Trị Chàm Sữa Bằng Cách Nào ?

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi Bác Sĩ Da Liễu Tuấn, 14/8/2018.

  1. Bác Sĩ Da Liễu Tuấn

    Bác Sĩ Da Liễu Tuấn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    5/2/2018
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Chàm sữa là một bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Chàm sữa hay gặp ở trẻ sau khi sinh khoảng 6 tháng tuổi, thường xuất hiện ở mặt, hai bên má, có thể lan ra thân mình, tứ chi… Bệnh khởi đầu là những mẩn đỏ, rồi trở thành mụn nước nhỏ li ti, đỏ, nứt da, rịn nước (một số bé có da rất khô), đóng mài và tróc vảy. Bệnh sẽ thuyên giảm dần và có thể tự khỏi sau 4 tuổi. Nếu sau 4 tuổi trẻ vẫn chưa khỏi, bệnh sẽ tiến triển kéo dài, hay tái phát và trở thành chàm thể tạng.

    Về sử dụng thuốc, khi tổn thương đang nổi đỏ hoặc chảy dịch thì có thể bôi các loại thuốc dạng dung dịch màu mang tính sát trùng nhẹ như milian, eosin… Khi tổn thương da khô, đỏ, tróc vẩy thì có thể bôi các loại kem chứa corticosteroid nồng độ thấp như eumovat trong thời gian ngắn (7 - 10 ngày). Khi tổn thương da khô, dầy sừng nhiều thì có thể dùng các loại mỡ chứa corticosteroid hoặc phối hợp chất tiêu sừng như salicylic acid. Không dùng kháng sinh để điều trị chàm sữa, trừ khi bội nhiễm và có chỉ định của bác sĩ.

    Tuy nhiên, trong trường hợp của riêng bạn, vì bé mới 4 tháng tuổi, việc xác định bé có phải bị chàm sữa hay không và nên dùng thuốc như thế nào bạn cần đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc chuyên khoa da liễu. Trong mọi trường hợp, nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để sử dụng thuốc và cách bôi phù hợp và an toàn cho bé. Tránh tự ý mua thuốc bôi cho trẻ và cũng không nên đắp lá theo dân gian vì sẽ làm bệnh nặng thêm. Thực tế, đã có một số bà mẹ tự ý ra nhà thuốc mua thuốc bôi nhiều loại, trong đó có corticosteroid, bôi lâu ngày thuốc gây những tác dụng phụ khiến trẻ bị nhiễm nấm, teo da, mất màu da. Ngoài ra, corticosteroid còn có thể khiến chàm lan rộng, nặng thêm và nhiễm trùng, nếu dùng thuốc kéo dài có thể gây suy yếu tuyến thượng thận.

    Ngoài ra, việc chăm sóc bé để tránh bệnh tái phát cũng rất quan trọng. Không nên cho trẻ tắm lâu trong nước xà phòng hay sữa tắm mà nên tắm bằng nước ấm để giúp đỡ ngứa, tránh vòng luẩn quẩn ngứa - gãi - ngứa rất dễ gây nhiễm khuẩn da. Tránh mặc các loại quần áo bằng chất liệu len, sợi tổng hợp gây bí tắc da bé. Nên cho trẻ mặc những loại quần áo mềm, làm bằng chất liệu cotton để tránh làm tổn thương da.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Bác Sĩ Da Liễu Tuấn
    Đang tải...


Chia sẻ trang này