Tự Kỷ Ám Thị Và Vấn Đề Giáo Dục Thiếu Nhi

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi Nguyễn Thu Giang 90, 28/10/2016.

  1. Nguyễn Thu Giang 90

    Nguyễn Thu Giang 90 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    15/9/2016
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    8
    Hi các anh chị, em mới đọc được bài này nói về tự kỷ ám thị áp dụng vào vấn đề giáo dục trẻ nhỏ. Phải nói rất hay, em gửi các anh chị tham khảo nhé.

    CHƯƠNG MƯỜI MỘT

    TỰ KỶ ÁM THỊ VÀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC THIẾU NHI

    Từ xưa ở Á đông, giáo dục trẻ con bắt đầu ngay từ khi còn trong lòng mẹ. “Sanh ra mới nuôi không bằng nuôi trong thai; sanh ra mới dạy không bằng dạy trong thai” là câu châm ngôn được học nằm lòng của mỗi người dựng phụ ngày xưa ở nước ta. Suốt chín tháng mười ngày mang con trong dạ là cả một quảng thời gian tự kỷ ám thị mà người mẹ luôn luôn nuôi tư tưởng lành, tránh tư tưởng ác, không giận dữ, không hận thù, không nhìn những cảnh thương tâm rùng rợn, những hình ảnh đê tiện xấu xa – dù là trên sân khấu – làm xúc động thần kinh gây những ấn tượng không tốt đẹp trong tâm trí người mẹ rồi truyền cảm cho thai nhi.

    Hằng ngày người mẹ rất đoan trang trong cử chỉ, nói năng điềm đạm, tánh tình vui vẻ ôn hòa, nghĩ đến con là nghĩ đến những đức hạnh cao quí mà mình mong ước con mình sẽ có về sau. Người mẹ đã thật sự tự kỷ ám thị để giáo dục thai nhi về phương diện tinh thần mà còn tự kỷ ám thị để đào tạo thai nhi về thể chất nữa: ăn uống đúng quân bình âm dương để thai nhi ăn chơi sức khỏe lại còn kiêng cử những món ăn như gừng [vì sợ đẻ con thừa ngón tay, ngón chân], thịt thỏ [sợ đẻ con sứt môi],măng [sợ đẻ con nhiều lông mang]v.v…vì hình ảnh những thức ăn nầy có thể gây một sự tự kỷ ám thị không hay.Sự giáo dục nầy, giáo dục bằng cách truyền thụ trực tiếp đạo đức và sinh lực cho con mình như vậy gọi là thai giáo.

    Rồi sau đó cha mẹ lại phải lo liệu làm sao để gây những ám thị tốt đẹp, tránh những ám thị xấu xa gây thành những tự kỷ ám thị nguy hại cho con cái trong nhà! Bậc làm cha mẹ tánh tình phải cho bình thường ôn hòa, nói với chúng với một giọng hiền dịu nhưng quả quyết làm cho chúng vâng lời mà thân tâm không khởi ý chống đối. Tránh đối xử với chúng một cách hung bạo có thể gây cho chúng một tự kỷ ám thị sợ hãi nhưng uất hận. Tránh đừng nói xấu bất kỳ một người nào trước mặt chúng. Người ta thường hay chụm đầu nhau để nói xấu những bạn bè vắng mặt, để trẻ con chứng kiến những cảnh tượng như vậy là nêu ra những gương xấu cho chúng và đôi khi gây cho chúng những thảm họa về sau.

    Khêu gợi lòng yêu thiên nhiên, lòng hiếu kỳ tìm hiểu những sự vật trong vũ trụ và tìm cách làm cho chúng ham thích bằng lối giảng giải rõ ràng dưới một hình thức hấp dẫn cho chúng nghe,chúng hiểu với giọng vui vẻ tươi cười. Hãy trả lời mọi câu hỏi tò mò của chúng một cách sốt sắng chứ không phải xua đuổi chúng bằng cách nạt nộ chúng

    : “Đi chỗ khác chơi, đừng làm rộn, bữa sau học rồi sẽ biết…”

    Không thể vì một cớ gì mà nói với một đứa bé: “Mầy chỉ là một thằng lười, đồ vô dụng,v.v…”Đừng bao giờ nói như vậy, vì nói như vậy là tạo cho nó những tật xấu mà mình trách mắng nó.

    Nếu một đứa bé lười, bài vở lúc nào cũng thật kém, ta cũng nên chọn một ngày nào đó kiếm dịp khen nó đôi câu dù thật ra hơi quá đáng. “Ừ bữa nay con khá hơn, tiến bộ hơn lây nay đấy. Giỏi lắm, gắng lên.” Đứa bé khoái chí về lời khen nầy mà chẳng mấy khi được nghe nhất định sẽ cố gắng học hành và dần dần nhờ sự khuyến khích khéo léo, đứa bé sẽ trở thành một học sinh siêng năng, chăm chỉ.

    Cũng tuyệt đối cấm nói đến những tật bệnh trước mặt trẻ con có thể gây những hậu quả không hay cho nó. Trái lại phải dạy cho chúng hiểu rằng sức khỏe là tình trạng bình thường của con người và bệnh tật là một quái trạng, một sự bất thường mà người ta sẽ tránh khỏi nếu biết cách ăn uống cho đúng phép và sống một cuộc sống điều độ, qui củ, đạo đức.

    Đừng tạo những tật xấu cho chúng bằng cách dạy cho chúng sợ hết cái nầy đến cái khác, sợ lạnh, sợ nóng, sợ gió,sợ mưa, sợ lụt,v.v…vì con người sinh ra là phải chịu cho quen những cái đó không than van rên rỉ.

    Đừng dọa nạt trẻ con bằng cách nói với chúng nào ông Ngoáo-ọp, ông ba kẹ, nào ma, nào quỉ vì những niềm lo sợ hồi bé có thể cứ tồn tại mãi về sau.

    Cho nên những ai nếu vì hoàn cảnh không dạy dỗ được con mình thì phải thận trọng chọn người mà phú thác, người nầy yêu con mình chưa đủ mà người đó phải có những đức tính mà mình muốn con mình hấp thụ về sau.

    Ngày nay ở các thành phố lớn biết bao nhiêu người quá giàu có hoặc vì công việc làm ăn, hoặc vì bận theo đời sống xa hoa, con đẻ ra thì giao phó cho vú em; lớn lên giao cho nhà trường mặc tình học đòi nết xấu tật hư của bạn bè,của xã hội chung quanh, trưởng thành cho xuất dương du học rốt cuộc đào tạo những đứa con bất hiếu, bất mục đối với cha mẹ, tàn nhẫn đối với đồng bào, mất gốc đối với tổ quốc , phản bội đối với bạn bè, anh em cũng như với tất cả mọi người, chẳng biết tín nghĩa là gì, chỉ biết tiền, biết lợi, biết tán tận lương tâm vơ vét làm của riêng, biết ích kỷ, hại nhân,…

    Dạy cho trẻ con biết yêu sự làm việc, làm việc để kiếm lấy đồng tiền trong sạch lương thiện , giảng giải bằng những mẫu chuyện lý thú rằng sự làm việc sẽ đem đến cho con người một sự thỏa mãn thanh cao và sâu xa, trái lại sự lười biếng sẽ tạo ra sự phiền muộn, óc bi quan, bệnh suy nhược cơ năng thần kinh, đẩy con người sa vào hố trụy lạc và có khi phạm cả những trọng tội vì muốn thỏa mãn những sự đam mê bất chính của mình gây ra do sự ăn không ngồi rồi.

    Hãy dạy trẻ con bằng việc làm của mình, hành vi của cha mẹ là tấm gương cho con cái soi chung, nó thường hiệu quả hơn lời dạy hoặc những bài luận lý. Dạy con bằng tư cách, thái độ, lời lẽ, hành động, công việc làm của mình đối với kẻ khác, là lối “bất ngôn chi giáo” của người xưa. Bằng việc làm, các bậc cha mẹ hãy dạy cho con biết lễ độ và dễ thương với tất cả mọi người, kể cả những người nghèo khổ hay ở một giai cấp kém mình,biết trọng người lớn tuổi, già cả, biết thương người tàn tật điên dại, đừng khinh bỉ chế nhạo họ mà phải an ủi họ, che chở họ. Dạy cho trẻ con phải yêu tất cả mọi người không biệt giai cấp, màu da, luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ nếu ai cần đến, đừng tiếc tiền bạc, thì giờ, nói tóm lại là nên nghĩ đến kẻ khác hơn là nghĩ đến mình. Giảng giải cho chúng hiểu rằng hành động như vậy tuy không tìm mà ta bắt gặp một niềm thỏa mãn thầm kín mà kẻ ích kỷ luôn luôn tìm kiếm mà chẳng bao giờ bắt gặp được.

    Phát triển nơi chúng lòng tự tin và trước khi làm một việc gì phải suy nghĩ cho chín chắn , quyết định rồi làm chứ đừng làm vì xung động trong một phút bốc đồng. Cha mẹ và thầy giáo có trọng trách là phải làm gương cho con mình, cho học trò mình.Trẻ con rất dễ bị ám thị. Nó làm tất cả những gì nó thấy những người khác làm , cho nên hằng ngày cha mẹ phải nêu gương tốt cho con cái, đừng đưa trước mắt cho chúng thấy những cảnh bịp bợm, láo lường, những sự khôn ngoan phi nhân, bất lương, bất nghĩa…

    Ngay lúc trẻ con bập bẹ biết nói sáng chiều nên cho nó lập đi lập lại câu: “Về đủ mọi phương diện, càng ngày tôi càng tiến triển đến chỗ tốt đẹp và nhiều may mắn hơn” là chìa khóa hạnh phúc sẽ đem đến cho chúng sức khỏe về thể chất và sự an lạc về tâm hồn.

    Muốn đổi những tật xấu, sinh những tính tốt, mỗi đêm khi đứa bé an giấc, cha hoặc mẹ nó trong bóng tối khe khẽ đến bên giường nó, nói giọng nho nhỏ 15 đến 20 lần liên tiếp:

    “Liên Hoa, con ngủ, ngủ cho say.” Nói như vậy xong sẽ đọc lời ám thị đức tính mà mình muốn gieo cho nó để hóa giải tật xấu của nó và nên lưu ý là đừng nhắc nhở gì đến tật xấu của nó. Nói nho nhỏ như vậy độ 20 lần mỗi đêm. Sau một thời gian khi nào đức tính kia thành tựu, lúc bấy giờ sẽ chuyển qua lời ám thị đức tính khác.

    Nên dùng tên họ đứa bé mà gọi, chứ đừng gọi trổng là con, là em, là mầy,v.v…

    Ví dụ về những lời ám thị:

    Về tánh tình, với một đứa con lười, nhát gan hay là nói láo chẳng hạn không bao giờ nên ám thị: “Mầy không còn lười biếng, mầy không còn nhát gan, mầy kh6ong còn nói láo v.v…” Mà lời ám thị phải: “ Liên Hoa, con trở thành siêng năng chăm chỉ, can đảm, càng ngày càng thật thà, chơn chất.”

    Về thể chất ta có thể dùng lời ám thị: “ Kim Cương, con ăn ngon miệng, con tiêu hóa dễ dàng, phổi con khỏe mạnh, con trở nên tráng kiện v.v…”

    Một bé gái có tật sợ bóng tối chẳng hạn, chỉ ngủ được khi có ánh đèn và la khóc khi đèn tắt. Trong lúc nó ngủ không phải ám thị nó “sẽ không sợ bóng tối” nhưng “ánh sáng làm cho nó khó ngủ và bóng tối làm cho nó dễ ngủ” câu ám thị sẽ đại để như sau: “Hoa Nghiêm, con cảm thấy ánh sáng làm cho con khó ngủ và bóng tối làm cho con dễ ngủ”

    Nếu như trong lúc nói mà đứa trẻ tỉnh dậy thì phải ngừng lại ngay, đêm mai sẽ nói lại là tốt hơn.
    Tiếp nhận được những lời ám thị trong giấc ngủ, tiềm thức hoạt động ngấm ngầm, huy động mọi tiềm năng cần thiết và đưa lại những kết quả tốt đẹp không ngờ. Đây cũng là điều dễ hiểu vì trong lúc ngủ cơ thể và ý thức đều nghỉ ngơi, ngừng mọi sinh hoạt, riêng tiềm thức là vẫn tỉnh táo và vô tư chấp nhận những gì người ta giao phó qua lời ám thị vì thế mà dần dần đứa trẻ sẽ thay đổi tánh tình và cải tạo thể chất như cha mẹ nó ước mong. Điều nên nhớ là phải thực hành đều đặn mỗi đêm, phải kiên nhẫn và bền chí vì kết quả không mấy khi đột ngột thấy liền và nhất là đừng nói cho đứa bé hoặc để lộ cho đứa bé biết mình đã làm những gì trong lúc nó ngủ.

    Việc giáo dục con em bằng gương tốt của mình, bằng ám thị cho chúng lúc ban đêm, các bậc cha mẹ nên xem đó như một bổn phận đối với con cái của mình. Đó là thức ăn tinh thần quan hệ nào có kém gì thực phẩm vật chất nuôi thân thể chúng hằng ngày.

    Nếu bạn là thầy giáo dạy trẻ em, nếu bạn nghĩ đến tương lai bầy trẻ, nếu vì tiền đồ của dân tộc, mỗi sáng khi vào lớp, trước lúc giảng dạy bài học, bạn bảo học trò tĩnh tâm ngồi yên lặng và ám thị những lời sau đây, chẳng bao lâu học sinh lớp bạn sẽ là những học sinh kiểu mẫu nhất trường và ảnh hưởng trong một năm học với bạn chúng sẽ mang theo trọn suốt đời của chúng:
    “ Các em nhỏ thân mến,tôi mong rằng các em luôn luôn là những đứa trẻ lễ phép, dễ thương, dễ mến với tất cả mọi người, biết vâng lời cha mẹ và thầy giáo và khi cha mẹ hoặc thầy giáo dạy bảo điều gì hoặc khiển trách một lỗi lầm gì thì các em luôn luôn để ý đến lời dạy bảo đó hoặc điều khiển trách đó, không vì vậy mà buồn phiền. Trước kia các em nghĩ rằng khi người ta khiển trách các em là để cho các em buồn phiền: giờ đây các em đã hiểu rất thấu đáo rằng chính vì muốn lợi ích cho các em mà người ta khiển trách; cho nên chẳng những không giận hờn kẻ đã khiển trách mình mà trái lại các em còn biết ơn là đằng khác.

    “Hơn nữa, các em sẽ yêu mến sự làm việc, bất cứ là công việc gì; mà hiện thời công việc của các em là sự học vấn, các em sẽ yêu tất cả những môn mà các em phải học, ngay cả những môn học mà trước kia các em chán ghét. Vậy đã đến lớp học, mỗi khi thầy giáo giảng dạy một bài nào, các em sẽ chỉ chuyên tâm chú ý đến những lời thầy nói chẳng thèm bận tâm đến những cử chỉ hoặc lời lẽ nghịch ngợm của bạn bè bên cạnh và nhất là chẳng nói chẳng làm những điều ngu xuẩn đó.

    “ Trong những điều kiện đó, dường như các em thông minh, mà quả thật các em đều thông minh, các em sẽ hiểu một cách dễ dàng và nhớ lấy tất cả; những điều học hỏi được sẽ tích trữ trong trí nhớ các em, sẵn sàng cho các em sử dụng mỗi khi cần đến.

    “ Ngay cả khi các em làm việc một mình, ở trong phòng học hoặc ở nhà lúc các em làm bài hay học bài, ở đây cũng vậy các em sẽ chỉ chuyên tâm chú ý trên công việc mình làm và vì vậy các em luôn luôn được điểm tốt về bài làm hoặc bài học.”

    Để kết thúc chương nầy, chúng ta hãy xem qua tầm quan trọng mà người xưa ở Á Đông đã dành cho sự tự kỷ ám thị trong vấn đề giáo dục thiếu nhi như thế nào?

    Sử Liệt nữ chép rằng: “Mẹ ông Mạnh tử trước ở gần mồ mả, lúc ấy ông còn trẻ, hằng ngày thường đi chơi vào nơi nghĩa địa thấy người ta chôn cất và khóc kể, ông bèn rủ chúng bạn bày sắp cách tống táng mà chơi. Bà mẹ nói một mình rằng: “Chỗ nầy chẳng tiện cho con ta ở !” Bà liền dời nhà về gần bên chợ. Con bà lúc nầy bày lối chơi đùa bằng cách rao hàng, bưng bánh, bán thịt. Bà lại nói rằng: “Chỗ nầy chẳng tiện cho con ta ở !” Bà bèn dọn nhà đến gần trường học. Con bà lúc bấy giờ mới bày cuộc chơi theo lễ,nhạc: dọn ra mâm bàn cúng tế, tập xá, tập chào. Bà nói một mình rằng: “Chỗ nầy đáng cho con ta ở vậy.”
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Nguyễn Thu Giang 90
    Đang tải...


  2. tamthathg

    tamthathg Thành viên tích cực

    Tham gia:
    27/4/2009
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    72
    Điểm thành tích:
    28
    thông tin bổ ích, cảm ơn chia sẻ của b
     
  3. chuotnhat3

    chuotnhat3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    2/4/2009
    Bài viết:
    1,585
    Đã được thích:
    280
    Điểm thành tích:
    173
    Đừng dọa nạt trẻ con bằng cách nói với chúng nào ông Ngoáo-ọp, ông ba kẹ, nào ma, nào quỉ vì những niềm lo sợ hồi bé có thể cứ tồn tại mãi về sau.
     

Chia sẻ trang này