Thông tin: Trò Chơi Trắc Nghiệm Giúp Kiểm Tra Kiến Thức Chăm Sóc Bé Sơ Sinh Của Mẹ

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi philipsavent, 5/5/2016.

  1. philipsavent

    philipsavent Thành viên chính thức

    Tham gia:
    1/3/2016
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    18
    Với thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, mẹ có thể tìm hiểu được rất nhiều thông tin trên internet về cách chăm sóc bé sơ sinh. Tuy nhiên, mẹ đã thực sự nắm được các kiến thức quan trọng hay chưa? Hãy thử cùng Philips Avent làm bài kiểm tra dưới đây để xem mẹ có nắm vững các kiến thức chăm bé sơ sinh không nhé.

    [​IMG]

    CÂU HỎI:

    1. Đến cuối tháng thứ 2, bé sơ sinh có thể:
    A. Tập trung vào các vật thể cách bé khoảng vài bước chân
    B. Phản ứng lại với những màu sắc dịu mắt hơn là các màu sắc sáng, các mô hình có sự tương phản
    C. Nhìn theo các đồ vật di chuyển
    D. Thể hiện được sự phối hợp tay và mắt

    2. Bố mẹ nên làm gì khi bé sơ sinh dưới 4 tháng tuổi bị chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi?
    A. Sử dụng ống tiêm tròn để hút chất nhầy từ mũi bé
    B. Xịt thuốc mũi cho bé
    C. Giúp bé thổi mũi
    D. Cho bé dùng aspirin

    3. Khi nghi ngờ bé bị nhiễm trùng tai, bố mẹ nên nhỏ thuốc nhỏ tai cho bé:
    A. Đúng
    B. Sai

    4. Biểu hiện nào dưới đây không phải là biểu hiện triệu chứng đau bụng ở trẻ?
    A. Khóc không ngừng
    B. Luôn buồn ngủ
    C. Bụng to
    D. Xì hơi

    5. Trẻ sơ sinh bị sốt ở nhiệt độ nào?
    A. 37.56 độ C
    B. 37.89 độ C
    C. 38.56 độ C
    D. 39.44 độ C

    6. Khẳng định nào sau đây không đúng về vac-xin?
    A. Vac-xin viêm gan A chỉ nên dành cho những trẻ đang sống ở các quốc gia có nguy cơ mắc bệnh cao
    B. Vac-xin ngừa bệnh cúm nguy hiểm đối với trẻ bị dị ứng trứng
    C. Hiện nay, trong trường hợp cần thiết, vac-xin bệnh dại chỉ yêu cầu tiêm 5 mũi (thay vì hàng chục mũi so với những năm trước) và ít có tác dụng phụ
    D. Vac-xin chủng ngừa phế cầu khuẩn có nguồn cung thiếu và hiện nay chỉ dùng cho những trẻ em có nguy cơ phát triển bệnh như viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng máu

    7. Tất cả những điều dưới đây đều có thể giúp ngăn ngừa hội chứng SIDS, ngoại trừ:
    A. Đặt bé vào nôi và luôn để ý các đồ vật xung (bao gồm gối, chăn, mền, bỉm và đồ chơi nhồi bông)
    B. Để ý bé khi bé ngủ trong tư thế nằm sấp
    C. Tránh để bé tiếp xúc với khói từ bất kỳ loại thuốc lá nào
    D. Giữ nhiệt độ phòng bé thoải mái

    8. Đồ ăn nào dưới đây có thể gây nguy hiểm cho bé sơ sinh nếu bố mẹ chuẩn bị tại nhà?
    A. Nước sốt táo
    B. Cà rốt xay nhuyễn
    C. Lê xay nhuyễn
    D. Đậu xay nhuyễn

    9. Trẻ dưới 1 tuổi thường bị dị ứng theo mùa
    A. Đúng
    B. Sai

    10. Bố mẹ nên làm gì bé có cứt trâu hoặc vảy trên đầu?
    A. Tránh cọ vào vảy trên đầu của bé
    B. Gội đầu và chải các vảy cho bé
    C. Tránh gội đầu
    D. Sử dụng dầu em bé

    ĐÁP ÁN:
    1.Đáp án C. Trong những tuần đầu sau khi sinh, bé dường như chỉ có thể nhìn chằm chằm vào những vật thể chuyển động trước mặt nhưng từ 1 đến 2 tháng tuổi, bé đã có thể nhìn theo những vật thể di chuyển đằng trước.
    2.Đáp án A. Dùng ống tiêm tròn để hút chất nhầy là cách điều trị hiệu quả nhất, đặc biệt là lúc trước khi cho bé ăn hoặc cho bé ngủ vì đây là 2 khoảng thời gian khiến bé khó chịu nhất khi bị nghẹt mũi. Bóp nhẹ bóng trước khi cho vào mũi bé, sau đó nhẹ nhàng nhét đầu ống vào mũi bé và nhả bóng từ từ. Ngoài ra, bác sĩ có thể khuyên bố mẹ nên nhỏ nước muối loãng vào mũi bé trước khi hút dịch nhầy ra để hút dễ dàng hơn.
    3.Đáp án B. Nếu bố mẹ phát hiện ra bé có các triệu chứng nhiễm trùng tai (bé khó chịu, cáu kỉnh, quấy khóc, khó ngủ hoặc không chịu ăn, sốt) bố mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ. Sau khi kiểm tra, bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị phù hợp (dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc nhỏ tai để giảm đau).
    4.Đáp án B. Quấy khóc, bụng to và xì hơi hoặc nằm cong lưng, kéo chân của mình lên là những biểu hiện đau bụng ở trẻ. Cơn đau bụng của bé có thể được xác định nếu bé khóc hơn 3 tiếng trong 1 ngày, hơn 3 ngày một tuần. Buồn ngủ quá mức không phải là triệu chứng vì lúc này bé sơ sinh thường rất quấy vì khó chịu và đau bụng.
    5.Đáp án B. Bố mẹ nên liên lạc cho bác sĩ nếu bé nhỏ hơn 2 tháng tuổi có nhiệt độ cơ thể bằng hoặc cao hơn 37.89 độ C. Ngoài ra, bố mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ nếu bé có nhiệt độ cơ thể 38 độ C đối với bé khoảng 3-6 tháng tuổi, và 39.44 độ C đối với bé lớn hơn 6 tháng tuổi.
    6.Đáp án D. Khoảng thời gian giữa tháng 8 năm 2001 và tháng 5 năm 2003, sự thiếu hụt vac-xin phế cầu khuẩn liên hợp (PCV) – ngăn ngừa viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng máu và có thể cũng giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng tai – đồng nghĩa rằng các bác sĩ phải tiến hành giảm lịch tiêm chủng như thường lệ. Tuy nhiên, kể từ đó, nguồn cung cấp đã được phục hồi và trong hầu hết các khu vực của các nước, vac-xin đều được quản lý liều lượng chặt chẽ và cung cấp đầy đủ.
    7.Đáp án B. Bé không bao giờ được ngủ trong tư thế nằm sấp. Luôn luôn đặt bé nằm ngửa khi ngủ. Mặc dù nguyên nhân dẫn đến tình trạng SIDS vẫn chưa được tìm ra nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng bé ngủ trong tư thế nằm sấp có nhiều khả năng bị SIDS hơn, theo nghiên cứu của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ.
    8.Đáp án B. Cà rốt cùng với củ cải tím, củ cải trắng, cải xanh, rau bina – được trồng tại một số quốc gia có chứa nitrat, đây có thể là nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, đồ ăn loại này tại các cửa hàng đồ ăn trẻ em thì hoàn toàn an toàn vì các nhà sản xuất có thể sàng lọc được nồng độ nitrat trong đó. Do vậy, bố mẹ không nên chế biến loại thực phẩm này tại nhà cho bé sơ sinh.
    9.Đáp án A. Phấn hoa, chất ô nhiễm và nhiều yếu tố khác trong không khí có thể gây kích ứng các giác quan của bé; làm bé bị ngứa mắt, chảy nước mũi và hắt hơi. Khi bé lớn, hãy thông báo với bác sĩ về các triệu chứng này nếu chúng xuất hiện thường xuyên để có giải pháp kịp thời. Ngoài ra, bố mẹ nên tìm hiểu thêm các thông tin về phương pháp phòng ngừa những bệnh dị ứng của trẻ.
    10.Đáp án B. Viêm da tiết bã nhờ hoặc có tên dân gian là ‘cứt trâu’ là một hình thái của bệnh chàm, ảnh hưởng đến các tuyến tiết dầu. Gội đầu có thể giúp kiểm soát lượng vảy, bệnh thường biến mất trong khoảng vài tháng. Trong một số trường hợp, bố mẹ có thể sử dụng loại dầu gọi do bác sĩ chỉ định, nếu cần thiết.

    NẾU MẸ TRẢ LỜI ĐÚNG TỪ:
    9-10 câu: “Hiệu trưởng học viện Chăm sóc bé yêu”. Chúc mừng mẹ! Mẹ xứng đáng với danh hiệu này, các bé sẽ luôn cảm thấy thoải mái với sự chăm sóc đúng cách của bố mẹ.
    6-8 câu: “Phó hiệu trưởng học viện Chăm sóc bé yêu”. Thật ấn tượng. Tuy nhiên, mẹ có thể tìm hiểu và đọc thêm những quyển sách hoặc tham gia khóa học chăm sóc bé sơ sinh để trang bị thêm kiến thức và nâng cao chức vụ trong học viện nhé.
    3-5 câu: “Giáo viên bộ môn trong học viện Chăm sóc bé yêu”. Chăm sóc bé sơ sinh không hề đơn giản và có thể mất một thời gian để nâng cao kiến thức. Mẹ có thể bắt đầu bằng cách đọc sách và tham khảo lời khuyên từ những người có kinh nghiệm.
    Dưới 3 câu: “Tân sinh viên trong học viên Chăm sóc bé yêu”. Những bỡ ngỡ khi có con đầu lòng là chuyện rất đỗi bình thường với mọi ông bố bà mẹ. Mẹ đừng nản lòng, hãy dần dần học hỏi thêm các kiến thức nhé.

    Hãy chia sẻ với Phillip Avents chức vụ của mẹ trong học viện vui nhộn này nhé!
    Bài viết được tham khảo và tổng hợp từ: www.parents.com
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi philipsavent
    Đang tải...


Chia sẻ trang này