Tranh luận: Trị Nhiệt Miệng Hiệu Quả Cho Bé

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi dược phẩm Việt Pháp, 15/2/2017.

  1. dược phẩm Việt Pháp

    dược phẩm Việt Pháp Thành viên chính thức

    Tham gia:
    9/11/2016
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    28
    Nhiệt miệng là một bệnh rất phổ biến, hầu như ai cũng mắc bệnh đó ít nhất một lần trong đời, trong đó trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Bệnh này không nguy hiểm, có thể tự lành sau một vài tuần nhưng lại rất dễ tái phát.

    Nhiệt miệng thuộc dạng bệnh không có nguyên nhân rõ ràng. Nguyên nhân sinh bệnh được cho là do chức năng miễn dịch bị suy giảm, do cọ sát làm tổn thương niêm mạc (ví dụ như đánh răng hay bé ngậm phải vật sắc nhọn), bị cắn và bị kích thích từ bên ngoài, do rối loạn bài tiết bên trong, do dị ứng với thuốc và thực phẩm, do nhiễm khuẩn hay virus gây nên.
    nhiet_mieng.jpg


    Dấu hiệu nhận biết bé bị nhiệt miệng

    Trẻ sống ở vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm thường mắc bệnh nhiệt miệng nhiều hơn trẻ sống ở khu vực ôn đới. Để biết bé có bị nhiệt miệng hay không, mẹ chú ý tới những biểu hiện sau:

    - Trẻ quấy khóc, bỏ ăn, miệng chảy nhiều nước dãi, dễ sụt cân. Nếu bị nặng có thể gây sốt, nổi hạch.
    - Vạch miệng bé thì thấy phần niêm mạc miệng (phần niêm mạc trong má, vòng miệng, lợi) và bề mặt lưỡi xuất hiện những vết loét màu trắng hoặc ngà, quanh vết loét hơi tấy đỏ. Những vết loét có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc vài nốt một.Thời gian này, mẹ cần chú ý tới chế độ ăn uống đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ bởi nếu ăn quá ít sẽ càng khiến bé thiếu chất và lâu khỏi bệnh. Cho bé ăn thức ăn mát nhưng không quá lạnh vì đồ lạnhcó thể giúp bé bớt đau nhưng dễ khiến bé viêm họng, mẹ có thể xay thức ăn nhỏ để trẻ dễ ăn hơn. Tuyệt đối không nên cho bé ăn thức ăn nóng, mặn hay các thực phẩm gây nóng vì cảm giác nóng sẽ càng khiến vết loét xót hơn và nặng hơn. Giải nhiệt cho bé bằng nước rau má, nước râu ngô, uống thay nước lọc mỗi ngày.

    Cho bé súc miệng sau khi ăn bằng nước muối sinh lý hay nước củ cải (300g củ cải giã nhỏ, lọc nước pha với nước lọc, cho bé súc miệng ngày 3lần). Khi dùng cách chữa dân gian không hiệu quả, mẹ có thể sử dụng thuốc bôi cho bé. Hiện nay có rất nhiều loại kem, thuốc bôi trị nhiệt miệng cho bé nhưng các mẹ rất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc bôi vì cơ địa và nguyên nhân gây bệnh ở mỗi trẻ mỗi khác. Không nên tùy ý dùng thuốc có thể gây dị ứng hay những biến chứng không mong muốn cho bé nhà bạn.

    Chăm sóc trẻ khi bị nhiệt miệng cần hết sức kiên trì vì trẻ đau rát, quấy khóc, không chịu ăn, uống thuốc, không cho kiểm tra miệng, dễ nôn trớ khiến sút cân rất nhanh và lâu khỏi bệnh. Vì vậy cha mẹ cần nắm bắt được những kiến thức khoa học bổ sung dinh dưỡng giải nhiệt kịp thời giúp lành nhanh ổ loét, nhằm rút ngắn tối đa số ngày bệnh để trẻ nhanh chóng phục hồi và bắt kịp nhịp tăng trưởng.

    Phòng nhiệt miệng hiệu quả


    Để ngừa nhiệt miệng cho trẻ, các mẹ có thể tham khảo một vài lời khuyên sau:

    - Thiết lập thói quen tốt cho bé trong sinh hoạt hàng ngày như nghỉ ngơi có giờ giấc, không để bé thức khuya, cho bé ăn uống đúng giờ và không ăn quá no. Cho bé ăn với chế độ ăn phong phú, đa dạng đủ chất giàu vitamin, đặc biệt vitamin C, acid folic.. Nên ăn những thức ăn có tính mát có tác dụng giải nhiệt như rau má, dưa chuột, cam, trà xanh, cà rốt, lê

    - Giữ vệ sinh răng miệng tốt, hướng dẫn bé đánh răng đúng cách, tránh làm tổn thương niêm mạc, mẹ có thể tập cho con thói quen xúc miệng nước muối ấm hàng ngày bởi nước muối với nồng độ thích hợp, độ ấm vừa phải sẽ có tác dụng sát trùng tốt, làm sạch khoang miệng, amidan, họng. Nước muối ấm còn kích thích tăng tuần hoàn máu tại chỗ, tập trung nhiều tế bào bạch cầu làm tăng khả năng tiêu diệt vi khuẩn.

    Nếu bé đã 2 tuổi mà chưa biết súc miệng, mẹcó thể chải răng, lưỡi của bé với nước muối sinh lý ấm (nồng độ 0,9%). Mẹ nhớ chọn loại bàn chải long mềm để tránh tổn thương miệng con. Biện pháp này vừa dễ làm, rẻ tiền, dễ thực hiện lại rất hữu dụng trong việc làm sạch răng miệng cho trẻ.

    - Luôn bao quát khi bé chơi, không để bé ngậm các vật sắc hay cho tay vào miệng. Khi cho ăn mẹ không nên ép trẻ ăn quá vì dễ khiến bé quấy,hoảng loạn và cắn vào lưỡi.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi dược phẩm Việt Pháp
    Đang tải...


  2. minhthubeo2711

    minhthubeo2711 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    10/2/2017
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    18
    không hiểu sao 2 con nhà em cũng cực kì hay bị nhiệt miệng
     
  3. dauan104

    dauan104 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    21/9/2015
    Bài viết:
    836
    Đã được thích:
    232
    Điểm thành tích:
    133
    Nhiệt miệng là do sức đề kháng của mình kém, hệ miễn dịch bị suy giảm.
    2 mẹ con nhà mình hay bị, mỗi lần bị mất ít nhất 1 tuần, ăn gì cũng khổ :(.
     
  4. dược phẩm Việt Pháp

    dược phẩm Việt Pháp Thành viên chính thức

    Tham gia:
    9/11/2016
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    28
    Nhiệt miệng xuất phát từ nóng trong người và vệ sinh mn nhé
    Mn cho bé uống nước cam, quýt, vệ sinh miệng sạch sẽ cho cháu, ăn uống phải rửa tay vì các bé hay nghịch nên tay sẽ k sạch mn nhé. Mn có thể tham khảo sp nhé
    14900608_857177004419857_189845254945010367_n.jpg
     
  5. sieuham

    sieuham Thành viên chính thức

    Tham gia:
    16/12/2015
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    45
    Điểm thành tích:
    28
    nhà em cũng hay nhiệt miệng lắm,. em bổ sung vitamin vs uống nước hoa quả là hết ạ :)
     
    dược phẩm Việt Pháp thích bài này.
  6. dược phẩm Việt Pháp

    dược phẩm Việt Pháp Thành viên chính thức

    Tham gia:
    9/11/2016
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    28
    :) mn chịu khó cho cháu ăn hoa quả chứa nhiều vitamin C ạ
    Trẻ bị nhiệt nó khó chịu rồi ăn uống kém hẳn đi
    14900608_857177004419857_189845254945010367_n.jpg
     
  7. dược phẩm Việt Pháp

    dược phẩm Việt Pháp Thành viên chính thức

    Tham gia:
    9/11/2016
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    28
    (Hạn chế tối đa sử dụng thuốc kháng sinh)
    Dân gian có câu “Đói ăn rau, đau uống thuốc”. Nhiều người có thói quen uống thuốc ngay khi có những biểu hiện bất thường về sức khỏe. Trẻ em có các triệu chứng sốt, ho, sổ mũi thì được cho uống thuốc ngay, phổ biến là thuốc kháng sinh. Nhiều tiệm thuốc dễ dàng bán thuốc kháng sinh cho người bệnh mà không cần toa thuốc của bác sĩ. Hệ quả là thuốc chẳng những không trị được bệnh mà còn tăng sức công phá của vi khuẩn gây nên các bệnh khác.

    Năm 2011, nhân Ngày Sức khỏe Thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phổ biến khẩu hiệu: “Hãy chống lại tình trạng kháng thuốc – Không hành động hôm nay, không chữa trị được ngày mai”. Năm 2014, khẩu hiệu trên đã được nhắc lại, nhằm khuyến cáo về tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh ở người dân thể hiện ở thói quen mua về tự điều trị không cần toa của thầy thuốc, dùng kháng sinh không đúng bệnh, không đúng liều, không đủ thời gian, tùy tiện…, hệ lụy của nó là chúng ta đang đứng trước nguy cơ bị hạn chế về các phương thuốc điều trị.

    Trò chuyện về vấn đề này, BS Nguyễn Trí Đoàn, Giám đốc Y khoa Phòng khám quốc tế Victoria Healthcare Mỹ Mỹ cho biết:
    Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng đối với các bệnh do vi trùng (bacteria), không có tác dụng đối với các bệnh do siêu vi (virus). Vì vậy, hầu hết các trường hợp sốt do siêu vi, viêm họng, nhiễm khuẩn hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, tiêu chảy… thì không nên dùng kháng sinh. Thuốc kháng sinh ngoài tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh thì còn tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi. Vì vậy, nếu sử dụng kháng sinh quá nhiều thì cơ thể sẽ dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn hơn.

    Kháng sinh sử dụng bừa bãi thường gây tác dụng phụ như: tiêu chảy, ói, dị ứng, sốc phản vệ thậm chí tử vong. Nguy hiểm hơn, lạm dụng kháng sinh dễ dẫn đến đề kháng kháng sinh (hay còn gọi là lờn kháng sinh), về sau khi cần sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi trùng gây bệnh thì nó không còn tác dụng nữa, người bệnh sẽ dễ bị nguy cơ bệnh nặng hơn và có thể gây tử vong.

    * Phải chăng đó là lý do vì sao càng uống nhiều kháng sinh thì càng dễ mắc bệnh và tái bệnh?

    - Đúng vậy, dễ thấy nhất là ở trẻ em. Những trẻ uống kháng sinh nhiều thì sẽ rất dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn, trong khi những bệnh này thường là do siêu vi và “thuốc” điều trị tốt nhất là thời gian (chờ bệnh tự khỏi). Có nhiều triệu chứng bệnh ở trẻ là phản ứng có lợi để giúp chống lại nhiễm trùng.

    Chẳng hạn như chứng ho ở trẻ. Ho không phải là bệnh mà là cơ chế giúp tống vi trùng, virus, chất nhầy ra khỏi phế quản, giúp bảo vệ họng và phổi. Ho có thể là triệu chứng của cảm lạnh thông thường hoặc là biểu hiện của nhiễm khuẩn đường hô hấp như: viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiêu phế quản hoặc viêm phổi.

    Khi bé ho do cảm lạnh kèm sổ mũi, không sốt hoặc sốt nhẹ nhưng bé vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường, không nôn ói thì cha mẹ chỉ cần chăm sóc bé bằng cách cho bé uống nhiều nước, ăn trái cây tươi, ăn cháo hoặc soup và theo dõi nhiệt độ cơ thể của con. Cha mẹ không nên tùy tiện cho con uống thuốc ho vì thuốc này có thể gây hại cho trẻ em.

    Cách đây 10 năm, thế giới đã khuyến cáo không sử dụng thuốc ho cho trẻ dưới 2 tuổi vì có thể bị suy hô hấp, dễ bị viêm phổi, lừ đừ và tăng nguy cơ tử vong. Sau đó, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo là không dùng thuốc ho cho trẻ dưới 6 tuổi.

    Tiếc thay, ở Việt Nam, việc mua thuốc ho quá dễ dàng, các phòng khám còn kê toa thuốc ho cho trẻ em cũng rất phổ biến. Tương tự như thuốc ho, thuốc hạ sốt cho trẻ em được dùng rất nhiều, thậm chí bác sĩ còn khuyến khích mua sẵn thuốc sốt ở trong nhà để khi trẻ sốt thì cho uống ngay…

    * Thuốc hạ sốt cho trẻ em vì sao không nên dùng nhiều, thưa bác sĩ?

    - Chúng ta nên hiểu rằng sốt không phải là bệnh mà chỉ là một phản ứng bình thường của cơ thể khi bị nhiễm khuẩn. Sốt giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng bằng cách khởi động hệ miễn dịch của cơ thể.

    Ở trẻ em, hầu hết các cơn sốt từ 37,8 đến 40oC đều không nguy hiểm, phần lớn là từ các bệnh do virus như cảm lạnh hoặc cảm cúm. Một vài nguyên nhân khác có thể là do bệnh từ vi khuẩn như viêm họng do liên cầu nhóm A hoặc nhiễm trùng đường tiểu.

    Hầu hết các cơn sốt do virus sẽ kéo dài khoảng hai đến ba ngày. Tổn thương não xuất hiện chỉ khi nhiệt độ cơ thể cao hơn 42oC, nhưng rất may mắn là bộ ổn định nhiệt của não bộ sẽ giữ những cơn sốt dưới mức nhiệt độ này cho dù không uống thuốc hạ sốt.

    Vì vậy, khi trẻ sốt, cha mẹ chỉ cần khuyến khích con uống nhiều nước và nghỉ ngơi chứ không nên dùng thuốc hạ sốt liên tục. Trẻ chỉ thật sự cần dùng đến thuốc hạ sốt khi chúng quấy, trằn trọc khó chịu, không ngủ được. Nếu trẻ con đang ngủ yên giấc thì ba mẹ không nên đánh thức trẻ dậy để cho uống thuốc.

    * Những đứa trẻ đã “lỡ” sử dụng nhiều kháng sinh trước đây thì nay phải làm sao để hạn chế những tác hại của nó?

    - Cách hạn chế tác hại của kháng sinh là ngưng sử dụng ngay bây giờ nếu như không cần thiết. Tôi hay nói bác sĩ nhi muốn chữa bệnh cho trẻ con thì cần phải điều trị cho cha mẹ của chúng trước là vậy.

    Ngưng sử dụng kháng sinh càng sớm thì cơ thể trẻ sẽ càng có nhiều thời gian được “huấn luyện” về miễn dịch. Từ đó, sức đề kháng của trẻ sẽ dần khỏe mạnh trở lại, trẻ sẽ ít bị những bệnh nhiễm khuẩn hơn hoặc nếu có mắc bệnh thì cũng dễ dàng “lướt” qua bệnh.

    * Có thể thấy kháng sinh có tác hại vô cùng nghiêm trọng đến trẻ nhỏ. Vậy đối với người lớn thì sao, xin bác sĩ giải thích rõ hơn?

    - Ở người lớn, kháng sinh cũng có những tác hại nghiêm trọng không kém, nhất là khả năng kháng thuốc kháng sinh, gây khó khăn trong việc điều trị nhiều loại bệnh. Hầu hết các bệnh do virus mà chúng ta mắc phải thì không có loại kháng sinh nào trị được.

    Có thể kể đến là 90% các cơn ho, viêm thanh quản, viêm phế quản, 90% các triệu chứng tiêu chảy… Chỉ một số bệnh cần sử dụng kháng sinh trong điều trị như: nhiễm trùng đường tiểu, viêm amygdale do liên cầu khuẩn nhóm A (muốn biết dạng amygdale loại này thì phải làm xét nghiệm phết họng).

    Các trường hợp sốt do siêu vi, cảm cúm… ở người lớn thì chúng ta chỉ cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước và “chờ” hết bệnh.

    * Bệnh nhân cảm cúm có nên uống nhiều nước cam, chanh để bổ sung vitamin C như cách nhiều bác sĩ khuyến khích không?

    - Nhiều nghiên cứu mới đây cho thấy rằng việc uống thêm vitamin C không giúp tăng sức đề kháng, không có tác dụng phòng ngừa hay giúp giảm nhanh cơn cảm cúm như chúng ta đã biết cách đây vài chục năm, thậm chí dùng vitamin C liều cao còn có thể gây tiêu chảy.

    Có thể thấy rằng kiến thức y khoa thế giới thay đổi liên tục, những điều hôm nay chúng ta đang áp dụng thì chưa chắc đúng vào ngày mai khi có những bằng chứng y khoa mới. Bác sĩ có nhiệm vụ thường xuyên cập nhật những kiến thức, thông tin mới và khi đã hiểu biết thì cần áp dụng vào khám và điều trị cho bệnh nhân.

    Tôi biết có những bác sĩ thường xuyên cập nhật cái mới, cái đúng nhưng không thể thực hiện vì nhiều nguyên nhân. Dù thế nào đi nữa, tôi vẫn muốn khẳng định rằng xu hướng chung của thế giới hiện nay là cần hạn chế tối đa sử dụng thuốc men trong điều trị, nhất là kháng sinh.

    * Cảm ơn bác sĩ về buổi trò chuyện.

    (Trích bài phỏng vấn Bs. Nguyễn Trí Đoàn , Giám đốc Y khoa Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare Mỹ Mỹ trên báo Doanh nhân Sài Gòn Cuối Tuần số 576)

    BS Nguyễn Trí Đoàn
    731552.jpg
     
  8. labellevie178

    labellevie178 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    3/9/2016
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    66
    Điểm thành tích:
    28
    Nhiều khi biết là kháng sinh không tốt, nhưng con uống khỏi ngay, mẹ vẫn phải dùng hơn là cứ để con dặt dẹo cả tháng
     
    dược phẩm Việt Pháp thích bài này.
  9. Hương Sen Restaurant

    Hương Sen Restaurant Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    26/10/2016
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
    Nhiều lúc bé nhà mình cũng bị nhiệt miệng mà không biết phải làm sao cả, ngày nào mình cũng chỉ cho con ăn chất xơ và bổ sung thêm vitamin à
     
  10. dược phẩm Việt Pháp

    dược phẩm Việt Pháp Thành viên chính thức

    Tham gia:
    9/11/2016
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    28
    nhiệt miệng là do nóng trong và vệ sinh mn nhé, mn bổ sung sản phẩm giúp thanh nhiệt cho bé và vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhé
    14900608_857177004419857_189845254945010367_n.jpg
     
  11. tuantaiquyen

    tuantaiquyen Thành viên rất ngoan

    Tham gia:
    28/10/2016
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    166
    Điểm thành tích:
    83
    Ôi ck e cũng thường xuyên bị luôn ạ :( mỗi lần cứ phải 1 tuần đến 10 ngày mới khỏi. Đau miệng nên lười ăn lắm.
     
    dược phẩm Việt Pháp thích bài này.
  12. dược phẩm Việt Pháp

    dược phẩm Việt Pháp Thành viên chính thức

    Tham gia:
    9/11/2016
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    28
    bảo ông ý tẩm bổ đồ mát, ít ăn cay thui mn :)
     
  13. dược phẩm Việt Pháp

    dược phẩm Việt Pháp Thành viên chính thức

    Tham gia:
    9/11/2016
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    28
    khi dùng ksinh sẽ gây nóng và ảnh hưởng tới h
    do bé uống ks nên lần sau dễ bị là lại uống, mn cho cháu uốn tăng cường sức đề kháng để cháu tránh dễ bị ốm khi thay đổi thời tiết ạ
    14900608_857177004419857_189845254945010367_n.jpg
     
  14. dược phẩm Việt Pháp

    dược phẩm Việt Pháp Thành viên chính thức

    Tham gia:
    9/11/2016
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    28
    Vitamin tăng sức đề kháng là làm tăng khả năng bảo vệ và chống lại các tác nhân xâm nhập vào cơ thể con người. Các tác nhân đó có thể là các vi sinh vật như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng…

    [​IMG] Đầu tiên phải kể tới Vitamin A, giúp ổn định màng tế bào da trên cơ thể, tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch. Khi cơ thể thiếu vitamin A, khả năng chống lại virus của các tế bào cũng giảm đi, chức năng bảo vệ niêm mạc đường hô hấp cũng theo đó yếu đi, một khi bị virus, vi khuẩn tấn công thì rất dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp.

    [​IMG] Thứ hai phải kể tới vitamin C hỗ trợ tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể, vitamin C giúp đào thải các chất có hại ra ngoài tế bào bạch huyết, phục hồi khả năng các tế bào bị thương tổn. Lúc bị cảm hoặc bị sốt, nồng độ vitamin C trong tế bào bạch huyết sẽ giảm thấp.

    [​IMG] Tiếp đến không thể thiếu trong bộ dưỡng chất tăng cường sức đề kháng cho trẻ chính là Kẽm. Đây là dưỡng chất có thể trực tiếp khống chế sự sinh sôi nảy nở của virus, đồng thời tăng cường khả năng đề kháng cho cơ thể. Kẽm vẫn được mệnh danh là “khắc tinh của virus”.
    -------------------
    Phần lớn các vitamin không hình thành trong cơ thể. Chúng chỉ tồn tại trong thức ăn hoặc các chất bổ sung, do đó, khẩu phần ăn hằng ngày là nguồn cung cấp chủ yếu: ngũ cốc, rau cải, trái cây, cá, thịt, trứng và các sản phẩm của sữa.
    Theo chuyên gia của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong quá trình chế biến, các vitamin chịu nhiều thay đổi nhất bởi đó là những thành phần tương đối ít bền vững.
    Các vitamin tan trong chất béo như A, D, E, K tương đối bền vững với nhiệt độ, trong quá trình nấu nướng bình thường vitamin nhóm này bị hao hụt 15-20%.
    Các vitamin tan trong nước bị mất nhiều hơn do bị hòa tan và dễ bị phân giải, nhất là trong môi trường kiềm. Do vậy, nếu ngâm thực phẩm trong nước, luộc nhiều nước rồi đổ đi, sử dụng xút (hoặc vôi) trong nấu nướng hoặc bảo quản thức ăn lâu đều làm mất nhiều các vitamin nhóm B, C (lượng mất mát có thể tới 90%). Riêng vitamin C là ít bền vững nhất bởi chất này không những dễ hòa tan trong nước mà còn bị oxy hóa nhanh, nhất là ở nhiệt độ cao.
    17021734_208043196340927_9052789543667156656_n.jpg
     
  15. Cu khiem

    Cu khiem Thành viên tập sự

    Tham gia:
    14/2/2017
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Cu nha e 4thang thui.phai lm sao cac me .hjc giup e voi
     
  16. dược phẩm Việt Pháp

    dược phẩm Việt Pháp Thành viên chính thức

    Tham gia:
    9/11/2016
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    28
    Chào mn, bé mn bị nhiệt nhiều không ạ. Mẹ nên hạn chế đồ ăn cay nóng, ăn nhiều hoa quả mát: Cam, bưởi, quýt, nấu bột sắn uống cho mát nha mn. Ngoài ra đối với bé mn vệ sinh răng miệng cho cháu nhé
    14900608_857177004419857_189845254945010367_n.jpg
     
  17. locthegioimoi

    locthegioimoi Bán tinh dầu tràm trà nguyên chất trồng tại Hà Nội

    Tham gia:
    31/7/2016
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Quan điểm của mình là hạn chế dùng kháng sinh xuống mức thấp nhất có thể
     
  18. Baubi'mom

    Baubi'mom Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/1/2017
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    41
    Điểm thành tích:
    28
    ông thông gia nhà e bác sĩ đây này, nên xính thuốc lm thành ra lạm dụng, nên bg mấy đứa cháu ổng còn dễ ốm hơn những đứa bt. e thì cứ tương nước muối sly rửa mắt tai mũi cho con nhà e, từ bé đến h chưa phải đi viện lần nào
     
  19. dược phẩm Việt Pháp

    dược phẩm Việt Pháp Thành viên chính thức

    Tham gia:
    9/11/2016
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    28
    Nhất là ở quê mới khổ cơ mn ạ, trước cho cu về quê xong bị ốm sốt, vào cái đòi đè ra tiê, mình thôi ngay vác về HNoi luôn
     
  20. cofhuong

    cofhuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    5/4/2008
    Bài viết:
    1,719
    Đã được thích:
    429
    Điểm thành tích:
    173
    Bé nhiệt miệng m cho uống C kết hơp ăn bột sắn cũng nhanh khỏi nhé
     
    dược phẩm Việt Pháp thích bài này.

Chia sẻ trang này