Tự Kỷ Ám Thị Và Vấn Đề Giáo Dục Thiếu Nhi

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi bigoogle, 14/5/2019.

  1. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Từ xưa ở Á đông, giáo dục trẻ con bắt đầu ngay từ khi còn trong lòng mẹ. “Sanh ra mới nuôi không bằng nuôi trong thai; sanh ra mới dạy không bằng dạy trong thai” là câu châm ngôn được học nằm lòng của mỗi người dựng phụ ngày xưa ở nước ta.

    Suốt chín tháng mười ngày mang con trong dạ là cả một quảng thời gian tự kỷ ám thị mà người mẹ luôn luôn nuôi tư tưởng lành, tránh tư tưởng ác, không giận dữ, không hận thù, không nhìn những cảnh thương tâm rùng rợn, những hình ảnh đê tiện xấu xa – dù là trên sân khấu – làm xúc động thần kinh gây những ấn tượng không tốt đẹp trong tâm trí người mẹ rồi truyền cảm cho thai nhi. Hằng ngày người mẹ rất đoan trang trong cử chỉ, nói năng điềm đạm, tánh tình vui vẻ ôn hòa, nghĩ đến con là nghĩ đến những đức hạnh cao quí mà mình mong ước con mình sẽ có về sau.

    Người mẹ đã thật sự tự kỷ ám thị để giáo dục thai nhi về phương diện tinh thần mà còn tự kỷ ám thị để đào tạo thai nhi về thể chất nữa: ăn uống đúng quân bình âm dương để thai nhi ăn chơi sức khỏe lại còn kiêng cử những món ăn như gừng [vì sợ đẻ con thừa ngón tay, ngón chân], thịt thỏ [sợ đẻ con sứt môi],măng [sợ đẻ con nhiều lông mang]v.v…vì hình ảnh những thức ăn nầy có thể gây một sự tự kỷ ám thị không hay.Sự giáo dục nầy, giáo dục bằng cách truyền thụ trực tiếp đạo đức và sinh lực cho con mình như vậy gọi là thai giáo.

    Rồi sau đó cha mẹ lại phải lo liệu làm sao để gây những ám thị tốt đẹp, tránh những ám thị xấu xa gây thành những tự kỷ ám thị nguy hại cho con cái trong nhà! Bậc làm cha mẹ tánh tình phải cho bình thường ôn hòa, nói với chúng với một giọng hiền dịu nhưng quả quyết làm cho chúng vâng lời mà thân tâm không khởi ý chống đối. Tránh đối xử với chúng một cách hung bạo có thể gây cho chúng một tự kỷ ám thị sợ hãi nhưng uất hận. Tránh đừng nói xấu bất kỳ một người nào trước mặt chúng. Người ta thường hay chụm đầu nhau để nói xấu những bạn bè vắng mặt, để trẻ con chứng kiến những cảnh tượng như vậy là nêu ra những gương xấu cho chúng và đôi khi gây cho chúng những thảm họa về sau.

    Khêu gợi lòng yêu thiên nhiên, lòng hiếu kỳ tìm hiểu những sự vật trong vũ trụ và tìm cách làm cho chúng ham thích bằng lối giảng giải rõ ràng dưới một hình thức hấp dẫn cho chúng nghe,chúng hiểu với giọng vui vẻ tươi cười. Hãy trả lời mọi câu hỏi tò mò của chúng một cách sốt sắng chứ không phải xua đuổi chúng bằng cách nạt nộ chúng

    : “Đi chỗ khác chơi, đừng làm rộn, bữa sau học rồi sẽ biết…”

    Không thể vì một cớ gì mà nói với một đứa bé: “Mầy chỉ là một thằng lười, đồ vô dụng,v.v…”Đừng bao giờ nói như vậy, vì nói như vậy là tạo cho nó những tật xấu mà mình trách mắng nó.

    Nếu một đứa bé lười, bài vở lúc nào cũng thật kém, ta cũng nên chọn một ngày nào đó kiếm dịp khen nó đôi câu dù thật ra hơi quá đáng. “Ừ bữa nay con khá hơn, tiến bộ hơn lây nay đấy. Giỏi lắm, gắng lên.” Đứa bé khoái chí về lời khen nầy mà chẳng mấy khi được nghe nhất định sẽ cố gắng học hành và dần dần nhờ sự khuyến khích khéo léo, đứa bé sẽ trở thành một học sinh siêng năng, chăm chỉ.

    (còn nữa)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi bigoogle
    Đang tải...


Chia sẻ trang này