Toàn quốc: Truyền Thuyết Bánh Tráng Dừa Bình Định

Thảo luận trong 'THỰC PHẨM GIA ĐÌNH' bởi Minh Chiến, 6/8/2016.

  1. Minh Chiến

    Minh Chiến Thành viên tập sự

    Tham gia:
    17/8/2014
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    BÁNH TRÁNG DỪA CẬU HAI - ĐẶC SẢN BÌNH ĐỊNH

    1aa.jpg
    Bình Định - miền đất của Quang Trung - Nguyễn Huệ, là một nơi với phong cảnh hữu tình, non xanh nước biếc, con người nhân hậu và hiếu khách. Chắc hẳn ai đó đã về thăm Bình Định sẽ không thể bỏ qua những danh lam thắng cảnh như Hầm Hô, Bãi tắm Hoàng Hậu, suối nước nóng,... và cũng không thể bỏ qua những món đặc sản của Bình Định như bánh ít lá gai, nem chua, rượu Bàu Đá, canh Đồ Lạc, và đặc biệt là món bánh tráng dừa thơm ngon, vui miệng.
    Ngoài Bến Tre ra, Tam Quan - Bình Định là xứ dừa thứ 2 của Việt Nam, là nơi sản sinh ra những trái dừa ngon, ngọt lịm và tươi mát để làm bánh tráng nước dừa. Ca dao từ ngàn xưa đến giờ khẳng định độ nhiều của dừa ở vùng đất võ này vẫn còn qua những dòng thơ sau:
    “Công đâu công uổng công thừa,
    Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan.
    Công đâu công uổng công hoanng.
    Công đâu gánh nước Tam Quan tưới dừa”
    Thật vậy, Bình Định lừng danh về dừa nhiều và cũng rất nổi tiếng với làng nghề bánh tráng, trong đó có loại bánh tráng làm quà đặc sản đó là bánh tráng nước cốt dừa.
    Có giai thoại gắn với anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ. Tương truyền để tiến quân thần tốc ra Bắc Hà đánh dẹp quân Thanh, muốn đỡ mất thì giờ nấu nướng dọc đường, Người cho xay gạo thành bột, tráng thành bánh mang theo như một dạng lương khô. Đến bữa chỉ cần nhúng vào nước, bánh mềm ra, cuốn kèm thực phẩm vào bên trong, chấm với nước mắm là thành bữa ăn, gọn nhẹ, không mất thời gian, đủ hàm chất dinh dưỡng. Và cũng tương truyền rằng trong ngày Tết Kỷ Dậu 1789 ấy, bà con Hà Thành kéo ra gò Đống Đa đón mừng chiến thắng với binh sĩ Tây Sơn, bắt gặp thứ bánh có hình thù giống lá đa nên gọi… bánh đa!
    Có phải do từ những truyền thuyết hay không mà người Bình Định rất cẩn trọng đối với bánh tráng đặc biệt là bánh tráng nước dừa. Ở Bình Định, bất cứ một cuộc giỗ chạp nào, trên bàn thờ cũng có đôi bánh tráng dừa nướng. Đặc biệt là những ngày Tết lại càng không thề thiếu bánh tráng dừa trong nhà. Các buổi tiệc, kể cả nhiều bữa ăn thường nhật, bánh tráng dừa luôn là món "khai vị"… và là món lương thực phổ biến hằng ngày. Muốn bẻ nhỏ bánh ra, người Bình Định luôn để lên đỉnh đầu bẻ xuống, không bẻ tuỳ tiện bằng tay hoặc kê vào một nơi nào khác!
    Bánh tráng nước dừa được làm chủ yếu từ bột sắn trộn với nước cốt dừa, cơm dừa, gừng, mè, tiêu hột, hành tím thái mỏng và một thứ gia vị không thể thiếu làm nên vị đặc trưng cho bánh tráng Bình Định đó là muối. Tất cả được trộn đều và đem đi tráng. Bánh thường được tráng trên khuôn to và tráng thành lớp dày rồi đem phơi.
    Bánh tráng nước dừa được đem nướng dưới lửa than. Người nướng bánh phải thật “chuyên nghiệp” thì bánh mới phồng đều, phẳng và có màu vàng ươm. Nếu không biết cách nướng, bánh sẽ bị cong vênh, chỗ đen chỗ vàng hoặc chai cứng. Bánh được nướng dưới lửa than to để đảm bảo giòn đều và nướng bánh tráng là cả một nghệ thuật, không phải ai cũng có thể nướng được bánh tráng ngon. Bánh sau khi nướng có mùi thơm quyến rũ từ mùi hành phi, mùi gừng, mùi tiêu và có vị bùi béo của nước cốt dừa, của mè cộng thêm vị hơi mằn mặn của muối. Có nhiều cách ăn, nhưng vẫn thường nhâm nhi mà không cần tới bất cứ thứ gì đi kèm. Ngoài ra, bánh tráng dừa để xúc các món gỏi, món xào như hến xào, nhộng xào. Dù ăn như thế nào đi nữa thì bánh tráng dừa xứ “Nẫu” vẫn thơm ngon và giòn tan.
    Những ai ra Bắc vô Nam trên những chuyến xe lửa, hay những chuyến xe đò xuyên Việt, qua các thị trấn dọc đường quốc lộ, nhất là thị trấn Tam Quan của tỉnh Bình Định nơi nổi tiếng vùng dừa Tam Quan khách đi xe sẽ hơn một lần nhìn thấy những tấm bánh tráng nước dừa bày bán trong các tủ hàng bán đặc sản, hay được đưa ra rao mời trên tay các bà, các em bán hàng rong được người dân mời mua vài chục bánh tráng nước dừa về làm quà. Đó là đặc sản của xứ Nẫu - xứ dừa Bình Định và chỉ có tại đây mới có.
    Đúng là từ Bắc chí Nam, không đâu không có bánh tráng nhưng bánh tráng Bình Định vẫn được xem là đặc sản. Và chính vì vậy, người Bình Định thường dùng bánh tráng làm quà để gởi cho con cháu và họ hàng ở xa, có người đem sang tận Châu Âu cái “thứ cồng kềnh” này. Ai nấy đều muốn tìm một món đặc sản đượm phong vị quê hương để làm quà. Bánh tráng nước dừa là một vị đặc sản như thế. Nói là món đặc sản vì chỉ ở Hoài Hảo, Tam Quan và các xã lân cận thuộc huyện Hoài Nhơn, Bình Định mới có. Do tính độc đáo của hương vị, người nào đã một lần thưởng thức thì cả một khó quên hương vị ấy.
    Qua bao thế hệ, được lớn lên từ làng nghề truyền thống ấy cùng với tình yêu hương vị đặc sản quê nhà, Nhật Minh Chiến có sáng tác bài thơ “Thơ dừa Tam Quan và tinh hoa của những đặc sản”, xin gởi đến bạn đọc một đoạn thơ trên:
    THƠ DỪA TAM QUAN VÀ TINH HOA CỦA NHỮNG ĐẶC SẢN
    Sáng tác: Nhật Minh Chiến

    Tam Quan xứ sở vùng dừa,
    Là nơi hội tụ kế thừa tinh hoa.
    Dừa là cội rễ quê ta,
    Làm nên đặc sản để mà lừng danh.
    Bánh dừa dân dã quê anh,
    Qua bao thế hệ cha anh vẫn còn.
    Bánh dừa vị béo thơm ngon,
    Dừa xay, nước cốt lọt lòng bổ ra.
    Bột mì, bột gạo trắng ngà,
    Củ hành, với ớt, gừng ta xay đều.
    Thêm đường, thêm muối, mè, tiêu
    Nướng lên thơm phức liêu xiêu cả làng!
    ……..
    Chỉ bằng con đường quà biếu, bánh tráng nước dừa đã đi khắp nơi trong nước và coi là món đặc sản độc đáo. Sang thời kỳ đổi mới này, sự lưu thông hàng hóa được nhanh chóng, rộng rãi, người đi lại thăm viếng, giao dịch càng nhiều, nhu cầu thưởng thức, biếu tặng bánh tráng nước dừa ngày càng lớn hơn. Không chỉ là món ăn truyền thống mang đậm hương vị địa phương, chiếc bánh tráng mỏng manh còn chứa đựng rất nhiều tâm huyết của những người con xứ dừa với mong muốn gìn giữ, phát triển nghề truyền thống.
    Bánh tráng là món ăn dân dã, dễ làm, dễ tiêu thụ, phổ biến gần như khắp khu vực Nam Trung bộ. Bà con vùng này đi xa đến tận trời Âu – Mỹ cũng không quên bánh tráng. Mỗi dịp thuận tiện đều mang theo một ít làm quà biếu tặng người thân, nên cái bánh “quê mùa” này cũng đã từng “xuất ngoại” như bao món ngon vật lạ khác! Người xa xứ cầm chiếc bánh tráng trên tay hẳn sẽ rưng rưng nhớ vọng quê nhà.
    (Sưu tầm, viết và tổng hợp: Nhật Minh Chiến )
    ......................................................................................................
    Quý khách thưởng thức đặc sản Bánh tráng dừa Bình Định vui lòng liên hệ:
    CƠ SỞ BÁNH TRÁNG DỪA CẬU HAI
    Địa chỉ: Tấn Thạnh 1 – Hoài Hảo – Hoài Nhơn – Bình Định
    Địa chỉ phân phối tại Đà Nẵng: Số nhà K195/08 Nguyễn Văn Thoại - Sơn Trà - TP Đà Nẵng
    Điện thoại : 0903.50.12.50 (Mr Chiến)
    Facebook:https://www.facebook.com/Bánh-Tráng-Dư%C…/…
    Chuyên cung cấp sỉ và lẻ! Nhận giao hàng tận nơi!
    1.jpg 1aaa.jpg 1B.jpg
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Minh Chiến
  2. Minh Chiến

    Minh Chiến Thành viên tập sự

    Tham gia:
    17/8/2014
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    BÁNH QUÊ!
    Bánh đa là cách gọi của bà con phía Bắc, phía Nam gọi là bánh tráng. Một “định nghĩa” đơn giản là bánh do… tráng bột mà thành! Bột xay nhuyễn từ gạo tẻ, ngào với nước, tráng đều tròn lên khuôn vải căng trên nồi nước đang đun. Bột (bánh) được hấp qua hơi nóng của nước sôi đủ chín thì đem phơi nắng đến khô.

    Bình Định nổi tiếng nghề bánh tráng. Có giai thoại gắn với anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ. Tương truyền để tiến quân thần tốc ra Bắc Hà đánh dẹp quân Thanh, muốn đỡ mất thì giờ nấu nướng dọc đường, Người cho xay gạo thành bột, tráng thành bánh mang theo như một dạng lương khô. Đến bữa chỉ cần nhúng vào nước, bánh mềm ra, cuốn kèm thực phẩm vào bên trong, chấm với nước mắm là thành bữa ăn, gọn nhẹ, không mất thời gian, đủ hàm chất dinh dưỡng. Và cũng tương truyền rằng trong ngày Tết Kỷ Dậu 1789 ấy, bà con Hà Thành kéo ra gò Đống Đa đón mừng chiến thắng với binh sĩ Tây Sơn, bắt gặp thứ bánh có hình thù giống lá đa nên gọi… bánh đa!
    Có phải do từ những truyền thuyết hay không mà người Bình Định rất cẩn trọng đối với bánh tráng. Bánh luôn được dùng trong cúng giỗ, tiệc tùng, quà tặng… và là món lương thực phổ biến hằng ngày. Muốn bẻ nhỏ bánh ra, người Bình Định luôn để lên đỉnh đầu bẻ xuống, không bẻ tuỳ tiện bằng tay hoặc kê vào một nơi nào khác!
    Ở mạn Bắc Tây Nguyên cũng phổ biến nghề này, vì đa số bà con ở đây xuất xứ từ Bình Định lên sinh sống, đ
    ã mang cái nghề “gia truyền” ấy lên theo. (Thôn Phương Quý xã Vinh Quang – Kon Tum là một ví dụ – là một làng nghề tráng bánh thực thụ).
    Lao động chính cho nghề tráng bánh là phụ nữ, nên nó là nghề… “mẹ truyền con nối”! Nghề này thu nhập không cao, nhưng rất phù hợp sức khoẻ phụ nữ vì không cần động tác mạnh, lại chỉ quanh quẩn trong nhà ngoài sân, tiện việc trông nhà chăm con, làm việc vặt gia đình. Nó cũng tránh được nắng mưa, lại dễ có tiền chi tiêu hàng ngày, dẫu không nhiều. Nó còn giải quyết cấp thời bữa ăn thường nhật vào khi không kịp nấu nướng hay gặp khách đến nhà đột xuất. Tận dụng nước ngâm gạo, nước bột rửa đồ nghề cũng đủ nuôi vài con heo trong chuồng v.v… Từ nhiều tiện ích ấy nên bà con có lưu truyền câu cửa miệng “Ruộng lúa chuồng bò không bằng một lò bánh tráng”!
    Nghề này hoàn toàn làm thủ công, đơn giản, nhưng yêu cầu người phụ nữ phải khéo tay, siêng năng, tỉ mẩn. Phải biết chọn loại gạo dễ tráng, bánh ngon (vì cũng có loại gạo bột rất bở, khó tráng, bánh dễ bị rách hoặc “dính phên” khó lột khi khô). Khâu ngào nước cũng phải kinh nghiệm, quen tay để độ dẻo vừa phải, không đặc quá cũng không loãng quá sẽ khó tráng. Khi tráng phải đều tay để bánh không chỗ dày chỗ mỏng, bánh phải tròn đều, không được méo mó khi sắp vào chồng nhìn không đẹp mắt v.v… Hiện nay thị trường bánh tráng có mấy loại. Loại dày dùng để nướng trên than lửa cho phồng rộp lên mới ăn. (Loại này thường có rắc thêm mè (vừng) hoặc trộn nước cốt và cùi dừa để tăng hương vị). Loại mỏng để nhúng vào nước cho mau mềm cuốn với các loại thực phẩm tuỳ thích của người ăn. Loại tráng bằng nguyên chất bột gạo thì giòn và thơm, loại có pha với tinh bột mì (sắn), tức bột nhứt (nhất) thì dẻo và dai.
    Đã thành thông tục, từ Bình Định lên đến Tây Nguyên (nếu là người gốc Bình Định), trong nhà dẫu lúa gạo đầy bồ thì bà con vẫn luôn “thủ” một đôi ràng bánh tráng. Nó như một thứ lương thực dự trữ, phòng khi cúng giỗ, khi chưa kịp cơm nước, khi nhà có khách đột xuất, hoặc chỉ đơn giản là để ăn dặm ăn thêm những khi lỡ bữa…
    Vùng Tây Sơn -Bình Định có món Bánh cuốn độc đáo, được gọi nôm na là món “hai sống một chết”! Hai “sống” là hai chiếc bánh mỏng nhúng nước để làm áo bên ngoài, một “chết” là một chiếc bánh được nướng chín phồng đặt lên trên hai bánh “sống” kia, rồi xếp vào đó thịt bò nướng (lụi), trứng luộc, đậu phụ chiên vàng, chả ram (nem rán), rau thơm… Tất cả cuốn lại thành một cuốn bánh to cỡ… cổ tay! Người ăn cứ thế chấm vào chén nước mắm được pha chế vừa miệng và cắn chéo hình chữ “bát”! (Nghĩa là cắn nửa bên này, ăn xong lại cắn nửa bên kia)! Ấy là cách ăn của người có tiền. Thường thì bà con dân quê chỉ cuốn với một trong những món “độn” kể trên, hoặc với rau dưa đơn giản. Rồi cũng độc đáo không kém là có khi Bánh cuốn nhưng chỉ là bánh cuốn với… bánh (!) – Nghĩa là bánh sống nhúng nước cuốn với bánh nướng để vị thơm bùi của bánh nướng tạo cảm giác đỡ mau ngán mà thôi!
    Đi dần vào Nam, đến Trảng Bàng – Tây Ninh thứ bánh quê này hóa thành “Bánh tráng Phơi sương” độc đáo, đến Bến Tre thì thành “Bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc” nổi tiếng đặc sản Xứ Dừa v.v….
    Như đã nói, Bình Định là “quê hương” bánh tráng nên ở đây lưu truyền nhiều chuyện có dính líu đến bánh tráng, ví dụ giai thoại gắn với nhà thơ Yến Lan – “ông lão Bến My Lăng”. Chuyện này người viết nghe được đã rất lâu, chỉ nhớ đại thể, thấy hay hay, muốn viết lại nhân “nhàn đàm” về thứ bánh quê này nên không thể đúng nguyên văn nguyên truyện được. Rất mong vị nào còn nhớ tốt hoặc có tư liệu xin đính chính giúp. Đại khái chuyện kể rằng thời “chín năm” chống Pháp, nhằm tiết kiệm tối đa lương thực để đảm bảo cho công cuộc kháng chiến, Chính phủ ta kêu gọi toàn dân không nên lấy gạo chế biến thành các loại quà bánh để tránh tỷ lệ hao hụt nhất định. Nhưng ở Bình Định vẫn có “đường dây” làm và bán bánh tráng chui. Thấy thế nhà thơ Yến Lan ra vế đối “Bánh tráng sao hoài đi… bán tránh”? (Nói lái “bánh tráng” thành “bán tránh”, cách phát âm bà con phía Nam phụ âm “g” cuối từ không kể). Vế ra đối đã lâu mà chưa ai đối lại được! Lúc này cũng để giữ bí mật cho các hoạt động du kích ban đêm nên Chính phủ kháng chiến cũng yêu cầu toàn dân hạn chế nuôi chó. Có lần nhà thơ bắt gặp một nhóm trai trẻ dân quân du kích địa phương lén thịt chó nhậu… chui, nhà thơ bèn có ngay vế thứ hai “Cầy tơ nhưng phải hạ… cờ Tây”! (Nói lái “cầy tơ” thành “cờ tây”, “tây” ở đây hiểu là Pháp). Đôi câu đối rất mang tính thời sự vì vừa như phê bình lại vừa tỏ ra thông cảm, động viên bà con thực hiện nhiệm vụ kháng chiến!

    Bánh tráng là món ăn dân dã, dễ làm, dễ tiêu thụ, phổ biến gần như khắp khu vực Nam Trung bộ. Bà con vùng này đi xa đến tận trời Âu – Mỹ cũng không quên bánh tráng. Mỗi dịp thuận tiện đều mang theo một ít làm quà biếu tặng người thân, nên cái bánh “quê mùa” này cũng đã từng “xuất ngoại” như bao món ngon vật lạ khác! Người xa xứ cầm chiếc bánh tráng trên tay hẳn sẽ rưng rưng nhớ vọng quê nhà.
    u Mọi thông tin quan tâm vui lòng liên hệ:

    + Trần Thanh Chiến (Mr)

    + Điện thoại: 0903.50.12.50

    + Hoặc Email: minhchien.nhat@gmail.com

    + Địa chỉ nơi sản xuất: Tấn Thạnh 1 – Hoài Hảo – Hoài Nhơn – Bình Định

    + Phân phối Đà Nẵng: K195/08 Nguyễn Văn Thoại, Sơn Trà, Đà Nẵng

    + https://www.facebook.com/Bánh-Tráng-Dừa-CẬU-HAI-Đặc-Sản-Tam-Quan-Bình-Định-487554861347163/

    + https://www.facebook.com/Dầu-Dừa-Nguyên-Chất-Tinh-Khiết-Cậu-Hai-Bình-Định-326195100892260/

    1.jpg 1aa.jpg 1B.jpg 2.png
     
  3. Cành Lá Rung Rinh

    Cành Lá Rung Rinh Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    6/9/2015
    Bài viết:
    2,583
    Đã được thích:
    344
    Điểm thành tích:
    223
    bánh này chiên lên ăn ngon phải biết, đánh dấu khi cần
     
    Minh Chiến thích bài này.
  4. Minh Chiến

    Minh Chiến Thành viên tập sự

    Tham gia:
    17/8/2014
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Dạ đúng rồi, quý khách có thể chiên hoặc nướng. Ngoài ra còn nhiều cách chế biến khác ngon lắm.
     
  5. mehoatrau0510

    mehoatrau0510

    Tham gia:
    23/3/2015
    Bài viết:
    11,765
    Đã được thích:
    1,708
    Điểm thành tích:
    913
    mn có bán ở Hà Nội ko? giá thé nào?
     
    Minh Chiến thích bài này.
  6. Minh Chiến

    Minh Chiến Thành viên tập sự

    Tham gia:
    17/8/2014
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Dạ quý khách ở Hà Nội thì em sẽ gửi xe ở BX Giáp Bát, hoặc gửi theo phương thức khác.
    Giá thì bên có sở có các loại bánh như sau:
    1. Loại: Thượng hạng
    Bánh tráng dừa mè trắng (hoặc đen)
    Đường kính 30 cm, đóng gói xấp 10 cái bánh/Xấp
    Giá: 100.000đ
    2. Loại: Đặc biệt
    Bánh tráng dừa mè trắng (hoặc đen)
    Đường kính 30 cm, đóng gói xấp 10 cái bánh/Xấp
    Giá: 70.000đ
    3. Loại: 2
    Bánh tráng dừa mè trắng (hoặc đen)
    Đường kính 30 cm, đóng gói xấp 10 cái bánh/Xấp
    Giá: 55.000đ
     
    mehoatrau0510 thích bài này.
  7. mehoatrau0510

    mehoatrau0510

    Tham gia:
    23/3/2015
    Bài viết:
    11,765
    Đã được thích:
    1,708
    Điểm thành tích:
    913
    e thích ăn bánh này lắm cơ mà nhà e k gần bến xe giáp bát. làm sao bây giờ
     
    Minh Chiến thích bài này.
  8. Minh Chiến

    Minh Chiến Thành viên tập sự

    Tham gia:
    17/8/2014
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Em có thể gửi bưu điện chuyển tới tận nhà cho quý khách, hoặc quý khách đến bưu điện gần đó nhận được không ạ.
     
  9. Minh Chiến

    Minh Chiến Thành viên tập sự

    Tham gia:
    17/8/2014
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    • CÁCH CHẾ BIẾN BÁNH TRÁNG TRỘN BẰNG BÁNH TRÁNG DỪA
    1. Bánh tráng dừa nướng hoặc chiên, bẻ (đập vỡ) nhỏ ra.
    2. Phi hành với dầu ăn để nguội (mùi thơm)
    3. Chuẩn bị rau sống: cải xà lách, hạnh cộng, ngò, cà chua thái mỏng, dưa leo thái mỏng, đu đủ sò sợi, cà rốt sò sợ và rau thơm các loại
    4. Chuẩn bị nước mắm gồm: tỏi, ớt, tiêu, đường, ít bột ngọt, giã ra và khuấy đều.
    5. Tép rang
    6. Bún sợi số tám (làm bằng bột sắn + bột gạo), hoặc bún tàu: trụng nước ấm cho mềm để ráo.
    Cách làm:
    Bánh sau khi bẻ nhỏ thì cho nước dầu phi với hành vào trộn đều. Tiếp tục cho rau sống vào, cho tép rang vào, cho bún sợi vào, cho nước mắm vào và trộn đều lên và dùng.
    Đảm bảo ngon bá cháy
     
  10. himi07

    himi07 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    14/3/2008
    Bài viết:
    702
    Đã được thích:
    84
    Điểm thành tích:
    28
    B còn bán hàng k?
     
  11. hang92

    hang92 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    29/9/2016
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    27
    Điểm thành tích:
    28
    món ngon
     
  12. ThienVu

    ThienVu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1,459
    Đã được thích:
    125
    Điểm thành tích:
    103
    oánh dấu
     

Chia sẻ trang này