Tư vấn dinh dưỡng cho trẻ

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi detechbio, 31/7/2015.

  1. detechbio

    detechbio Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    13/6/2011
    Bài viết:
    1,043
    Đã được thích:
    270
    Điểm thành tích:
    123
    Dưới đây là những câu hỏi thường gặp của các mẹ trong việc chăm sóc con yêu.
    Có nên cho trẻ bú ngay sau khi sinh ?


    Nên cho trẻ bú ngay sau khi sinh, nếu được, hãy cho bú ngay trong vòng vài giờ đầu. Trẻ sẽ được hưởng các lợi ích của sữa non, thứ sữa tiết ra ''ban đầu'' giàu chất kháng thể, chất đạm và dưỡng chất. Vì vậy, cho trẻ bú càng sớm càng tốt vì sữa non không chỉ là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho trẻ mà còn tăng sức đề kháng chống lại sự nhiễm khuẩn, bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Hơn thế nữa, phản xạ mút của trẻ cũng mạnh trong những giờ đầu sau khi sinh và chính động tác mút này kích thích về sữa cho người mẹ.

    Con tôi đang trong độ tuổi bú sữa mẹ hoàn toàn, có cần cho cháu uống thêm nước không ?

    Bác sĩ nhi khoa khuyến cáo không nên cho bé uống nước khi bé chưa được 6 tháng tuổi. Vì trẻ đã nhận được một lượng nước đầy đủ thông qua việc bú sữa mẹ hay sữa công thức. Nước dễ làm trẻ đầy bụng, no và không chịu bú mẹ, làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Ngoài ra, nước còn có thể là mầm gây bệnh cho trẻ nếu nguồn nước không an toàn, sạch sẽ. Trẻ uống thêm nước có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao hơn hai đến ba lần so với những trẻ chỉ bú sữa mẹ.

    Trong khi 88% thành phần sữa mẹ là nước thì sữa công thức có phần đặc hơn. Với trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, thì không cần bổ sung nước lọc. Với trẻ bú sữa công thức, có thể cho uống vài ngụm nhỏ tráng lưỡi sau ăn. Tuy nhiên theo khuyến cáo của các chuyên gia nhi là lượng nước không nên quá 30ml nước một ngày.

    Khi nào nên cho trẻ ăn dặm?

    Nên cho trẻ ăn dặm trong giai đoạn từ 4 đến 6 tháng tuổi tuỳ theo tốc độ tăng cân của trẻ. Nếu trẻ 4 tháng tuổi nhưng vẫn tăng 200g mỗi tuần thì có thể lùi thời điểm ăn dặm đến tháng thứ 5 hoặc thứ 6. Nếu không đạt mức tăng trưởng này thì nên cho trẻ ăn dặm ngay vì sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng.

    Ngoài 4 tháng trẻ mới có biểu hiện thích thú trong ăn uống, thích cho các vật vào trong miệng. Răng bắt đầu mọc, trẻ biết sử dụng lưỡi để di chuyển thức ăn trong miệng và cử động hàm để nhai. Lúc này, bộ máy tiêu hóa của trẻ phát triển hoàn thiện hơn, có khả năng tiêu hóa thức ăn đặc.Việc ăn bổ sung quá sớm sẽ không có lợi, vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Ăn dặm sớm cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, tiêu chảy vì thức ăn bổ sung không có những yếu tố kháng khuẩn và không sạch như sữa mẹ. Ngoài ra, ăn dặm sớm làm trẻ giảm cú mẹ, gây giảm tiết sữa; mẹ có thai sớm trở lại, tăng nguy cơ đẻ con thấp cân.

    Ngược lại, nếu ăn bổ sung quá muộn thì trẻ thường bị thiếu chất, chậm lớn, tăng nguy cơ mắc bệnh, đồng thời còn làm trẻ khó thích nghi với ăn dặm do đã quá quen với mùi vị của sữa và phản xạ bú mút.

    Lưu ý rằng tuổi sớm nhất được khuyến cáo cho việc ăn dặm là 17 tuần, và muộn là 27 tuần.

    Những dấu hiệu cho biết bé muốn ăn dặm:

    - Sau khi bú no sữa, trẻ vẫn còn khóc và đòi bú thêm.

    - Trẻ có vẻ muốn đòi ăn sớm hơn khi đến lần bú sauvà trở nên cáu kỉnh hoặc mút tay.

    - Trước đây trẻ ngủ suốt đêm, bây giờ thì lại thức dậy đòi bú.

    - Những giấc ngủ ban ngày cũng trở nên thất thường, ngủ không yên hoặc thức dậy sớm sau khi ngủ chợp mắt.

    - Trẻ trông rất hứng khởi khi bạn ăn, và dường như muốn đưa tay với lấy thức ăn mà bạn đang cầm.

    Nguyên tắc khi cho trẻ ăn dặm

    Từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, từ một loại thực phẩm đến nhiều loại. Đầu tiên, chọn một trong các thứ sau cho trẻ nếm từng chút một. Nếu trẻ chịu ăn, có thể tăng dần lên 1-3 thìa nhỏ. Nên tập ăn lúc đói, sau đó vẫn cho bú bình thường đến khi đủ no. Nên duy trì bú mẹ ít nhất 12 tháng, nếu được lâu hơn càng tốt.

    Các thức ăn đầu tiên có thể là:

    - Chuối hoặc đu đủ, xoài chín mềm nạo bằng thìa.

    - Một miếng khoai lang hoặc khoai tây nhỏ nấu nhừ, tán nhuyễn, trộn với vài thìa sữa mẹ hoặc loại sữa bò bé đang bú.

    - Một thìa bột ăn liền của trẻ em pha loãng với nước ấm hoặc sữa, 1 thìa nước cơm hòa với sữa.

    - Tán nhuyễn vài thìa bí đỏ, bí xanh từ nồi canh gia đình.

    Khi trẻ đã quen với một loại thức ăn đầu tiên, hãy chuyển sang loại mới với cách như trên. Nên tập từ ít đến nhiều, từ loãng đến sền sệt rồi đặc hơn để trẻ thích nghi. Mỗi loại thức ăn mới cần tập trong 3 – 5 ngày mới chuyển sang thứ khác. Thời gian này đủ để bé làm quen với thực phẩm, giúp mẹ phát hiện và loại trừ những thức ăn gây dị ứng cho trẻ.

    Khẩu phần ăn dặm bao nhiêu là đủ?

    Số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuồi, đảm bảo thức ăn hợp lý với khẩu vị của trẻ, như sau:

    - Trẻ 4 – 6 tháng: Ngày 1 bữa, mỗi bữa vài thìa (tăng dần) và cho bú thêm ngay sau khi ăn.

    - Trẻ 5 - 6 tháng: 2 bữa mỗi ngày, mỗi bữa khoảng nửa bát. Các bữa sữa vẫn phải duy trì đủ theo nhu cầu của trẻ.

    - Trẻ 6 - 9 tháng: Ăn bột 2 bữa/ngày, mỗi bữa khoảng 1/2 – 2/3 bát với đủ 4 nhóm thực phẩm. Vẫn cho bú sữa theo nhu cầu tăng trưởng của trẻ.

    - Từ 9 – 12 tháng: Ăn bột, cháo đặc 2 – 3 bữa/ngày với khoảng 2/3 bát mỗi bữa. Ăn thêm trái cây tươi và các loại thức ăn mềm như pho mát, bánh flan, rau câu, tào phớ,… Sữa vẫn không thể thiếu trong khẩu phần hằng ngày.

    - Từ 13 – 24 tháng: Ăn cháo 4 – 5 bữa/ngày, hoa quả và sữa.

    - Trẻ trên 2 tuổi có thể cho ăn cơm nát, dần dần cho trẻ ăn cơm cùng gia đình và ăn thêm các bữa phụ như bún, phở hay sữa…

    Nói chung, khẩu phần ăn cũng khác nhau tùy theo từng trẻ. Có trẻ ăn nhiều hơn bú, cũng có trẻ bú nhiều hơn ăn, vì vậy cần phải linh hoạt. Điều quan trọng là trẻ ăn đủ và tăng trưởng tốt.

    Ăn dặm như thế nào cho đủ chất?


    Thực phẩm trong thiên nhiên được phân thành 4 nhóm dinh dưỡng chính: chất bột đường (gạo, bún, mì, bánh phở), chất béo (dầu ăn, mỡ động vật, bơ), chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng, tào phớ), rau và trái cây

    Khẩu phần ăn dặm của trẻ phải có cả 4 nhóm thực phẩm trên thì mới đủ chất (trừ giai đoạn đầu chỉ ăn dặm với 1 loại thực phẩm). Với bửa bát bột hay cháo (khoảng 100ml), cần cho thêm chất đạm, rau củ (đều băm nhuyễn), dầu ăn (hay mỡ nước), mỗi thứ 1 thìa canh.

    Thực phẩm phải đủ cả phần cái (phần xác) thì mới đầy đủ chất dinh dưỡng. Vì vậy, các thực phẩm cần được xắt nhỏ, băm nhuyễn và nấu chín, tránh xay nhuyễn rồi lọc lấy nước. Việc xay nhuyễn lọc bỏ bã làm trẻ không có phản xạ nhai, nên khi lớn sẽ không thích những thực phẩm có nhiều xơ như rau, quả, thịt nạc,…Nên nấu bữa nào ăn bữa đó; thay đổi món thường xuyên. Giữa các bữa ăn, nên cho uống thêm 50 – 100 ml nước trái cây hoặc trái cây tán nhuyễn.

    Những khó khăn có thể xảy ra khi cho trẻ ăn dặm.

    - Trẻ chống cự lại, không chịu ăn: Hãy đổi qua một loại thức ăn khác, hoặc thay đổi vị từ ngọt sang mặn hoặc ngược lại. Nếu không thành công, hãy tạm dừng 1 – 2 tuần sau rồi thử lại. Không nên ép trẻ ăn.

    - Bé đi tiểu hơi lỏng: Nếu trẻ vẫn ăn, bú tốt, chơi khỏe, bạn cứ an tâm cho bé tiếp tục ăn. Nếu bé đi tiểu nhiều nước và đi hơn 3 lần mỗi ngày, kèm theo nôn trớ, chướng bụng, bỏ bú…thì nên ngừng cho ăn ngay. Nửa tháng sau hãy tập ăn trở lại như hướng dẫn trong những ngày đầu ăn dặm.

    - Bé bị nổi mề đây, mẩn ngứa…: Có thể do dị ứng với một loại thực phẩm nào đó, nên tìm xem loại thực phẩm đó và tạm ngưng cho ăn.

    - Bé bị nghẹn, khó nuốt: Kiểm tra xem bột có quá đặc, quá lợn cợn không. Hãy làm loãng bột hơn với một ít nước chín, nước canh hay sữa; hoặc nghiền nhỏ thức ăn hơn nửa bằng thìa (có thể tán qua rây).

    - Bé không muốn ăn: Có thể do chưa đói, nếu vậy hãy chờ đến bữa săn sau. Lúc đói hãy cho ăn, sau đó cho bú thêm ngay để bé đủ no. Không nên gò ép, căng thẳng kẻo làm bé sợ ăn; vì việc tạo thói quen ăn uống quan trọng hơn việc phải ăn cho hết suât. Có thể do chế biến không phù hợp khẩu vị, nên thay đổi cách chế biến hoặc phối hợp thực phẩm sao cho mùi vị phù hợp hơn cho trẻ.

    Khi ăn bổ sung trẻ ăn được những loại thức ăn nào?

    Trẻ cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Tất cả các loại thức ăn tươi, sạch, giàu dinh dưỡng mà người lớn ăn được hằng ngày đều có thể cho trẻ ăn được, trừ rượu, bia và các loại gia vị chua, cay.

    Thức ăn bổ sung gồm 4 nhóm :

    - Nhóm cung cấp chất đạm: thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đậu đỗ, lạc, vừng...

    - Nhóm tinh bột: gạo, mì, khoai ngô...

    - Nhóm chất béo: dầu, mỡ, lạc, vừng...

    - Nhóm giàu vitamin và chất khoáng: rau, quả, đặc biệt các loại rau có màu xanh thẫm như: Rau ngót, rau muống, rau dền, rau cải, mồng tơi... và các loại quả có màu đỏ hoặc vàng: chuối, đu đủ, xoài...

    Mỗi ngày phải cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm trên

    Trẻ càng nhỏ càng phải xay nhỏ, băm nhỏ, giã nhỏ. Khi bắt đầu ãn bổ sung phải cho trẻ ăn cả cái (kể cả rau), không nên chỉ ăn nước.

    Tư vấn cách bổ sung canxi phù hợp cho trẻ ?

    Việc thiếu canxi có thể khiến bé bị còi xương, chậm lớn. Dấu hiệu phổ biến nhất của việc thiếu canxi là bé ngủ không sâu, đổ mồ hôi, rụng tóc hình vành khăn, thóp rộng, chậm biết lẫy, chậm biết bò.

    Tuy nhiên, trẻ có cần bổ sung canxi bằng thuốc hay không còn cần sự tư vấn của bác sĩ. Không nên tự tiện mua canxi về cho trẻ uống, Việc bổ sung quá nhiều canxi cho trẻ cũng khiến trẻ bị táo bón, rối loạn tiêu hóa… Thậm chí có thể gây vôi hóa thận, làm cơ thể bé giảm hấp thu sắt, kẽm, magie…

    Đối với trẻ nhỏ, sữa mẹ là nguồn cung cấp canxi đầy đủ và dễ hấp thụ nhất. Đặc biệt là đối với các bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, chỉ cần cho bé uống sữa mẹ là đã cung cấp đủ cho trẻ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

    Khi trẻ biết ăn dặm, có thể bổ sung canxi cho trẻ thông qua các thực phẩm giàu canxi như: bắp cải, cần tây,…hay hải sản, phô mai, sữa chua…

    Cần lưu ý bổ sung vitamin D cho trẻ. Vì vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi một cách hiệu quả nhất. Cho trẻ phơi nắng buổi sáng hoặc cho trẻ ăn thực phẩm giàu vitamin D như: lòng đỏ trứng, sữa chua, cá hồi…

    Bổ sung canxi cho bé như thế nào để hấp thụ tốt?

    - Bổ sung canxi kết hợp vitamin D, dạng nước hay viên nang mềm sẽ dễ hấp thu hơn.

    - Uống canxi trong buổi sáng, không uống sau 14h chiều. Nên kết hợp vận động ngoài trời để có sự chuyển hóa tốt nhất.

    - Uống canxi trong bữa ăn hoặc sau ăn, tuyệt đối không nên uống khi đói. Nếu trẻ dùng kháng sinh nên uống cách ra sau 2 tiếng.

    - Không uống canxi kèm với sữa, sẽ dẫn đến “tranh chấp” trong quá trình hấp thu canxi.

    - Mùa đông rất thích hợp để bổ sung canxi cho trẻ, bởi mùa đông ít nắng, trẻ thường bị thiếu hụt canxi.

    - Nên cho trẻ tắm nắng buổi sáng từ 15-30 phút mỗi ngày để hỗ trợ quá trình hấp thu canxi.

    Khi nào bé có thể ngủ một giấc dài mà không phải ăn đêm?

    Bé từ 6 tháng tuổi trở đi không cần thiết phải được bú đêm nữa vì lúc này, bé đã bước vào giai đoạn ăn dặm. Các chuyên gia khuyên bạn nên cho bé ăn bữa chiều, tối loãng hơn để bé dễ tiêu hóa khi ngủ. Không nên cho bé ăn thật no trước giờ ngủ vì làm như vậy sẽ bị nặng bụng, trẻ hay quấy khóc vào ban đêm. Nếu trẻ đòi bú đêm, nên tập cho trẻ ăn bữa tối muộn, đồng thời chuyển bữa ăn đêm dần sang bữa sáng sơm. Sau đó, lại chuyển bữa tối sớm lên. Nên cho trẻ bú trước 21h và sau 5h sáng là tốt nhất. Nếu trẻ bú đêm, giấc ngủ sẽ không sâu, khả năng hấp thụ cũng kém hơn, có thể dẫn đến biếng ăn vào ban ngày, không có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ.

    Nên cho trẻ ăn thực phẩm gì để phòng cảm cúm?

    Để tăng cường miễn dịch đề phòng bệnh tật, đặc biệt là cảm cúm nên cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm:

    - Thực phẩm có chứa nhiều kiềm như: táo, nho, cà chua, cà rốt, rong biển….

    - Các loại rau quả màu đỏ giàu vitamin A.

    - Thực phẩm chứa nhiều vitamin C như: cam, quýt, lê, dâu tây, rau cần, ớt xanh, táo, ồi,….

    - Thực phẩm chứa kẽm như: con hàu, thịt gà, thịt nạc, gan lợn, các loại cá, lòng đỏ trứng, mầm lúa mì, các cây họ đậu,…

    Nếu có điều kiện nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều kháng thể như sữa non, nấm men bia để tăng sức đề kháng cho trẻ.

    Triệu trứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ?

    Những biểu hiện thường gặp như:

    - Có thể có sốt (nếu do nguyên nhân bị nhiễm trùng)

    - Trướng bụng, ăn không tiêu, bị nôn, chớ; trường hợp nặng có thể có biểu hiện mất nước: môi khô, mặt hốc hác, người mệt mỏi, quấy khóc không chịu ăn uống do có thể có các cơn đau bụng….

    - Bụng có thể có hơi, gõ nghe tiếng vang

    - Đi ngoài nhiều lần, phân sống hoặc lổn nhổn, trường hợp nặng hơn thì bị tiêu chảy, có trường hợp bị táo bón.

    Mỗi lần cho con bú, tôi nên cho con bú trong bao lâu ? làm sao biết bé đã bú no?

    Trẻ sơ sinh phải được bú mẹ ít nhất mỗi lần 2-3 giờ, và bé nên được bú ít nhất 10 phút cho mỗi bên, tổng cộng là 20 phút/lần bú. Nên cho bé bú hết một bên rồi mới chuyển sang bên kia.

    Những dấu hiệu sau để biết bé bú no hay chưa:

    - Đầu tiên, bạn có cảm giác căng ngực trước lúc sắp cho bé bú. Khi cho bé ti mẹ xong, bầu ngực mẹ trở nên mềm và nhẹ nhõm.

    - Dấu hiệu thứ hai là âm thanh khi bé nuốt. Đó là âm thanh phát ra từ cổ họng của bé, có thể êm dịu hoặc tạo ra âm thanh lớn, tùy thuộc vào từng bé.

    - Nếu bạn nghe thấy tiếng nuốt nhiều trong quá trình cho bé ti mẹ, điều đó chứng tỏ bé đã nhận được nhiều sữa mẹ. Bé chỉ mút không thì chưa ăn thua. Bé phải mút và nuốt thì mới chắc là sữa chảy vào bụng của bé.

    - Bạn sẽ cảm thấy có cảm giác gì đó mạnh mẽ trong khi bé đang bú. Nó tương tự như cảm giác khi hút sữa.

    - Bé mãn nguyện khi vừa được bú xong. Bé bú no lộ vẻ hài lòng và không có dấu hiệu muốn bú nữa. Phần lớn các bé đều không thể yên tĩnh nếu còn đói.

    - Theo dõi số tã, quần ướt trong ngày (thay trung bình là 6 – 8 tã mỗi ngày).

    Con tôi không chịu ăn sữa công thức, tôi phải làm gì?

    Phản xạ bú mút có ngay từ khi bé vừa sinh ra. Phản xạ này giúp bé có thể ngậm vú mẹ và bú sữa mẹ. Đối với những bé bú mẹ trong thời gian dài, sau đó chuyển sang bú bình bé dễ dàng nhận thấy núm “ti” giả cứng và không thoải mái như khi bú mẹ. Vì vậy, cần phải tập cho bé bú bình.

    - Làm quen với “ti” giả

    Trước hết hãy giúp con làm quen với “ti” giả. Bạn nên chọn mua “ti” giả gần giống “ti” bình sữa, vệ sinh sạch sẽ sau đó đưa bé cầm chơi. Bé sẽ ngậm t”ti” giả, chỉ cho trẻ tập trong một tuần, mếu không trẻ sẽ nghiện “ti” giả.

    - Chọn bình sữa cho con

    Bạn nên lựa chọn bình sữa hình dáng đầu “ti” tương đương với vú mẹ (ví dụ như: đầu “ti” tròn đầy, vừa phải…). Có thể mua vài loại bằng cao su hoặc silicon để bé thửu. Sau đó sẽ chọn loại nào mà trẻ thấy hài lòng.

    - Tập bằng sữa mẹ

    Để trẻ có “thiện cảm” với bình sữa, giai đoạn đầu nên vắt sữa mẹ vào bình và tập cho bé bú. Sữa mẹ tạo cho bé cảm giác thân thuộc và dễ dàng bú mút. Khi bé đã thực sự quen bú bình, mới nên thay bằng sữa công thức.

    - Tập bú vào giờ nhất định

    Nên tập cho bé bú vào một giờ nhất định trong ngày. Thường vào lúc bé đang đói, nếu trẻ không chịu, thì chọn lúc bé lơ mơ ngủ (ngủ chưa say). Nếu khi đó mà bé vẫn không chịu bú bình, thì nên sờ nhẹ vào vành tai bé, bé sẽ hơi tỉnh (đừng để bé thức giấc), theo quán tính mút “ti’ mẹ mà bé chịu bú bình. Nếu kiên trì bạn sẽ thành công.

    - Tư thế bú

    Khi cho bé bú bình, bạn nên chú ý để bé nằm gối cao đầu, hơi nghiêng một chút để không bị sặc sữa. Với bé mới tập bú bình, bạn hãy tạo cho bé cảm giác như đang được ti mẹ, từ tư thế ôm bé, chỗ ngồi đến cách cầm bình... Như vậy bé sẽ có cảm giác quen thuộc, không lạ với ti bình.

    Nguyên tắc là phải cho trẻ tập dần, ăn từ ít đến nhiều. Nếu trẻ không chịu bú bình thì có thể chuyển sang dùng thìa cho trẻ ăn.

    Bé dưới 6 tháng tuổi có uống được nước trái cây không?

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ dưới 6 tháng chưa cần bổ sung các loại nước: nước lọc hay nước ép trái cây do nguồn sữa mẹ hoặc sữa công thức đã cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ . Bên cạnh đó nếu cho trẻ uống các loại nước này sớm có thể khiến bé bị đầy bụng, khó tiêu, trẻ sẽ bú sữa ít hơn hoặc chán sữa, dễ làm bé thiếu các dưỡng chất cần thiết, gây suy dinh dưỡng.

    Dấu hiệu trẻ bị dị ứng với sữa bò, các sản phẩm có thể dùng thay thế sữa bò ?

    Khoảng 3% trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi bị dị ứng sữa. Những dấu hiệu trẻ bị dị ứng với sữa bò:

    - Tiêu chảy

    - Nôn mửa

    - Da nổi mẫn đỏ

    - Bé cáu gắt bất thường

    - Có vấn đề về hô hấp:Cảm lạnh là thông thường với các bé sơ sinh. Nhưng khò khè, khó thở, có đờm trong mũi và cổ họng có thể là những biểu hiện của phản ứng với protein trong sữa.

    - Cân nặng giảm hoặc không tăng cân.

    Nếu trẻ có một trong những triệu chứng trên thì nên đưa trẻ đến bác sĩ.

    Các sản phẩm có thể dùng thay thế sữa bò ?

    - Lựa chọn đầu tiên là sữa bột có nguồn gốc từ sữa đậu nành. Tuy nhiên theo nghiên cứu có khoảng 50% bé dị ứng với protein trong sữa bò cũng sẽ dị ứng với sữa đậu nành nên có thể cân nhắc hai lựa chọn sau cho bé:

    +Dùng loại sữa bột công thức đã qua xử lí protein. Loại sữa này chứa các protein đã bị cắt ngắn mạch phân tử nên ít gây dị ứng như những protein thông thường. Hầu hết trẻ sơ sinh bị dị ứng với sữa bột thông thường đều có thể dùng sữa đã qua xử lí tuy vậy vẫn không loại trừ trường hợp trẻ vẫn có dấu hiệu dị ứng với sữa mới.

    +Dùng loại sữa bột công thức chứa các amino axít. Loại sữa này được xem là chứa các protein ở dạng đơn giản nhất vì các amino axít là đơn vị cơ bản để tạo nên protein. Đây là loại được đề nghị nếu trẻ vẫn có dấu hiệu bị dị ứng sau khi dùng sữa đã qua xử lí protein.

    Nếu bé giảm dị ứng với một loại sữa bột công thức mới bạn nên tiếp tục cho bé dùng loại này cho đến khi bé được một tuổi, khi đó bạn có thể thêm dần sữa bò vào chế độ dinh dưỡng cho bé.

    Thông thường tình trạng bé dị ứng sữa sẽ được cải thiện khi bé lớn dần.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi detechbio
    Đang tải...


  2. angellove589

    angellove589 Thành viên mới

    Tham gia:
    3/8/2015
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    25
    Điểm thành tích:
    18
    cảm ơn mợ đã tư vấn, mấy cái này em cũng đang tìm hiểu
     
    detechbio thích bài này.
  3. thuyen01

    thuyen01 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    25/6/2015
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    44
    Điểm thành tích:
    28
    đúng thông tin mình đang cần tìm, thanks chủ thớt
     
    detechbio thích bài này.
  4. detechbio

    detechbio Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    13/6/2011
    Bài viết:
    1,043
    Đã được thích:
    270
    Điểm thành tích:
    123
    Hihi. The a mo. Qua tư vấn dinh dưỡng này chúc mợ có phương pháp ăn dặm cho trẻ tốt nhất :)
     
  5. detechbio

    detechbio Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    13/6/2011
    Bài viết:
    1,043
    Đã được thích:
    270
    Điểm thành tích:
    123
    Hihi. Không có chi mn à. MÌnh sẽ cố gắng sưu tầm thêm kiến thức về dinh dưỡng cho các mẹ tham khảo nha :)
     
  6. thuhuong0203

    thuhuong0203 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    1/7/2014
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    18
    nhiều thông tin quá trời, em đang cần tham khảo. e định cấm sữa, có sữa bột nào bổ sung chất đầy đủ nhất mà ít chất béo không các mẹ. e muốn con có sự phát triển về trí não hơn là bị béo phì
     
    detechbio thích bài này.
  7. huyares

    huyares Thành viên tập sự

    Tham gia:
    28/11/2014
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    3
    Các mẹ cho mình hỏi tí, bé mình được 9 tháng, mình vắt không được nhiều nữa nên định cho con bú dặm thêm sữa ngoài. Nhưng mình cũng lo vì 2 năm đầu trẻ cần phát triển trí não, đang ko biết cho con ăn dặm kết hợp sữa sùng thế nào để phát triển đầy đủ và toàn diện.
     
    detechbio thích bài này.
  8. quynhbaby

    quynhbaby Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    19/3/2014
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    8
    Bé 9 tháng thì mẹ đỡ cực hơn rồi, mẹ cho bé bột, cháo xen kẽ với các loại trái cây, rau xay với cháo. Còn sữa thì chọn loại có đủ dưỡng chất giúp con phát triển trí não toàn diện ấy. Mình kiên quyết không bỏ lỡ giai đoạn vàng phát triển của con các mẹ ạ.
     
    detechbio thích bài này.
  9. Abkelly

    Abkelly Thành viên mới

    Tham gia:
    17/8/2013
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    mẹ cố gắng cho con bú sữa của mình đi, giờ mà con không bú là nó lại tịt đi liền đấy. nếu không đủ, mẹ cho con uống thêm sữa cho trẻ phát triển đầy đủ và toàn diện.
     
    detechbio thích bài này.
  10. lethuyutc

    lethuyutc Thành viên mới

    Tham gia:
    18/6/2014
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    sự phát triển trí não của trẻ giai đoạn đầu là quan trọng nhất, bởi vậy mình luôn dành cho con một chế độ dinh dưỡng hợp lý và quan tâm đến con trong cách cư xử với con.
     
    detechbio thích bài này.
  11. meyeuzai8

    meyeuzai8 Thành viên mới

    Tham gia:
    9/6/2014
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    tất nhiên rồi, nhiều khi giáo dục, dinh dưỡng có sự đều đặn thường xuyên còn kích thích sự phát triển trí não của trẻ, thay đổi cấu bộ não nữa ý chứ
     
    detechbio thích bài này.
  12. linhnga98

    linhnga98 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    3/6/2014
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    nếu con mà bị béo phì mẹ cũng lo lắm đấy, em thà để con gầy gầy bình thường hơn là béo, với lại sự phát triển trí não trong những năm đầu đời mới là mục tiêu quan trọng của em các mẹ ạ, như có mẹ nói phát triển các kỹ năng cho con đấy.
     
    detechbio thích bài này.
  13. DINOYEU

    DINOYEU Thành viên tập sự

    Tham gia:
    24/8/2015
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    con trai tôi 3 tuổi, ăn uống trộm vía cũng tốt nhưng cũng chỉ được 14kg. Như vậy có còi không các mẹ. Có nen bổ sung thực phẩm chức năng không. tks
     
    detechbio thích bài này.
  14. snowlight1

    snowlight1

    Tham gia:
    28/11/2013
    Bài viết:
    10,709
    Đã được thích:
    2,826
    Điểm thành tích:
    913
    hic, nhiều quá, bé nhà mình 2 tuổi hơn 12kg xíu, cao gần 90cm, có ổn không mn nhỉ .........
     
    detechbio thích bài này.
  15. Thanhngainox

    Thanhngainox Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    13/11/2013
    Bài viết:
    2,494
    Đã được thích:
    300
    Điểm thành tích:
    223
    hom qua mình vừa tham gia hội thảo dinh duwoxngx cho con, hjhj
     
    detechbio thích bài này.
  16. Hahuong3773

    Hahuong3773 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    21/8/2015
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Mh chuyên cc óc chó rừng Điện Biên rất tốt cho các bé và những ng mang bầu, ng bệnh tim mạch, ng tiểu đường ... các mẹ quan tâm lh với qua sđt 0978730618
     
  17. detechbio

    detechbio Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    13/6/2011
    Bài viết:
    1,043
    Đã được thích:
    270
    Điểm thành tích:
    123
    Mn ơi, mn đúng là 1 bà mẹ thông thái. Trẻ con không nên cho bé uống sữa quá ngọt đâu nhé, mình thấy bây giờ nhiều mẹ cứ thấy con thích uống gì là cho con uống, thật ra bọn trẻ con đứa nào cũng chỉ thích uống ngọt nịm thôi. Các mẹ cần tham khảo thêm để có 1 chế độ ăn uống thật tốt cho con nhé.
    Mn có hể ghé thăm topic nahf m tham khảo dòng sữa non bên mình nhe
     
  18. detechbio

    detechbio Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    13/6/2011
    Bài viết:
    1,043
    Đã được thích:
    270
    Điểm thành tích:
    123
    Tặng mn luôn bài này nhé. Bài viết này đã được sưu tầm và dich từ nước ngoài đấy ạ
    1. Khi nào nên cho trẻ ăn dặm?

    Nên cho trẻ ăn dặm trong giai đoạn từ 4 đến 6 tháng tuổi tuỳ theo tốc độ tăng cân của trẻ. Nếu trẻ 4 tháng tuổi nhưng vẫn tăng 200g mỗi tuần thì có thể lùi thời điểm ăn dặm đến tháng thứ 5 hoặc thứ 6. Nếu không đạt mức tăng trưởng này thì nên cho trẻ ăn dặm ngay vì sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng.

    Ngoài 4 tháng trẻ mới có biểu hiện thích thú trong ăn uống, thích cho các vật vào trong miệng. Răng bắt đầu mọc, trẻ biết sử dụng lưỡi để di chuyển thức ăn trong miệng và cử động hàm để nhai. Lúc này, bộ máy tiêu hóa của trẻ phát triển hoàn thiện hơn, có khả năng tiêu hóa thức ăn đặc.Việc ăn bổ sung quá sớm sẽ không có lợi, vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Ăn dặm sớm cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, tiêu chảy vì thức ăn bổ sung không có những yếu tố kháng khuẩn và không sạch như sữa mẹ. Ngoài ra, ăn dặm sớm làm trẻ giảm cú mẹ, gây giảm tiết sữa; mẹ có thai sớm trở lại, tăng nguy cơ đẻ con thấp cân.

    Ngược lại, nếu ăn bổ sung quá muộn thì trẻ thường bị thiếu chất, chậm lớn, tăng nguy cơ mắc bệnh, đồng thời còn làm trẻ khó thích nghi với ăn dặm do đã quá quen với mùi vị của sữa và phản xạ bú mút.
    Lưu ý rằng tuổi sớm nhất được khuyến cáo cho việc ăn dặm là 17 tuần, và muộn là 27 tuần.

    [​IMG]

    Những dấu hiệu cho biết bé muốn ăn dặm:
    - Sau khi bú no sữa, trẻ vẫn còn khóc và đòi bú thêm.
    - Trẻ có vẻ muốn đòi ăn sớm hơn khi đến lần bú sauvà trở nên cáu kỉnh hoặc mút tay.
    - Trước đây trẻ ngủ suốt đêm, bây giờ thì lại thức dậy đòi bú.
    - Những giấc ngủ ban ngày cũng trở nên thất thường, ngủ không yên hoặc thức dậy sớm sau khi ngủ chợp mắt.
    - Trẻ trông rất hứng khởi khi bạn ăn, và dường như muốn đưa tay với lấy thức ăn mà bạn đang cầm.

    2. Nguyên tắc khi cho trẻ ăn dặm

    Từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, từ một loại thực phẩm đến nhiều loại. Đầu tiên, chọn một trong các thứ sau cho trẻ nếm từng chút một. Nếu trẻ chịu ăn, có thể tăng dần lên 1-3 thìa nhỏ. Nên tập ăn lúc đói, sau đó vẫn cho bú bình thường đến khi đủ no. Nên duy trì bú mẹ ít nhất 12 tháng, nếu được lâu hơn càng tốt.

    Các thức ăn đầu tiên có thể là:
    - Chuối hoặc đu đủ, xoài chín mềm nạo bằng thìa.
    - Một miếng khoai lang hoặc khoai tây nhỏ nấu nhừ, tán nhuyễn, trộn với vài thìa sữa mẹ hoặc loại sữa bò bé đang bú.
    - Một thìa bột ăn liền của trẻ em pha loãng với nước ấm hoặc sữa, 1 thìa nước cơm hòa với sữa.
    - Tán nhuyễn vài thìa bí đỏ, bí xanh từ nồi canh gia đình.
    Khi trẻ đã quen với một loại thức ăn đầu tiên, hãy chuyển sang loại mới với cách như trên. Nên tập từ ít đến nhiều, từ loãng đến sền sệt rồi đặc hơn để trẻ thích nghi. Mỗi loại thức ăn mới cần tập trong 3 – 5 ngày mới chuyển sang thứ khác. Thời gian này đủ để bé làm quen với thực phẩm, giúp mẹ phát hiện và loại trừ những thức ăn gây dị ứng cho trẻ.

    3. Ăn dặm như thế nào cho đủ chất?

    Thực phẩm trong thiên nhiên được phân thành 4 nhóm dinh dưỡng chính: chất bột đường (gạo, bún, mì, bánh phở), chất béo (dầu ăn, mỡ động vật, bơ), chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng, tào phớ), rau và trái cây
    Khẩu phần ăn dặm của trẻ phải có cả 4 nhóm thực phẩm trên thì mới đủ chất (trừ giai đoạn đầu chỉ ăn dặm với 1 loại thực phẩm). Với bửa bát bột hay cháo (khoảng 100ml), cần cho thêm chất đạm, rau củ (đều băm nhuyễn), dầu ăn (hay mỡ nước), mỗi thứ 1 thìa canh.
    Thực phẩm phải đủ cả phần cái (phần xác) thì mới đầy đủ chất dinh dưỡng. Vì vậy, các thực phẩm cần được xắt nhỏ, băm nhuyễn và nấu chín, tránh xay nhuyễn rồi lọc lấy nước. Việc xay nhuyễn lọc bỏ bã làm trẻ không có phản xạ nhai, nên khi lớn sẽ không thích những thực phẩm có nhiều xơ như rau, quả, thịt nạc,…Nên nấu bữa nào ăn bữa đó; thay đổi món thường xuyên. Giữa các bữa ăn, nên cho uống thêm 50 – 100 ml nước trái cây hoặc trái cây tán nhuyễn.

    4. Khẩu phần ăn dặm bao nhiêu là đủ?

    Số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuồi, đảm bảo thức ăn hợp lý với khẩu vị của trẻ, như sau:
    - Trẻ 4 – 6 tháng: Ngày 1 bữa, mỗi bữa vài thìa (tăng dần) và cho bú thêm ngay sau khi ăn.
    - Trẻ 5 - 6 tháng: 2 bữa mỗi ngày, mỗi bữa khoảng nửa bát. Các bữa sữa vẫn phải duy trì đủ theo nhu cầu của trẻ.
    - Trẻ 6 - 9 tháng: Ăn bột 2 bữa/ngày, mỗi bữa khoảng 1/2 – 2/3 bát với đủ 4 nhóm thực phẩm. Vẫn cho bú sữa theo nhu cầu tăng trưởng của trẻ.
    - Từ 9 – 12 tháng: Ăn bột, cháo đặc 2 – 3 bữa/ngày với khoảng 2/3 bát mỗi bữa. Ăn thêm trái cây tươi và các loại thức ăn mềm như pho mát, bánh flan, rau câu, tào phớ,… Sữa vẫn không thể thiếu trong khẩu phần hằng ngày.
    - Từ 13 – 24 tháng: Ăn cháo 4 – 5 bữa/ngày, hoa quả và sữa.
    - Trẻ trên 2 tuổi có thể cho ăn cơm nát, dần dần cho trẻ ăn cơm cùng gia đình và ăn thêm các bữa phụ như bún, phở hay sữa…
    Nói chung, khẩu phần ăn cũng khác nhau tùy theo từng trẻ. Có trẻ ăn nhiều hơn bú, cũng có trẻ bú nhiều hơn ăn, vì vậy cần phải linh hoạt. Điều quan trọng là trẻ ăn đủ và tăng trưởng tốt.



    5. Khi ăn bổ sung trẻ được ăn những loại thức ăn gì?

    Trẻ cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Tất cả các loại thức ăn tươi, sạch, giàu dinh dưỡng mà người lớn ăn được hằng ngày đều có thể cho trẻ ăn được, trừ rượu, bia và các loại gia vị chua, cay.

    Thức ăn bổ sung gồm 4 nhóm :
    - Nhóm cung cấp chất đạm: thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đậu đỗ, lạc, vừng...
    - Nhóm tinh bột: gạo, mì, khoai ngô...
    - Nhóm chất béo: dầu, mỡ, lạc, vừng...
    - Nhóm giàu vitamin và chất khoáng: rau, quả, đặc biệt các loại rau có màu xanh thẫm như: Rau ngót, rau muống, rau dền, rau cải, mồng tơi... và các loại quả có màu đỏ hoặc vàng: chuối, đu đủ, xoài...
    Mỗi ngày phải cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm trên
    Trẻ càng nhỏ càng phải xay nhỏ, băm nhỏ, giã nhỏ. Khi bắt đầu ãn bổ sung phải cho trẻ ăn cả cái (kể cả rau), không nên chỉ ăn nước.

    6. Những khó khăn thường gặp khi cho trẻ ăn dặm

    - Trẻ chống cự lại, không chịu ăn: Hãy đổi qua một loại thức ăn khác, hoặc thay đổi vị từ ngọt sang mặn hoặc ngược lại. Nếu không thành công, hãy tạm dừng 1 – 2 tuần sau rồi thử lại. Không nên ép trẻ ăn.
    - Bé đi tiểu hơi lỏng: Nếu trẻ vẫn ăn, bú tốt, chơi khỏe, bạn cứ an tâm cho bé tiếp tục ăn. Nếu bé đi tiểu nhiều nước và đi hơn 3 lần mỗi ngày, kèm theo nôn trớ, chướng bụng, bỏ bú…thì nên ngừng cho ăn ngay. Nửa tháng sau hãy tập ăn trở lại như hướng dẫn trong những ngày đầu ăn dặm.
    - Bé bị nổi mề đây, mẩn ngứa…: Có thể do dị ứng với một loại thực phẩm nào đó, nên tìm xem loại thực phẩm đó và tạm ngưng cho ăn.
    - Bé bị nghẹn, khó nuốt: Kiểm tra xem bột có quá đặc, quá lợn cợn không. Hãy làm loãng bột hơn với một ít nước chín, nước canh hay sữa; hoặc nghiền nhỏ thức ăn hơn nửa bằng thìa (có thể tán qua rây).
    - Bé không muốn ăn: Có thể do chưa đói, nếu vậy hãy chờ đến bữa săn sau. Lúc đói hãy cho ăn, sau đó cho bú thêm ngay để bé đủ no. Không nên gò ép, căng thẳng kẻo làm bé sợ ăn; vì việc tạo thói quen ăn uống quan trọng hơn việc phải ăn cho hết suât. Có thể do chế biến không phù hợp khẩu vị, nên thay đổi cách chế biến hoặc phối hợp thực phẩm sao cho mùi vị phù hợp hơn cho trẻ.
     
  19. detechbio

    detechbio Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    13/6/2011
    Bài viết:
    1,043
    Đã được thích:
    270
    Điểm thành tích:
    123
    Mn giống yes kiến của mình thế. hihi. Mình cũng không mong muốn con mình bụ bẫm hay béo đâu, chỉ cần gầy vừa phải thôi và đặc biệt là KHÔNG ỐM VẶT để bố mẹ còn yên tâm. hì
     
  20. detechbio

    detechbio Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    13/6/2011
    Bài viết:
    1,043
    Đã được thích:
    270
    Điểm thành tích:
    123

Chia sẻ trang này