Trung thu: Mốt chọn bánh quê bày cỗ. Xu hướng sống với Trung thu 20 – 30 năm về trước

Thảo luận trong 'Tâm sự về các vấn đề khác' bởi TheGarden, 18/9/2012.

  1. TheGarden

    TheGarden Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    10/1/2012
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    Thay bày bán tràn lan trên vỉa hè các con phố Hà Nội, những loại bánh cổ truyền lại có dòng chảy rieenng, âm thầm nhưng ngày càng lan tỏa. Những loại bánh cổ truyền này dần xuất hiện và trở thành mốt trong các mâm cỗ trông trăng của nhiều gia đình, khu phố.


    Tìm hương vị xưa

    Còn hai tuần nữa là tới Trung thu, không chỉ vì muốn tổ chức một cái tết cho con trẻ thật hoành tráng. Nhiều bà mẹ đang có xu hướng cho con mình được hưởng thụ một trung thu đúng nghĩa và giống mình như 20 – 30 năm về trước. Mấy ngày gần đây, trên các trang web như *********, lamchame, các bà mẹ thành thị đang xôn xao tìm các loại bánh nướng, bánh dẻo truyền thống. Đặc biệt là các loại có vị rất xưa, rất dân tộc như lá chanh, sen xát..

    Nickname yeucon chia sẻ: “Các bố mẹ có biết địa chỉ gia đình làm bánh trung thu gia truyền nổi tiếng của Hà nội không ạ? Em vẫn rất nhớ hương vị bánh ngày trước, nhất là bánh nhân thập cẩm, có cả bí, lạp xườn, lá chanh, ngấm vào vỏ bánh vừa thơm vừa ko ngán, uống với chè sen thì tuyệt. Em muốn đặt bánh trung thu này. Em sẽ cho mình một vé đi tuổi thơ và mang đến cho cu Bin tuổi thơ không đồ hiện đại. Cả nhà giúp em nhé!”

    Cũng chia sẻ với mẹ cu Bin, Thaobear, mẹ Múm bày tỏ: Mình cũng thích ăn bánh Trung thu truyền thống! Bánh dẻo nhân thập cẩm vỏ trắng mịn, mềm dẻo, bánh nướng nhân thập cẩm thơm mùi lá chanh, vỏ hơi dòn, uống với trà sen ướp từ sen thật! Nhà mình năm nào cũng mua ở Hàng Bồ, đi từ phố Hàng Thiếc rẽ ra nó ở bên trái, bán chuyên bánh dẻo bánh nướng và chỉ bán mỗi dịp Trung Thu thôi.

    [​IMG]

    Còn chè sen thật thì mua ở một bà cụ người Hà Nội gốc ở phố Lương Văn Can, cũng đường Hàng Bồ rẽ ra Lương Văn Can, bên tay phải, đi lên gác, phía dưới là hàng ảnh thì phải, cứ đến đó hỏi thì ai cũng biết. Chè sen thật rất đắt chừng 200-300k/lạng. Mẹ mình toàn pha lẫn với chè thường vẫn thơm mùi sen, đến nước thứ 3-4 vẫn còn thơm!

    Trong những ngày này, dạo qua các hiệu bánh nổi tiếng có tên tuổi vài thập kỷ nay như Gia Thịnh (Hàng Đường), Ninh Hương (Hàng Điếu), Bảo Phương (Thụy Khuê), 87 Mã Mây, Đỗ Thế Gia (755 Nguyễn Hoàng Tôn)... lúc nào cũng chật kín người tìm đến vì nhớ hương vị bánh cổ truyền.

    Chủ một cửa hàng bánh cho biết: “Cách đây chừng 2 tháng, các đơn đặt hàng bánh Trung thu đã bắt đầu đến. Cửa hàng phải lên số lượng, chuẩn bị nguyên liệu để phục vụ. Năm nay, có một điều đặc biệt, lượng khách làm trong các công ty, doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể. Có thể do giá các loại bánh ngoài quá đắt, hơn nữa hương vị không đặc trưng”.

    Chủ quán trên phố Lương Văn Can cũng cho biết thêm: “Kinh nghiệm của một số hiệu bánh cổ truyền cho thấy, khi làm bánh, chiếc bánh nướng bao giờ cũng có ba phần nhân, một phần vỏ. Bánh dẻo thì ngược lại, ba phần vỏ một phần nhân. Khuôn bánh nướng bao giờ cũng hình vuông, bánh dẻo thì hình tròn là biểu tượng của trời và đất. Một khi khách hàng tìm đến với bánh cổ truyền dù ít hay nhiều ai cũng muốn mua được bánh nướng nhân thập cẩm bởi hương vị riêng của loại bánh này”.

    “Để làm được nhân bánh nhất thiết phải có lá chanh tươi, lá quất, 5 loại thịt, 2 loại hạt, rượu Mai Quế Lộ...nguyên vật liệu 100% là tự nhiên, không có chất bảo quản. Với các loại bánh có chất bảo quản trên thị trường hiện nay thì có thể sử dụng trong vài tháng, nhưng với bánh cổ truyền do không dùng chất bảo quản nên hạn dùng không thể quá 20 ngày. Vì vậy, thông thường dịp này cơ sở làm theo đơn đặt hàng nhiều hơn là bày bán ngoài cửa hàng”, chủ hiệu bánh chia sẻ.

    Bánh quê lên mâm cỗ người phố

    Là chủ một doanh nghiệp về rượu tây trên đường Khâm Thiên, tết Trung thu nhiều năm, chị Mai luôn nhận được rất nhiều bánh biết từ các nhà phân phối, hãng hoặc đối tác. Tuy nhiên, trung thu năm 2012 này, chị Mai lại cất công đi đặt bánh đúc, bánh đa kê để tổ chức trung thu cho cô con gái 6 tuổi và cậu con trai 4 tuổi.

    Chị Mai chia sẻ: Năm nào, gia đình tôi cũng nhận được rất nhiều bánh, hầu hết là các loại bánh đắt tiền. Nhưng năm nay, do có thời gian nhà rỗi nên tôi quyết định tổ chức cho con một trung thu thật truyền thống. Ngoài mâm ngũ quả sẽ có bánh đúc, bánh đa kê. Nghe dự định này, bọn trẻ nhà tôi vô cùng hứng khởi.

    [​IMG]

    Không đặt bánh, nhưng nhiều tốp bạn trẻ đã hẹn hò ở những quán bánh đúc có tiếng ở Hà Nội. Nhóm của Minh Tâm (công ty thiết bị y tế ở Linh Đàm chia sẻ): Bánh đúc Lê Ngọc Hân 16 năm rồi hay nằm trong khu tập thể Trung Tự, hàng bánh đúc nóng chỉ tới 18h đã hết sạch. Khách tới trễ thôi đành chuyển qua ăn các loại cháo. Nhà hàng được ưu điểm là món ăn dậy mùi thơm của hành, thịt băm, mộc nhĩ nhưng cũng hơi béo. Chỗ bánh đúc trong khu Trung Tự cũng ngon và hơn cả là sạch sẽ. Chúng tôi đã thống nhất đặt chỗ cho trung thu này.

    Tại chợ Hôm (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) chị chủ quán tên Huế tiết lộ: Năm nay, bánh đúc nguội nhân lạc được đặt rất nhiều. Tuy nhiên, khách hàng đòi hỏi bánh đúc được cho trong cả một thúng to có lót lá chuối. Có thể cắt một miếng vuông vức bán theo cân, đặc biệt phải có tương. Nhiều người lớn đặt bánh đúc trơn.Đặc biệt, ai cũng nhắn, “không hàn the nhé, không cần rắn, chất lượng là được”.

    Khi tất cả đang được công nghiệp hóa thì nhiều người lại quay lại với các món truyền thống. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khuyến cáo, các mặt hàng thực phẩm này chủ yếu là các hàng thủ công, rất dễ có nguy cơ không đảm bảo an toàn thực phẩm. Người mua nên chọn cửa hàng quen, uy tín, có chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm để đặt hàng.

    Yên Ba


    (theo vietnamnet.vn)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi TheGarden
    Đang tải...


Chia sẻ trang này