Tư vấn ISO 9001 – HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Giới thiệu chung Tiêu chuẩn ISO 9001 quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL), và được sử dụng để xây dựng, đánh giá HTQLCL của các tổ chức, doanh nghiệp. ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organization for Standardization - ISO) ban hành vào năm 1987. ISO 9000 được xây dựng trên cơ sở các kinh nghiệm quản lý tốt của doanh nghiệp (DN) trên toàn thế giới. ISO 9001, Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu, là tiêu chuẩn phổ biến nhất trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000. ISO 9001 có thể áp dụng đối với mọi tổ chức, DN, không phân biệt phạm vi, quy mô hay sản phẩm, dịch vụ cung cấp. Ngày nay, áp dụng ISO 9001 vào hoạt động sản xuất gần như là yêu cầu bắt buộc của các TĐĐQG đối với nhà cung ứng. Lợi ích Về cơ bản, các lợi ích mà ISO 9001 đem lại cho DN là:- Đối với hoạt động sản xuất của DN: ISO 9001 giúp xây dựng HTQLCL tinh gọn, chặt chẽ, vận hành hiệu quả; Cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả công việc trên cơ sở tận dụng tối đa mọi nguồn lực; Hạn chế sai sót, đưa ra cách xử lý, biện pháp khắc phục kịp thời; Cải tiến chất lượng công việc thông qua các công cụ kiểm soát trong HTQLCL. Đối với DN CNHT, và DN chế tạo nói chung, ISO 9001 giúp kiểm soát và ổn định chất lượng sản phẩm, hạn chế lỗi hỏng và giảm tối đa lãng phí trong sản xuất; tăng sản lượng từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của DN.- Đối với hoạt động cung ứng, bán hàng: Chứng nhận ISO 9001 giúp củng cố lòng tin của khách hàng đối với DN, đáp ứng yêu cầu của thị trường và khách hàng. Đối với DN CNHT, áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 là yêu cầu cụ thể của khách hàng và cũng là điều kiện để vượt qua rào cản kỹ thuật khi tham gia vào mạng lưới cung ứng toàn cầu Doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn lực nội bộ để Xây dựng và áp dụng ISO 9001:2015 tại DN, hoặc thuê tư vấn ISO 9001 phối hợp với doanh nghiệp thực hiện Xây dựng và áp dụng ISO 9001:2015 tại DN 06 bước, thực hiện tư vấn ISO 9001 Bước 1: Lãnh đạo cam kết - Lãnh đạo DN cam kết nhận thức đầy đủ các lợi ích khi áp dụng ISO 9001, cam kết đáp ứng các yêu cầu về nguồn lực. Ngoài ra, lãnh đạo cần xác định phương pháp triển khai phù hợp, thời gian thực hiện dự án. Bước 2: Đánh giá và lập kế hoạch - Trước khi tiến hành xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 DN cần đánh giá thực trạng của các hoạt động quản lý chất lượng tại doanh nghiệp. - Trên cơ sở đối chiếu với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001, xác định các điểm chưa phù hợp giữa thực tế với yêu cầu của tiêu chuẩn,lập kế hoạch chi tiết triển khai dự án tại doanh nghiệp, xác định rõ trách nhiệm các bộ phận liên quan và thời gian thực hiện. Bước 3: Thiết lập hệ thống và tài liệu môi trường- DN cần thành lập Ban triển khai dự án bao gồm các thành viên có nhiệm vụ phù hợp và được đào tạo về các yêu cầu của ISO 9001 - Ban triển khai dự án có trách nhiệm thiết lập văn bản Hệ thống quản lý chất lượng Bước 4: Áp dụng hệ thống - Hệ thống tài liệu của ISO 9001 phải được phổ biến và triển khai thực hiện theo phạm vi và đối tượng áp dụng đã đề cập trong tài liệu. Viêc lưu trữ hồ sơ thực hiện là một bằng chứng quan trọng đánh giá mức độ áp dụng và vận hành. Bước 5: Đánh giá nội bộ, cải tiến - Hoạt động đánh giá nội bộ nhằm giúp cho tổ chức đảm bảo iso 9001 được duy trì và cải tiến liên tục thông qua các hoạt động khắc phục phòng ngừa các điểm không phù hợp. Vì vậy, tổ chức cần thiết lập một ban đánh giá nội bộ để thực hiện hoạt động này. - Hoạt động đánh giá nội bộ phải được thực hiện thường xuyên, định kì tối thiểu 1 - 2 lần/năm. Bước 6: Chứng nhận - Sau khi đánh giá nội bộ, DN lập hồ sơ đăng ký với Tổ chức chứng nhận để tiến hành đánh giá chứng nhận hệ thống ISO 9001 Các bước trên có thể mất từ 3 - 12 tháng, tùy thuộc vào quy mô DN và đặc biệt là sự cam kết, quyết tâm của ban lãnh đạo, sự hưởng ứng, tham gia của nhân viên CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DQS CENTER Địa chỉ: Số 617, Đường Nguyễn Đình Chiểu, Phường 2, Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh Điện thoại liên hệ: 0812753919 Email: dqscenter@gmail.com