Thông tin: Trị Hăm Tã Cho Bé Trai Bằng Bốn Bước Chăm Sóc Tại Nhà Hiệu Quả

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi tramy98, 6/8/2021.

  1. tramy98

    tramy98 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    4/3/2021
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Đóng bỉm thường xuyên có thể gây ra các dấu hiệu hăm tã ở bé trai. Để hăm không ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của trẻ, phụ huynh nên chú ý chăm sóc da bé một cách khoa học, hiệu quả. Dưới đây là 4 bước chăm sóc tại nhà giúp trị hăm tã cho bé trai hiệu quả mà mẹ cần biết.
    I. Dấu hiệu hăm tã gặp ở bé trai là gì?
    Hăm tã bé trai là bệnh viêm da dị ứng xuất hiện khi bé sử dụng bỉm thường xuyên. Triệu chứng hăm tã ở bé trai biểu hiện theo từng mức độ
    1. Mức độ 1: Phát ban, mẩn đỏ
    • Bắt đầu hăm, da bé có biểu hiện những mảng ban hồng, dày mỏng tùy trẻ, có thể sẫm màu, sần hơn so với bề mặt da xung quanh.
    • Một số bé nổi mẩn đỏ một vài nốt, có thể to hoặc nhỏ, không rõ rệt
    • Giai đoạn này thường khó phát hiện nên thường bị bỏ qua.
    2. Mức độ 2: Mẩn đỏ lan rộng, nổi rõ
    • Vùng hăm tập trung tại một nơi, mẩn đỏ to nhỏ nổi lên trên vùng da phát ban trước đó.
    • Vùng hăm tã thường gặp vị trí xung quanh hậu môn, lan rộng ra phần mông.
    • Bé có thói quen gãi, cọ vùng hăm do ngứa ngáy ngày càng tăng.
    3. Mức độ 3: Mụn nước, mụn viêm sưng
    • Da càng nóng ẩm, bí bức, cọ xát nhiều lên bỉm, quần áo càng ngứa rát. Mụn nước mọc nhiều xung quanh mẩn đỏ.
    • Nếu tình trạng này không được xử lý kịp thời, mụn nước có dấu hiệu vỡ lở, làm gia tăng nguy cơ bội nhiễm, hình thành các ổ sưng viêm.
    • Da khô, bong tróc. Trẻ ngứa, quấy khóc, chán ăn.
    4. Mức độ 4: Trợt loét, chảy mủ
    • Da có dấu hiệu chảy dịch, chảy mủ gây đau xót, ngứa rát nặng.
    • Tình trạng viêm nhiễm nặng, lở loét, có thể lan sang vùng da lân cận.
    • Phát sốt, mệt mỏi dễ thấy khi dấu hiệu viêm trầm trọng hơn.
    II. Nguyên nhân bé trai bị hăm tã
    Nguyên nhân chính khiến bé trai bị hăm tã là do tình trạng nóng ẩm, bí bức của việc đóng bỉm lâu. Da bé phải tiếp xúc thường xuyên với các vật chất lạ gây viêm da dị ứng. Trong đó, các trường hợp dễ lên hăm tã ở bé trai nhất là:
    1. Trẻ đóng bỉm lâu không thay
    • Trẻ hiếu động, nô đùa nhiều. Mồ hôi đổ nhiều. Khi đóng bỉm, da bé càng đổ nhiều mồ hôi và đọng mồ hôi càng lâu trên da. Mồ hôi gây viêm da ở rất nhiều trẻ.
    • Đóng bỉm lâu đồng nghĩa lượng chất thải bé vệ sinh ra bỉm càng nhiều. Trong quá trình vui chơi, phân nước tiểu cọ xát da bé nhiều gây viêm da dị ứng dạng hăm.
    2. Thời kỳ bé bị tiêu chảy
    • Dấu hiệu con bị tiêu chảy là khi đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng. Chất phân lỏng, tính acid hơn bình thường nên phân dễ chảy qua da, bám cặn trên da khiến da bé có phản ứng viêm đỏ.
    • Thông thường, em bé bị tiêu chảy thì hăm da sẽ phát ra sau 1-2 ngày.
    3. Da bé nhạy cảm với bỉm, chất thải, phấn rôm, khăn ướt vệ sinh
    • Một số bé dị ứng với chất liệu bỉm sẽ có biểu hiện hăm ngay khi sử dụng một vài lần
    • Nếu da dễ kích ứng với nước tiểu, phân thì bé sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng viêm dị ứng này.
    • Do bé hay đổ mồ hôi, một số gia đình sử dụng phấn rôm mong muốn da bé mát mẻ, khô thoáng. Nhưng phấn rôm có thể gây bít tắc lỗ chân lông, vi khuẩn có cơ hội phát triển gây viêm da.
    • Khi bạn đã đổi rất nhiều loại bỉm, hạn chế phấn rôm mà con vẫn còn hăm tã, bạn nên để ý đến khăn ướt vệ sinh sử dụng cho bé sau mỗi lần bé tiểu tiện. Có thể bé dị ứng với thành phần trong khăn ướt như cồn, hương liệu….
    III. Nguyên tắc trị hăm da theo mức độ bệnh
    Tùy mức độ bệnh, cách trị hăm có sự thay đổi để đạt được hiệu quả cao.
    1. Mức độ 1-2
    Ở giai đoạn này, hăm còn biểu hiện nhẹ, mẹ nên tham khảo cách trị sau:
    • Vệ sinh vùng da hăm tã sạch
    • Trị hăm bằng kem: Dizigone Nano Bạc, Sudocrem, Bepanthen, Kem Em bé…
    • Hạn chế đóng bỉm trong thời gian bé bị hăm tã.
    2. Mức độ 2-3-4
    Đây là tình trạng da có tổn thương nặng do hăm, có dấu hiệu vi khuẩn, nấm bắt đầu xâm nhập, kem trị hăm là không đủ để trị dứt điểm hăm da nên cần có sự thay đổi trong cách chữa trị:
    • Vệ sinh vùng hăm da bằng dung dịch kháng khuẩn hiệu lực mạnh
    • Bổ sung kem dưỡng để cung cấp độ ẩm, dưỡng chất cho da phục hồi, tái tạo.
    • Hạn chế đóng bỉm, xử lý các rối loạn tiêu hóa kèm theo như tiêu chảy, phân sống…
    IV. 4 bước chăm sóc tại nhà giúp xử lý nhanh tình trạng hăm tã của bé trai
    1. Vệ sinh sạch sẽ vùng da hăm
    Khi bé trai bị hăm tã, công việc đầu tiên mẹ cần chú ý là cách vệ sinh sao cho sạch sẽ, thông thoáng, hạn chế da tiếp xúc mồ hôi, phân nước tiểu.
    • Khi bé đóng bỉm, mẹ nên thường xuyên kiểm tra bỉm. Mẹ cần vệ sinh nhanh chóng sau mỗi lần em bé đi vệ sinh để giúp giảm thiểu thời gian phân nước tiểu bám đọng trên da bé, hạn chế hăm tiến triển nặng.
    • Khi bé nô đùa nhiều, mẹ cũng nên chủ động lau mồ hôi cả người cho trẻ. Mồ hôi, bụi bẩn, ẩm mốc luôn là mối lo ngại bùng phát hăm da khi chúng bám trên da bé quá lâu.
    • Mẹ nên tắm rửa và vệ sinh bằng xà phòng dịu nhẹ dành riêng cho bé. Thói quen này không chỉ cho da bé sạch sẽ, thơm mát mà còn giúp bé bớt kích ứng, giảm thiểu hăm tã.
    • Sử dụng khăn xô, khăn giấy riêng cho bé để lau mồ hôi, vệ sinh cho bé, tránh da bé bị kích ứng do khăn ướt.
    2. Dùng dung dịch sát khuẩn
    2.1. Vai trò của dung dịch sát khuẩn trong chữa trị hăm tã cho bé trai

    • Đa phần những tác nhân kích ứng và gây hăm cho bé là nấm, vi khuẩn. Hai loại mầm bệnh này cực kỳ dễ phát triển nhanh và lây lan rộng. Khi bé đóng bỉm kín cả ngày, đi vệ sinh nhiều,... mầm bệnh được tạo điều kiện vô cùng thuận lợi để nhân lên. Kết quả là da bé ngày càng đỏ gắt, nổi mụn, thậm chí trợt loét và sưng mủ. Về nguyên tắc, hăm tã chỉ có thể khỏi khi những tác nhân này bị loại bỏ.
    • Phần lớn kem hăm tã hiện nay đều không hoặc chỉ có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm yếu. Nếu mầm bệnh vẫn còn tồn tại trên da bé thì thoa kem trị hăm gì cũng sẽ không hiệu quả, vì bên dưới lớp kem này, da bé vẫn tiếp tục bị nấm, vi khuẩn tấn công.
    • Hiệu quả nhất, tiện lợi nhất là sử dụng một loại nước rửa vừa loại bỏ hoàn toàn nấm, vi khuẩn vừa không phải chữa trị bằng thuốc: dung dịch sát khuẩn.
    • Dung dịch sát khuẩn tiêu diệt gần như 100% các tác nhân gây bệnh trên. Với các công thức chuyên biệt, những sản phẩm này luôn dành được sự quan tâm, sử dụng của không chỉ chuyên gia đầu ngành mà còn từ nhiều bà mẹ chăm con nhỏ.
    • Một dung dịch sát khuẩn xử lý nhanh, công năng sát trùng tiên tiến, không độc hại, kích ứng là những tiêu chí cơ bản để mẹ chăm sóc làn da hăm của bé. Thị trường hiện nay có một số dung dịch sát khuẩn hiệu quả: Dizigone, Chlorhexidine, Muối bạc….
    2.2. Một số dung dịch sát khuẩn trên thị trường
    Dizigone

    Ưu điểm:
    • Phổ kháng khuẩn rộng, diệt hoàn toàn vi khuẩn, nấm, bào tử, nha bào mà nhiều loại sản phẩm khác không diệt được.
    • Thành phần không hóa chất độc hại, không lo kich ứng dù là làn da mỏng yếu như trẻ sơ sinh.
    • Diệt khuẩn nhanh chóng trong 30 giây, xử lý mọi tác nhân gây bệnh cứng đầu nhất.
    Nhược điểm: Mùi clo nhẹ.
    Chlorhexidine
    Ưu điểm: Phổ kháng khuẩn rộng diệt nhiều loại tác nhân bệnh.
    Nhược điểm:
    • Hóa chất gây kích ứng, xót da, đau đớn cho trẻ khi sử dụng.
    • Bảo quản khó khăn hơn do Chlorhexidine cần độ pH phù hợp để giữ đc lâu.
    2.3. Cách dùng dung dịch sát khuẩn trị hăm tã cho bé trai
    • Sau khi thay bỉm, đã vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ, mẹ rửa lại vùng da hăm cho bé với dung dịch sát khuẩn bằng bông thấm dung dịch.
    • Không cần rửa lại bằng nước, đợi 5-10 phút da khô tự nhiên, mẹ mới mặc quần áo hay đóng bỉm lại.
    3. Sử dụng kem trị hăm da
    3.1. Công dụng của kem hăm tã

    • Một sản phẩm hỗ trợ làm giảm các triệu chứng hăm tã nữa là Kem hăm tã. Nốt mẩn đỏ ngứa ngáy da nay đã có kem hăm giảm thiểu biểu hiện.
    • Bản thân các loại kem hăm tã đều mịn màng, dễ bám trên da. Một lớp kem mỏng nhẹ trên da bé là một lá chắn bảo vệ, chặn đứng các vi khuẩn cứng đầu muốn xâm nhập trú ngự gây bệnh cho bé.
    • Không chỉ vậy, kem còn mang theo một lượng lớn tinh chất dưỡng ẩm, tăng cường khóa ẩm, cải thiện chứng khô tróc do hăm da để lại, giúp bé nhanh lành vết thương hơn, giảm thiểu chứng hăm đỏ. Không còn ngứa rát khó chịu nữa, hăm da sẽ không còn là nguyên nhân khiến bé quấy khóc về đêm.
    • Kháng khuẩn, kháng nấm, tiêu diệt tác nhân gây hăm tã ở một số loại kem trị hăm có công năng trên. Tuy nhiên, phổ kháng khuẩn hẹp nên kem hăm chỉ có thể sử dụng đơn độc để trị hăm nhẹ.
    Chọn lựa kem hăm tã theo các tiêu chí:
    • Kem cho hiệu quả giảm mẩn đỏ nhanh, giảm ngứa rát, tăng độ mềm mại của da.
    • Thành phần không paraben, không cồn, không hương liệu, ít kích ứng.
    • Kem dễ bám, thể chất đặc, mịn, không vón cục, có cặn, mùi dịu nhẹ.
    • Giá thành phù hợp chi tiêu.
    3.2. Một số sản phẩm nổi tiếng trị hăm tã
    Kem trị hăm Bepanthen

    Ưu điểm:
    • Tuổi đời lâu dài, chưa có trường hợp kích ứng khi sử dụng kem được ghi nhận.
    • Kem cho tác dụng giảm nhanh mẩn đỏ ở các trường hợp hăm nhẹ.
    Nhược điểm: Kem chỉ có hiệu quả giảm đỏ sưng, tăng độ ẩm cho da, không có công năng kháng khuẩn.
    Kem đa năng Sudocrem
    Ưu điểm:
    • Kem cũng có tuổi đời dài.
    • Không chỉ trị hăm, kem có tác dụng trong cả muỗi đốt, cháy nắng....
    • Sản phẩm có nhiều thể tích dễ lựa chọn.
    Nhược điểm:
    • Kháng khuẩn yếu chỉ có tác dụng trong hăm nhẹ.
    • Ý nghĩa thực sự của Sudocrem là chống hăm hơn là trị hăm nên thường được sử dụng cho các bé có cơ địa viêm da dị ứng để tránh hăm tái phát.
    Kem Nano bạc Dizigone
    Ưu điểm:
    • Tiểu phân Nano bạc xâm nhập sâu hơn vào làn da cho tác dụng hiệu quả hơn ion bạc thông thường.
    • Kem hiệu quả trong giảm thiểu nhanh chóng hăm đỏ, tăng cường dưỡng ẩm mềm mại da.
    • Tinh chất Cúc la mã, Lô hội giúp tăng cường khả năng kháng khuẩn của kem.
    • Là 1 trong 2 sản phẩm thuộc bộ dung dịch sát khuẩn và kem nano bạc của Dizigone. Kem là trợ thủ tuyệt vời cho Dung dịch sát khuẩn Dizigone trong cuộc chiến xử lý hăm tã cho các bé trai.
    Nhược điểm: Sản phẩm mới ra thị trường chưa được lâu bằng các loại kem trên.
    Cách sử dụng:
    • Mẹ lau khô da sau khi vệ sinh da sạch sẽ.
    • Mẹ thoa 1 lớp kem nhẹ lên vùng da hăm, vỗ nhẹ lên da, để khô 5-10 phút rồi mặc quần áo cho bé bình thường.
    4. Hạn chế dùng bỉm, cho da bé được “thở”
    Trong thời gian trị hăm, đặc biệt là hăm da tiến triển nặng, mẹ nên hạn chế sử dụng bỉm cho trẻ. Da bé khi bị hăm cần được thông thoáng, được “thở”, do càng bí bứt, mồ hôi càng nhiều càng gia tăng hăm nặng. Do đó, để hăm tã khỏi nhanh nhất, mẹ cần hạn chế tối đa việc dùng đến bỉm cho bé.
    Thường xuyên xi đái, chú ý biểu hiện buồn đi vệ sinh của bé để cho bé đi tiểu tiện sớm.
    Trong trường hợp nhiệt độ thấp (cần đóng bỉm để giữ ấm cho bé) hay khi bé tè quá nhiều, việc đóng bỉm cho bé là bắt buộc. Lúc này, điều mẹ cần lưu ý:
    • Chất lượng bỉm: thương hiệu bỉm nổi tiếng, chính hãng, tránh mua nhầm hàng nhái, hàng giả có thể gây hăm đỏ thêm.
    • Kích cỡ bỉm: Tùy thể trạng bé, size bỉm giữa mỗi bé khác nhau. Quá chật khiến da bé bí bức hơn, quá rộng lại dễ tụt, không chắc. Kích thước vừa vặn giúp bé thoải mái chơi nghịch, hoạt động.
    • Tần suất thay bỉm: Với bé dễ bị hăm, cần thay bỉm sau mỗi lần bé đi nặng để giúp da bé giảm thời gian phải tiếp xúc với chất bài tiết.
    • Sau mỗi lần thay bỉm, mẹ nên lau sạch phân bằng khăn giấy hay khăn ướt dành riêng cho bé. Rửa sạch da bằng nước ấm, sau đó lau khô bằng khăn mặt mềm.
    V. Kết luận chung
    Hăm tã ở bé trai biểu hiện thông qua 4 giai đoạn, mức độ khác biệt. Tùy mỗi mức độ bệnh mà 4 bước chăm sóc da thay đổi ít nhiều: Vệ sinh sạch sẽ vùng da hăm tã; Dùng kem trị hăm tã; Dung dịch sát khuẩn da; hạn chế dùng bỉm.
    >>>Xem thêm: Cẩm nang chữa trị hăm tã cho bé tại nhà
    Để biết thêm thông tin chi tiết và được giải đáp tận tình các vấn đề liên quan đến hăm tã ở bé trai, xin liên hệ theo số HOTLINE 19009482.

    Theo viendalieu.com.vn tổng hợp
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi tramy98
    Đang tải...


Chia sẻ trang này