Trói Buộc Bằng Sợ Hãi, Yêu Thương Hay Lẽ Phải?

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi lananhgvmn, 3/8/2018.

  1. lananhgvmn

    lananhgvmn Thành viên mới

    Tham gia:
    31/7/2018
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    1. YÊU THƯƠNG KO PHẢI ĐỂ TRÓI BUỘC

    Hồi mình vừa mới ra trường, 22 tuổi được phân công chủ nhiệm lớp mà học sinh chỉ kém mình 7 tuổi, lúc đó lớp ấy là lớp đặc biệt của nhà trường nữa. Mình chả sợ trời, chẳng sợ đất, cũng ko nghĩ gì nhiều cứ đối xử với chúng đúng như suy nghĩ tình cảm của mình thôi. Và thực sự tự hào vì mình được chúng yêu thương vô cùng, chúng rất nghe lời mình và CHỈ MÌNH MÀ THÔI. Có lần thầy hiệu trưởng bảo mình “cô giống hệt tôi hồi 20 tuổi. Nhưng đó là một cách làm sai đấy. Chủ nhiệm giỏi là làm cho lớp tự vận hành mà ko cần mình, theo một thứ nề nếp nhất định chứ ko phải dựa trên yêu quý cô chủ nhiệm mà làm. Nó ko nghe lời ai kể cả hiệu trưởng mà chỉ nghe lời cô ko phải là thành công mà là thất bại. Cô biến mình thành một ông vua. Nhưng đó là một thể chế ko pháp luật”. Lúc đó ko hiểu hết nhưng càng sau càng thấm thía. Học trò ko thể ko yêu cô mà lại nghe lời, nhưng ko thể chỉ dựa vào tình yêu với cá nhân mình mà làm nên kỉ luật được. Vì nó có tính điều kiện và ko có phạm vi sức mạnh trong mọi trường hợp.

    Bố mình cũng dùng cách yêu thương để giáo dục mình. Mọi quyết định của mình ông để mình tự làm mà ko bao giờ can thiệp. Ông chưa bao giờ nói cấm hay bố ko đồng ý với những dự định, sở thích của mình. Dường như ông cho mình rất nhiều tự do. Nhưng sự thực là ông biết mình cực kỳ yêu ông và sợ ông buồn. Nên ông định hướng mình bằng một cách khác và cách đó trói buộc mình kinh khủng. Mình sẽ thấy rất có lỗi nếu làm ông buồn, rất lo lắng nếu biết đó là việc ông ko thích. việc mình bị chi phối một cách âm thầm các quyết định chỉ vì sợi dây tình yêu với bố trói buộc đã để lại ko ít hậu quả trong cuộc đời mình. Có rất nhiều việc mình đã ko dựa trên sự đúng/sai, mình muốn/không muốn, thích/ko thích mà dựa trên điều này có làm bố mẹ hài lòng/ ko hài lòng. Đấy là với một đứa trẻ ngoan, cách dùng yêu thương trói buộc đã tước đi ko ít tự do của mình thì với những đứa trẻ cá tính có sự phản kháng cao mâu thuẫn nảy sinh, bất hòa và cảm giác bức bối là ko thể tránh được.[​IMG]

    Rất nhiều khi các bà mẹ chúng ta dùng một câu rất thuận miệng để mắng các con “con làm thế mẹ sẽ ko yêu con nữa”, “con mà cứ ko nghe lời mẹ sẽ ko thương con nữa”, thậm chí ghê hơn “con mà hư như vậy mẹ sẽ ko nuôi con nữa/ko cho con ở với mẹ nữa”… Với mình tất cả những câu ấy đều là một sự bạo hành với trẻ, một sự uy hiếp dựa vào điểm yếu là con yêu và cần bố mẹ nên chúng ta mang ra dọa. Nếu chúng ta cứ mang tình yêu ra để ngăn cản con làm điều gì đó thì con sẽ mất dần sự phân biệt đúng sai mà chỉ dựa trên việc có làm bố mẹ hài lòng hay ko? Chuyện nhỏ thì có thể có tác dụng mà trong nhiều trường hợp nếu ai đó cho con cảm giác yêu thương hơn con sẽ đi theo tiếng gọi đó. Hoặc ai đó dùng yêu thương để dụ dỗ con sẽ dễ nghe theo họ, có thể mắc những sai lầm. Hãy tưởng tượng một người thân quen muốn con làm việc xấu nhưng đầu tiên là dùng yêu thương gần gũi để thuyết phục con rồi mới dẫn con vào con đường tội lỗi, sau đó dùng chính những tội lỗi đó để trói buộc con. Hãy thử nhớ lại có biết bao cô gái bị chồng/ người yêu bạo hành, cư xử tồi tệ nhưng ko dám dũng cảm dứt ra vì nghĩ đó là yêu thương… Có khi nào chúng ta nghĩ lại là bởi vì bố mẹ luôn ra điều kiện “con phải như thế này mới là yêu bố mẹ”… khiến con cái chúng ta mù quáng về nhận thức lý tính ko?

    2. SỢ HÃI CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ CÁCH GIÁO DỤC HIỆU QUẢ

    Ko mang yêu thương để trói buộc con nhưng cũng ko nên dùng sự sợ hãi để làm con nghe lời. Sợ hãi lâu ngày có thể làm đứa trẻ tổn thương về mặt tâm lý, mất tự tin vào bản thân, hoặc tiêu cực hơn là sự nổi loạn, chống đối. Điều này thì ko cần phải bàn nhiều vì chúng ta đã được đọc nhiều, nghe nhiều thậm chí gần đây còn có chủ trương “kỉ luật không nước mắt” để chống lại cách giáo dục đe dọa, bạo lực,… gây đến tổn thương ở trẻ.
    Sự sợ hãi chỉ khiến đứa trẻ chấm dứt hành vi tại thời điểm đó mà không thấy được vấn đề, sẽ chỉ khiến đứa trẻ xa bố mẹ mà ko nể phục, sẽ chỉ khiến đứa trẻ sợ bố mẹ mà không tin tưởng,… Thế nên sớm hay muộn phương pháp này cũng thất bại. Bởi chúng ta chỉ làm người khác sợ khi chúng ta là kẻ mạnh. Khi con lớn hơn có sức mạnh hơn, dần độc lập hơn chúng ta sẽ thấy những đứa trẻ bất cần, lì lợm và lúc này thì bố mẹ bất lực. Cũng có em thì càng lớn càng nhút nhát ko dám tự quyết, tự lập vì bị bố mẹ “bao bọc” thái quá nên cái gì cũng sợ. Ko có đứa trẻ nào tự dưng hư mà có rất nhiều mầm mống đã được chính chúng ta nuôi dưỡng từ rất nhỏ mà ko hay.

    [​IMG]

    3. DỰA TRÊN LẼ PHẢI ĐỂ QUYẾT ĐỊNH

    Đừng dựa vào tình yêu của con với mình để thuyết phục/ bắt ép con càng ko nên dùng sự sợ hãi để khống chế các con. Mỗi khi con làm sai điều gì hãy bình tĩnh chỉ rõ bản chất vấn đề, chỉ rõ đúng sai lắng nghe lý do của con để có thể tìm thấy lỗi sai trong cách nghĩ của con chứ ko chỉ ở hành động.

    Hãy dựa trên những thang giá trị, dựa trên những nguyên tắc, dựa trên luật lệ, thỏa thuận của gia đình, dựa trên những quy định và dựa trên pháp luật để hướng con đến điều đúng/sai chứ ko phải làm để vừa lòng bố mẹ, để được bố mẹ yêu. Tình yêu thương con là vô điều kiện, để con ko nói dối, giấu diếm bố mẹ khi làm điều gì đó sai đừng bao giờ uy hiếp con rằng “con làm thế là mẹ ko yêu con nữa”. Vì muốn được yêu con ko dám thể hiện con người thực của con hậu quả còn nghiêm trọng hơn.

    Bố mẹ cũng có lúc sai nên điều bố mẹ mong vẫn có thể ko đúng, ko tốt, ko cần cho con. Điều bố mẹ muốn chưa chắc đã là điều con muốn. Vậy thì nếu con luôn luôn nghe lời chắc gì đã là điều hay. Hãy để hệ thống tự vấn động dựa trên những nguyên lý, xây dựng cho con khả năng tự nhận thức để quyết định dựa trên lẽ phải. Đó mới chính là nhận thức đúng đắn và lâu dài nhất là pháo đài phòng thủ cho con tốt nhất cả khi không có bố mẹ ở bên.

    Đứa trẻ ngoan ko nhất thiết phải là đứa trẻ luôn nghe lời mà là đứa trẻ biết tự phân biệt đúng sai. Tình yêu thương ko phải sợi dây trói buộc áp bức mà là cảm giác an toàn và khích lệ. Thế nên hãy dựa trên những nguyên tắc và lẽ phải bằng tình yêu thương con tỉnh táo để tạo môi trường tốt nhất cho con trưởng thành.

    --- Sưu Tầm ---
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi lananhgvmn
    Đang tải...


  2. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,349
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    Bài viết cảm động, đáng suy ngẫm
     

Chia sẻ trang này