ tục kết hôn, người có quốc tịch Pakistan phải có giấy chứng nhận độc thân và bản tuyên thệ độc thân, sau đó hợp pháp hóa lãnh sự hai loại giấy tờ này. Rắc rối về biểu mẫu khiến Karim nhiều lần đi lại mà vẫn không có được bản tuyên thệ độc thân.

    Trong khi anh chạy đôn chạy đáo ở nước ngoài thì ở Việt Nam, chị cũng tìm tòi khắp nơi. Cuối cùng, chị được “chỉ điểm” đến báo Pháp Luật TP.HCM nhờ giúp đỡ.

    Tiếp nhận trường hợp của chị, tôi tìm đến gặp trưởng phòng tư pháp quận trình bày sự việc. Sau đó, phòng đã gửi công văn, xin ý kiến Sở Tư pháp TP.HCM về trường hợp trên.

    Tôi tiếp tục liên hệ phòng Hộ tịch Quốc tịch, Sở Tư pháp. Sau khi xem giấy tờ, rà quy định pháp luật, trưởng phòng Hộ tịch đã chủ động xin ý kiến Cục Tư pháp (Bộ Tư pháp) để gỡ vướng cho trường hợp đặc biệt này.

    Chị Liên nhắn gửi: “Em tưởng rằng bí đường rồi, có chị giúp sức hy vọng sẽ được”. Tôi không dám hứa điều gì, chỉ biết làm hết sức mình.

    Một buổi chiều tháng 4-2018, tôi muốn nhảy cẫng lên khi nhận được tin từ trưởng phòng Hộ tịch Sở Tư pháp, Karim và Liên sẽ được cơ quan chức năng cho đăng ký kết hôn. Gọi báo tin cho Liên mà cô ấy reo vang trong điện thoại: “Thật hả chị?! Để em báo cho chồng em!”.

    Sau đó không lâu, ngôi làng hồi giáo Pakistan hân hoan đón chào cô dâu Việt Nam đầu tiên của xứ sở này.

    Mới đây, Karim và Liên đã được UBND quận cấp giấy chứng nhận kết hôn cùng với hai cặp đôi khác. Họ rạng ngời hạnh phúc khi ký vào sổ đăng ký kết hôn. Buỗi lễ được UBND quận Gò Vấp tổ chức trang trọng, ấm áp.

    Nhìn họ sóng đôi, tay trong tay hạnh phúc, tôi cảm thấy vui lây. Một câu chuyện ngôn tình không biên giới thời hiện đại đã được viết nên thật đẹp.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi nguoishowbiz
    Đang tải...


Chia sẻ trang này