Trò chơi giúp phát triển trí tuệ cho trẻ 0-1 tuổi

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi support, 17/9/2013.

  1. support

    support Super Moderator Staff Member

    Tham gia:
    7/11/2008
    Bài viết:
    8,184
    Đã được thích:
    3,690
    Điểm thành tích:
    2,113
    Trong giai đoạn 0-6 tuổi, trò chơi không đơn thuần chỉ để giải trí hoặc lấp đầy thời gian của trẻ mà việc vừa chơi vừa học giúp bé khám phá thế giới xung quanh, phát triển cơ thể, ngôn ngữ, trí tuệ, cảm xúc, kỹ năng hoạt động, ứng xử...

    Thạc sĩ Phạm Thị Thúy, tác giả của nhiều cuốn sách về giáo dục kỹ năng làm cha mẹ cho rằng, đối với trẻ nhỏ, cha mẹ là người thầy đầu tiên và quan trọng nhất, là người được bé yêu và là bạn chơi chung tuyệt vời nhất. Vậy để làm bạn chơi cũng như người thầy tốt nhất của con, cha mẹ cần nắm rõ những cột mốc phát triển quan trọng của trẻ như sau:

    - 0-6 tháng: Phát triển vượt bậc về thị giác và thính giác.

    - 6-12 tháng: Phát triển vượt bậc về ngôn ngữ. Từ 6 tháng trẻ có thể phát ra nhiều âm thanh, ghi nhớ, bắt chước tốt…

    - 1-3 tuổi: Phát triển vượt bậc về nhận thức. Khi được 18 tháng, trẻ ghi nhớ, tập trung, tò mò, có khả năng suy luận, biết liên hệ thông tin, học được kinh nghiệm để giải quyết tình huống.

    - 3-6 tuổi: Phát triển vượt bậc về giao tiếp và cảm xúc. Nếu có môi trường giáo dục tốt, trẻ phát triển lòng tự tin, giỏi phân tích, quyết đoán, độc lập, biết cảm thông, chia sẻ.

    [​IMG]
    Các trò chơi giữa cha mẹ và con sẽ giúp trẻ phát triển cơ thể, ngôn ngữ, trí tuệ, cảm xúc.​

    Bộ não của trẻ rất kỳ diệu, ngay từ khi mới sinh đã có hàng chục tỷ tế bào thần kinh. Từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn quan trọng để cha mẹ hỗ trợ sự phát triển trí tuệ cho con. Đặc biệt năm giác quan gồm thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác và thị giác của trẻ sẽ tiếp nhận kích thích từ thế giới xung quanh và kích hoạt sự tương tác giữa các tế bào não để khơi dậy tiềm năng trí tuệ. Khi bé học được một điều mới, các tế bào não sẽ được kích hoạt tạo ra sự tương tác để lưu giữ thông tin.

    Trong giai đoạn này, trẻ sẽ dần hòa nhập vào xã hội để học hỏi, khám phá thế giới xung quanh. Việc giáo dục cho trẻ tốt nhất là học qua trò chơi. Các trò chơi giữa cha mẹ và con sẽ giúp trẻ phát triển cơ thể, ngôn ngữ, trí tuệ, cảm xúc, kỹ năng hoạt động, ứng xử, quan hệ xã hội… Cùng chơi với con sẽ giúp xây dựng tình yêu thương, tin cậy, gắn bó trong quan hệ cha - mẹ - con. Gia đình cùng chơi với nhau sẽ giúp trẻ hạnh phúc và cha mẹ hạnh phúc

    Về vấn đề này, thạc sĩ Thúy gợi ý với phụ huynh về một số trò chơi và cách chơi dành cho trẻ từ 0 đến 12 tháng tuổi qua từng giai đoạn như sau:

    1. Thai nhi (0 tuổi)

    “Thai giáo” (giáo dục thai nhi) là phương pháp dạy con tuyệt vời ngay khi con còn trong bụng mẹ. Giai đoạn 0 tuổi được tính từ ngày đầu tiên hoài thai cho đến ngày trẻ chào đời. Từ trong bụng mẹ thai nhi đã có thể tiếp nhận và có phản ứng đối với những tác động từ bên ngoài. Nghe nhạc, hát, đọc truyện cho con nghe, nói chuyện với con, đi bộ nhẹ nhàng… là những hoạt động để cha mẹ và thai nhi có thể tương tác với nhau trong giai đoạn 0 tuổi này.

    Giai đoạn này, mẹ có thể cùng thai nhi chơi trò đạp bụng: Khi thai nhi được năm tháng, có hiện tượng đạp bụng mẹ (máy) lần đầu tiên. Lúc ấy thai phụ nên vỗ nhẹ hoặc xoa nhẹ vào vùng bụng bị đạp, rồi đợi thai nhi đạp lần tiếp theo, sau đó mẹ lại vỗ nhẹ mấy cái rồi thôi. Một lát sau, thai nhi sẽ đạp tiếp, thai phụ thay đổi vị trí vỗ để dẫn dắt con vận động, thai nhi sẽ đạp ở vị trí mới vỗ.

    Sau hai tháng chơi đùa, để tạo phản xạ cho bé, thai phụ có thể tăng thêm một số nội dung như gõ nhẹ, xoa nhẹ, ấn nhẹ, lắc nhẹ... Trong khi thực hiện các động tác chơi đùa trên, thai phụ nên nói chuyện với con, ví dụ: “Mẹ đang chơi cùng con đó”, “Con ngoan, mẹ con mình cùng chơi nhé”, “Ba mẹ yêu con nhiều lắm”...

    2. Giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng đầu


    Lúc này trẻ đã có những phản xạ tự nhiên (bẩm sinh). Biết nhìn những vật ở khoảng cách 20-25 cm. Bé thích được “hóng hớt”, “trò chuyện” theo ánh mắt, lời nói của cha mẹ.

    Các dạng trò chơi thích hợp:

    - Chơi với bàn tay và các ngón tay của trẻ, ví dụ cù nhột, kiến bò.

    - Nắn, bóp, tập duỗi tay chân cho trẻ.

    - Vuốt ve, massage cơ thể trẻ.

    - Trò chơi cho trẻ làm máy bay.

    - Trò chơi vẫy khăn, ruy băng.

    - Cho trẻ làm quen với sách.

    - Cho trẻ nghe nhạc.

    - Hát ru cho trẻ ngủ, nói chuyện, cười, gọi tên… khi trẻ thức.

    - Có thể dùng những đồ chơi thích hợp như những khối vuông, tròn làm bằng chất liệu mềm.

    3. Giai đoạn từ 3 đến 6 tháng

    Trẻ sẽ thức nhiều hơn vào ban ngày. Bé bắt đầu điều khiển được bàn tay của mình và ngày càng trở nên linh hoạt hơn, biết tập trung cao độ và thích tham gia các trò chơi. Vì thế cha mẹ nên treo đồ chơi ở khoảng cách thích hợp (trong tầm tay của trẻ) để có thể bé với tay lấy.

    Các dạng trò chơi thích hợp:

    - Trò chơi nắm tay nhịp nhịp.

    - Giúp trẻ tập lẫy, lật người, trườn, bò.

    - Xốc nách trẻ, làm điệu bộ nhún nhảy, đạp chân (chú ý không dồn trọng lượng lên chân của trẻ).

    - Trò chơi đạp xe.

    - Trò chơi “soi gương”.

    - Trò chơi “ú òa”.

    - Đọc sách cho trẻ nghe.

    - Đồ chơi thích hợp: lục lạc, xúc xắc, những khối hình vuông, tròn bằng chất liệu mềm. Trẻ sẽ khám phá bằng tay và miệng.

    4. Từ 6 đến 12 tháng

    Lúc này trẻ có thể lẫy, lật người một cách dễ dàng. Khoảng từ tháng thứ 7, trẻ biết bò, ngồi và tập đi. Kỹ năng cầm nắm của trẻ ngày một tốt hơn.

    Các dạng trò chơi thích hợp:

    - Vỗ tay.

    - Chơi với cát.

    - Vượt chướng ngại vật.

    - Chơi với quả bóng lăn.

    - Tìm kiếm đồ vật.

    - Trò chơi soi gương.

    - Thường xuyên đọc sách cho trẻ.

    - Đọc các bài đồng dao như "nu na nu nống", "kéo cưa lừa xẻ"...

    - Cùng trẻ tập đi.

    Có thể sử dụng những đồ chơi thích hợp như:

    - Những cuốn sách nhiều màu sắc tươi sáng, có hình các con vật ngộ nghĩnh, các loại hoa, trái cây…

    - Những quả bóng nhựa nhẹ, dùng để ném và đá.

    Thi Trân
    Nguồn: VnExpress
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi support
    Đang tải...


  2. vi_vi2011

    vi_vi2011 Bôngytế cắt miếng p/vụ bé

    Tham gia:
    19/3/2013
    Bài viết:
    24,284
    Đã được thích:
    5,445
    Điểm thành tích:
    3,113
    Ðề: Trò chơi giúp phát triển trí tuệ cho trẻ 0-1 tuổi

    toàn những điều có ích cho các bé mà các bà mẹ nên biết
     
  3. bangnhi

    bangnhi Thành viên tích cực

    Tham gia:
    26/9/2008
    Bài viết:
    764
    Đã được thích:
    221
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Trò chơi giúp phát triển trí tuệ cho trẻ 0-1 tuổi

    bài viết hữu ích cho các mẹ đây
     
  4. saplamme2012

    saplamme2012 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    16/11/2012
    Bài viết:
    2,740
    Đã được thích:
    344
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Trò chơi giúp phát triển trí tuệ cho trẻ 0-1 tuổi

    Cảm ơn bài viết hữu ích. Bé nhà em đang ở giai đoạn 6-12 tháng!!!
     
  5. me yeu nghe

    me yeu nghe Guest

    Ðề: Trò chơi giúp phát triển trí tuệ cho trẻ 0-1 tuổi

    tiếp đi chủ thớt ơi, giai đoạn sau 1 tuổi thế nào?
     
  6. ỉn yêu

    ỉn yêu Guest

    Ðề: Trò chơi giúp phát triển trí tuệ cho trẻ 0-1 tuổi

    thông tin thật hữu ích.toàn những điều các mẹ nên biết
     
  7. tunganh_2013

    tunganh_2013 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/8/2013
    Bài viết:
    1,166
    Đã được thích:
    246
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Trò chơi giúp phát triển trí tuệ cho trẻ 0-1 tuổi

    bé nhà e 4 tháng cũng đã bít làm 1 số trờ, vui quá. sẽ tập cho bé chơi thêm nhìu trò nữa,thanks chủ top nha
     
  8. Picnictoy

    Picnictoy Thành viên chính thức

    Tham gia:
    25/6/2012
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Trò chơi giúp phát triển trí tuệ cho trẻ 0-1 tuổi

    Mình gửi bài viết này cho mọi người tham khảo thêm ^^
    ĐỒ CHƠI CHO TỪNG NHÓM TUỔI – KHÁI QUÁT
    Khi lựa chọn đồ chơi cho trẻ, cha mẹ thường quan tâm đến việc đồ chơi có phù hợp với trẻ ở độ tuổi đó hay không. Những thông tin sau đây sẽ rất có ích trong việc giúp cha mẹ lựa chọn đồ chơi phù hợp cho con của mình
    - Đối với bé sơ sinh (0-23 tháng tuổi)
    Bé bắt đầu khám phá, nhận biết màu sắc, hình dạng, âm thanh và chuyển động của đồ chơi từ rất sớm, thích quan sát những thành viên khác trong gia đình, thích được đu đưa, bò trườn, tập đi và ca múa. Do đó, cha mẹ nên khuyến khích cho bé chơi với các đồ vật xung quanh nhằm giúp bé hiểu được khái niệm chung về nguyên nhân và kết quả.
    Vui chơi là một quá trình tự học hỏi và bé ở giai đoạn này chưa có khả năng tự chơi đồ chơi. Do đó, đồ chơi cần được thiết kế an toàn, có tác dụng kích thích giác quan và tính tò mò của bé.
    Những đồ chơi nổi bật trong giai đoạn này là: thú nhồi bông, nôi di động, lục lạc, gương, đồ chơi có nhạc, thảm nằm chơi, đồ chơi điện tử v.v.
    - Đối với bé biết đi chập chững (1-3 tuổi)
    Bé ở độ tuổi này di chuyển nhiều hơn với sự phát triển thể chất đáng kinh ngạc. Bé thích bỏ các đồ vật vào một hộp rỗng rồi lại lấy chúng ra khỏi hộp. Bé bắt đầu chơi trò chơi đóng kịch. Khi bé đã phát triển kỹ năng vận động của mình, bé cảm thấy thích thú khi có thể được khám phá, tìm hiểu và bắt chước người khác. Bé thích được đọc và nhìn vào sách, thích xem tivi và cũng thích nắm các đồ vật nhỏ.
    Những đồ chơi phổ biến cho bé ở giai đoạn này như: đồ chơi kéo đẩy, trái banh lớn, đồ chơi nước và cát, bộ xếp hình v.v. Đồ chơi cho bé ở độ tuổi này luôn cần có sự giám sát của người lớn bởi vì bé có thể muốn thử thách nhiều hơn (ví dụ đi nhanh hơn, nghiêng người hoặc xoay vòng) trong khi chơi đồ chơi. Đồ chơi cũng nên được rửa sạch vì trẻ thường có khuynh hướng ngậm hoặc cắn.
    - Đối với trẻ mẫu giáo (3-5 tuổi)
    Mặc dù áp lực từ bạn bè có một sự ảnh hưởng tương đối đối với trẻ, cha mẹ vẫn là những người có tiếng nói lớn nhất trong việc chọn lựa đồ chơi cho trẻ. Tuy nhiên, trẻ vẫn thích chơi với đồ chơi mà chúng yêu thích, đặc biệt là khi trẻ có anh chị lớn hơn trong nhà, vì làm chúng có cảm giác trưởng thành hơn.
    Trong giai đoạn này, các bậc cha mẹ thường có xu hướng đánh giá quá cao khả năng và trí thông minh của con mình nên thường mua đồ chơi quá khó so với khả năng chúng. Cha mẹ cần nhớ rằng, khả năng và sự trải nghiệm chơi của trẻ ở độ tuổi này rất đa dạng. Cho nên, việc đưa ra chỉ dẫn cho từng món đồ chơi theo từng độ tuổi cụ thể cần được cha mẹ xem xét cẩn thận. Sự phát triển trong xã hội cũng góp phần quan trọng vào sự phát triển của trẻ, vì thế các loại đồ chơi phải có tác dụng giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội.
    Những đồ chơi phổ biến cho trẻ trong giai đoạn này là: búp bê, đồ chơi nấu ăn, đồ chơi nghệ thuật và thủ công.
    - Đối với trẻ tiểu học (6-8 tuổi)
    Việc bắt chước bạn bè ảnh hưởng đến việc lựa chọn đồ chơi của trẻ. Tuy nhiên trẻ chỉ thực sự thấy thích món đồ chơi đó nếu nó phù hợp với trẻ. Cha mẹ không nên để trẻ tự do lựa chọn đồ chơi vì trẻ sẽ cảm thấy mau chán chỉ sau vài phút chơi.
    Trái ngược với trẻ ở độ tuổi nhỏ hơn, trẻ ở độ tuổi tiểu học thích tìm kiếm sự mới lạ và thử thách. Sự phát triển xã hội rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Trẻ sẽ học được các kỹ năng làm việc nhóm và sự cảm thông. Còn những đồ chơi ngoài trời giúp trẻ đối diện với những vấn đề rủi ro, giúp trẻ cảm thấy độc lập, tự tin hơn. Việc vui chơi có tổ chức hơn và được định hướng hơn. Trẻ bắt đầu tăng sự nhận thức về nguyên tắc chơi và tham gia vào những trò chơi mang tính cạnh tranh.
    Những đồ chơi yêu thích của trẻ trong giai đoạn này là đồ chơi xây dựng, sưu tập (truyện tranh, tem, thẻ bóng chày), búp bê, cưỡi xe đạp, thêu vá v.v.
    - Đối với trẻ thiếu niên (9-12 tuổi)
    Một số phân tích gần đây cho thấy trẻ ở giai đoạn vị thành niên thích chơi với đồ dùng dành cho người lớn. Đây là hoạt động mang tính tích cực và cha mẹ nên khuyến khích trẻ chơi trong một chừng mực nào đó. Sự tương tác xã hội đóng vai trò cực kì quan trọng đối với trẻ ở giai đoạn này.
    Khi trẻ bước vào giai đoạn tuổi vị thành niên, trẻ muốn tự khẳng định bản thân và thường có dấu hiện nổi loạn. Trẻ muốn thể hiện những gì đối ngược với hình ảnh mà người lớn mong muốn. Trong trường hợp đó, âm nhạc và quần áo là công cụ để trẻ thể hiện bản thân, còn đồ chơi và vật dụng cũng là cách giúp trẻ khám phá tính cách và sở thích của chúng.
    Trò chơi thể thao cũng rất phổ biến ở giai đoạn này với những nguyên tắc được áp dụng nghiêm ngặt và tính cạnh tranh cao. Trẻ thích coi phim, tham gia các buổi tiệc, thích nghe nhạc, trang điểm, làm tóc và theo đuổi các xu hướng thời trang.

    Picnictoy
     
  9. Ðề: Trò chơi giúp phát triển trí tuệ cho trẻ 0-1 tuổi

    ứng dụng công nghệ tương tác đa chiều multimedia như xem phim hoạt hình, sẽ giúp trẻ phát triển tốt nhất ;)
     
  10. cuty123

    cuty123 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/11/2009
    Bài viết:
    2,629
    Đã được thích:
    434
    Điểm thành tích:
    223
  11. braxuatnhat

    braxuatnhat shopminhlong.com

    Tham gia:
    30/11/2011
    Bài viết:
    19,897
    Đã được thích:
    2,531
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Trò chơi giúp phát triển trí tuệ cho trẻ 0-1 tuổi

    con mình lại qua cái độ tuổi này rùi
     
  12. memai87

    memai87 HẢI SẢN TƯƠI SỐNG

    Tham gia:
    3/8/2012
    Bài viết:
    71,982
    Đã được thích:
    17,855
    Điểm thành tích:
    12,263
    Ðề: Trò chơi giúp phát triển trí tuệ cho trẻ 0-1 tuổi

    bé nhà mình hơn 2 tuổi, mình cũng đang nghiên cứu xem cho bé chơi trò gì đây ạ
     
  13. thutrang_5t

    thutrang_5t Rắn89 - Changg Chập Cheng

    Tham gia:
    16/8/2011
    Bài viết:
    2,342
    Đã được thích:
    483
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Trò chơi giúp phát triển trí tuệ cho trẻ 0-1 tuổi

    hay quá, đánh dấu để chơi cùng con
     
  14. nguyetanhtran

    nguyetanhtran Thành viên mới

    Tham gia:
    25/1/2014
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Trò chơi giúp phát triển trí tuệ cho trẻ 0-1 tuổi

    Nên mua cho bé các bảng chữ cái , hoặc các con số về cho bé nghịch bạn à
     
  15. buiphuonganh

    buiphuonganh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    3/4/2013
    Bài viết:
    1,931
    Đã được thích:
    211
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Trò chơi giúp phát triển trí tuệ cho trẻ 0-1 tuổi

    những điều bổ ích mà bố mẹ nào cũng lên biết
     
  16. nhantranda196

    nhantranda196

    Tham gia:
    22/7/2013
    Bài viết:
    11,440
    Đã được thích:
    1,946
    Điểm thành tích:
    963
    Ðề: Trò chơi giúp phát triển trí tuệ cho trẻ 0-1 tuổi

    Trên 1 tuổi thì hay chơi đọc thơ, hát, đồng dao, nhận biết đồ vật, con vật, câu đố đơn giản...
     
  17. Nhoccuty

    Nhoccuty Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    9/12/2012
    Bài viết:
    8,445
    Đã được thích:
    1,368
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Trò chơi giúp phát triển trí tuệ cho trẻ 0-1 tuổi

    bé nhà mình trên 1t, mình đang tập cho con biết cầm muỗng xúc ăn ( con làm đầy bàn), dạy con tập nói vài từ đơn giản, vài phép lịch sự thông thường, mình thấy bé cũng rất thích quan sát, tìm tòi và học hỏi. không biết như thế đủ chưa nhỉ??
     
  18. gau viet'shop

    gau viet'shop Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    9/4/2012
    Bài viết:
    1,342
    Đã được thích:
    166
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Trò chơi giúp phát triển trí tuệ cho trẻ 0-1 tuổi

    Bé nhà mình gần 10m , chỉ còn trò chơi với cát và đá bóng là chưa thử thôi
     
  19. Bán trứng đà điểu

    Bán trứng đà điểu Thành viên tích cực

    Tham gia:
    2/4/2014
    Bài viết:
    625
    Đã được thích:
    86
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Trò chơi giúp phát triển trí tuệ cho trẻ 0-1 tuổi

    Trẻ càng được chơi nhiều thì càng thông minh, đặc biệt là chơi với những trẻ lớn hơn khoảng 2 tuổi vì khi đó trẻ học được rất nhiều từ những trẻ khác.
     

Chia sẻ trang này