Một trong những món ăn chơi được các cô gái yêu thích mùa Hè. Nổi lên ở Hà Nội vào mùa Hè năm ngoái, đến nay Chè khúc bạch vẫn là món ăn chơi được các bạn gái yêu thícchhè vẫn là món ăn chơi được các bạn gái yêu thích. Chè khúc bạch làm không khó, nhưng để làm ngon và hấp dẫn thì đòi hỏi người làm sự tinh tế. Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn làm chè khúc bạch 3 màu ngọt, mát và "xinh đẹp". http://imgs.********/Images/Uploaded/Share/2014/07/19/che-khuc-bach-0.jpg Nguyên liệu + 200 ml sữa tươi + 200 ml kem tươi + 100 ml nước lạnh + 70 gr đường phèn hay đường cát + 6 lá gelatin = 10 gr bột gelatin + 1 hộp long nhãn + Hạnh nhân rang vàng + 100 gr đường + 250 ml nước nấu sôi tan đường để khi ăn chè thì chan vào Nếu bạn làm màu xanh thì cần 1 muống cà phê bột trà xanh, Tức là lấy 50 ml sữa tươi hâm nóng, cho bột trà xanh vào hòa tan rối mới lược qua ray trước khi cho vào hỗn hợp sữa tươi + kem tươi.... http://imgs.********/Images/Uploaded/Share/2014/07/19/che-khuc-bach-12.jpg Cách làm - Bước 1: Lá gelatin ngâm vào nước lạnh khoảng 10 phút. - Bước 2: Cho đường phèn + nước lạnh nấu cho tan đường vớ lửa nhỏ ( nhớ canh chừng đừng để đường bị cháy). Khi đường tan là tắt bếp . http://imgs.********/Images/Uploaded/Share/2014/07/19/che-khuc-bach-2.jpg http://imgs.********/Images/Uploaded/Share/2014/07/19/che-khuc-bach-3.jpg http://imgs.********/Images/Uploaded/Share/2014/07/19/che-khuc-bach-4.jpg - Bước 3: Cho sữa tươi + kem tươi vào hòa chung. Cuối cùng vớt lá gelatin cho vào khuấy đều. Đổ hổn hợp náy vào hộp rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh 5 tiếng cho khúc bạch đông. Để lấy thạch ra dễ dàng thì bạn nên ngân hộp thạch vào nước ấm trước 4 -5 phút rối hãy úp ngược ra nhé. - Bước 4: Khi khúc bạch đông bạn lấy ra cắt miếng vuông có vừa ăn. http://imgs.********/Images/Uploaded/Share/2014/07/19/che-khuc-bach-5.jpg - Trình bày: Cho vài viên đá ra tô, cho thạch khúc bạch + trái vải vào, chan nước đường, rắc hạnh nhân rồi trang trí trái vải cho đẹp. Chúc bạn thành công và ngon miệng!
Bún bò Huế, bún chả cá Đà Nẵng, bún tôm Bình Đình, bún bắp Phú Yên, bún sứa Nha Trang… là những món bún nước ngon nức tiếng mà du khách không thể bỏ qua khi đến thăm mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió. [h=2]Bún bò Huế[/h] Bún bò Huế - món bún nước có tên gọi gắn liền với địa danh - được xem là tinh hoa ẩm thực của vùng đất cố đô. Khác với loại bún sợi nhỏ quen thuộc, người Huế sử dụng bún sợi to, cho cảm giác “đầy đặn” rất thích mắt. Thành phần chính ban đầu gồm bắp bò, giò heo, về sau cho thêm thịt bò tái, chả heo hoặc chả cua quết nhuyễn… [h=4][/h] Hương vị đặc biệt của tô bún chính là ở nước dùng. Vị cay nồng của ớt, hương thơm của sả, một ít mắm ruốc kết hợp cùng nhau làm dậy lên mùi vị vô cùng đặc trưng của xứ Huế. Đó là lý do vì sao mà người dân nơi đây khi đi xa, bắt gặp những cửa tiệm mang tên “bún bò Huế” đều cảm thấy rất đỗi tự hào. [h=4][/h] Nơi tập trung nhiều quán bún bò Huế là góc phố Trương Định - Phạm Hồng Thái, quán bún trên đường Lý Thường Kiệt, Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Trãi,… cũng khá đông khách. [h=2]Bún chả cá Đà Nẵng[/h] Bên cạnh bún mắm nêm, bún cá ngừ, bún chả cá cũng là món đặc sản nức tiếng Đà Nẵng. Du khách đến “thành phố của những cây cầu” đều cảm thấy hài lòng với vị nước dùng thanh mát cùng những miếng chả cá đậm đà. Chả làm từ cá thu, cá mối, cá nhồng... sau khi lọc bỏ xương thì đem giã hoặc xay nhuyễn, nêm gia vị cho thấm rồi nặn thành những miếng to tròn. Chả được chế biến theo hai cách: chiên vàng hoặc hấp cách thủy. [h=4][/h] Bát bún chả cá nhìn ngon mắt với nước dùng trong hầm từ xương, điểm thêm màu đỏ của cà chua, màu vàng của dứa, màu xanh của hàn. Bún ăn kèm với nhiều loại rau sống, ít béo, lại có cả vị bùi bùi của bí đỏ hay bắp cải, độ giòn của măng nên không tạo cảm giác ngán. [h=4][/h] Những quán bún chả cá nổi tiếng ở Đà Nẵng tập trung trên các con đường Nguyễn Chí Thanh, Lê Hồng Phong, Hùng Vương, Lý Thái Tổ, Phan Thanh… Một số quán còn có bán riêng chả cá để khách mang về. [h=2]Bún tôm Bình Định[/h] Bún tôm Bình Định tuy không màu mè nhưng lại khiến người ta ăn một lần sẽ nhớ mãi không thôi. Món đặc sản miền đất võ có hình thức đơn giản nhưng công đoạn chế biến khá kì công. Bún được làm thủ công ngay tại chỗ. Từ chiếc khuôn, người ta ép bột gạo đã xay sẵn thành sợi, bún chạy thẳng vào nồi nước đang sôi. Khi bún chuyển từ màu trắng đục sang trắng thì vớt, xóc sơ qua nước nguội rồi để ráo. Sau đó, múc ít tôm (loại tôm tươi đánh bắt từ đầm) đã giã nhuyễn trụng vào nồi nước sôi, cho bún vào tô và chế phần nước xáo vào, rắc thêm ít tiêu, bột ngọt, hành hương... [h=4][/h] Những sợi bún nhỏ, mềm kết hợp với vị ngọt của tôm và nước dùng nóng hổi tạo hương thơm hấp dẫn. Bún tôm ở đây thường được ăn kèm với bánh tráng nướng. Trên quốc lộ 1 đoạn đường từ thị trấn Phù Mỹ đến giáp huyện Hoài Nhơn, du khách dễ dàng bắt gặp nhiều quán bún tôm. Những quán bún trông rất bình dân nhưng lúc nào cũng đông khách, nhất là vào buổi sáng. [h=4][/h] [h=2]Bún bắp Phú Yên[/h] [h=4][/h] Khác với những loại bún chế biến bằng bột gạo, bún đặc sản của mảnh đất Phú Yên được làm từ bắp (ngô), và phải là hạt bắp tẻ vùng Tuy An, Đồng Xuân mới đạt tiêu chuẩn về độ dẻo, vị ngọt. Trải qua những công đoạn thủ công khá nặng nhọc mới cho ra đời những sợi bún có độ dai, mang màu vàng tự nhiên của bắp. Bún bắp được “bắt” thành từng khoanh tròn để lên lá chuối xanh trông khá là bắt mắt. [h=4][/h] So với bún bò Huế, bún chả cá Đà Nẵng... thì nước dùng cho bún bắp có phần đa dạng hơn. Bạn có thể ăn chung với canh chua cá bống, lẩu gà lá giang, canh giò heo,… thậm chí chỉ cần chan chút nước mắm dầm ớt thật cay thôi cũng đủ để xuýt xoa rồi. Về Phú Yên, bạn có thể ghé thăm làng bún bắp ở huyện Tuy An. Nơi đây đã từng là làng nghề nổi tiếng và hưng thịnh vào những năm đầu thế kỷ 20. Do công đoạn chế biến thủ công vất vả nên giá thành của bún bắp cũng khá cao so với loại bún từ bột gạo thông thường. [h=2]Bún sứa Nha Trang[/h] Có thể nói, thiên nhiên đã rất ưu ái cho các tỉnh miền Trung khi sở hữu nguồn thủy hải sản vô cùng phong phú. Vì vậy mà hầu như các món đặc sản ở dãy đất đầy nắng và gió này đa phần đều được chế biến từ nguồn tài nguyên vô tận ấy. Nhắc đến Nha Trang, người ta không thể không nghĩ đến tô bún sứa thơm lừng và nóng hổi. [h=4][/h] Loại sứa để nấu bún được ngư dân vớt từ đảo xa, nhỏ bằng ngón tay, dày và trắng đục, ăn có vị giòn tươi. Nồi nước lèo được nấu từ cá liệt nên có độ ngọt tự nhiên, vị thanh mát đặc trưng mà không cần nêm quá nhiều gia vị. Tô bún sứa có thể được ăn cùng với chả cá, cá tươi cho thêm phần hấp dẫn. [h=4][/h] Bún sứa - một món ăn ngon lành, bổ dưỡng, thanh nhiệt, là đặc trưng cho vùng biển miền Trung. Không chỉ được người dân địa phương ưa thích mà cả khách du lịch cũng khó lòng chối từ. Đến Nha Trang, bạn có thể tìm đến các quán ăn trên đường Ngô Gia Tự, Hàn Thuyên, ngã tư Yersin - Bà Triệu... để thưởng thức bún sứa.
Ðề: 5 món bún nước "ngon nhớ đời" của miền Trung ngon quá chẹp chẹp mình mới đc ăn món bún bò huế cũng thấy thik hi
Ðề: 5 món bún nước "ngon nhớ đời" của miền Trung wow, nhìn mấy món nè mà thèm quá đi thui, nhìn là muốn ăn liền
Xoài tẩm nhiều hóa chất chứa độc tố, có thể bảo quản lâu từ 1 - 2 tháng mà không bị hỏng nếu ăn phải rất nguy hại đến sức khỏe. Xoài là một trong những loại trái cây ngon, rất tốt cho sức khỏe, được nhiều người ưa chuộng sử dụng. Vì trong xoài có chứa nhiều vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường Việt Nam, xoài Trung Quốc thường bị nhiễm độc, không đảm bảo an toàn xuất hiện tràn lan trên khắp các chợ, không được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng khiến nhiều người tiêu dùng lo ngại. [h=4][/h] Xoài là một trong những loại trái cây ngon, rất tốt cho sức khỏe, được nhiều người ưa chuộng sử dụng Xoài có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường có màu sắc rất bắt mắt, được dân buôn làm chín siêu tốc chỉ trong vài tiếng đồng hồ bằng đất đèn, thúc chín bằng những hóa chất độc hại, sử dụng chất chống thối để dễ dàng bảo quản trong khi vận chuyển. Xoài tẩm nhiều hóa chất chứa độc tố, có thể bảo quản lâu từ 1 - 2 tháng mà không bị hỏng nếu ăn phải rất nguy hại đến sức khỏe. . Chất độc tích lũy nhiều trong cơ thể, gây nên nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, bệnh vô sinh, suy hô hấp, trụy tim mạch… rất dễ dẫn đến tử vong. Dưới đây là cách nhận biết xoài Việt Nam và xoài Trung Quốc để người tiêu dùng có thể tham khảo để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. [h=2]Xoài Trung Quốc[/h] Trọng lượng: Xoài Trung Quốc thường có trọng lượng trung bình từ 400 - 700g, thường có mùi hắc. Quan sát bên ngoài: Vỏ bên ngoài của xoài Trung Quốc thường là màu xanh, không chín vàng như xoài Việt Nam. Khi thấy những quả xoài có màu vàng mờ, lấm tấm đen ở cuống thì tuyệt đối không nên mua. Mùi vị khi chín: Những quả xoài vỏ màu xanh, bên trong lại chín vàng, không có vị xoài, nhạt nhẽo thường là xoài Trung Quốc đã được ngâm tẩm nhiều hóa chất. [h=4][/h] Xoài Trung Quốc khi chín có vỏ màu xanh, mùi rất hắc. [h=2]Xoài Việt Nam[/h] Trọng lượng: Xoài Cát Hòa Lộc của Việt Nam thường nặng trung bình từ 300 - 350 g Quan sát bên ngoài: Xoài Việt Nam thường da căng bóng, có màu vàng sáng, không bị thâm đen, vỏ nhăn, nhũn. Khúc đầu của quả xoài chín vàng và cứng. Dáng trái thuôn, cuống nhỏ, hơi lõm sâu. Mùi vị khi chín: Xoài Việt Nam khi chín có mùi thơm ngọt đậm, không hắc như xoài Trung Quốc. [h=4][/h] Xoài Việt Nam có vỏ ngoài chín vàng, mùi thơm tự nhiên Để tránh mua phải xoài Trung Quốc, bạn cần quan sát thật kỹ, lựa chọn mua xoài ở những địa chỉ có uy tín, cần biết rõ nguồn gốc, xuất xứ xoài mà bạn định mua. Khi ăn cần phải rửa thật sạch, gọt vỏ kĩ càng. Nếu thấy xoài có vấn đề bất thường về màu sắc, hương vị, bạn không nên ăn để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
[h=2]Thịt gà nấu đông là món vô cùng hấp dẫn với hương vị thơm của thịt gà cùng nấu hương khiến bạn không thể bỏ qua. cùng gocbangai chế biến thịt gà nấu đông ngon nhé![/h]Nguyên liệu cho món thịt nấu đông: Thịt gà: 800 gr (thường thì các bạn dùng nửa con gà là vừa đó) Mộc nhĩ: 1/2 lạng Nấm hương: 1 lạng Muối, gia vị, hạt tiêu. Cách chế biến món thịt gà nấu đông: Mộc nhĩ, nấm hương rửa sạch và ngâm với nước cho nở. Sau đó cắt chân và thái mộc nhĩ thành dạng sợi, nấm hương để nguyên cả cái. Gà xát muối, rửa sạch sẽ và lọc xương để riêng, sau đó thái thành từng miếng vừa ăn, ướp cùng một thìa cafe gia vị và hạt tiêu cho thơm. Phần xương đã lọc bạn đem ninh để lấy nước dùng. Gà sau khi ướp bạn cho vào nồi xào cho săn lại, nêm gia vị cho vừa ăn và cho mộc nhĩ, nấm hướng vào đảo đều. Đổ phần nước dùng vừa ninh vào nồi gà đã xào, lượng nước vừa đủ và đun nhỏ lửa để gà chín mềm. Nước sôi thì nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng. Có thể thêm 1 ít chân gà hoặc miếng bì lợn để gà dễ đông. Gà sau khi chín mềm múc ra bát cho nguội hoặc cho vào tủ lạnh sẽ nhanh đông hơn Về cơ bản thì cách làm món Thịt gà nấu đông không khác gì nhiều so với Thịt nấu đông truyền thống, nhưng nếu dùng nguyên liệu là gà thì khi ăn sẽ đỡ bị ngấy hơn. Món này còn thích hợp cho những người đang có chế độ giảm cân nữa đó. Chị em nào đang muốn lấy lại vóc dáng thon gọn mà vẫn muốn ăn ngon thì mau bổ sung món ăn này vào danh sách của mình đi nhé.
Ðề: Bí quyết chế biến món thịt gà nấu đông ngon ngon quá, mình rất thích ăn món thịt gà nấu đông, thơm ngon
Theo Y học cổ truyền, mật ong từ lâu vẫn được sử dụng như một bài thuốc quý để chữa các bệnh phổ biến như đau họng, bệnh ho, chữa vết bỏng, hóc xương cá, đau bụng,…và nhiều bệnh khác.Bạn có thể sử dụng mật ong kết hợp với một số loại cây hoa, quả, củ có sẵn tại nhà để mang lại hiệu quả chữa trị cao hơn.[h=2]Mật ong hấp lá hẹ[/h]Y học hiện đại cũng đã chứng minh rằng các thành phần trong cây hẹ có tác dụng kháng khuẩn mạnh, giúp chữa đau họng, chữa ho, tiêu hóa kém rất tốt.Mật ong hấp lá hẹ có tác dụng kháng khuẩn rất mạnh Bạn chỉ cần dùng 3 – 5 nhánh lá hẹ, rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ, cho vào bát. Đổ mật ong ngập lá, trộn đều, đem hấp hoặc đun cách thủy cho tới nhuyễn, để nguội rồi uống từ từ.[h=2]Mật ong hấp quất còn nguyên vỏ xanh[/h]Trái quất ngâm mật ong trị đau họng rất tốt Bạn mua về 4 – 5 trái quất, rửa sạch, bỏ hạt, thái lát mỏng, và sau đó cho vào tô. Đổ mật ong ngập phần quất, trộn đều cho quất thấm đều mật ong. Sau đó đem hấp hoặc cho vào nồi đun cách thủy 10 – 15 phút, tới khi quất nhuyễn. Để nguội, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1 – 2 thìa café. Khi uống, có thể thêm một vài hạt muối. Không nuốt ngay, ngậm khoảng 5 giây, để trôi từ từ qua cổ họng, giúp giảm viêm họng, giảm ngứa rát, khản tiếng, thậm chí có thể giúp làm mềm xương cá đối với trường hợp bị hóc xương cá nhỏ.[h=2]Mật ong hấp tỏi[/h]Mật ong hấp tỏi có tác dụng chữa ho rất hiệu quả Bạn lấy khoảng 4 – 5 nhánh tỏi, đập dập và trộn đều mật ong, đem hấp cách thủy, tới khi ngửi thấy mùi tỏi hăng hắc là được. Để nguội, uống 2 -3 lần/ngày, mỗi lần 1 – 2 thìa café. Mật ong khi hấp cùng với tỏi làm tăng tính kháng sinh tự nhiên, giảm viêm họng, tăng sức đề kháng.Trong trường hợp không có các nguyên liệu phối hợp, bạn có thể dùng mật ong nguyên chất. Khi dùng cho trẻ dưới 1 tuổi, nên hấp mật ong trước khi uống.
Bánh khúc cây, bánh quy gừng, kẹo gậy, bánh bí ngô... là những món bánh thơm ngon, hấp dẫn không thể thiếu trong lễ Giáng sinh. [h=2]Bánh khúc cây[/h]Bánh khúc cây là món ăn truyền thống không thể thiếu trong lễ Giáng sinh. Theo tục lệ, trong đêm trước Giáng sinh, người ta hay chặt một khúc cây lớn và đem vào nhà để làm lễ. Khúc cây sẽ được đặt trên lò sưởi, người chủ nhà làm lễ dâng r*** bằng cách rắc lên khúc cây một ít dầu, muối, và r*** nóng, và đọc lên những lời cầu nguyện. [h=4][/h]Theo quan niệm, bột than có từ khúc cây đã cháy này sẽ bảo vệ cho ngôi nhà khỏi tránh được thiên tai và sự xâm nhập của ma quỷ. Những chọn lựa về các loại gỗ khác nhau, cách đốt khúc cây và khoảng thời gian để làm nghi thức này thay đổi tùy theo những vùng khác nhau. [h=4][/h]Ngày nay, bánh khúc cây Giáng sinh đã trở thành một món bánh ngọt truyền thống của nhiều nước Châu Âu, được phủ bởi kem cà phê hoặc sô-cô-la và trang trí đẹp mắt. Bánh khúc cây có hương vị thơm ngon, tạo cho không khí những ngày này thêm nhộn nhịp hơn, ấm cúng hơn. [h=4][/h][h=2]Bánh bí ngô[/h]Đây cũng là món được ưa chuộng cho ngày lễ Giáng sinh. Bánh bí ngô rất thơm ngon, bổ dưỡng, có mùi bí ngô và mật ong. Bánh bí ngô thường được dùng trong bữa điểm tâm sáng. [h=4][/h][h=4][/h][h=2]Kẹo gậy[/h]Kẹo gây là món ăn không thể thiếu trong lễ Giáng sinh. Ban đầu, cây kẹo gậy mang hình dáng thẳng với màu trắng. Sau này, để trang trí cho đẹp và nổi bật hơn, những chiếc kẹo được làm thêm vằn đỏ với vị bạc hà và uốn cong 1 đầu như ngày nay. Chiếc kẹo gây mang một ý nghĩa hết sức đặc biệt, vì kẹo có hình chữ J, chữ cái đầu tiên trong tên chúa Jesus. Màu trắng muốt của kẹo biểu hiện cho sự xuất hiện của Đức Mẹ Đồng Trinh, sự trong trắng vô tội của Chúa. [h=4][/h]Kẹo cây gậy còn tượng trưng cho ý chí sắt đá và lời hứa cao cả của chúa. Những sọc nhỏ màu đỏ tượng trưng cho những giọt máu đau đớn mà Chúa phải chịu đựng trước khi ngài chết trên cây Thánh giá. Chính vì vậy kẹo cây xuất hiện vào đêm Giáng sinh giống như một biểu tượng hết sức linh thiêng, giúp con người hướng đến những điều thiện. [h=4][/h][h=2]Bánh Pavlova[/h]Pavlova là món bánh ặc biệt trong lễ Giáng sinh, được nhiều người ưa chuộng. Bánh Pavlova được làm từ lòng trắng trứng đánh bông với đường, bên ngoài bánh là lớp vỏ cứng nhưng xốp, bên trong là lớp mashmallow (kẹo dẻo) mềm, hơi dai và trắng muốt. Bánh hay được ăn kèm với kem tươi đánh bông và hoa quả tươi, các loại quả dâu, kiwi hoặc là các loại hoa quả tươi khác. Đây là món bánh rất phổ biến tại Úc và New Zeland. [h=4][/h][h=4][/h][h=2]Bánh quy gừng[/h]Bánh quy gừng có nguồn gốc từ Trung Đông rồi du nhập vào Châu Âu, đây là loại bánh được ưa thích trong lễ Giáng sinh. Bánh quy gừng có vị thơm ngon, giòn tan với đủ các kiểu dáng, màu sắc thi nhau được làm vừa để thưởng thức vừa để đãi khách tới chơi nhà. Vị ấm áp của chiếc dường như người ta có được cảm giác xua tan đi cái lạnh của mùa Giáng sinh này. Bánh quy gừng có những hình dạng sinh động khác nhau như hình bông tuyết, hình ông già Noel, hình tuần lộc, hình trái tim… [h=4][/h]Ban đầu, nó được làm từ hạnh nhân, vụn bánh mì cũ, nước hoa hồng, đường và gừng. Đến thế kỷ 16, người Anh đã “cải tiến” công thức bánh bằng cách thay vụn bánh bằng bột, cho thêm trứng và đường phèn, kết quả là bánh đã trở nên nhẹ hơn rất nhiều. [h=4][/h]Nhằm thể hiện tình cảm với các chính khách nước ngoài, Nữ hoàng Elizabeth đệ Nhất đã dày công tìm tòi một loại bánh vừa đơn giản vừa độc đáo.Và bà đã làm ra chiếc bánh quy gừng hình người đầu tiên của nước Anh với ruy-băng đỏ vòng quanh cổ, tượng trưng cho biểu tượng của tình yêu.
Ðề: Bí quyết chế biến món thịt gà nấu đông ngon mùa đông món thịt nấu đông là món tủ đấy ạ, ăn ngon và không ngấy
Ðề: Bí quyết chế biến món thịt gà nấu đông ngon hic, giờ có tủ lạnh rồi, mùa nào nấu đông cũng được hết á.
Chỉ cần bớt chút thời gian, từ những quả trứng cút với kích thước to nhỏ khác nhau, bạn có thể làm thành những chú người tuyết cực đáng yêu trong lễ Giáng sinh. [h=4][/h]Nguyên liệu: 6 quả trứng cút luộc cỡ lớn 6 quả trứng cút luộc cỡ nhỏ Rau mùi tây Tiêu hạt Tăm xiên Mì que sống 1 củ cà rốt [h=4][/h] Bước 1: Trứng cút luộc chín, bóc vỏ. Cà rốt bỏ phần đầu, gọt vỏ, sau đó sắt cà rốt thành 6 lát tròn dày khoảng ½ cm. [h=4][/h] Bước 2: Cắt bỏ phần tròn phía trên đầu và phía dưới của mỗi quả trứng. Xiên tăm nhọn qua phần giữa theo chiều dọc của mỗi quả trứng để tạo thành lỗ nhỏ. Cà rốt làm tương tự như trong hình. [h=4][/h] Bước 3: Mì ống gắn kết hai phần của trứng và những lát cà rốt vào với nhau. Thứ tự quả trứng lớn dưới cùng, tiếp theo là quả trứng nhỏ, rồi đến lát cà rốt lớn, lát cà rốt nhỏ phía trên cùng. Cuối cùng, dùng một miếng cà rốt nhọn làm mũi, tiêu làm 2 mắt và 3 cúc áo. Thêm rau mùi tây vào hai bên để làm cánh tay. [h=4][/h]Chỉ cần vài bước đơn giản, bạn đã có những chú người tuyết cực đáng thật dễ thương và đáng yêu đầy màu sắc trong lễ Giáng sinh.
Ðề: Cách làm người tuyết bằng trứng cút cực đáng yêu trong lễ Giáng sinh Đêm mai Noel rồi nhỉ, chúc cả nhà mùa giáng sinh vui vẻ
Ðề: 5 món bún nước "ngon nhớ đời" của miền Trung Mình thích ăn bún bò Huế, ở Hà Nội có mấy quán đều đông khách